Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Truyện ngắn việt nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)...

Tài liệu Truyện ngắn việt nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)

.PDF
168
94
59

Mô tả:

1 Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại) - Chuyên ngành: Văn học Việt Nam - Mã số: 62. 22. 34. 01 - Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Hương Thủy - Họ và tên người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp 2. PGS.TS. Tôn Phương Lan - Cơ sở đào tạo: Học viện Khoa học Xã hội 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thể loại truyện ngắn có lịch sử lâu dài. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nhà văn thành danh với truyện ngắn. Cùng với thời gian, đội ngũ những người viết truyện ngắn ngày càng đông đảo, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới với một số lượng ấn phẩm phong phú trong đó nhiều cây bút đã tạo được dấu ấn phong cách. 1.2. Truyện ngắn là thể loại luôn vận động và biến đổi. Ở Việt Nam, cùng với quá trình hiện đại hóa văn học, thể loại truyện ngắn đã có những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt sự vận động của cuộc sống một cách nhanh nhạy, kịp thời nhưng vẫn khái quát được những vấn đề sâu sắc đặt ra trong đời sống. So với trước đây, truyện ngắn đã có những chuyển đổi rõ rệt, cả về nội dung và hình thức. Những năm đầu thế kỷ XXI, truyện ngắn đã có những bước phát triển mới đóng góp vào thành tựu của nền văn học đổi mới. Xuất phát từ thực tiễn đời sống thể loại, chúng tôi xét thấy cần có một công trình nghiên cứu hệ thống, cập nhật về những đặc điểm và quy luật vận động của thể loại trong đời sống văn học từ sau 1986. Mốc 1986 mà chúng tôi lựa chọn có ý hướng để giới hạn và tập trung vào giai đoạn sôi nổi và có nhiều thành tựu của văn học đương đại, của đời sống thể loại những năm sau chiến tranh. 1.3. Trong khi thực tiễn đời sống thể loại truyện ngắn đang ngày một trở nên sinh động thì vấn đề lý thuyết thể loại truyện ngắn lại không ngừng được tra vấn, bổ sung, thậm chí là đối thoại tranh biện với những lý thuyết truyện ngắn tưởng đã ổn định trước đây. Những phát biểu về truyện ngắn vẫn không ngừng ra đời. Truyện ngắn, từ góc độ thể loại và ranh giới thể loại là vấn đề đáng quan tâm của văn học đương đại. Truyện ngắn đang mang trong mình nó những dấu hiệu của sự chuyển đổi, có nhiều ngả rẽ. Khuynh hướng thứ nhất là vẫn viết theo lối truyền thống, tuân thủ những đặc tính vốn có của thể loại, khuynh hướng thứ hai là truyện ngắn có 3 những cách tân nhưng vẫn tôn trọng những dấu hiệu quy chuẩn của thể loại và khuynh hướng thứ ba là những truyện ngắn hướng tới việc phá bỏ ranh giới thể loại. Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay nhìn từ góc độ thể loại là một hướng đi được lựa chọn nhằm góp phần lý giải đời sống thể loại trong bước chuyển của đời sống văn học những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. Tìm hiểu truyện ngắn đương đại trên cơ sở tham chiếu lý thuyết thể loại sẽ thấy được những thay đổi trong tư duy nghệ thuật, tư duy thể loại trong bối cảnh mới. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là tìm hiểu sự vận động của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay, lý giải quy luật vận động, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tư duy nghệ thuật. Trên cơ sở tìm hiểu sự đổi mới tư duy thể loại, luận án đi sâu nhận diện và lý giải một số phương thức trần thuật, bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản truyện ngắn. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn từ 1986 đến nay trên các phương diện quan niệm và tư duy thể loại, nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu truyện ngắn, ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung khảo sát những sáng tác truyện ngắn đặc sắc của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái, Võ Thị Xuân Hà, Trần Thùy Mai,… Mặt khác, luận án cũng chú ý đến sáng tác của các cây bút trẻ xuất hiện gần đây như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phong Điệp,... Trong những năm gần đây việc các cây bút hải ngoại công bố tác phẩm ở trong nước không còn là trường hợp hiếm thấy (Lê Minh Hà, Nguyễn Văn Thọ, Amond Nguyen Thi Tu,…). Đây cũng là đối tượng để chúng tôi tham chiếu khi đi vào những vấn đề của thể loại trong đời sống văn học đương đại. Ngoài ra, trong 4 quá trình thực hiện đề tài, để thấy được sự vận động và phát triển của truyện ngắn, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới truyện ngắn trước 1986 và một số tác phẩm ở các thể loại khác (như tiểu thuyết) từ 1986 đến nay để có cái nhìn đối sánh và sâu hơn về đối tượng. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Một lý thuyết dù có hiệu quả đến mấy thì cũng không thể là chìa khóa vạn năng khi đi vào giải mã thế giới nghệ thuật của nhà văn cũng như tìm hiểu một thể loại hay một tác phẩm, tác giả cụ thể. Đối với trường hợp nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác đời sống thể loại truyện ngắn Việt Nam đương đại, như hướng đi luận án lựa chọn, thiết nghĩ sự phối hợp nhiều lý thuyết khi nghiên cứu khảo sát là điều cần thiết. Trong luận án này, lý thuyết tự sự học, thi pháp học vẫn là lựa chọn chính yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận dụng một số lý thuyết khác như phân tâm học, lý thuyết huyền thoại, lý thuyết hậu hiện đại,… nhằm có cái nhìn đa chiều khi tiếp cận và giải mã quá trình sáng tạo, sự đổi mới tư duy nghệ thuật của các cây bút truyện ngắn. Luận án cũng xác định và làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như sự tương tác thể loại, sự pha trộn thể loại, tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn,… 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp cấu trúc hệ thống: Đặt truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay trong sự vận động của văn học thời kỳ đổi mới, xem xét đối tượng như một hiện tượng có tính hệ thống, chúng tôi hướng tới việc xác định vị trí, ý nghĩa của một thể loại trong diễn trình văn học, đặc biệt là đời sống thể loại. - Phương pháp loại hình: Nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng loại hình về thi pháp thể loại, qua đó thấy được quy luật phát triển của thể loại truyện ngắn từ thực tế đời sống văn học. - Phương pháp so sánh: Để có sự đối sánh và cái nhìn sâu hơn về đối tượng, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát truyện ngắn giai đoạn này trong sự liên hệ để 5 tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện ngắn thời kỳ đổi mới và truyện ngắn giai đoạn trước đó, giữa truyện ngắn và các thể loại văn học khác ở góc độ đồng đại và lịch đại. - Tiếp cận theo hướng thi pháp học, tự sự học. 5. Đóng góp của luận án Góp phần làm sáng rõ một số vấn đề thuộc về lý luận thể loại, về những đặc điểm khu biệt và sự tương tác thể loại qua việc khảo sát truyện ngắn sau 1986. Luận án góp phần vào việc nhìn nhận, đánh giá một phương diện của văn học sử qua việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học đương đại. Từ góc nhìn lịch đại, luận án sẽ nhận diện những kế thừa và sự tiếp biến, đổi mới tư duy nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam đương đại. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Truyện ngắn – quan niệm và sự đổi mới tư duy thể loại Chương 3: Các dạng thức xây dựng nhân vật và tổ chức kết cấu văn bản truyện ngắn Chương 4: Ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc Khái lược về những nghiên cứu lý thuyết truyện ngắn Nguồn tư liệu nước ngoài về lý thuyết truyện ngắn vốn rất phong phú, tuy nhiên vì nhiều lý do, chúng tôi chưa thể bao quát được hết. Bởi vậy, khảo sát của luận án chủ yếu dựa trên nguồn tài liệu đã được giới thiệu trong nước. Thuật ngữ truyện ngắn (short story: tiếng Anh, nouvelle: tiếng Pháp, đoản thiên tiểu thuyết: tiếng Trung) ra đời muộn nhưng tiền thân của truyện ngắn vốn xuất hiện từ rất sớm. Qua tiến trình lịch sử, đến nay truyện ngắn đã hiện diện với tính chất một thể loại có vị trí quan trọng trong đời sống văn học. Truyện ngắn là thể loại phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Đã có nhiều ý kiến bàn về truyện ngắn, về khái niệm và đặc trưng của thể loại này. Mặc dù có những quan điểm không tách bạch trên phương diện lý thuyết thể loại giữa truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng dù muốn hay không truyện ngắn với tư cách là một thể loại vẫn tồn tại như một thực tế được thừa nhận. Đáng chú ý là số lượng truyện ngắn trên thế giới và ở Việt Nam vô cùng phong phú nhưng lại không dễ đưa ra một định nghĩa thống nhất, cho phép khái quát hết các đặc điểm của các tác phẩm. Trong lịch sử văn học, khái niệm truyện ngắn và những vấn đề lý thuyết thể loại luôn là vấn đề gây tranh cãi. Không những với người nghiên cứu mà với người sáng tác, các ý kiến, định nghĩa truyện ngắn không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn có nhiều điểm khác biệt tùy vào quan điểm mỹ học của từng tác giả. Từ những năm đầu thế kỷ XIX, lý thuyết truyện ngắn đã được nghiên cứu ở phương Tây [60]. Đã có nhiều nhà văn coi truyện ngắn là một thể loại văn học riêng biệt. Edgar Allan Poe là một trong số đó. Quan tâm tới mỹ học truyện ngắn, Edgar 7 Allan Poe chú trọng tới “lý thuyết về bước ngoặt”, “thời gian văn bản” (bao gồm cả thời gian đọc của độc giả). Những phạm trù này được chính nhà văn sử dụng trong khi viết truyện kinh dị (với việc đặt ra yêu cầu hiệu quả của sự bất ngờ, cái kỳ dị, khác thường tác động đến người đọc). Frank Oconnor (1903 – 1966) - nhà văn có hơn 20 năm sống ở Mỹ (từ 1945) lại coi tính chất ngắn của thể loại thuộc về phong cách nhà văn. Ông đặc biệt hứng thú với thể truyện rất ngắn vốn đòi hỏi sự cô đúc, ngắn gọn và súc tích vì “những truyện này rất gần với thơ trữ tình” [122, tr.103]. Ở Pháp, thế kỷ XIX được coi là thời kỳ hoàng kim của truyện ngắn với các tên tuổi Maupassant, Daude, Mérimée,… Nhiều tác phẩm truyện ngắn ra đời giai đoạn này tạo được sự quan tâm của người nghiên cứu, “trở thành cơ sở để họ xây dựng khung lý thuyết thể loại truyện ngắn” [157, tr.17]. Mục từ “truyện ngắn” trong Từ điển văn học Pháp ngữ định nghĩa: “Với nhiều người, truyện ngắn so với tiểu thuyết giống như phim ngắn với phim dài. Truyện ngắn là bài tập của các nhà văn duy mĩ” [157, tr.27]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phạm Thị Thật trong công trình Truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ XX một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác [157] thì vấn đề định nghĩa thể loại truyện ngắn trong thực tiễn văn học Pháp cũng không đồng nhất từ việc xác định độ dài của truyện ngắn đến những vấn đề thuộc về thi pháp thể loại. Thực tế này là thách thức không chỉ với các “từ điển gia” mà còn với các nhà nghiên cứu, ngay cả những người viết truyện ngắn. Không có một định nghĩa nào thõa mãn được tất cả các tiêu chí, bởi vậy ý kiến của Annie Saumont nhà văn Pháp được đánh giá là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất hiện nay - về truyện ngắn có thể cho là dễ được chấp nhận: “truyện ngắn là một văn bản ngắn trong đó có một câu chuyện, còn kể câu chuyện đó thế nào là việc của nhà văn” [157, tr.41], nghĩa là câu chuyện có thể được thuật lại dưới mọi hình thức. Tên tuổi của nhiều nhà văn Nga cũng được vinh danh ở thể loại truyện ngắn như A. Tônxtôi, Pautôpxki, Shêkhôp. Đều có những tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhưng mỗi nhà văn lại có những quan niệm và cách thức khác nhau khi viết truyện ngắn. Từ kinh nghiệm nghệ thuật, A. Tônxtôi chú trọng đến khả năng của người viết: “Truyện ngắn là một hình thức nghệ thuật khó khăn bậc nhất (...) Trong truyện 8 ngắn, tất cả như trong bàn tay anh. Anh phải thông minh, như anh đã phải hiểu biết. Bởi lẽ hình thức nhỏ không có nghĩa là nội dung không lớn lao” [122, tr.116]. Pautôpxki nhận định: “Truyện ngắn là một truyện viết ngắn gọn trong đó, cái không bình thường hiện ra như một cái gì bình thường, và cái gì bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường” [122, tr.121]. Còn Shêkhôp khi viết truyện ngắn lại chú ý “tô đậm cái mở đầu và kết luận” [122, tr.75]. Thể loại thường gắn liền với tính quy ước với những yếu tố đặc định, nhưng không phải là những quy phạm cứng nhắc, bất biến. Không ít người viết truyện ngắn luôn có ý thức “khắc phục mọi sơ đồ”, “mọi đường mòn đã hình thành trong người viết và người đọc”. Đề cao khuynh hướng kể chuyện tự do trong truyện ngắn hiện đại, U. Xaroyan (nhà văn Mỹ) cho rằng: “Chừng nào trên quả đất này còn nhà văn, và họ còn viết, truyện ngắn còn tìm được cách nhập vào mọi hình thức thể tài, chọn cho mình mọi dung lượng, mọi phong cách, và nó cũng có thể vượt ra, phá tung mọi hình thức, mọi khuôn khổ, phong cách đó” [122, tr.97]. Nhà văn Nhật Bản Kôbô Abê (sinh 1924) cũng có đồng quan điểm với U. Xaroyan về sự sáng tạo trong truyện ngắn: “Tính kịp thời là một đặc điểm đáng ngạc nhiên của truyện ngắn. Đó là một sự tự do, nó cho phép truyện ngắn không bị ràng buộc bởi những hình thức nghệ thuật đã thành quy phạm. Mặt khác, truyện ngắn cũng có khả năng “chín” rất nhanh. Hình thức truyện ngắn vừa luôn luôn vỡ ra, thay đổi, vừa luôn luôn được hàn gắn “cấu trúc” lại” [122, tr.106]. Có thể thấy quan niệm và lối viết của các nhà văn theo thời gian đã trở nên uyển chuyển hơn, đặc điểm của truyện ngắn hiện đại do vậy ngày càng khác xa với truyện ngắn truyền thống. Do khả năng biến động và tính năng sản của thể loại nên đã có rất nhiều quan niệm truyện ngắn được xác lập, theo đó cũng có nhiều cách hiểu về truyện ngắn. Thứ nhất, coi truyện ngắn tồn tại như một thể loại độc lập, có những đặc trưng riêng về thi pháp thể loại. Xu hướng thứ hai là đặt truyện ngắn trong mối liên hệ với các thể loại tương cận (như tiểu thuyết: ý kiến của D. Grojnowski). Bên cạnh đó, lại cũng có nhà văn tuyên ngôn rằng khi sáng tác họ từ chối mọi quy định lý thuyết và vì thế truyện ngắn ít bị ràng buộc bởi các quy phạm. Có thể thấy việc đưa ra được 9 một định nghĩa nhất quán về truyện ngắn là một thách thức với không chỉ các nhà văn mà còn với cả các nhà nghiên cứu. Cùng với việc đưa ra quan niệm về truyện ngắn, các nhà văn cũng chia sẻ những kinh nghiệm viết truyện ngắn, những công việc “bếp núc” của người sáng tác. Xung quanh vấn đề này đã có nhiều ý kiến (Môôm, Hêmingway, O’Connor, Pautôpxki,…). Từ thực tiễn sáng tác – Môôm (Wiliam Somerset Maugham) – nhà văn Anh hiện đại, tác giả của nhiều tập truyện ngắn chia sẻ: “Trong nghệ thuật tôi thiên về sự chuẩn mực, về trật tự nghiêm ngặt và trong truyện ngắn, tôi lại càng thích mọi chuyện được sắp xếp chặt chẽ” [122, tr.87]. Những kinh nghiệm này thực sự cần thiết không chỉ với người viết truyện ngắn mà cả với tác giả luận án. Đây là những gợi mở để người viết phân tích những vấn đề kỹ thuật viết truyện ngắn của nhà văn. Những nghiên cứu liên quan đến từng trƣờng hợp, tác giả, tác phẩm cụ thể: Đã có một số bài viết của các học giả nước ngoài lựa chọn một trường hợp, một tác giả truyện ngắn Việt Nam đương đại làm đối tượng khảo sát (như trường hợp Nguyễn Huy Thiệp), chẳng hạn: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – Evelipe Pieller, Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp, Lịch sử Việt Nam qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - T.N.Filimonova [107]. Một số nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam ở hải ngoại (Nguyễn Hưng Quốc, Thụy Khuê) cũng đã có các bài viết về truyện ngắn của tác giả trong nước: Phạm Thị Hoài trên sinh lộ mới của văn học (Thụy Khuê), Không gian sông nước trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Thụy Khuê),… Trong một số Hội thảo quốc tế được tổ chức ở Việt Nam có những học giả bước đầu quan tâm đến một số tác phẩm và tác giả truyện ngắn Việt Nam đương đại từ những góc nhìn mới, chẳng hạn tại Hội thảo quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế do Viện Văn học và Viện Harvard – Yenching phối hợp tổ chức năm 2006 có các tham luận: Khi người ta trẻ: những 10 câu chuyện nữ sinh của Phan Thị Vàng Anh – Rebekah Collins (Nghiên cứu sinh đại học California – Mỹ), Giao thông với tư cách biểu tượng trong văn học đổi mới – Jonathan McIntyre – Đại học Cornell, New York, Mỹ). Điều đáng chú ý là với những học giả nước ngoài họ thường lựa chọn và giải quyết những vấn đề nghiên cứu gắn với thực tiễn đời sống và đây là đặc điểm khác biệt với tư duy nghiên cứu của người bản địa. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 1.2.1. Về khái niệm và định nghĩa truyện ngắn Đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc tập hợp những bài nghiên cứu về truyện ngắn với tư cách là một thể loại tự sự trong đó có đề cập đến khái niệm thể loại. Đáng chú ý là các công trình Sổ tay truyện ngắn [122], Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký [115], Bình luận truyện ngắn [152], Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại [153]; Truyện ngắn Việt Nam, lịch sử, thi pháp, chân dung [125], Những vấn đề thi pháp của truyện [66], Tìm hiểu truyện ngắn [37], Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm [10]. Mặc dù chưa có một định nghĩa nhất quán nhưng thuật ngữ “truyện ngắn” đã được nhiều tác giả công trình lý luận, từ điển và người viết truyện ngắn định danh. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa truyện ngắn là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, “khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” [126, tr.304]. Trong Từ điển văn học (tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 1984) truyện ngắn được quan niệm: “Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai 11 đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội.” [127, tr.457]. Các nhà nghiên cứu, phê bình, các nhà văn từ trước tới nay cũng đã đưa ra những cách hiểu của mình về truyện ngắn. Từ góc độ người sáng tác nhà văn Nguyễn Quang Sáng cho rằng: “truyện ngắn phải có “chuyện”, tức có thể kể lại cho người khác nghe được. Mà muốn kể, câu chuyện phải chặt chẽ, hấp dẫn” [122, tr.36]. Theo nhà văn Nguyễn Kiên thì “truyện ngắn là một trường hợp” trong khi Nguyễn Công Hoan lại quan niệm: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc”, “muốn truyện là truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh chủ đề ấy. Không có chi tiết thừa, rườm rà, miên man” [122, tr.14]. Nhiều nhà văn cũng đã chia sẻ về những kinh nghiệm, kỹ thuật viết truyện ngắn. Công trình biên soạn Sổ tay truyện ngắn (Vương Trí Nhàn) hệ thống lại những kinh nghiệm viết truyện của một số nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Đỗ Chu, Ma Văn Kháng. Từ kinh nghiệm viết truyện ngắn của bản thân, nhà văn Tô Hoài đúc kết: “truyện ngắn là một thể văn tạo cho người viết nhiều nết quý lắm. Chỉ với truyện ngắn, người ta mới biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ. Nhà văn mình thường yếu không tạo được phong cách riêng. Truyện ngắn là nơi là có thể thử tìm phong cách cho mình. Truyện ngắn đòi hỏi sự hoàn thiện” [122, tr.8]. Với quan niệm viết truyện ngắn là một công việc rất thiêng liêng, bởi đó là một cuộc gặp gỡ giữa người viết và người đọc, một cuộc gặp gỡ phút chốc, nhưng để lại một ấn tượng sâu đậm, làm người ta khó quên, nhà văn Đỗ Chu chia sẻ: “Với tôi, thường cốt truyện không thành vấn đề lắm. Và cả nhân vật nữa, giữa nhân vật với tôi không có sự phân biệt đáng kể. Tôi không bám vào hiện tượng quan sát được, mà thường ướm mình vào nhân vật, không giả sử mình đóng vai người khác sẽ ra sao, mà thường giả sử trong trường hợp đó, mình sẽ xử sự ra sao. Tôi muốn huy động vai trò của bản thân một cách cao nhất. Và mỗi truyện ngắn trở thành một mảnh của sự phân thân” [122, tr.68]. 12 Ngoài ra còn có những công trình khảo cứu truyện ngắn không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước phương Tây: Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh (Đào Ngọc Chương) [22], Truyện ngắn Pháp cuối thế kỷ XX một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác (Phạm Thị Thật) [157]. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu là truyện ngắn của một số nước trên thế giới, trong các công trình này, các nhà nghiên cứu cũng đã đặt ra được một số vấn đề thuộc về lý thuyết và thực tiễn truyện ngắn ở một số nước trên thế giới như Pháp, truyện ngắn Mỹ, truyện ngắn Châu Mỹ. Quan sát những nhận định, ý kiến, bàn luận về truyện ngắn từ xưa đến nay có thể thấy rõ hai khuynh hướng chính sau đây: thứ nhất, chỉ ra những đặc trưng của truyện ngắn, theo đó: “truyện ngắn chỉ dừng lại ở một khoảnh khắc nào đó tiêu biểu trong một đời người” “trong sự hạn chế của không gian thời gian, tính cách trong truyện ngắn thường khi là những tính cách đã hình thành ổn định và người ta chỉ bắt gặp nó, hơn là việc chứng kiến nó phát triển”. Bên cạnh những quan niệm coi truyện ngắn là một thể loại độc lập với những tiêu chí rõ ràng thì cũng có những cách thức so sánh truyện ngắn với tiểu thuyết để tìm ra đặc trưng của truyện ngắn. Cũng lại có những quan niệm coi truyện ngắn là “một loại tiểu thuyết rất ngắn”, truyện ngắn nằm trong phạm trù của truyện kể, truyện ngắn gần với tiểu thuyết nghĩa là vẫn lấy tiểu thuyết làm điểm quy chiếu. Dù định nghĩa truyện ngắn khá phong phú và quan niệm về thể loại này còn có nhiều điểm chưa đồng nhất nhưng truyện ngắn với tư cách là một thể loại thuộc loại hình tự sự vẫn có những đặc điểm đặc thù. Tính chất ngắn của thể loại là dấu hiệu bề mặt. Dung lượng truyện ngắn là ngắn nhưng thể loại này vẫn có một sức dung chứa lớn. Truyện ngắn với tư cách là một khái niệm thể loại không chỉ vì truyện của nó ngắn mà vì “cách nắm bắt cuộc sống của thể loại”. Truyện ngắn có thể là một tình thế, một khoảnh khắc nhưng cũng có thể phản ánh nhiều phương diện khác nhau của đời sống. Do sự khuôn định về dung lượng nên buộc người viết truyện ngắn phải chú ý đến những phương diện được cho là lợi thế của truyện ngắn. Chi tiết, tình huống, kết cấu và ngôn ngữ là những phương diện được chú ý khai thác của người viết truyện ngắn. Truyện ngắn thường hạn chế về nhân vật: “Trong 13 tiểu thuyết hay truyện dài sự kiện hành động nhằm để mô tả tâm lý nhân vật, nó có thể rẽ ngang rẽ tắt. Trong khi đó với một dung lượng nhỏ hơn rất nhiều, truyện ngắn chỉ chớp lấy cái thần thái của nhân vật khiến nó phải bộc lộ tính cách bằng cách khoan sâu vào lớp đời sống bao quanh nhân vật” [115, tr.105]. Với tính chất ngắn, truyện ngắn đòi hỏi một độ căng, độ dồn nén cần thiết để có thể chuyển tải hiệu quả thông điệp của người viết, bởi vậy “truyện ngắn thường mang lại những âm vang dài và rộng hơn khuôn khổ chật hẹp về mặt hình thức của nó”, chính vì thế, “đôi khi chỉ một truyện ngắn vài ngàn chữ, lại cho thấy một sự bao trùm về không gian, thời gian, lịch sử… rộng lớn của một cuốn tiểu thuyết trường thiên” [115, tr.105]. Vậy thì, dung lượng (ở đây là sự giới hạn về số trang) tỷ lệ nghịch với những giá trị biểu đạt, với sức dung chứa, với những tầng nghĩa mà nhà văn muốn biểu đạt. Điều quan trọng là ở lối viết và khả năng sáng tạo các thủ pháp nghệ thuật của nhà văn. Từ trước đến nay những phát biểu liên quan đến lý thuyết truyện ngắn rất nhiều nhưng không dễ tìm được một định nghĩa thống nhất. Lý giải thực tế này, nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng: “do năng lực ôm chứa của truyện ngắn ngày càng tỏ ra vô tận nên thể tài này trong những năm gần đây đã mang một tầm vóc lớn lao về tư tưởng và nghệ thật rất đáng nể trọng. Và đó là nguyên nhân khiến co những định nghĩa về nó trong các sách giáo khoa kinh điển đã trở nên bất cập” [135, tr.204 205]. Một phương diện cần phải nói tới là dù tồn tại như một thể loại độc lập nhưng những vấn đề cơ bản của truyện ngắn cũng có thể nằm trong phạm trù tiểu thuyết. Bakhtin khi đề cập đến những vấn đề thi pháp tiểu thuyết thì cũng bao hàm trong đó cả những vấn đề thuộc về truyện ngắn. Trong công trình Những vấn đề thi pháp của truyện (Nguyễn Thái Hòa) khi phân chia các thể loại truyện thì thể loại tiểu thuyết đã bao gồm cả truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “truyện ngắn là một thể loại rất động. Nó không tự nhốt mình trong một khuôn phép nào (và có lẽ ở đây một lần nữa ta lại thấy sự giao thoa giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, không có ranh giới tuyệt đối giữa hai thứ đó)” [115, tr.27]. Bởi vậy, tìm hiểu truyện ngắn từ góc độ thể loại, một mặt, chúng tôi hướng tới việc đi tìm những đặc trưng của thể loại truyện ngắn trên cơ sở soi chiếu thực tiễn và thi pháp sáng tác 14 truyện ngắn Việt Nam đương đại; mặt khác, sẽ không tránh khỏi việc xem xét truyện ngắn trong những mối liên quan với tiểu thuyết từ thực tiễn sáng tác thể loại truyện ngắn trong một bối cảnh cụ thể là văn học Việt Nam từ thời kỳ đổi mới. Đã có nhiều ý kiến bàn về đặc trưng thể loại cũng như những chia sẻ về nghệ thuật và kinh nghiệm viết truyện ngắn. Bên cạnh đó, từ thực tiễn khảo sát truyện ngắn, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã có những đúc kết quan trọng ở phương diện lý thuyết. Những quy ước nghệ thuật đó là cơ sở để chúng tôi tham chiếu khi nghiên cứu sự vận động của thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học hôm nay. 1.2.2. Các công trình, bài viết đề cập đến truyện ngắn từ sau 1986 1.2.2.1 Những vấn đề chung Sau 1986 cùng với sự xuất hiện đông đảo đội ngũ những người viết truyện ngắn với sự thay đổi trong lối viết đã có nhiều công trình lựa chọn truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn đổi mới làm đối tượng nghiên cứu. Khảo sát truyện ngắn thời kỳ đổi mới, các nhà nghiên cứu, phê bình đã tiếp cận với nhiều phương diện của thể loại. Nhiều cuộc tranh luận xung quanh các vấn đề của truyện ngắn, các tác phẩm cụ thể đã diễn ra tạo nên một đời sống văn học sôi động. Các công trình nghiên cứu về sự vận động của truyện ngắn thời kỳ đổi mới đã giúp người đọc thấy được những bước đi của thể loại trong tiến trình văn học dân tộc. Ngoài các công trình chuyên biệt về thể loại truyện ngắn như luận án tiến sĩ của Lê Thị Hường hoàn thành năm 1995 Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 -1995 [74]; các công trình, chuyên luận như Bình luận truyện ngắn (Bùi Việt Thắng) [152], Truyện ngắn Việt Nam lịch sử, thi pháp, chân dung (Nhiều tác giả) [125]; Truyện ngắn - Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng) [153] đã có nhiều bài viết quan tâm nghiên cứu nhiều vấn đề của truyện ngắn. Các công trình, bài viết ở nhiều góc độ đã đề cập đến thành tựu của truyện ngắn sau 1975, những đóng góp và thách thức của thể loại trong đời sống văn học đương đại. Tìm hiểu sự vận động của truyện ngắn trong dòng chảy của văn học 15 những thập niên cuối thế kỷ XX, nhiều người có đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong việc ghi nhận vị trí quan trọng của truyện ngắn đối với quá trình đổi mới văn học đương đại: “Không quá khi nói rằng độ khoảng mười năm qua (10 năm đầu thời kỳ đổi mới – tác giả luận án) là thời kỳ hưng thịnh của truyện ngắn… truyện ngắn đang thăng hoa” [152, tr.177]. Cùng với các công trình mang tính tổng quan về văn xuôi trong đó có đề cập đến thể loại truyện ngắn Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 những đổi mới cơ bản (Nguyễn Thị Bình) [13] là các bài viết khảo sát quá trình vận động của văn xuôi nói chung và thể loại truyện ngắn nói riêng ở từng giai đoạn, từng thời kỳ và trong từng năm: Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 (Bích Thu) [161], Từ một góc nhìn về sự vận động của truyện ngắn chiến tranh (Tôn Phương Lan) [81], Trong tấm gương của thể loại nhỏ (Bùi Việt Thắng) [152] Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay (Phạm Xuân Nguyên) [101], Truyện ngắn nhìn từ trong nguồn mạch (Lại Văn Hùng) [69], Nhìn lại văn xuôi 1992 (Mai Hương) [73], Sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới (Lý Hoài Thu) [164], Truyện ngắn hiện nay, sức mạnh và hạn chế (Nguyên Ngọc) [99],…Đa phần các bài viết có chung quan điểm trong việc ghi nhận vị trí quan trọng của truyện ngắn đối với quá trình đổi mới văn học đương đại. Khảo sát sự vận động của các thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới Lý Hoài Thu khẳng định đây là thời kỳ truyện ngắn lên ngôi. Cắt nghĩa về điều này, tác giả cho rằng: “Trong nhịp độ của đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép của các phương tiện nghe nhìn, truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả” [164]. Bích Thu trong bài viết Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 [161] đã có một cái nhìn và cách đánh giá khá toàn diện về truyện ngắn sau 1975 từ việc khảo sát truyện ngắn trên các phương diện cốt truyện, kết cấu, quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ trần thuật. Một trong những “mảnh đất ươm mầm” các cây bút truyện ngắn là các cuộc thi truyện ngắn liên tục được tổ chức trên các báo và tạp chí. Bên cạnh việc tham dự của nhà văn là sự quan tâm của các nhà phê bình. Ngay sau khi các tác phẩm được đăng tải, nhiều nhà phê bình đã có ý kiến phản hồi tạo nên những hiệu ứng tích cực 16 cho đời sống văn học (các bài viết của Phạm Xuân Nguyên, Lý Hoài Thu, Bùi Việt Thắng, Xuân Thiều, Bùi Hiển: Tản mạn bên lề cuộc thi (Phạm Xuân Nguyên, tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1993), Những truyện ngắn hay (Lý Hoài Thu, tạp chí Văn nghệ quân đội số 12/1993), Một cuộc thi về người lính, vì người lính và vì một nền văn học đổi mới, lành mạnh (Báo cáo tổng kết cuộc thi truyện ngắn 1992 – 1994, tạp chí Văn nghệ quân đội số 10/1994),... Những bài viết này cho thấy gương mặt mới của thể loại trong đời sống văn học đương đại cùng những chuyển biến tích cực so với truyện ngắn giai đoạn trước. Những sáng tác mới của các tác giả trẻ cũng luôn dành được sự chú ý và phản hồi của người đọc. Khi tìm hiểu sáng tác của lớp nhà văn trẻ này, nhiều bài viết một mặt khẳng định những đóng góp và sáng tạo mới, mặt khác còn đề cập đến những thách thức trong sáng tạo nghệ thuật ở họ (Văn trẻ - phía trước và hy vọng, Khi người ta trẻ I, Khi người ta trẻ II, Bắt mạch văn trẻ (Bùi Việt Thắng) [152]. Cùng với tạp chí Văn nghệ quân đội, báo Văn nghệ, báo Văn nghệ trẻ,… là những cái nôi cho sự xuất hiện của các truyện ngắn, nhất là truyện ngắn của các tác giả trẻ. Đồng hành với sáng tác của các cây bút trẻ, với các sáng tác mới là việc đăng tải các bài phê bình cập nhật về sáng tác của họ. Sự xuất hiện của các tập Truyện ngắn 8X và Vũ điệu thân gầy đã dấy lên những tranh luận trên văn đàn. Từng có những cuộc hội thảo, tọa đàm về sáng tác của những cây bút thế hệ 8X (tọa đàm về hai tập truyện ngắn Vũ điệu thân gầy và Truyện ngắn 8X do Ban công tác Nhà văn trẻ tổ chức ngày 28/6/2007 tại Hà Nội). Điều này cho thấy ý thức và nhu cầu được viết đúng bản ngã của người viết và sự quan tâm của bạn đọc đối với một thế hệ viết mới. Phần lớn các ý kiến đều hướng tới việc lý giải những vấn đề trong sáng tác trẻ như: nhà văn trẻ và câu chuyện thế hệ, vấn đề vốn sống với nhà văn trẻ, việc lựa chọn đề tài và lối viết, những hạn chế, căn bệnh của người viết trẻ cũng được chỉ ra. Truyện ngắn từ phương diện thể loại cũng đã ít nhiều được các tác giả, các nhà nghiên cứu đề cập đến, ở các phương diện: những đổi mới trong tư duy thể loại, những cách tân trong nghệ thuật tự sự của các cây bút truyện ngắn. Sự có mặt của hình thức truyện rất ngắn (còn gọi là truyện ngắn mi ni) cũng không nằm ngoài sự quan tâm nghiên cứu 17 của giới nghiên cứu, phê bình văn học. Tìm hiểu truyện ngắn sau 1975 các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý đến sự hiện diện của thể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn học và coi đó như một nhu cầu tất yếu xuất phát từ cả chủ thể sáng tạo và đối tượng tiếp nhận. Nhiều tác giả đã dành sự quan tâm cho thể loại này như Đặng Anh Đào với Truyện cực ngắn [33], Nguyên Ngọc với Truyện rất ngắn – tác phẩm nghệ thuật, Lê Dục Tú với Thể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn học đương đại [174]. Theo dõi tình hình nghiên cứu truyện ngắn đổi mới, có thể thấy, đa phần các ý kiến đều thống nhất cho rằng: “Truyện ngắn Việt Nam đang có những chuyển đổi mạnh mẽ, đang được mùa, “thăng hoa” và đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn học đương đại. Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cùng với sự vận động của thể loại, truyện ngắn thời kỳ đổi mới (từ những hiện tượng đến những vấn đề đặt ra trong từng tác giả, tác phẩm cụ thể) đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Bên cạnh cách tiếp cận từ đề tài sáng tác (truyện ngắn chiến tranh, hôn nhân và tình yêu, vấn đề gia đình, đề tài người lính, truyện ngắn viết về nông thôn, truyện ngắn miền núi, giới tình và tình dục) là những hướng tiếp cận về sự đổi mới hình thức thể loại, về nghệ thuật tự sự. 1.2.2.2 Tiếp cận từ những hiện tượng Trong suốt hơn hai mươi năm đổi mới, đời sống thể loại truyện ngắn đã có một số hiện tượng đáng chú ý. Văn đàn những năm cuối thập kỷ tám mươi từng dấy lên cuộc tranh luận về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, ngay từ trước đó, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã gây được chú ý. Cùng với những tuyên ngôn nghệ thuật, đặc biệt bài viết “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, nhiều sáng tác của ông như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát đã cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong tư duy nghệ thuật. Nhiều bài viết đánh giá cao những cách tân nghệ thuật và khẳng định đóng góp của Nguyễn Minh Châu trên tiến trình đổi mới văn học những năm sau chiến tranh (Đọc Nguyễn Minh Châu (từ Bức tranh đến Phiên chợ Giát) - Hoàng Ngọc Hiến [56]), Đọc Phiên chợ 18 Giát của Nguyễn Minh Châu (Đỗ Đức Hiểu) [63]. Đọc Phiên chợ Giát, Đỗ Đức Hiểu nhận định: “Phiên chợ Giát là một truyện mở; từ cái lô gic của ngôn ngữ trên bề mặt, truyện đi tới ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ biểu tượng, xiêu vẹo, những ảo giác, với những cơn sốc, những nghịch lý, tức là một thế giới quyện nhòe của hư và thực, đó là những ký hiệu riêng của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn này. Truyện không khép kín ở một ý nghĩa nào, nó mở ra cho mỗi nhóm người đọc một chân trời, người đọc tham dự vào văn học” [63, tr.381]. Phạm Vĩnh Cư nhận thấy tư duy tiểu thuyết đã làm nên những thay đổi đáng kể ở cây bút này (Về những yếu tố tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu) [26]. Trong cuộc hội thảo kỷ niệm 1 năm và 5 năm ngày mất của ông, nhiều tham luận đã đánh giá cao vai trò của Nguyễn Minh Châu ở tư cách người mở đường cho sự đổi mới văn học mà cũng có thể coi là đổi mới truyện ngắn. Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Ngay khi công bố tác phẩm, đã có những dư luận trái chiều về sáng tác của ông. Năm 1987, truyện ngắn Tướng về hưu xuất hiện, tiếp sau đó là các truyện ngắn Con gái thủy thần, Không có vua, Những ngọn gió Hua Tát và nhất là chùm truyện ngắn lịch sử Vàng lửa, Kiếm sắc và Phẩm tiết. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã dấy lên những cuộc tranh luận trên văn đàn với những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Xung quanh cuộc tranh luận này đã có nhiều bài viết đáng chú ý: Có nghệ thuật Ba - rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không?, Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp (Tạ Ngọc Liễn), Đọc văn phải khác với đọc sử (Lại Nguyên Ân), Có một cách đọc “Vàng lửa” (Đỗ Văn Khang), “Đọc” Nguyễn Huy Thiệp (Văn Tâm), Khi ông tướng về hưu xuất hiện (Đặng Anh Đào). Các bài viết quan trọng về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp được tập hợp giới thiệu trong Nguyễn Huy Thiệp tác phẩm và dư luận và Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Phần lớn các ý kiến đều ghi nhận những đóng góp nổi bật của Nguyễn Huy Thiệp, về cái mới trong sáng tác của ông từ cách tiếp cận đề tài, xử lý chất liệu hiện thực đến đổi mới bút pháp. Dù có những ý kiến, chỉ trích, phê phán truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhưng đa phần lại thừa nhận tài năng của tác giả. Các bài viết chủ yếu tập trung vào 19 việc tìm hiểu những cách tân nghệ thuật truyện ngắn của ông trong việc tìm tòi, tiếp cận và xử lý chất liệu hiện thực (trong đó có hiện thực huyền ảo), về “quyền” được hư cấu ở mức độ nào của người viết truyện ngắn lịch sử. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp đã làm dậy sóng văn đàn và khơi mở một cách viết mới về đề tài lịch sử. Hiện tượng truyện ngắn nữ vào nửa cuối thập niên 80 và trong suốt thập niên 90 cũng gây được sự chú ý của người đọc và giới nghiên cứu phê bình. Có thể thấy phần lớn các cây bút nữ đương đại thường chọn truyện ngắn để thử sức và dấn thân, được độc giả nhìn nhận như những cây bút truyện ngắn và nhiều người trong số họ cũng sớm thành danh ở thể loại này. Đây được coi là thời kỳ thăng hoa của truyện ngắn nữ, là giai đoạn “âm thịnh”. Những cây bút như Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh,… đã sớm thành danh trên văn đàn, sáng tác của họ đã tạo được dư luận, gây được sự chú ý của độc giả bởi cách đặt và xử lý vấn đề, bởi những quan niệm mới mẻ, táo bạo về nhân sinh. Xung quanh hiện tượng này đã có nhiều ý kiến, phân tích lý giải. Tạp chí Văn học số 6/1996 đăng tải tường thuật buổi tọa đàm Phụ nữ và sáng tác văn chương [120] trong đó tập trung ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình lẫn sáng tác như Đặng Anh Đào, Lê Minh Khuê, Lại Nguyên Ân, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí Nhàn. Các ý kiến tập trung lý giải sự xuất hiện đông đảo các cây bút truyện ngắn nữ sau 1975 cũng như những đổi mới về hướng tiếp cận đời sống và phương thức thể hiện trong sáng tác của họ. Đồng thời, có rất nhiều bài viết lựa chọn văn xuôi nữ, truyện ngắn nữ làm đối tượng khảo sát: Văn xuôi của phái đẹp (Bích Thu) [162], Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại (Nguyễn Thị Bình) [12], Phác thảo vài nét về diện mạo truyện ngắn đương đại và sự góp mặt của một số cây bút nữ (Nguyễn Thị Thành Thắng) [156],… Từ những góc độ khác nhau, các tác giả đã có sự nhìn nhận trên nhiều bình diện của truyện ngắn các cây bút nữ, đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của họ. Các bài viết khẳng định sự tiếp nối về đội ngũ cũng như những đặc điểm của giới tính bộc lộ qua cách nhìn hiện thực và con người. Những năm gần đây trong đời sống lý luận phê bình văn học đang hình thành xu hướng tiếp cận sáng tác của các cây bút nữ, của truyện ngắn nữ từ góc độ nữ quyền luận. Trên 20 thế giới, việc áp dụng lý thuyết nữ quyền vào nghiên cứu sáng tác của các cây bút nữ đã có ở nhiều nước phương Tây như Pháp, Mỹ - nơi mà phong trào đấu tranh cho nữ quyền đã trở thành một xu hướng chính trị có ảnh hưởng rộng rãi trong đời sống. Ở Việt Nam tình hình có khác vì việc đấu tranh cho nữ quyền không trở thành một hiện tượng có ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên một số bài viết cũng đã bước đầu tiếp cận với sáng tác của các cây bút nữ từ lý thuyết này. Cũng cần lưu ý một thực tế là khi tiếp cận với sáng tác văn học Việt Nam từ lý thuyết phương Tây đã có những công trình, bài viết ứng dụng có hiệu quả các lý thuyết vào nghiên cứu thực tiễn (lý thuyết tiếp nhận) nhưng cũng có trường hợp không tránh khỏi khiên cưỡng và vì thế chưa có được kết quả khả quan. Đầu thế kỷ XXI, cùng với những chuyển động của đời sống văn học là hiện tượng Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, truyện ngắn 8X. Cánh đồng bất tận in lần đầu trên báo Văn nghệ năm 2005 và được trao tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006. Ngay từ khi xuất hiện, truyện ngắn này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người phê bình, nghiên cứu cũng như người đọc, được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh, được chuyển ngữ ra nhiều thứ tiếng và xuất bản ở nước ngoài. Từng có nhiều tập truyện ngắn trước đó nhưng đến Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá ngoạn mục với cách viết táo bạo. Dù có nhiều luồng ý kiến xung quanh nó nhưng dư luận nhìn chung đánh giá cao Cánh đồng bất tận: những nỗi đau, bất hạnh của con người, những thực trạng đời sống được Nguyễn Ngọc Tư khai thác đến tối đa, đẩy đến tận cùng nhưng tác phẩm lại thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Bên cạnh đó những thành công trong nghệ thuật tự sự như thay đổi bút pháp và giọng điệu, nghệ thuật kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm cũng được ghi nhận. Năm 2005, tập truyện Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu được xuất bản và ngay lập tức nhận được những luồng dư luận trái chiều. Các ý kiến tập trung vào truyện ngắn Bóng đè – tác phẩm được lấy làm tên chung cho cả tập. Một bộ phận người đọc đánh giá cao truyện ngắn, cho rằng đây là một tác phẩm hay cả về nội dung và lối viết (ý kiến của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên, Nguyên Ngọc). Một bộ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan