Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tự chủ tài chính ở học viện chính trị quốc gia hồ chí minh...

Tài liệu Tự chủ tài chính ở học viện chính trị quốc gia hồ chí minh

.PDF
199
505
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN CHÍ HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN CHÍ HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: quản lý công Mã số: 62340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN 2. TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền Nguyễn Chí Hướng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. NCS xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy về sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình làm luận án. Xin gửi lời cảm ơn tới Thầy Hiệu trưởng, các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung, các thầy cô giáo Khoa Khoa học quản lý đã giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc để luận án được hoàn thiện. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, hướng dẫn quy trình thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin được cảm ơn Học viện Chính trị quốc Hồ Chí Minh, Vụ Kế hoạch Tài chính và Văn phòng Học viện Chính trị quốc Hồ Chí Minh, cảm ơn những đồng nghiệp đã giúp tôi có những thông tin quý báu và cần thiết cho việc phân tích, đánh giá và hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Nghiên cứu sinh Nguyễn Chí Hướng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... iii LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT ........................................................................ x DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................xiii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 5. Ý nghĩa của luận án và dự kiến các kết quả đạt được ............................ 6 6. Kết cấu chung của luận án ....................................................................... 8 CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........... 9 1.1. Những nghiên cứu trong nước về tự chủ tài chính............................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về tự chủ và tự chủ đại học .................................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập ......................................................................................................................... 10 1.1.3. Những nghiên cứu về điều kiện thực hiện tự chủ tài chính ................ 11 1.2. Những nghiên cứu ngoài nước về điều kiện thực hiện tự chủ tài chính ................................................................................................................................ 15 1.3. Đánh giá chung về những điểm thống nhất và khoảng trống cần nghiên cứu về tự chủ tài chính tại Học viện ......................................................... 16 1.3.1. Những điểm đã thống nhất về tự chủ tài chính .................................. 16 1.3.2. Khoảng trống cần nghiên cứu về tự chủ tài chính .............................. 16 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở HỌC VIỆN ............................................................................................................... 19 2.1. Một số tiêu chí cơ bản và phương pháp đánh giá về hiệu quả công tác tự chủ tài chính...................................................................................................... 19 2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................... 21 2.3. Đề xuất mô hình lý thuyết nghiên cứu tại các đơn vị thuộc Học viện23 2.4. Thiết kế phương pháp nghiên cứu ...................................................... 24 2.4.1. Xác định mẫu nghiên cứu .................................................................. 24 2.4.2. Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu ..................................... 25 2.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................ 26 Kết luận chương 2 ...................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ................................................................. 29 3.1. Đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................... 29 3.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 29 3.1.2. Đặc trưng của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ................................................................................................................... 29 3.1.3. Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập ............................................ 30 3.2. Tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập .............................. 31 3.2.1. Nội dung và các mức độ tự chủ tài chính........................................... 31 3.2.2. Các nguyên tắc tự chủ tài chính ......................................................... 33 3.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tự chủ tài chính ....................................... 35 3.2.4 Các công cụ thực hiện tự chủ tài chính………………………………38 3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................................................................................ 44 3.3.1. Nhân tố khách quan: ......................................................................... 44 3.3.2. Nhân tố chủ quan: ............................................................................. 48 Kết luận chương 3 ...................................................................................... 50 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009-2016 ................................... 51 4.1. Khái quát về Học viện ......................................................................... 51 4.1.1. Tổ chức bộ máy ................................................................................ 52 4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ...................................................... 53 4.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc. ............................... 55 4.2. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của Học viện.......... 57 4.2.1 Hệ thống văn bản nhà nước ................................................................ 57 4.2.2. Hệ thống văn bản nội bộ ................................................................... 61 4.3. Thực trạng tự chủ tài chính ở Học viện .............................................. 62 4.3.1. Nguồn thu ......................................................................................... 62 4.3.2. Các nguyên tắc thực hiện tự chủ tài chính ở Học viện ....................... 64 4.3.3. Các tiêu chí ảnh hưởng đến tự chủ tài chính ở Học viện .................... 66 4.4. Phân tích mô tả các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính tại Học viện ................................................................................................................................ 69 4.4.1. Mô tả thông tin chung của mẫu khảo sát ........................................... 69 4.4.2. Phân tích các nhân tố chủ quan ......................................................... 71 4.5. Phân tích định lượng mối liên hệ giữa điều kiện thực hiện tự chủ tài chính với mức độ tự chủ tài chính tại Học viện ................................................... 74 4.5.1. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo điều kiện thực hiện tự chủ tài chính74 4.5.2. Phân tích nhân tố khám phá điều kiện thực hiện tự chủ tài chính ...... 75 4.5.3.Phân tích hồi quy ............................................................................... 77 4.6. Phân tích định lượng hiệu quả tự chủ tài chính với mức độ tự chủ tài chính ...................................................................................................................... 81 4.6.1. Phân tích hiệu quả công tác tự chủ tài chính trước và sau khi thực hiện tự chủ tài chính tại Học viện .................................................................................. 81 4.6.2. Xem xét sự khác biệt về hiệu quả công tác tự chủ tài chính tại các đơn vị thuộc Học viện .................................................................................................. 84 4.6.3. Phân tích mối liên hệ giữa mức độ tự chủ tài chính và hiệu quả công tác tự chủ tài chính của Học viện ........................................................................... 87 4.7. Đánh giá chung về thực trạng tự chủ tài chính và hiệu quả công tác tự chủ tài chính ở Học viện ................................................................................... 89 4.7.1. Một số kết luận nghiên cứu ............................................................... 89 4.7.2. Các kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính ở Học viện ................................................................................................................ 92 4.7.3. Những hạn chế trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính ở Học viện 96 4.7.4. Nguyên nhân ................................................................................... 100 Kết luận chương 4 .................................................................................... 102 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................................................................ 103 5.1. Phương hướng nâng cao tự chủ tài chính ở Học viện ...................... 103 5.2 Giải pháp nâng cao tự chủ tài chính ở Học viện tầm nhìn đến năm 2030 ...................................................................................................................... 105 5.2.1. Thiết lập bộ công cụ đánh giá và quản lý theo phương pháp đánh giá đầu ra và hiệu quả của hoạt động ......................................................................... 105 5.2.2. Thực hiện công khai minh bạch tài chính, khuyến khích đổi mới và các phương pháp giảng dạy hiện đại hiệu quả đồng thời xây dựng hệ thống thanh tra kiểm soát nội bộ hiệu quả. ................................................................................... 111 5.2.3. Thực hiện phân cấp tạo động lực cho các đơn vị cấp dưới quản lý theo kết quả đầu ra ...................................................................................................... 113 5.2.4. Xây dựng hệ thống văn bản nội bộ hướng dẫn thực hiện chế độ thu chi, lập ngân sách, các mẫu bảng biểu, qui trình quản lý khấu hao tài sản, trích lập Quỹ, mức độ tự quyết tài chính .................................................................................... 116 5.2.5. Thiết lập hệ thống văn bản nội bộ qui định các mức chi và cơ chế khuyến khích giảng viên, cán bộ tận dụng nguồn lực nâng cao hiệu quả và nguồn thu cho Học viện. ................................................................................................ 119 5.3. Khuyến nghị khung pháp lý nâng cao tự chủ tài chính ở Học viện tầm nhìn đến năm 2030 .............................................................................................. 121 5.3.1. Xây dựng một văn bản riêng cho hoạt động tự chủ tài chính của Học viện dựa trên nghị định 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ. ..................................... 121 5.3.2. Đề xuất mở ngành chuyên sâu (chủ yếu là những chuyên ngành riêng có của Học viện thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị ): .............................. 131 5.3.3. Có cơ chế để Học viện có thể tham gia bình đẳng vào hệ thống đánh giá, thẩm định trong nước và quốc tế theo ngành đào tạo. Tham gia đấu thầu các dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. ...................................................... 132 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................... xv DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ xvi PHỤ LỤC .............................................................................................................. xxvi PHỤ LỤC 1: .......................................................................................................... xxvii BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU TỰ CHỦ TÀI CHÍNH .............................................. xxvii PHỤ LỤC 2: ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO........................................................... xxxviii PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ............................................... xliv PHỤ LỤC 4: HỒI QUY ĐIỀU KIỆN – MỨC ĐỘ TỰ CHỦ .................................... liv PHỤ LỤC 5: SỰ KHÁC BIỆT HIÊU QUẢ TỰ CHỦ GIỮA CÁC ĐƠN VỊ (ANOVA)............................................................................................................... lviii PHỤ LỤC 6: HỒI QUY MỨC ĐỘ TỰ CHỦ - HIỆU QUẢ TỰ CHỦ ....................... lxi DANH MỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT HVCTQG Học viện Chính trị quốc gia HCM Hồ Chí Minh ĐVTV Đơn vị thành viên TCTC Tự chủ tài chính NSNN Ngân sách nhà nước ĐVDT Đơn vị dự toán MDTCTC Mức độ tự chủ tài chính HQCTTC Hiệu quả công tác tài chính MDTCTCQD Mức độ tự chủ tài chính quy đổi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng chấm điểm đánh giá hiệu quả tự chủ tài chính ................................ 20 Bảng 2.2: Liệt kê các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính đề xuất........................... 22 Bảng 4.1: Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Học viện .......................................... 56 Bảng 4.2: Tóm lược và đánh giá điều kiện về chủ trương, chính sách ..................... 62 Bảng 4.3. Các khoản thu sự nghiệp tại các đơn vị thuộc Học viện ........................... 63 Bảng 4.4: Tổng hợp phân phối kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi tại các đơn vị trực thuộc Học viện trong cả giai đoạn 2009 - 2016........................................ 65 Bảng 4.5: Số liệu đội ngũ cán bộ hiện nay của các đơn vị thuộc Học viện .............. 67 Bảng 4.6: Cơ sở vật chất của các đơn vị trực thuộc Học viện .................................. 68 Bảng 4.7: Mô tả cơ cấu mẫu tại các Học viện .......................................................... 70 Bảng 4.8: Mô tả thành phần tham gia tại các học viện ............................................. 70 Bảng 4.9: Mô tả giới tính của mẫu .......................................................................... 71 Bảng 4.10: Mô tả thâm niên công tác ........................................................................ 71 Bảng 4.11: Khảo sát về năng lực quản lý................................................................... 71 Bảng 4.12: Khảo sát về cơ sở vật chất ....................................................................... 72 Bảng 4.13: Khảo sát về trình độ cán bộ ..................................................................... 72 Bảng 4.14: Khảo sát về cơ chế chính sách ................................................................. 73 Bảng 4.15: Khảo sát tổ chức bộ máy, biên chế .......................................................... 73 Bảng 4.16: Khảo sát về chức năng nhiệm vụ ............................................................. 74 Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả độ tin cậy thang đo ...................................................... 75 Bảng 4.18: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2........................ 75 Bảng 4.19: Biến nhập/ Biến loại bỏ - Variables Entered/Removeda ........................... 77 Bảng 4.20: Diễn giải các điều kiện tác động .............................................................. 78 Bảng 4.21: Đánh giá hiệu quả tự công tác chủ tài chính ............................................ 82 Bảng 4.22: Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các đơn vị thuộc Học Viện .............. 84 Bảng 4.23: Tổng hợp kết quả so sánh giữa các đơn vị thuộc Học viện ...................... 86 Bảng 4.24: Biến thực hiện và loại bỏ - Variables Entered/Removeda ......................... 87 Bảng 4.25: Biến thực hiện và loại bỏ - Variables Entered/Removeda ......................... 88 Bảng 4.26: Mức độ gia tăng các điều kiện để mức độ tự chủ tăng 1% ....................... 90 Bảng 4.27: Chênh lệch thu chi giai đoạn 2009-2015 của các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ............................................... 94 Bảng 4.28: Tổng hợp hệ số thu nhập tăng thêm từ năm 2009-2015 của các đơn vị dự toán trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh....................... 94 Bảng 5.1: Mô hình bảng điểm cân bằng cho Học viện ........................................... 107 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình mối liên hệ giữa các yếu tố với cơ chế hoạt động, quản lý của trường đại học công lập ........................................................................... 12 Hình 1.2: Các điều kiện thực hiện tự chủ tài chính đại học...................................... 13 Hình 1.3: Các điều kiện ảnh hưởng tới tự chủ tài chính các trường đại học ............. 16 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 23 Hình 4.1: Mô hình tổ chức bộ máy Học viện .......................................................... 52 Hình 4.2: Tỷ lệ % ảnh hưởng của các điều kiện tới mức độ tự chủ tài chính ........... 80 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong thời gian qua và những năm tiếp theo, thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng tại các đơn vị sự nghiệp công lập là hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, mang tính khách quan, đó là sự kết hợp giữa vai trò quản lý của nhà nước với vận dụng phù hợp thể chế kinh tế thị trường trong hoạt động dịch vụ công đối với lĩnh vực giáo dục-đào tạo. Đây cũng là một khâu trung tâm, then chốt đảm bảo cho giáo dục-đào tạo phát triển năng động, hiệu quả, nâng cao chất lượng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, để tạo ra những đơn vị sự nghiệp công hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ mang lại quyền lợi cho người lao động, các đơn vị và cá nhân thụ hưởng dịch vụ công cả về lợi ích trước mắt và tương lai lâu dài mang tính ổn định, bền vững. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Học viện) là một đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đơn vị có cơ chế hoạt động đặc thù vừa chịu sự quản lý, phân công nhiệm vụ của Đảng vừa chịu sự chi phối, quản lý các hoạt động tài chính của Nhà nước. Về chức năng nhiệm vụ, Học viện chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản quy định nội bộ khối cơ quan Đảng và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Về Tổ chức bộ máy, Học viện vừa chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với các cơ quan Đảng; vừa chấp hành các văn bản thể chế hóa các quy định của Pháp luật đối với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Chính phủ và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về Quản lý tài chính, Học viện chịu sự điều chỉnh của các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý tài chính do Chính phủ ban hành như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, Luật đầu tư công, … Trên thực tế, Học viện bước đầu thực hiện tự chủ tài chính theo sự điều chỉnh của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ từ năm 2009. Sau gần 10 năm thực hiện tự chủ tài chính, hầu hết các đơn vị trong hệ thống Học viện có mức độ tự chủ tài chính vẫn còn thấp so với mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự 2 chủ tài chính chưa đi liền với tự chủ về nhiệm vụ đào tạo, cơ cấu tổ chức, biên chế dẫn đến tình trạng thiếu chủ động trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính. Do mới được tách ra từ ngân sách Đảng (năm 2006 ) nên công tác kiểm tra, giám sát, phân cấp quản lý tài chính của Học viện phần lớn được tổ chức và thực hiện theo cơ chế cũ, vẫn còn nhiều bất cập. Quản lý tài chính chủ yếu là kiểm soát đầu vào không khuyến khích được việc nâng cao chất lượng dịch vụ, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động và đối tượng thụ hưởng dịch vụ, chưa thực hiện đổi mới theo hướng quản lý tài chính theo kết quả, đầu ra. Cùng với đó Nghị Định 16/2015/NĐ-CP về tự chủ tài chính ra đời khẳng định phương hướng trao quyền tự chủ ngày càng lớn cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc chuyển đổi mạnh mẽ các cơ sở dịch vụ công lập với phương pháp tính giá dựa trên đầu vào sang tính giá dịch vụ đầu ra đòi hỏi các đơn vị phải chuyển dịch và vận động thích ứng với cơ chế mới. Chính vì lẽ đó, để thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển dịch vụ, các đơn vị sự nghiệp công trong đó có Học viện đều phải đi theo xu thế tự chủ tài chính như một yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý tài chính của mỗi đơn vị với mô hình hoạt động khác nhau, diễn ra ở mức độ khác nhau, theo các lộ trình khác nhau và kết quả thu được về tự chủ tài chính cũng khác nhau. Trong bối cảnh ra đời Nghị định 16/2015/NĐ-CP đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng để chỉ ra mô hình tự chủ tài chính phù hợp nhất đối với từng đơn vị, từng bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ nói chung đối với các đơn vị sự nghiệp công là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, Tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết về khái niệm và đặc trưng chung của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các nội dung, nguyên tắc và tiêu chí của tự chủ tài chính. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự chủ tài chính. Hành lang pháp lý của hoạt động tự chủ tài chính từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị pháp lý và các giải pháp cho tự chủ tài chính ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trong khuôn khổ của luận án tác giả sẽ nghiên cứu về hành lang pháp lý và các giải pháp nâng cao mức độ tự chủ tài chính cho Học viện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 trong đó mục tiêu đạt được bao gồm: 3 (1) Tự cân đối thu chi hoàn toàn đối với các hoạt động tài chính thu ngoài ngân sách nhà nước. (2) Tự cân đối thu chi một phần đối với hoạt động tài chính từ nguồn thu ngân sách nhà nước. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: Đâu là mô hình tự chủ tài chính phù hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự chủ nói chung với các đơn vị sự nghiệp công? Tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu chính như sau: - Xây dựng khung lý thuyết về tự chủ tài chính phù hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Kinh nghiệm trong và ngoài nước về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công - Thực trạng hoạt động tự chủ tài chính của Học viện từ góc nhìn khuôn khổ pháp lý và thực tế triển khai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm lộ trình thực hiện tự chủ tài chính của Học viện đạt hiệu quả cao trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Tự chủ tài chính củaHọc viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh bao gồm: Học viện chính trị khu vực I,II,III,IV và Học viện trung tâm. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nội dung nghiên cứu: Thực trạng tự chủ tài chính tại Học viện, mức độ tự chủ và điều kiện để triển khai tự chủ tại 5 đơn vị thuộc hệ thống Học viện đồng thời chỉ ra điểm khác biệt mang tính đặc thù về quản lý tài chính giữa các đơn vị và các nguồn tài chính trong và ngoài ngân sách. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2009-2016, đề xuất giải pháp đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Không gian nghiên cứu: Tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và 4 học viện chính trị khu vực trực thuộc là các đơn vị đại diện đặc trưng cho hệ thống đào tạo chính trị của Học viện mang tính đặc thù riêng về cơ chế tài chính. (Trong đó tác giả đã loại trừ hai đơn vị là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Nhà Xuất Bản lý luận Chính Trị vì có sự khác biệt về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động không mang tính đặc trưng, phổ quát về cơ chế tài chính chung của hệ thống Học viện) 4 4. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận nghiên cứu: Tác giả lựa chọn cách tiếp cận tự chủ tài chính tại Học viện thông qua việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các điều kiện tự chủ với mức độ tự chủ tài chính Qui trình nghiên cứu: Xác định Thiết kế, Thu thập Phân tích, Báo cáo vấn đề và mục tiêu, mục đích, phạm vi xác lập các phương pháp, mô hình số liệu xử lý số nghiên cứu liệu các kết quả nghiên cứu và đưa các giải pháp nghiên cứu nghiên cứu đề xuất Trước tiên tác giả xác định rõ mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu sau đó xác lập các phương pháp và mô hình dự kiến để nghiên cứu, thu thập các số liệu nghiên cứu thông qua hệ thống bảng hỏi gửi tới các đối tượng nghiên cứu, thu thập bảng hỏi và phân tích, xử lý số liệu, sau khi có các số liệu thì tác giả mang đối chiếu so sánh đưa ra kết luận nghiên cứu từ đó dùng các kết luận nghiên cứu để đề xuất các giải pháp đạt được mục tiêu nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu Mức độ tự chủ tài chính Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh = f (các điều kiện thực hiện tự chủ) là một hàm tuyến tính. Hiệu quả tự chủ tài chính về mặt chức năng, nhiệm vụ chính trị và các trách nhiệm xã hội được giao = f (Mức độ tự chủ tài chính các học viện trực thuộc Học viện CTQG Hồ Chí MInh) là một hàm phi tuyến tính dạng parabol úp. Mẫu nghiên cứu: Tác giả lựa chọn 03 nhóm đối tượng khảo sát với quy mô mẫu là 323 người theo phương pháp lấy mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện bao gồm: Cán bộ lãnh đạo quản lý: Ban Giám đốc và lãnh đạo cấp vụ (các đơn vị chức năng,Viện, Khoa) tại Học viện Trung tâm và 04 Học viện khu vực I, II, II, IV Cán bộ chuyên viên làm việc tại các đơn vị quản lý tài chính của 5 đơn vị trên. Nhóm khác: Giảng viên, Văn phòng, Quản trị.. 5 Đồng thời để củng cố thêm các quan điểm và cách lựa chọn mô hình nghiên cứu của mình nghiên cứu sinh đã triển khai nghiên cứu sơ bộ. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng bao gồm: Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê và tổng kết thực tiễn, kế thừa những nghiên cứu liên quan cả trong nước và quốc tế. Thu thập số liệu, dữ liệu: Thu thập số liệu: Có hai loại dữ liệu được thu thập trong quá trình nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các nguồn sau: - Các báo cáo của Chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình tự chủ, tự chủ tài chính, cân đối thu chi của các đơn vị sự nghiệp công lập - Các báo cáo nghiên cứu về lĩnh vực tự chủ tài chính. - Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan. - Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về lĩnh vực tự chủ tài chính Dữ liệu sơ cấp, Nghiên cứu sinh đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức sau: - Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tự chủ đại học nhằm xin ý kiến, đánh giá, quan điểm về các vấn đề tự chủ tài chính đặt ra cho Học viện. - Tiến hành thiết kế bảng hỏi và khảo sát thu thập dữ liệu bảng hỏi về mối quan hệ giữa các điều kiện tự chủ tài chính với mức độ tự chủ tài chính, giữa mức độ tự chủ tài chính và hiệu quả tự chủ tài chính ở Học viện. Xử lý dữ liệu: Luận án lựa chọn một số mô hình toán kinh tế để lượng hóa mối quan hệ giữa điều kiện tự chủ tài chính và mức độ tự chủ tài chính; giữa mức độ tự chủ tài chính và hiệu quả công tác tự chủ tài chính bằng phần mềm SPSS theo các quy trình sau: - Thiết kế bảng hỏi và thang đo nghiên cứu 6 - Xác định mẫu nghiên cứu - Triển khai thu thập dữ liệu - Nhập liệu và xử lý cơ bản - Kiểm tra độ tin cậy thang đo - Phân tích nhân tố khám phá - Phân tích phương sai một yếu tố Anova - Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu - Kết luận về kết quả nghiên cứu 5. Ý nghĩa của luận án và dự kiến các kết quả đạt được Về mặt lý luận và học thuật Dựa trên khung lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công và thực tế hoạt động tài chính của Học viện, luận án đã chỉ ra được sự khác biệt về hoạt động tài chính của Học viện (điển hình một đơn vị sự nghiệp của Đảng) so sánh với cơ chế quản lý tài chính hiện hành đối với các đơn vị sự nghiệp công. Luận án đã chỉ ra sự khác biệt và chứng minh rằng có những loại hình đơn vị sự nghiệp công hoạt động với tính chất đặc thù riêng. Những đơn vị này một mặt trong phải cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng thuần túy, đặc thù theo từng đơn vị do Đảng và Nhà nước đặt hàng. Mặt khác, các đơn vị này vẫn cung cấp các hàng hóa dịch vụ công cộng thông thường. Đối với Học viện hàng hóa dịch vụ công cộng thuần túy mang tính đặc thù đó chính là đào tạo các chương trình cao cấp lý luận chính trị, đào tạo cán bộ nguồn cao cấp, các lớp bồi dưỡng về công tác Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận…. Trong khi vẫn cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng thông thường như các cơ sở đào tạo khác là các chương trình đào tạo sau đại học và hệ cử nhân. Luận án cũng đã chỉ ra và lượng hóa được mối tương quan giữa các điều kiện thực hiện tự chủ và mức độ tự chủ tài chính tại hệ thống Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Những đề xuất mới được rút ra từ kết quả nghiên cứu bao gồm: Kiến nghị xây dựng khung pháp lý riêng điều chỉnh thực hiện tự chủ tài chính cho Học viện do chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy mang tính đặc thù; với một số nguyên tắc cơ bản sau: -Đối với những nhiệm vụ chính trị được Ban Tổ chức Trung ương giao trực tiếp cho Học viện thực hiện (Cao cấp chính trị hệ tập trung, bồi dưỡng dự nguồn cao cấp, 7 Bí thư cấp ủy cấp huyện, bồi dưỡng công tác Đảng về Tổ chức, Kiểm tra, Dân vận, Tuyên giáo, cử nhân chính trị… ), hiện nay đang thực hiện cơ chế tài chính lập dự toán theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm; Đây là những hoạt động dịch vụ không thu phí được ngân sách nhà nước đảm bảo 100%, đề xuất xây dựng khung giá theo lộ trình có sự phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước. - Đối với các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu được Ban Tổ chức Trung ương giao cho Học viện (Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung, các lớp bồi dưỡng chức danh thuộc đối tượng 3,4,5), mở lớp tại các đơn vị thuộc hệ thống Học viện, 9 trường bộ ngành, 63 trường Chính trị tại các tỉnh, thành địa phương trong cả nước; có sử dụng ngân sách nhà nước các cấp( bố trí từ ngân sách của đơn vị có đối tượng đi học ); cơ chế tài chính hiện nay chưa qui định mức giá cụ thể và khung giá; đề xuất Học viện được xây dựng khung giá phù hợp theo nguyên tắc hiệu quả đầu ra, đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý theo qui định của pháp luật, được sự đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước. - Đối với hoạt động đào tạo sau đại học: + Đào tạo các chuyên ngành đặc thù: để xây dựng nguồn cán bộ phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu lý luận của hệ thống chính trị như: Chuyên ngành Chủ nghĩa Mác-LêNin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng… sử dụng ngân sách nhà nước; đề xuất xây dựng cơ chế tính giá đầy đủ và cơ cấu nguồn từ 1 phần là ngân sách bố trí trực tiếp cho Học viện, 1 phần là đóng góp của cơ quan cử đi học. -Đối với đào tạo sau đại học theo nhu cầu xã hội và cá nhân đi học: Thực hiện theo cơ chế chung do Bộ Giáo dục và đào tạo qui định. -Đối với các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng không sử dụng ngân sách nhà nước; Học viện tự xác định giá theo nguyên tắc hiệu quả đầu ra, đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý theo qui định của pháp luật về giá. Nâng cao điều kiện năng lực quản lý - Đề xuất thiết lập và áp dụng bộ công cụ đánh giá và quản lý theo phương pháp đánh giá đầu ra và hiệu quả của hoạt động bằng công cụ bảng điểm cân bằng với các chiến lược, mục tiêu và tiêu chí và hoàn toàn mới cho hệ thống Học viện; - Đề xuất tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát bằng cách xây dựng mới hệ thống kiểm toán nội bộ cho Học Viện từ việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy nguồn lực hiện có của Học viện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan