Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Trường “thơ loạn” trong tiến trình thơ mới...

Tài liệu Trường “thơ loạn” trong tiến trình thơ mới

.PDF
168
505
145

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU LÊ PHƯƠNG TRƯỜNG “THƠ LOẠN” TRONG TIẾN TRÌNH THƠ MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHU LÊ PHƯƠNG TRƯỜNG “THƠ LOẠN” TRONG TIẾN TRÌNH THƠ MỚI Ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 9 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất. Các tài liệu tham khảo trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 10 năm 2018 Tác giả Chu Lê Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 7 1.2. Nhận xét tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu đề tài .................... 33 Chương 2: TRƯỜNG “THƠ LOẠN” VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỨ HAI CỦA THƠ MỚI .......................................................................... 40 2.1. Các giai đoạn phát triển của Thơ mới ...................................................... 40 2.2. Sự xuất hiện Trường “thơ loạn” trên đất Bình Định đầu thế kỉ XX ........ 58 2.3. Trường “thơ loạn” – cuộc cách mạng nội tại trong phong trào Thơ mới...... 67 Chương 3: TRƯỜNG “THƠ LOẠN” TRONG TIẾN TRÌNH THƠ MỚI – TỪ SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH THẾ GIỚI ............... 76 3.1. Quan niệm nghệ thuật .............................................................................. 76 3.2. Đặc tính tư duy ......................................................................................... 88 3.3. Hệ thống biểu tượng ................................................................................. 98 Chương 4: TRƯỜNG “THƠ LOẠN” TRONG TIẾN TRÌNH THƠ MỚI – TỪ SỰ CÁCH TÂN THI PHÁP ................................................... 112 4.1. Không – thời gian nghệ thuật ................................................................. 112 4.2. Nhạc điệu................................................................................................ 123 4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật .............................................................................. 134 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Chỉ trong vòng 13 năm (1932 - 1945), phong trào Thơ mới đã làm nên cuộc cách mạng trong lịch sử thi ca Việt Nam. Thơ mới tấn công vào thành trì kiên cố mười thế kỉ của thơ trung đại và tiếp nhận luồng tư tưởng mới mẻ từ phương Tây. Thơ mới cho ra đời nhiều nhà thơ tên tuổi cùng nhiều sáng tác hấp dẫn, mới lạ, sản sinh ra nhiều khuynh hướng mới… từ đó đem lại tư tưởng mới, hệ hình thi pháp mới, làm phong phú và hiện đại hóa nền thơ ca dân tộc. Với Thơ mới, thơ ca Việt Nam đã thật sự hội nhập với thơ ca hiện đại thế giới, và phong trào này được tôn vinh như một hiện tượng văn học có giá trị xuyên suốt thế kỉ XX đến nay. 1.2. Trên bản đồ địa lý Việt Nam, Bình Định chỉ là một mảnh đất bình dị nhỏ hẹp ven biển miền Trung. Nhưng trên bản đồ văn học Việt Nam, đầu thế kỉ XX, Bình Định là nơi hội tụ nhiều thi sỹ ưu tú của phong trào Thơ mới. Xuất hiện năm 1937, Trường “thơ loạn” quy tụ các thi sĩ Thơ mới nổi danh, có phong cách mới lạ, độc đáo với những thi phẩm đậm cá tính: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Yến Lan, Hoàng Diệp, Quỳnh Dao. Họ không chỉ là người có cùng khuynh hướng sáng tác mà còn là những tâm hồn “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” gắn bó tương trợ sắt son. Bằng nguồn tư duy sáng tạo cùng nhiều quan điểm nghệ thuật tân kỳ, “thơ loạn” rất nhanh đã tạo bước nhảy vọt về chất lượng và cả số lượng. Các thi sĩ “thơ loạn” đã đem đến cho thơ ca đương thời một chân trời mới lạ đậm chất tượng trưng, siêu thực phương Tây, đổi mới cách nhìn, cách cảm, cách khơi gợi, mở rộng biên giới cho thơ, thay đổi tư duy thơ. Bên cạnh việc củng cố lại các nền tảng nghệ thuật bền vững của Thơ mới, “thơ loạn” còn thiết lập cho riêng mình những giá trị biểu hiện độc đáo. Trong toàn bộ tiến trình Thơ mới, Trường “thơ loạn” muốn tìm một hướng đi mới, một sự đột phá mới sau khi phong trào ấy đã đi đến đỉnh vinh quang. Bằng nỗ lực phi thường, trường thơ này có nhiều đóng góp quyết định vào chặng đường phát triển cuối cùng, giành chiến thắng vang dội cho phong trào Thơ mới 1932 – 1945, mở ra nhiều đường hướng phát triển cho thơ Việt hiện đại, bắt kịp xu thế phát triển của thơ ca thế giới trong thế kỉ XX. 1 1.3. Trải qua những giai đoạn thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Trường “thơ loạn” có lúc được ngợi ca, tôn vinh hết lời, có khi bị phủ nhận, chỉ trích gay gắt. Hiện tượng văn học này thật sự còn chứa nhiều bí ẩn. Trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, trong quá trình mở rộng cánh cửa giao lưu với văn học thế giới, Trường “thơ loạn” thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới yêu thích văn chương. “Thơ loạn” được xem là một bước cách tân đầy đột phá, có sức vang vọng đến thơ ca sau này. Các thi sĩ của trường thơ được đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình quan tâm, được đưa vào chương trình Ngữ Văn ở trường phổ thông, trở thành đối tượng nghiên cứu chuyên sâu ở các trường đại học cao đẳng, các viện nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu Trường “thơ loạn” chủ yếu tập trung ở những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bản thân trường thơ. Việc đặt “thơ loạn” trong toàn bộ tiến trình vận động và phát triển của phong trào Thơ mới vẫn chưa nhận được quan tâm thỏa đáng. Đặt Trường “thơ loạn” trong toàn bộ tiến trình phát triển của Thơ mới, thiết nghĩ là một việc làm cần thiết và cấp bách, góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện, hoàn chỉnh về sự vận động, phát triển của “thơ loạn” vốn là bước đột phá của Thơ mới. Điều này có ý nghĩa khẳng định sự đóng góp tích cực của trường thơ này trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đây không chỉ là nhiệm vụ của người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học, còn là con đường để giữ gìn, phát huy những giá trị mang tính đổi mới độc đáo của tiền nhân, góp phần tôn vinh giá trị văn học đặc sắc của quê hương Bình Định nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung trong bối cảnh thời đại mới. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Trường “thơ loạn” trong tiến trình Thơ mới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu Trường “thơ loạn” trong toàn bộ tiến trình phát triển của Thơ mới 1932 – 1945, trong sự so sánh với các trường nhóm khác của phong trào. Từ đó, công trình đi đến những kết luận khoa học, khách quan, khẳng định diện mạo, đặc 2 trưng, vị trí, đóng góp nhất định của trường thơ này đối với phong trào Thơ mới nói riêng và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi hệ thống những công trình nghiên cứu về Trường “thơ loạn” từ khi trường thơ này mới bắt đầu xuất hiện năm 1937. Chương 2, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề chung về phong trào Thơ mới, sự xuất hiện và vị trí của Trường “thơ loạn” trong phong trào Thơ mới. Các chương còn lại, chúng tôi khảo sát sự kiến tạo mô hình thế giới, thi pháp Trường “thơ loạn”. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi chú trọng đến diện mạo của hai “vòng tròn đồng tâm”: vòng tròn đồng tâm thứ nhất bên trong được hình thành bởi ba cây bút tiêu biểu Hàn Mặc Tử – Chế Lan Viên – Bích Khê, tạo nên diện mạo đặc biệt của Trường “thơ loạn”, vòng tròn đồng tâm thứ hai lớn hơn bao quanh bên ngoài do Yến Lan – Hoàng Diệp – Quỳnh Dao tạo nên, làm thành đặc trưng riêng và sự thống nhất của trường thơ. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là cơ sở hình thành, sự vận động phát triển, đặc trưng thi pháp, định hướng cách tân của Trường “thơ loạn” trong toàn bộ tiến trình Thơ mới 1932 – 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là toàn bộ sáng tác của Trường “thơ loạn”: Hàn Mặc Tử với tập Đau thương (1938), Xuân như ý (1939), Thượng thanh khí (1940). Chế Lan Viên với tập Điêu tàn (1937). Bích Khê với tập Tinh huyết (1939). Yến Lan với tập Giếng loạn (đương thời chưa xuất bản và bản thảo đã bị thất lạc, chỉ còn lại một số bài thơ được đăng trên các báo trước 1945 và trong các tập thơ sau 1945). Hoàng Diệp với tập Xác thu (1937). Quỳnh Dao với tập Tơ trăng (1939). 3 Những sáng tác trên của Trường “thơ loạn” được đặt trong toàn bộ tiến trình phát triển của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. Ngoài ra, chúng tôi sẽ khảo sát thêm một số tác phẩm văn xuôi, bình luận của các tác giả trong trường thơ có liên quan đến đề tài. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp loại hình: nghiên cứu các sáng tác của Trường “thơ loạn” như một loại hình thơ cách tân trong sự chuyển biến mạnh mẽ từ khuynh hướng lãng mạn vốn chiếm ưu thế trong Thơ mới sang khuynh hướng tượng trưng và siêu thực; từ đó đưa thơ Việt hòa nhập với quỹ đạo chung của thơ hiện đại thế giới. - Phương pháp liên ngành: đặt Trường “thơ loạn” vào nhiều điểm nhìn từ những ngành khoa học khác nhau (văn hóa học – văn học, nhân học – văn hóa, ngôn ngữ học – văn học) để có sự khai phá cụ thể, toàn diện. Trong đó, đặc biệt chú ý phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa học – văn học: đặt “thơ loạn” trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX nói chung (đất Bình Định nói riêng) với văn hóa, văn học phương Tây để thấy điều kiện nảy nở Trường “thơ loạn”, làm rõ sự tiếp nhận những ảnh hưởng từ thơ Pháp đến Thơ mới nói chung và “thơ loạn” nói riêng trên cơ sở tư tưởng, tình cảm, tôn giáo đậm bản sắc dân tộc. - Phương pháp văn học sử: tiếp nhận, giải mã Trường “thơ loạn” trong một giai đoạn cụ thể của lịch sử văn hóa – văn học (1932 – 1945), cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử văn học, tác giả, tác phẩm “thơ loạn”, xây dựng cái nhìn tổng quát, toàn diện về Thơ mới ở giai đoạn phát triển thứ hai mà trường thơ này là một hiện tượng tiêu biểu, cung cấp thêm kiến thức về văn học sử Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Phương pháp hệ thống: nghiên cứu Trường “thơ loạn” trên các phương diện quan niệm, mô hình thế giới, thi pháp trong tính chỉnh thể đặc trưng thể loại, đồng thời hướng đến khái quát quy luật hình thành, phát triển của “thơ loạn” trong tiến trình vận động, phát triển chung của phong trào Thơ mới 1932 – 1945. 4 - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: xem xét Trường “thơ loạn” trên các bình diện cấu trúc, các yếu tố hình thức có chứa đựng nội dung, ý nghĩa của nó trong chỉnh thể toàn vẹn là toàn bộ phong trào Thơ mới 1932 – 1945. - Phương pháp so sánh văn học: xem xét các yếu tố cấu thành mô hình thế giới, thi pháp Trường “thơ loạn” để khám phá diện mạo, đặc trưng, sự kế thừa, phát triển của “thơ loạn” so với Thơ mới – tìm hiểu trên bình diện lịch đại, vừa đối chiếu với một số nhóm thơ khác trong phong trào Thơ mới để góp phần khu biệt những đặc sắc của “thơ loạn” – nghiên cứu trên bình diện đồng đại. Ngoài ra, trong luận án, chúng tôi còn vận dụng sự hỗ trợ từ các thao tác nghiên cứu văn học như: khảo sát văn bản, thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp, phê bình văn học… để khám phá đặc trưng “thơ loạn”, khẳng định sự cách tân của trường thơ này ở giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới, định hướng sự phát triển thi ca Việt Nam theo khuynh hướng hiện đại nửa đầu thế kỉ XX. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đưa ra một cách tiếp cận mới đối với Trường “thơ loạn”. Xuất phát từ cơ sở hình thành, quan niệm sáng tác, đặc điểm tư duy, cảm hứng của các nhà “thơ loạn”, thi pháp “thơ loạn”, luận án đặt trường thơ này trong toàn bộ tiến trình vận động phát triển của cả phong trào Thơ mới để thấy được diện mạo, đặc trưng, kế thừa và cách tân. Từ đó, luận án góp phần khẳng định vị trí văn học sử của Trường “thơ loạn”, có cái nhìn toàn diện, hệ thống khi tìm hiểu từng thi sỹ “thơ loạn” – những cây bút nổi danh trên thi đàn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Luận án hệ thống hóa và khu biệt những đặc điểm về tư tưởng, nghệ thuật của Trường “thơ loạn” so với các trường nhóm thơ khác cùng nảy sinh từ phong trào Thơ mới, khẳng định lại giá trị, đóng góp của trường thơ đối với phong trào Thơ mới 1932 – 1945 nói riêng và nền thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Thế kỉ XX chứng kiến quá trình chuyển động mô hình (hệ hình) văn hóa văn học theo hướng hiện đại hóa. Chuyển động của văn học Việt Nam lúc này gắn 5 liền với quá trình mở rộng không gian văn hóa từ Đông sang Tây, từ khu vực ra thế giới, gắn liền với tư duy hiện đại và hậu hiện đại mà Thơ mới là một đại diện tiêu biểu. Nghiên cứu sáng tác của Trường “thơ loạn” như một loại hình thơ cách tân trong sự chuyển biến mạnh mẽ từ khuynh hướng lãng mạn vốn chiếm ưu thế trong Thơ mới sang khuynh hướng tượng trưng, siêu thực, đưa thơ Việt hòa nhập với quỹ đạo chung của thơ hiện đại thế giới, do vậy là một cách để có được cái nhìn toàn vẹn về phong trào Thơ mới, cũng như về quy luật vận động, phát triển của một nền văn học (Việt Nam) trong một bối cảnh lịch sử – xã hội cụ thể (nửa đầu thế kỉ XX). 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Di sản của Trường “thơ loạn” đã được tiếp cận gần như trọn vẹn trong quá trình tìm hiểu để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận án. Điều này cho phép trong tương lai sẽ có những công trình tổng hợp được biên soạn đầy đủ hơn về sáng tác của các thi sĩ “thơ loạn” trên cơ sở kế thừa và tiếp tục bổ sung. Công trình này khám phá diện mạo, đặc trưng, sự kế thừa, phát triển của “thơ loạn” so với Thơ mới, vừa đối chiếu với một số nhóm thơ khác trong phong trào Thơ mới, bao gồm những nhóm thơ lãng mạn và cả những nhóm thơ tượng trưng. Công trình góp phần làm nổi bật những đặc sắc của “thơ loạn” – như một cuộc cách mạng ngay chính tâm phong trào Thơ mới. Điều đó đưa đến cái nhìn, nhận định xác đáng về một hiện tượng văn học đặc biệt đánh dấu sự chuyển đổi tự giác trong tư duy nghệ thuật, hệ hình thi ca, đưa thi ca Việt đương thời hòa nhập vào quỹ đạo phát triển mau lẹ của thi ca thế giới và ảnh hưởng đến tận sau năm 1945. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án được triển khai trong 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu đề tài Chương 2: Trường “thơ loạn” và giai đoạn phát triển thứ hai của Thơ mới Chương 3: Trường “thơ loạn” trong tiến trình Thơ mới – từ sự chuyển động của mô hình thế giới Chương 4: Trường “thơ loạn” trong tiến trình Thơ mới – từ sự cách tân thi pháp 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tư liệu nghiên cứu về các thi sĩ Trường “thơ loạn” được in ấn trên sách báo khắp cả nước hết sức phong phú. Chỉ riêng trường hợp Hàn Mặc Tử, ngay từ năm 1941, một năm sau khi thi sĩ này qua đời, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã phải nhắc đến tên tuổi của thi sĩ ngay ở ranh giới của sự tranh luận: “Tôi đã nghe người ta mạt sát Hàn Mặc Tử nhiều lắm. Có người bảo: - Hàn Mặc Tử? Thơ với thẩn gì? Toàn nói nhảm… Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Hàn Mặc Tử. Trong ý họ, thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mặc Tử” [150;195]. Ý kiến đó phần nào nói lên sự phức tạp của quá trình tìm hiểu thơ Hàn Mặc Tử nói riêng và trường thơ do thi sĩ lập nên nói chung. Qua nghiên cứu tài liệu, có thể thấy, vấn đề Trường “thơ loạn” đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều thời kỳ lịch sử với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. 1.1.1. Kiểu tiếp cận phê bình ấn tượng Đây là phương pháp phê bình gắn với Anatole France và Jules Lemaitre, người nghiên cứu thường đọc các tuyệt phẩm để ghi nhận lại những cảm xúc, những ấn tượng chủ quan. Thế mạnh của kiểu phê bình này là phát huy cao độ cảm xúc, cảm giác thăng hoa của cá nhân người viết nhưng lại khó để cắt nghĩa, lý giải một cách khách quan tác phẩm nghệ thuật. Lối tiếp cận này chủ yếu xuất hiện trước năm 1945, khi “thơ loạn” vừa mới trình làng. Những năm 1930 ở Bình Định xuất hiện nhóm thơ văn tên gọi là Thái Dương văn đoàn. Từ phong trào sáng tác của văn đoàn này, nhóm thơ Bình Định hình thành với thành phần cốt lõi, ổn định là bốn nhà thơ: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, muốn viết nên những tác phẩm có giá trị độc đáo, xây dựng một cõi thơ riêng cho đất Bình Định. Về sau, nhóm thơ này có sự phân hóa, đưa đến sự thành lập Trường “thơ loạn”. Trường “thơ loạn” buổi đầu bao gồm ba thi sỹ của nhóm thơ Bình Định có cùng khuynh hướng: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và Yến 7 Lan. Theo lời kể của Yến Lan, sau khi cầm trên tay tập Điêu tàn của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử rất xúc động và tuyên bố đầy tin tưởng: “Lâu nay chúng ta làm toàn những loại thơ điên loạn, xem ra có đủ nhân tố để dựng một trường thơ, trường thơ Điên loạn. Ừ, mà nó đã có mầm mống từ lâu rồi (giơ tập thơ của Chế Lan Viên lên), cái tựa tập Điêu tàn này là tuyên ngôn thứ nhất của chúng ta. Rồi chúng ta sẽ tiếp tục có tuyên ngôn bổ sung khi in tập thơ chung của Trường thơ loạn” [173;56]. Không ai khác, chính các thi sỹ “thơ loạn” đã thấy sự cần thiết phải đổi mới mình, từ cái nền Thơ mới tìm lấy một lối đi riêng, vượt qua lãng mạn và nghiêng về hướng mới mẻ, hiện đại, mang đậm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Nguyễn Minh Vỹ hồi tưởng lại thời kỳ hoạt động của Thái Dương văn đoàn đã không ngớt lời ngợi ca Hàn Mặc Tử, từ khi mới nổi tiếng cho đến những năm tháng cuối cùng. Với tư cách là một thành viên của văn đoàn, lại là bạn hữu của Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, Nguyễn Minh Vỹ, bằng những hồi ức và ấn tượng chủ quan, đề cập đến mối quan hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nhà thơ đất Bình Định đương thời: “Chế Lan Viên ra Điêu tàn, Hàn Mặc Tử ra Gái quê, cả đám chúng tôi ra Nắng xuân: Xuân Khai (sau này là Yến Lan), Viết Lãm, Phú Sơn, Trọng Minh (là Vỹ tôi)… Thế là ngòi pháo đầu đã nổ! Làn điệu mới của Điêu tàn, Gái quê có tiếng vang khá xa và khá nhanh” [32;293]. Có thể nói, từ khi Trường “thơ loạn” xuất hiện trên thi đàn Việt Nam cho đến năm 1945, độc giả, giới nghiên cứu, phê bình và cả những văn thi sĩ đã tìm cách cắt nghĩa, lý giải sáng tác của họ theo hướng tiếp cận chính nghiêng về hướng phê bình ấn tượng. Hướng tiếp cận đó làm nảy sinh hiện tượng: người khen, kẻ chê và cũng lắm người chưa hiểu. Người ta quan tâm đến cái tân kỳ, độc đáo của từng thành viên, nhất là Hàn Mặc Tử, nhiều hơn là quan tâm đến tính thống nhất của cả trường thơ; quan tâm đến ấn tượng mạnh mẽ mà các thi sĩ “thơ loạn” tạo ra hơn là phân tích sáng tác của họ một cách khách quan, khoa học. Khi Điêu tàn – tập thơ khởi nguồn cho sự ra đời của Trường “thơ loạn” – ra đời, Hàn Mặc Tử nồng nhiệt chào đón văn tài mới nở với tất cả niềm hân hoan sung sướng và hy vọng về hướng đi mới mẻ của cả trường thơ qua bài viết Chế Lan Viên - thi sĩ của vương quốc Chiêm 8 Thành trên báo Tràng An (số ra ngày 6-7-1937): “Đọc hết tập Điêu tàn, tôi chỉ nghe mãi những tiếng căm hờn đắm đuối như ánh sáng của vừng trăng tan ra thành khí lạnh; tôi chỉ thấy những vẻ hoang tàn rã rời một khi sao vỡ” [138;539]. Nhà phê bình Trương Tửu cũng có liền hai bài bình luận. Bài thứ nhất nhan đề Một thi sĩ của điêu tàn in trên báo Ích hữu (số 101, ra ngày 26-1-1938), bình giả bên cạnh việc ghi lại những xúc động của bản thân trước những áng thơ “ám ảnh, ma quái, kì diệu” còn xác định thơ Chế Lan Viên dường như triệt để đắm chìm trong cõi âm, đẩy đến tận cùng mọi niềm chiêm cảm và ám gợi một điều gì ma mị. Từ đó người viết xem Điêu tàn là sự mở đầu cho khuynh hướng cách tân thơ táo bạo của “thơ loạn”: “Thơ của Chế Lan Viên là thơ của Điêu Tàn, của Ma Tinh. Thơ của U giới. Thơ của Huyền Bí” [138;551]. Tiếp ngay kỳ sau trên báo Ích hữu (số 102 + 103, ra ngày 9-21938) là bài Quan niệm thơ của Chế Lan Viên, Trương Tửu cố gắng chỉ ra hạn chế trong thi mạch sở trường của thi sĩ: “Ông Chế Lan Viên lúc này đang quằn quại trong một khủng hoảng tinh thần đáng sợ” [138;560] và đưa ra những cảm nhận chủ quan mang hơi hướng kinh dị về tình cảm và suy nghĩ của tác giả: “Tất cả những ý nghĩ, tình cảm của khối óc trái tim ông đang bị lồng khung trong một nấm mồ lạnh lẽo. Đời sống của ông đang bị kìm kẹp trong u giới” [138;560]. Như vậy, với Trương Tửu, Điêu tàn để lại trong ông những ấn tượng dữ dội, khác lạ thiên về hướng bí ẩn, ma quái. Hai tháng sau, Khái Hưng – “anh cả” của Tự Lực văn đoàn – viết bài giới thiệu Một thi sĩ Chàm - Chế Lan Viên ngắn gọn với hơn mươi dòng trên báo Ngày nay (số 75, ra ngày 5-9-1937). Nhà văn ngỡ ngàng trước một kiểu đề tài xa lạ, kỳ bí, ma quái được Chế Lan Viên đẩy đến tận cùng mọi gam độ xúc cảm: “Ta hãy lắng tai, ta hãy lắng cả tinh thần mà nghe. Ta hãy cố quên tính tự kiêu, lòng tàn ác của tiền nhân. Ta hãy rỏ một giọt lệ lên trái tim khô, dịu tay xoa cái đầu lâu trắng mà nghĩ đến... tương lai” [138;544]. Lời giới thiệu của một nhà văn có tên tuổi trên văn đàn Việt Nam đủ sức bảo đảm về độ độc đáo và thành danh cho thi sỹ họ Chế nói riêng và thêm khích lệ cho các nhà “thơ loạn” nói chung. Cùng lúc đó, Xuân Phương trên báo Tràng An (số 314, ra ngày 22-4-1938) viết bài giới thiệu ba tập thơ 9 cùng xuất hiện năm 1937 gồm Hận chiến trường của Thanh Tịnh, Xác thu của Hoàng Diệp và nhấn mạnh vị trí tập Điêu tàn của Chế Lan Viên. Trong bài báo này, bằng chính những cảm nhận chủ quan của mình, tác giả chỉ ra sự ảnh hưởng, tiếp nối cảm xúc giữa hai tâm hồn Chế Lan Viên – Hàn Mặc Tử: “Những xúc động của tâm hồn (manifestation de l’âme) ở Chế Lan Viên đã xúi giục thi sĩ viết nên những tiếng than rền rỉ, có thể vang động ngay đến lòng ta khi đọc nó. Tôi nhận thấy những tiếng rền rỉ ấy cũng đã có trong người Hàn Mặc Tử, ở một bức thư mà thi sĩ đã bàn với tôi về chuyện sắp cho xuất bản Thơ Điên” [138;566]. Ít lâu sau, tập Thơ Điên (sau đổi tên là Đau thương) – “tập thơ xuất sắc nhất” (Huỳnh Phan Anh) của Hàn Mặc Tử ra đời càng tạo thêm tiếng vang cho Trường “thơ loạn”. Trọng Miên – chủ bút tờ Người mới đã không giấu giếm lòng kính phục khi viết: “Cuộc đời Hàn Mặc Tử là cả một bài thơ ghê gớm, rùng rợn, có một không hai trong những thi sỹ Đông Tây” và quả quyết bằng tất cả tâm trí: “Cái điên của thi sỹ là sự say sưa vô cùng cái đẹp mà người thường chẳng bao giờ biết nổi” [97;12]. Đến năm 1939 khi tập thơ Tinh huyết ra đời, Bích Khê thực sự tạo được chỗ đứng vững chắc trên thi đàn Việt Nam và đưa tên tuổi Trường “thơ loạn” bay xa. Hàn Mặc Tử dù là người nâng đỡ Bích Khê phải thốt lên lời ngợi ca chất ngất: “Một bông lạ nở mùi hương, một thứ hương quý trọng, thơm đủ mọi mùi phước lộc. Ta có thể so sánh văn thơ của Bích Khê như đóa hoa thần dị ấy” [100;17]. Với vai trò người viết lời bạt và đứng ra in sách Tinh huyết, Trọng Miên rất tinh tế khi phát hiện những ảnh hưởng thuận chiều, đồng vọng từ Hàn Mặc Tử tới Bích Khê: “Ở đây tôi thấy Bích Khê chịu ảnh hưởng của Hàn Mặc Tử, thi sĩ đau thương, huyền diệu. Nhạc và lệ, đẹp và dâm, cuồng và ánh sáng, Bích Khê hoà hợp thành một dòng tinh huyết tân kỳ” [100;13]. Tuy nhiên, sự phản đối kịch liệt dành cho Trường “thơ loạn”, “loài hoa dại và có độc” (Chế Lan Viên) xuất hiện không ít. Khi Điêu tàn ra mắt bạn đọc, Chế Lan Viên phải đối diện với nhiều chất vấn: “Anh lên cung Trăng lúc nào? Anh ngủ ở sao Đẩu sao được? Anh mà nhai sọ dừa? Thôi, đích thị nói phét!” [138;559]. Sở dĩ Trường “thơ loạn” bị lên án như vậy là vì: “Người ta không hiểu được nó vì nó nói 10 lên những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý” (Chế Lan Viên). Trương Tửu trên tờ Ích Hữu số 102+103, ra ngày 9 – 2 – 1938 lại đánh giá thi sỹ “thơ loạn” rất nặng nề: “không điên hẳn, không mê hẳn. Người ấy đã tỉnh trong một phút. Trong phút tỉnh, người ấy đã lý thuyết hóa cái điên, cái mê của mình” [138;559]. Ngay cả Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh) viết bài Thơ Của Người in trên báo Ngày nay cũng ám chỉ và phủ nhận gay gắt tư thế sáng tạo gắn với “tột cùng” của các thi sỹ Trường “thơ loạn”: “Hãy so sánh thái độ can đảm kia (thái độ của những nhà chân thi sỹ) với những cách đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân vừa nhảy miệng vừa kêu: Tôi điên đây!… Tôi điên đây!... Điên cũng không dễ như người ta tưởng đâu” [138;559]. Trong số các nhà nghiên cứu trước năm 1945, Hoài Thanh là người đã rất sớm phát hiện ra những điểm độc đáo, khác lạ của các thi sĩ Trường “thơ loạn”. Viết Thi nhân Việt Nam, với mĩ cảm vẫn chủ yếu nằm trong ranh giới lãng mạn, tác giả bắt đầu nhắc đến cái tên Trường “thơ loạn” nhưng vẫn rất dè dặt: “Trái hẳn với lối thơ tả chân, có lối thơ Hàn Mặc Tử - Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng của Baudelaire và qua Baudelaire, ảnh hưởng nhà văn Mỹ Edgar Poe, tác giả Chuyện lạ. Cả hai cai trị Trường thơ Loạn và chiêu tập một số đồ đệ là Hoàng Diệp, Quỳnh Dao, Xuân Khai” [150;205]. Người viết khi đứng trước thơ Hàn Mặc Tử thừa nhận: “Chính như lời Hàn Mặc Tử nói trong bài tựa Thơ Điên, vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh” [150;196] đồng thời mạnh dạn tổng kết về vị trí và tầm ảnh hưởng của “người lĩnh xướng thơ loạn” đối với công chúng yêu thơ: “Nhưng tôi cũng đã nghe những người ca tụng Hàn Mặc Tử. Trong ý họ thi ca Việt Nam chỉ có Hàn Mặc Tử. Bao nhiêu thơ Hàn Mặc Tử làm ra họ đều chép lại và thuộc hết” [150;196]. Ông đánh giá thơ Chế Lan Viên một cách thận trọng: “Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở thế kỉ XX, nó sừng sững như một cái tháp Chàm lẻ loi và bí mật. Chúng ta, người đồng bằng, thỉnh thoảng trèo lên đó - có người trèo đuối sức mà trầm ngâm và xem gạch rụng, nghe tiếng rên rỉ của ma Hời cũng hay, nhưng triền miên trên đó không nên” [150;217]. Đứng trước Bích Khê, Hoài Thanh cho rằng thơ ông “được chạm trổ rất tỉ mỉ, đôi khi cũng đẹp” 11 nhưng vẫn giữ thái độ “kính nhi viễn chi”: “Tôi đã đọc không biết mấy chục lần bài Duy tân. Tôi thấy trong đó những câu thật đẹp. Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn còn gì nữa” [150;187]. Từ lời giới thiệu về các thi sĩ Thơ mới mang tính cảm nhận chủ quan nhưng sâu sắc, chân thành, đến bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh khẳng định sự hình thành của phong trào Thơ mới nói chung, Trường “thơ loạn” nói riêng, là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể của dân tộc đến những ảnh hưởng ít nhiều của yếu tố lãng mạn trong văn học truyền thống. Nhưng để có một sự phát triển vượt bậc, Thơ mới đã tiếp nhận cùng lúc nhiều khuynh hướng nghệ thuật nước ngoài mà đặc biệt là khuynh hướng tượng trưng, siêu thực của văn học Pháp: “Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Từ Xuân Diệu, Huy Cận, thơ Việt Nam đã có tính cách của thơ Pháp lối tượng trưng. Nhưng còn dè dặt. Bích Khê và ít người nữa như Xuân Sanh muốn đi đến chỗ người ta cho là cao nhất trong thơ tượng trưng: Mallarmée, Valéry” [150;32]. Điều quan trọng là Hoài Thanh đã nhìn thấy sợi dây liên hệ vững chắc từ truyền thống đến hiện đại, dù chịu ảnh hưởng thế nào, Thơ mới và đại diện tiêu biểu là “thơ loạn” không làm mất đi bản sắc, truyền thống của tâm hồn, tư tưởng Việt Nam, mặt khác lại trở thành điều kiện để phát huy hơn nữa tinh thần ấy: “Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ tiếng Việt đã là Việt hóa hoàn toàn… Thi văn Pháp không làm mất bản sắc văn hóa Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải” [150;33]. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại đã cố gắng tìm ra một con đường riêng để chiếm lĩnh thơ Hàn Mặc Tử, xuất phát từ những ấn tượng về cuộc đời, bệnh tật và thi ca của thi nhân: “bệnh ông lại làm cho ông nhiều khi có những ý tưởng khác thường nên rất nhiều bài thơ của ông chỉ là những bằng chứng rất lạ cho những người muốn khảo sát một tâm trạng, một linh hồn đau khổ” [123;217]. Mặc dù cố gắng khách quan hơn, đưa ra những tiêu chí mang tính khoa học hơn, nhưng nhìn chung cách tiếp cận của Vũ Ngọc Phan với Hàn Mặc Tử vẫn thiên về trực cảm, mang nhiều ấn tượng chủ quan, mới chỉ ra thế giới nghệ thuật 12 trong thơ Hàn bằng sự tập hợp các khía cạnh rời rạc, các bình diện lẻ: “thi hứng”, “nhạc điệu”, “tâm trạng”… chứ chưa đặt thơ Hàn nói riêng và “thơ loạn” nói chung trong một chỉnh thể toàn vẹn là phong trào Thơ mới đương thời. Trải qua một thời gian dài chìm nổi theo những thăng trầm của lịch sử, đến những năm tám mươi của thế kỉ XX, trong không khí đổi mới của cả dân tộc, cách nhìn nhận phong trào Thơ mới và Trường “thơ loạn” có nhiều thay đổi. Giới nghiên cứu phê bình đã kéo Thơ mới và Trường “thơ loạn” ra khỏi cái nhìn kỳ thị. Các thi phẩm tiêu biểu của phong trào lần lượt được giới thiệu, tái bản trên sách báo, tạp chí cả nước. Thơ ca Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên, Bích Khê, Hoàng Diệp, Quỳnh Dao sau nhiều năm rơi vào quên lãng thì giờ đây được khơi dậy và nhìn nhận một cách đầy đủ. Kiểu tiếp cận phê bình ấn tượng “thơ loạn” được tiếp nối mạnh mẽ. Năm 1983, trong cuốn Từ điển văn học, Nguyễn Hoành Khung với mục “Hàn Mặc Tử” đã đánh giá rõ vai trò của thơ Hàn Mặc Tử đồng thời chỉ ra sự xuất hiện của Trường “thơ loạn” như cái chồi mầm khác lạ tiêu biểu của Thơ mới sau khi phong trào ấy đi đến đỉnh cao: “Hàn Mặc Tử là người đứng đầu “Trường thơ loạn” (còn gọi là thơ Điên)…và Thơ Điên có nhiều bài kinh dị, có những vần thơ giống như tiếng gào rú của một linh hồn đau thương cùng cực”, thi sỹ “có ảnh hưởng nhiều đến một số ít thi sĩ Thơ mới tập hợp trong “Trường thơ loạn”- một xu hướng tiêu biểu cho tình trạng bế tắc, khủng hoảng của phong trào Thơ mới” [69;375]. Đến năm 1987, Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử do nhà xuất bản Văn học ấn hành với lời giới thiệu của Chế Lan Viên được xem là công trình đầu tiên sau một thời gian dài khẳng định lại giá trị thi ca Hàn Mặc Tử. Hơn ai hết, với tư cách một bạn thơ gần gũi, một người cùng chí hướng, một người em, một nhà nghiên cứu, Chế Lan Viên đã viết về Hàn Mặc Tử và thơ ca Hàn Mặc Tử bằng tất cả sự am hiểu, trân trọng, “chiêu tuyết” cho một thi sĩ tưởng chừng đã bị rơi vào quên lãng bởi những sáng tác lạ lùng, bí ẩn. Nhiều vấn đề về cuộc đời, quá trình sáng tác, cảm hứng nghệ thuật, bi kịch và ám ảnh nghệ thuật… đều được Chế Lan Viên giải thích sáng rõ, chí tình, và quan trọng nhất là đưa thơ Hàn Mặc Tử đồng hành cùng đời sống và diễn trình thi ca dân tộc. Người viết không ngần ngại nêu ra ý kiến: “Hơn nữa, thơ Tử, 13 tiếng khóc của Tử, bây giờ lại có tác dụng tích cực. Nó làm cho trái tim ta không còn bị xơ cứng, khối óc ta trở nên đàn hồi. Con mắt ta nhìn sự vật sẽ không đơn giản nữa, có bàn tiệc, vườn hoa bên này nhưng cũng có vũng máu bên kia. Ta sẽ nhân tình, đôn hậu hơn” [178;31]. Hàn thi sĩ cần được tôn vinh bởi thiên tài độc đáo: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình” [178;35]. Năm 1989, cuốn Thơ mới, những bước thăng trầm của Lê Đình Kỵ ra đời, “chiêu tuyết” cho cả phong trào Thơ mới. Tác giả đã nhấn mạnh những đóng góp của phong trào này đối với nền thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX, đặc biệt là công lao cách tân của Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương… Đề cập đến tác giả Thơ Điên và các thi sỹ đất Bình Định, tác giả mạnh dạn cho rằng: “Thơ Điên có nỗi đau riêng của Hàn Mặc Tử hòa với nỗi đau chung của đất nước” [71;278]. Ý kiến đó một lần nữa đề cao “người lĩnh xướng thơ loạn” và đưa thơ người về với cội nguồn dân tộc. Nhìn chung, việc vận dụng các cách tiếp cận phê bình ấn tượng khi nhắc đến Trường “thơ loạn”, đến các thi sỹ “thơ loạn” mà đặc biệt là vị chủ soái Hàn Mặc Tử, đã đem đến cho người đọc một thế giới cảm xúc phong phú và những ấn tượng ban đầu tinh tế. Các tác giả đã làm được công việc khó khăn là nâng hồn mình lên để hiểu hồn người, phiêu du qua những tuyệt phẩm để lưu đọng lại cảm nhận đặc sắc. Trường “thơ loạn” cùng các thành viên, các sáng tác chưa thực sự được cắt nghĩa khách quan và khoa học, chưa được đặt trong dòng chảy liên tục của Thơ mới. Mặc dù vậy, đây vẫn là những đóng góp hết sức ý nghĩa cho việc tìm hiểu Trường “thơ loạn” trong bối cảnh phong trào Thơ mới 1932 – 1945. 1.1.2. Kiểu tiếp cận tiểu sử học và phân tâm học Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này quan tâm đến các yếu tố đời tư, xuất thân, gia đình, đường đời, tình sử của các nhà thơ, nhà văn và xem đó như con đường quan trọng để hiểu được thơ văn của họ. Mặt khác, “hướng tiếp cận này xem hoạt động sáng tạo như sự thăng hoa của những xung lực tâm lý có tính khởi thủy của những ham muốn bị dồn nén bởi không được thỏa mãn trong thực tại, phải tìm 14 cách giải thoát và thỏa mãn ở lĩnh vực huyền tưởng” [134;10]. Xem xét sự xuất hiện thường xuyên của hình ảnh biểu tượng trong thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, nhiều nhà nghiên cứu đã coi thơ các thi sỹ này là sự dồn nén những ẩn ức thời thơ ấu, ẩn ức bên trong để rồi phát tiết thành những ý lời cao đẹp. Sau khi Hàn Mặc Tử tạ thế năm 1940, giới văn chương đã có nhận xét đầy ngưỡng mộ, tiếc thương của những bạn hữu, những thi sỹ có tên tuổi dành cho thi nhân. Cuốn Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại được xem là công trình nghiên cứu có quy mô sớm nhất về Hàn Mặc Tử. Cuốn sách tái dựng tiểu sử thi sĩ với những chặng đường đời chính, tìm hiểu thơ trong sự khám phá quanh quá trình sáng tác, lần đầu tiên chỉ ra nhiều biểu tượng thi ca như là kết quả của nỗi ám ảnh bệnh tật trong tâm thức người nghệ sỹ: “Một phần nửa trong thi ca Hàn Mặc Tử là chịu ảnh hưởng của chiêm bao” [92;64]. Nhà nghiên cứu gián tiếp thừa nhận thi sỹ cùng trường thơ mà mình là chủ soái đã tạo nên sự cách tân vĩ đại trong thơ Việt: “Hàn Mặc Tử là người đầu tiên trong thế kỷ XX mở ra một cuộc cải cách lớn cho văn chương Việt Nam thành công một cách vinh quang rực rỡ” [92;12]. Với bài viết Nghệ thuật của Hàn Mặc Tử (1941) Trần Thanh Mại đề cập đến mối quan hệ, sự ảnh hưởng của thi sỹ này với nhiều cây bút khác trong Trường “thơ loạn”: “Bích Khê là người ở phái thơ cũ chuyển sang, và là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của Hàn, đồng thời với Hoàng Diệp và Quỳnh Dao”. Con đường nghiên cứu này, xét ở thời điểm ra đời còn khá mới lạ, nhưng có thể nói đã góp phần đưa tên tuổi của các thi sỹ “thơ loạn” đến gần với công chúng hơn, giữa bối cảnh “trăm hoa đua nở” của phong trào Thơ mới. Đặc biệt, với vụ kiện văn chương ầm ĩ giữa Trần Thanh Mại và Quách Tấn trong việc sử dụng những tư liệu riêng về cuộc đời Hàn Mặc Tử sau đó càng làm cho danh tiếng thi nhân vang xa. Năm 1967, trong cuốn Chế Lan Viên – thi sĩ tiền chiến, Hoàng Diệp, thành viên trung thành của vương quốc “thơ loạn”, hồi tưởng lại tình bạn thân thiết với Chế Lan Viên, cũng tìm cách lý giải ngọn nguồn thi cảm trong Điêu tàn: “Trên đường đi về hằng ngày, từ thành Bình Định đến trường học ở Quy Nhơn, hai ngôi tháp Chàm ở làng Hưng Thạnh nghiêm mình đứng sững, cắm sâu vào mắt chàng 15 như hai mũi tên nhọn, làm cho tâm trí chàng luôn bị căng thẳng” [106;85]. Hoàng Diệp đã đem đến những chi tiết mới mẻ về cuộc đời và hành trình sáng tạo, những ám ảnh của vùng đất thiêng Bình Định đi cùng trí tưởng tượng dồi dào của thi nhân. Tiếc rằng, hai công trình này (Chế Lan Viên – thi sĩ tiền chiến, Hàn Mặc Tử – thi sĩ tiền chiến) chỉ đề cập đến Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên một cách biệt lập, tách rời, chưa đặt họ trong không gian chung của trường thơ Bình Định. Khuynh hướng tiếp tục nghiên cứu về đời tư, bệnh tật, tình trường của từng thi sỹ trong Trường “thơ loạn” mà ít quan tâm đến sáng tác vốn đã xuất hiện từ trước năm 1945 thì đến sau năm 1945 lại trở thành một phong trào mạnh mẽ ở miền Nam. Tiêu biểu là các bài viết: Những ngày sống chung với Hàn Mặc Tử ở Sài Gòn (Hoàng Trọng Miên), Tưởng niệm Hàn Mặc Tử (Ngọc Sương), Hàn Mặc Tử, thi sỹ tiền chiến (Hoàng Diệp), Đọc lại Điêu tàn, tập thơ đầu của Chế Lan Viên (Nguyễn Minh Vỹ), Người em: Bích Khê (Ngọc Sương), Thơ Bích Khê (Chế Lan Viên), Những cuộc tình duyên của Bích Khê (Quách Tấn)… Đặc biệt, thời kỳ này đã xuất hiện những tuyển tập phê bình văn học liên quan đến Trường “thơ loạn” như: Hàn Mặc Tử nhà thơ siêu thoát (Thế Phong, 1957), Thi nhân Việt Nam hiện đại (Phạm Thanh, 1959), Những khuynh hướng trong thơ ca Việt Nam (Minh Hưng, 1962), Đôi nét về Hàn Mặc Tử (Quách Tấn, 1964), Việt Nam thi nhân tiền chiến (Nguyễn Tấn Long, 1968 - 1969), Văn thi sỹ tiền chiến (Nguyễn Vỹ, 1969), Nhà văn tiền chiến 1930-1945 (Thế Phong, 1974)… Trong đó, đáng lưu ý là cuốn Đôi nét về Hàn Mặc Tử của Quách Tấn. “Nhà thơ xứ Trầm Hương” đã nỗ lực tập hợp những tư liệu phong phú xung quanh cuộc đời Hàn Mặc Tử như một sự tạ lỗi vì đã làm thất lạc di cảo của bạn thơ: “Đành chẳng công đâu may khỏi tội. Bao nhiêu chữ đó bấy nhiêu tâm”. Nhiều vấn đề về thân thế, con đường làm báo, văn nghiệp, sở thích, những cuộc tình, bút danh, những bạn hữu thơ ca của Hàn Mặc Tử được tác giả thuật lại kỹ càng. Từ đó công chúng yêu thơ có thêm cái nhìn thấu đáo về Hàn Mặc Tử nói riêng và những người bạn trong nhóm thơ Bình Định, Trường “thơ loạn” nói chung. Cũng trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Xuân Hoàng, Huỳnh Phan Anh, Bùi Xuân Bào, Đào Trường Phúc… đã khá thống nhất khi tiếp 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan