Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Tự nhiên xã hội các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho sự phát triển nông n...

Tài liệu Tự nhiên xã hội các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cho sự phát triển nông nghiệp ven biển tỉnh hà tĩnh

.DOC
39
224
81

Mô tả:

đề tài, luận văn môn tự nhiên xã hội
A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dải ven biển miền Trung Việt Nam đang sở hữu một khu hệ sinh vật khá phong phú về chủng loại và đa dạng về hình thái, thích nghi cao độ với kiểu sinh thái khắc nghiệt tại đây. Nhiều mô hình sinh thái tự nhiên dạng núi cát, rẻo cây chứa đựng trên dưới 100 loài cây thân gỗ có khả năng khoanh nuôi, các vùng rừng ngập mặn, cửa sông, thảm thực vật ven biển,... là môi trường sống cho rất nhiều sinh vật mà nơi khác không có. Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, là một địa bàn nhạy cảm với các biến đổi khí hậu,có 137km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế - xã hội. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho quá trình sản xuất và hoạt động sống của con người. Do dải ven biển là nơi sinh sống của hàng triệu cư dân nghèo, luôn chịu áp lực của sóng gió, cảnh sạt lở bờ nghiêm trọng hàng năm. Nhiều khu dân cư phải di dời do mất đất sống, nhiều bãi biển du lịch vốn nổi tiếng đã mất đi, nhiều thất thoát nhà cửa, tài sản và cả mạng sống đã xảy ra. Mặc dù sự tàn phá hệ sinh thái đã xảy mãnh liệt và triền miên, nhưng vẫn còn những quần thể sinh vật như một minh chứng khoa học và thực tiễn cho những ai quan tâm đến môi trường sinh thái, đồng thời cũng là nơi cung cấp nguồn vật liệu để phục hồi hệ sinh thái ven bờ theo hướng phát triển bền vững. Chính vì vậy, đề tài:“ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH” được thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến khai thác sử dụng dải ven biển cho phát triển nông nghiệp là đòi hỏi hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đặc điểm tự nhiên Hà Tĩnh - Các loại đất dải ven biển (số lượng, đặc điểm, tính chất, sự phân bố) 1 - Các loại cây trồng, vật nuôi chính gắn với các loại sử dụng đất - Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan tới sử dụng dải ven biển cho phát triển nông nghiệp. 3. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu bao gồm 6 huyện và 1 thành phố ven biển của tỉnh Hà Tĩnh là:TP Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Ranh giới vùng nghiên cứu được khoanh vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000 đối với vùng. 4. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường và tác động tới sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh. - Xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả của các phương thức canh tác hiện có ở dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh. - Xác định khả năng khai thác, sử dụng dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh cho phát triển nông nghiệp bền vững. 5. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh đến phát triển nông nghiệp. - Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở dải ven biển Hà Tĩnh. 6. phương pháp nghiên cứu . -Phương pháp kế thừa các thông tin, tư liệu - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nghiên cứu về các loại hình sử dụng đất dải ven biển để xác định khả năng khai thác, sử dụng và cải tạo chúng. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hệ thống, được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các mô hình sử dụng đất và dự báo khả năng sử dụng đất. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở DẢI VEN BIỂN HÀ TĨNH 1. Các yếu tố về tự nhiên Bảng 1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất các huyện, thành phố thuộc vùng nghiên cứu Huyện (ha) Nghi Xuân Can Lộc Thạch Hà Cẩm Xuyên Kỳ Anh TP. Hà Tĩnh Lộc Hà Cộng Diện tích (ha) Cơ cấu sử dụng đất (%) Đất lâm Đất chuyên dùng Đất nông Đất ở 22.004 30.248 35.453 63.643 104.187 5.619 nghiệp 5,49 11,92 11,65 12,47 17,9 2,11 nghiệp 1,85 1,95 2,32 9,62 16,62 0,02 6,13 8,77 10,71 8,61 22,88 2,92 6,59 10,67 12,7 10,32 15,84 6,64 11.853 4,02 0,43 3,18 5,08 273.019 65,56 32,81 57,07 67,84 [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2015] Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17o53'50'' đến 18o45'40'' vĩ độ Bắc; 10505'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An. - Phía Tây giáp Lào. - Phía Đông giáp với biển Đông. - Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình. Hà Tĩnh có thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 11 huyện. Diện tích tự nhiên (DTTN) là 6.055,6 km² (605,56 ha), trong đó 9.200ha đất ở; 122.225ha đất nông nghiệp; 351.266ha đất lâm nghiệp; 44.742ha đất chuyên dùng; 34.616ha đất chưa sử dụng. Số liệu ở bảng 1 cho thấy: các huyện ven biển có diện tích 273.051ha, chiếm 45,52% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp chiếm tới 65,56% và đất lâm nghiệp chiếm 32,81%. Do vậy, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng. Hà Tĩnh có 127km đường quốc lộ 1A, 87km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85km, quốc lộ 12 dài 55km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã - xã hội. 1.1. Đặc điểm địa hình Nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, Hà Tĩnh có địa hình hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối đã tạo nên 137 km bờ biển, có nhiều sông, cửa lạch và các bãi biển đẹp. Địa hình đồi núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, dãy núi phía Tây có độ cao trung bình 1.500 m, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau. Địa hình vùng này dốc thoải từ Tây sang Đông, phần lớn đất đai chua và bị nhiễm mặn. Sản xuất, canh tác vùng này chủ yếu là trồng lúa và màu. Các vùng ven cửa sông, cửa biển chủ yếu là sinh vật mặn, lợ sinh sống, vùng này rất thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Do địa hình dốc nên đất đai phần lớn bị xói mòn, bạc màu, có 4 dạng địa hình sau: Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp nằm dọc biên giới Việt Lào, gồm các núi cao trên 1.000m, trong đó có một số đỉnh cao trên 2.000m như Pulaleng (2.711m), Rào Cỏ (2.335m). Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1.000m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp. Thung lũng kiến tạo - xâm thực: kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu. Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển: dải đồng bằng ven biển hẹp chạy theo quốc lộ 1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Bãi cát chạy dọc suốt 100km ven biển với nhiều cửa lạch tạo thành những điểm du lịch đẹp và nhiều ngư trường có địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn, đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình.. Dải đồng bằng trung du Thanh – Nghệ – Tĩnh được hình thành từ những trầm tích biển tuổi Đệ tứ xen kẽ các suối. Các loại địa hình này đã tạo cho Hà Tĩnh điều kiện phát triển nông nghiệp và nhiều cảnh quan du lịch có giá trị. 1.2. Đặc điểm khí hậu Đặc điểm chung của khí hậu của tỉnh Hà Tĩnh là nóng ẩm, mưa nhiều với 2 mùa rõ rệt. Vùng nghiên cứu là vùng tiếp giáp của 2 chế độ khí hậu: khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu Bắc Trung Bộ, do đó tạo nên chế độ khí hậu phức tạp, thậm chí có phần khắc nghiệt (khí hậu nhiệt đới gió mùa). Chế độ nhiệt: nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Trong năm, nhiệt độ không khí cực đại vào tháng 7 (trung bình 27,6 - 29,7oC) và cực tiểu vào tháng 1 (trung bình 16,5 - 20oC) nếu đi từ Bắc vào Nam. Gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về đến địa phận Hà Tĩnh bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc nên chế độ nhiệt trong vùng phân 2 mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9. Biên độ nhiệt năm từ 9,4 - 12,7oC theo xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm từ 5,7 - 6,2oC. Như vậy, chế độ nhiệt trong vùng phân hoá theo vĩ độ, độ cao và theo mùa phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Chế độ bức xạ: do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên chế độ bức xạ ở đây không dồi dào như vùng Trung và Nam Trung bộ. Tổng lượng bức xạ năm dao động từ 100 - 130 kcal/cm2/năm, tháng 7 có lượng bức xạ cao nhất (15 - 17 kcal/cm2). Hà Tĩnh do có mưa lớn nên lượng bức xạ thấp nhất vùng ven biển Bắc Trung bộ và là khu vực có lượng bức xạ ít của nước ta. Lượng mưa: Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Trung, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2.000mm, cá biệt có nơi trên 3.000mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, 12 ở Hà Tĩnh, lượng mưa ở thời kỳ khô nóng nhất (tháng 6, 7) thấp hơn nhiều so với đầu mùa mưa, số ngày mưa trung bình năm từ 120 - 160 ngày. Độ ẩm không khí trung bình từ: 82 - 87%. Chế độ gió: mùa đông (tháng 9 - tháng 2 năm sau) thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc với tần suất 30 - 40%. Mùa hè thịnh hành gió Đông Nam và Nam với tần suất khoảng 30%. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác: gió Phơn Tây Nam (gió Lào) khô nóng xuất hiện trung bình 40 - 50ngày/năm. Đây là một trong những vùng gió Lào khô nóng xuất hiện nhiều và mạnh nhất ở nước ta. Gió Lào khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8 (mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 7). Dải ven biển Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của bão kéo theo là lũ lụt, ngập úng trầm trọng. Bão bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Theo số liệu thống kê 30 năm (1955 - 1985) có 36 - 43 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ biển các tỉnh khu vực Bắc miền Trung trong đó có Hà Tĩnh. Tháng 8 có nhiều bão nhất với trung bình 11 cơn. Bão thường kèm theo mưa to, gió lớn và gây ra lũ lụt…Ngoài ra, còn xuất hiện các hiện tượng thời tiết khí hậu khác như: sương muối, mưa phùn, dông,... Nhìn chung, điều kiện khí hậu khắc nghiệt của tỉnh Hà Tĩnh nên bắt buộc phải canh tác nhiều loại cây trồng để thích ứng với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là do mùa đông ngắn hơn các tỉnh phía Bắc nên có thể tăng vụ. 1.3. Đặc điểm thủy văn Sông ngòi: hệ thống sông ngòi nhiều nhưng ngắn, dài nhất là sông Ngàn Sâu 131km, ngắn nhất là sông Cày 9km; sông Lam đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37km. Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống: - Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. - Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86km, lưu vực 1.065km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội. - Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển: có 4 cửa biển chính là Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu. Các hồ đập chứa trên 600 triệu m 3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn. Biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi,... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu... Thủy triều: Hà Tĩnh có chế độ nhật triều không đều. Với biên độ triều của các sông vùng hạ du nhỏ nên không xuất hiện vùng nước cao do triều. Nước dâng cao chủ yếu do lũ từ thượng lưu các sông đổ về. Do đó, đầu tư về thuỷ lợi nhằm tiêu thoát lũ là vấn đề cấp thiết. 1.4. Tài nguyên đất dải ven biển Hà Tĩnh Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 64.570 ha được chia thành 3 nhóm: đất cát, đất mặn, đất phèn với 7 loại đất: đất cồn cát trắng vàng (Cc), đất cát biển (C), đất ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi), đất phèn trung bình mặn ít (SMi). a. Nhóm đất cát * Cồn cát trắng vàng (Cc) Đất cồn cát ở dải ven biển Hà Tĩnh có diện tích lớn với 12.340ha (19,11% diện tích tự nhiên). Đất cồn cát phân bố hầu hết ở các huyện thuộc vùng nghiên cứu trừ TP Hà Tĩnh trong đó huyện Thạch Hà có diện tích lớn nhất 3.384 ha chiếm 27,42% diện tích đất cồn cát của vùng. Bảng 2: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất thuộc vùng ven biển Hà Tĩnh Đơn vị : Ha STT I 1 2 II 1 2 3 4 III 1 Ký kiệu Nhóm đất cát C Đất cồn cát Cc Đất cát biển C Nhóm đất mặn M Đất ngập triều NT Đất mặn nhiều Mn Đất mặn trung M bình Đất mặn ít Mi Nhóm đất phèn S Đất phèn TB SM mặn ít i Sông suối Tổng Tên đất Tổng 38.020 12.340 25.680 8.090 2.880 840 1.570 Nghi Xuân 8010 2.110 5.900 450 450 Huyện (thị) Can Lộc Thạch TP. Hà Cẩm Kỳ Anh Lộc Hà Hà Tĩnh Xuyên 1.740 1.755 11.889 1.240 5.890 7.500 600 522 3.384 3.020 2.740 1.140 1.223 8.505 1.240 2870 4.760 928 450 1.998 800 3.460 80 119 891 420 1.010 72 648 120 27 80 63 1.400 2.800 768 232 396 16.450 1.400 2.456 1.094 4.320 1.094 16.450 1.400 2.456 4.320 380 1.290 2.420 930 3.470 1.290 2.420 3.470 2.010 360 105 135 450 960 64.570 9.860 6.850 2.954 20.380 2.530 9.560 15.390 (Nguồn: Viện QH&TKNN, 2010) Cồn cát vàng có màu đặc trưng là màu vàng hoặc màu da cam và có sự phát triển yếu, mức độ ổn định cao hơn, ít di động. Cồn cát trắng gồm những đụn, cồn hoặc lượn sóng và trên xuống dưới là cát, màu xám trắng là chủ đạo. Cồn cát trắng vàng có độ dày lớp cát đến 15 - 20m. Cồn cát trắng có độ phì nhiêu thấp, hàm lượng sét trong đất rất thấp và tăng dần theo độ sâu tầng đất. Đây chính là kết quả của quá trình rửa trôi mạnh theo chiều thẳng đứng. * Đất cát biển (C): Đất cát biển ở vùng nghiên cứu có diện tích 25.680 ha (chiếm 39,77% DTTN), là loại đất chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở tất các các huyện chủ yếu ở huyện Thạch Hà với 8.505ha (chiếm tới 33,12% diện tích), phân bố sâu vào đất liền so với cồn cát, hình thành dải rộng khá bằng phẳng, kéo dài dọc theo quốc lộ 1A. Đất cát biển thường có hạt thô, phân lớp rõ, bề mặt có màu trắng hoặc xám trắng. Đất cát biển có thành phần cơ giới nhẹ trong đó cát chiếm ưu. Nhìn chung, đất cát biển điển hình có phản ứng ít chua (pH KCl 4 - 6), hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt nghèo. Bản đồ Hà Tĩnh b. Nhóm đất mặn Nhóm đất mặn ở Hà Tĩnh có tổng diện tích là 8.090 ha, chiếm 12,52% DTTN. Có 3 loại đất mặn ở vùng ven biển Hà Tĩnh là: Đất mặn ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi). * Đất mặn ngập triều (NT): Diện tích 2.880ha chiếm 33,6% diện tích đất mặn, phân bố ở hầu hết các huyện trừ TP Hà Tĩnh. Là đất thường xuyên ngập nước biển và chỉ thích hợp với cây rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần,... Tuy có diện tích không lớn nhưng vô cùng quan trọng trong việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản. * Đất mặn nhiều (Mn): Đất mặn nhiều có diện tích 840ha (chiếm 10,38% DTTN). Phân bố tập trung ở địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, ảnh hưởng mặn do thủy triều gồm 3 huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh. Đất mặn nhiều có thành phần cơ giới nặng. Phản ứng đất mặn nhiều ở Hà Tĩnh hơi chua. Độ mặn trong đất rất cao, hàm lượng chất hữu cơ, đạm và lân tổng số đều ở mức trung bình. Độc chất trong đất chủ yếu là độ mặn cao và sắt hòa tan khá cao. * Đất mặn trung bình và ít (M và Mi) : Đất mặn trung bình có diện tích 1.570 ha (chiếm 1,94% diện tích tự nhiên), đất mặn ít có diện tích 2.800 ha (chiếm 34,62% diện tích tự nhiên). Phân bố ở các huyện như Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Đây là vùng đất tương đối ổn định, gần khu dân cư, được cải tạo sử dụng nhiều năm, không bị ảnh hưởng của thủy triều. Đất mặn trung bình và ít có thành phần cơ giới là cát pha, thịt nhẹ (tỷ lệ cát 50 76%) nên quá trình giữ nước và chất dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ sét ở tầng đất 36 - 46%. Đất có phản ứng hơi chua (pH 5,8 - 6,6). Độ dẫn điện cũng có những thay đổi theo độ sâu tương quan với phản ứng đất. Hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số trong đất từ trung bình khá . c. Nhóm đất phèn Dải ven biển tỉnh Hà Tĩnh chỉ có đất phèn ít và trung bình, mặn ít (SMi) có diện tích 16.450 ha chiếm 25,47% DTTN vùng nghiên cứu. Đất có phản ứng chua (pH KCl 3,4 - 4,2), độ dẫn điện không cao. Độc Fe lớn với Fe2+ hòa tan 45 - 140 mg/100g đất . 1.5. Vấn đề về môi trường - Nông nghiệp: Dải ven biển Hà Tĩnh có các cây trồng chủ đạo là: lúa, ngô, khoai lang; cây thực phẩm gồm rau, đậu đỗ các loại. Nhóm cây CNNN chủ yếu là lạc, vừng, mía, đậu tương đang có xu hướng tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Cây dài ngày, chủ yếu là các loại cây ăn quả như: cam, chanh... - Lâm nghiệp: Ở vùng sát bờ biển chủ yếu trồng rừng phòng hộ ven biển (đáng chú ý nhất là vùng ven biển Nam Hà Tĩnh trở vào vì ở đây tình trạng cát bay, cát nhảy thường xuyên xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân). Chủng loại cây trồng được lựa chọn cho phát triển rừng trồng ngập mặn và rừng chắn sóng, chắn cát chủ yếu là các loại cây: phi lao, sú vẹt, đước. Các giống phi lao mới của Trung Quốc có độ chịu hạn cao và nhanh lớn đưa vào trồng ở các vùng đất cát ven biển tạo ra hệ thống đai rừng phòng hộ. Theo cục thống kê 1996, Hà Tĩnh đã trồng phục hồi 46ha rừng ngập mặn. Trong giai đoạn 1998-2005, được tổ chức JRC (Chữ thập đỏ Nhật Bản; DRC: Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch) tài trợ, Hà Tĩnh đã trồng mới được 650ha rừng ngập mặn trong đó có 89ha diện tích rừng ngập mặn trồng xen (trồng đa dạng các loài cây ngâp mặn như đước, mắm, bần).[ Nguồn: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Tổ chức ACTMANG, Hồng 2002] - Vùng ven biển có tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Các loại thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là: tôm, cua, cá. Sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu tham gia xuất khẩu như nuôi tôm ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Tuy nhiên, trong các mô hình nuôi trồng thủy sản ở dải ven biển Hà Tĩnh hiện nay, việc xả nước thải còn tùy tiện gây ô nhiễm môi trường ven bờ biển, gây phú dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nguồn lợi hải sản tự nhiên. Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi hiện nay còn xả trực tiếp nước thải và bùn ao nuôi ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm và mặn hoá nguồn nước ngầm. Vùng cát là nơi có đặc trưng cố kết địa tầng yếu, nên việc khai thác quá mức nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt nói chung và cho nuôi tôm trên cát nói riêng sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầng khu vực, mặn ngấm vào trong lòng đất, gây mặn hoá đất và nguồn nước ngầm. - Chất lượng nước: + Chất lượng nước mặt trong những đợt mưa lũ ở Hà Tĩnh bị giảm sút nghiêm trọng, do nước lũ cuốn theo và hòa tan chất bẩn tích tụ từ những bãi thu gom, tập kết và xử lý chất thải, hệ thống thoát nước bị phá hủy, phân rác từ các nhà vệ sinh, hệ thống cống rãnh,… Ô nhiễm hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh rất cao, lan truyền nhanh và diện rộng sau những đợt mưa lũ. Chất lượng nước mặt vào mùa khô tương đối tốt ở thượng lưu các con sông, tuy nhiên ở hạ lưu, các cửa sông bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến nước tưới cho cây trồng. + Chất lượng nước ngầm: Chất lượng nước ngầm tương đối tốt, có thể dùng làm nguồn nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt, nhưng nước ngầm ở một số vùng ven biển bị ô nhiễm, trong đó có :  Ô nhiễm sắt và Asen: huyện Kỳ Anh; huyện Thạch Hà có 2 xã có nguy cơ ô nhiễm cao (Thạch Bằng, Việt Xuyên), 2 xã có nguy cơ ô nhiễm trung bình (Thạch Kênh, Thạch Đài), 2 xã có nguy cơ ô nhiễm thấp (Thạch Long, Thạch Sơn).  Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Hiện nay các kho thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ để lại tại 11 điểm trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý. Các huyện bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu gây ra là: xã Thạch Lựu, Thạch Vĩnh thuộc huyện Thạch Hà; xã Cẩm Mỹ, Cẩm Thành thuộc huyện Cẩm Xuyên. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động lên dải ven biển Hà Tĩnh 2.1. Phát triển kinh tế Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của dải ven biển Hà Tĩnh theo các năm: trong tổng GDP toàn vùng, ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm từ 29,05% năm 2013 còn 25,85% năm 2015. Ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 31,82% năm 2013 đến 37,88% năm 2015. Ngành dịch vụ - du lịch giảm nhẹ từ 37,9% năm 2013 xuống còn 32,7% năm 2015 ( bảng 3). Kinh tế Hà Tĩnh có tốc độ tăng trưởng khá, tổng sản phẩm GDP tăng hàng năm bình quân đạt 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tăng tỷ trọng Công nghiệp, giảm tỷ trọng Nông nghiệp, Dịch vụ. Bảng 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-2015 ĐVT: % Hạng mục Tổng số Nông , lâm , ngư Công nghiệp – Xây dựng (CN-XD) Dịch vụ - du lịch 2013 2015 100 100 29,05 25,85 31,82 37,88 37,9 32,85 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015] Các thành phần và lĩnh vực kinh tế đều phát triển tạo ra sự phát triển đồng đều và vững chắc của nền kinh tế. Hiện tại, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như: Công nghệ cao, công nghệ điện tử, công nghiệp nặng, cơ khí đã và đang được đầu tư vào Hà Tĩnh. Trong những năm qua Hà Tĩnh đã có công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, cùng với việc hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng và hấp dẫn. Hiện tại, Hà Tĩnh có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Trong đó Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22.781ha thuộc dải ven biển Hà Tĩnh, đã có 90 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng; khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có diện tích tự nhiên 56.000ha, đã có 10 dự án đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.400 tỷ đồng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành giảm từ năm 2013 đến năm 2015 là 29,05% xuống còn 25,85% giảm bình quân là 1,6%/ năm. Bảng 4: Bảng so sánh giá trị sản xuất nông nghiệp 2013 -2015 Giá trị sản xuất triệu đồng 2013 2014 2015 4129531 4429442 5661544 Hạng mục Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác Tốc độ tăng (%/năm) 17,53% 1920585 2459431 4043654 46,23% 133285 265837 414349 77,65% [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015] Trong đó, dịch vụ tăng mạnh nhất lên tới 77%, sau đó đến chăn nuôi và trồng trọt là 46,23% và 17,53%. Nếu xét về tỷ trọng của các ngành trong nông nghiệp thì trồng trọt tăng ít nhất nhưng nó vẫn chiếm tới 55,95% GTSX toàn ngành năm 2015. Dịch vụ và các hoạt động khác tuy tăng tới 77,65% nhưng chỉ chiếm 4, 09 % GTSX toàn ngành 2015. Nhìn chung cơ cấu sản phẩm tương đối ổn định và trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính. (Bảng 4) Trồng trọt vẫn là trọng tâm trong cơ cấu phát triển nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế dải ven biển. Các huyện thuộc dải ven biển Hà Tĩnh đều có thế mạnh phát triển nông nghiệp trên cả 3 mặt : trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Bảng 5 : Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp 2013 -2015 Hạng mục 2013 Trồng trọt Chăn nuôi 66,78 31,06 Dịch vụ và các hoạt động khác 2,16 Cơ cấu (%) 2014 61,91 34,37 2015 55,95 39,96 3,72 4,09 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015] Sản xuất nông nghiệp hiện đang là ngành sản xuất trọng điểm của các dải ven biển. Tuy mức đóng góp của ngành nông nghiệp trong tổng GDP không lớn chỉ chiếm 25,85% nhưng hàng năm đã tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 70% cư dân ven biển. Các mô hình sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển. Đặc biệt là chăn nuôi và thủy sản tăng và chiếm tỷ trọng cao (39,96% năm 2015) trong giá trị sản xuất nông nghiệp ven biển. Trồng trọt: Chủ yếu trồng các cây lúa ngô, lương thực có hạt, cây rau, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Thế mạnh của các huyện ven biển Hà Tĩnh là trồng các cây ngắn ngày như : rau, đậu, lạc, vừng, cói,...Các cây trồng có giá trị sản phẩm hàng hóa ngày càng tăng như lúa, ngô, lạc, đậu đen, đậu xanh. Các công thức luân canh cây trồng cho sản lượng trung bình 40-50 tạ /ha như: Lúa xuân – lúa mùa, lúa mùa – ngô, ngô xuân – đậu tương. Bảng 6. Năng suất 1 số cây trồng chính ở dải ven biển Hà Tĩnh TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Cây trồng 2013 2014 2015 Lúa Ngô Khoai lang Sắn 46,26 24,87 61,03 121,01 41,86 34,46 62,44 116,12 48,6 28,95 63,38 141,02 Đỗ tương Vừng Lạc Thuốc lá, lào 3,71 3,42 21,62 5,00 4,67 3,39 21,1 5, 00 ĐVT: Tạ/ha Tốc độ tang (%/năm) 3,3 11,28 1,9 8,7 43,23 16,23 -1,48 50 7,5 4,52 20,98 10,00 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015] Hầu hết các cây trồng chính của vùng đầu có xu hướng tăng năng suất hàng năm trong đó có đỗ tương, thuốc lá tăng năng suất cao nhất lần lượt là 43,23% và 50%. Diện tích trồng vừng, ngô, tăng khá là 16,23% và 11,28%. Còn lúa, khoai lang, sắn tăng chậm. Lạc thì có năng suất ổn định và có xu hướng giảm 1 chút so với năm trước để kết hợp trồng các cây họ đậu khác. *) Ngành thủy sản: Bảng 7: Sản lượng thủy sản theo các năm của vùng nghiên c ứu Hạng mục 2013 Sản lượng thủy sản theo các năm của vùng nghiên cứu (nghìn tấn) 30,2 2014 2015 32,9 Tốc độ tang (%/ năm) 11,15 37,3 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015 Các huyện ven biển Hà Tĩnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với diện tích 4.582 ha năm 2015 chiếm 1,678% DTTN vùng nghiên cứu. Dựa vào bảng có thể thấy Hà Tĩnh có tiềm năng phát triển thủy sản khi sản lượng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng 11,15%. *) Ngành lâm nghiệp: Diện tích rừng hiện có của tỉnh là 295.708ha. Ta thấy, phát triển lâm nghiệp của tỉnh khá là mạnh mẽ, tăng mạnh qua các năm. Chính sách bảo vệ rừng chưa hợp lý nên khai thác gỗ và lâm sản tăng mạnh nhất tăng tới 53,7%/năm, sau đó là hạng mục thu nhặt các sản phẩm từ rừng không phải gỗ cũng không kém lên tới 49,9%, đây là một tình trạng đáng báo động. Trong khi giá trị lâm nghiệp từ việc nuôi trồng rừng có tăng nhưng tăng nhẹ chỉ 11,32%/năm và các dịch vụ lâm nghiệp tăng 38,77 %. Bảng 8: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015 Hạng mục Tổng số Trồng, nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Các sản phẩm thu nhặt từ rừng không phải từ gỗ Dịch vụ lâm nghiệp Giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh (tỷ đồng) 2013 2014 2015 468,41 505,52 629,2 8 70,13 84,29 86,36 301,52 374,65 681,4 4 21,36 33,71 47,92 9,29 12,87 17,89 Tăng trưởng (%/năm ) 16,2 Cơ cấu ngành (%) 2013 100 2014 100 2015 100 11,32 53,07 17,43 74,95 16,67 74,11 10,36 81,74 49,9 5,31 6,67 5,75 38,77 2,31 2,55 2,15 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015] Cơ cấu kinh tế của ngành Lâm nghiệp: giá trị sản xuất của năm 2015 so với năm 2013 và 2014 là giảm giá trị trồng rừng từ 17, 43% năm 2013 xuống còn 16,67% năm 2014 và còn 10,36% năm 2015. Còn giá trị sản xuất của khai thác gỗ và lâm sản thì chiếm lớn nhất và tăng mạnh từ 74% năm 2015 lên 81,74%. Bảng 9: Diện tích trồng mới tập trung phân theo loại rừng (ha) Hạng mục 2013 Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Diện tích trồng mới Diện tích rừng trồng mới ở vùng nghiên cứu 5.270 1.290 6.560 4.223 (64,37%) 2014 2015 4.798 3.483 1.350 17 6.148 3.500 3.980 2.390 (64,73%) (68,28%) [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015]. *) Ngành công nghiệp Hà Tĩnh đang đẩy mạnh củng cố các cơ sở sản xuất công nghiệp, tập trung đầu tư một số cơ sở mới, bên cạnh đó, đã quy hoạch và phát triển các làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp như: chế biến thuỷ sản, khai khoáng, mạng lưới điện và giao thông, bến cảng... Sự ra đời của các Khu công nghiệp gắn với Khu kinh tế đã tạo thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH - HĐH. Đến nay toàn tỉnh có 4 Khu Công Nghiệp, 11 cụm CN được phê duyệt quy hoạch chi tiết (trong đó 6 cụm đã có nhà đầu tư vào) với tổng diện tích 363,61ha. Thuộc vùng nghiên cứu, ngành đang tăng cường các hoạt động khuyến công, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để phát triển CN-TTCN ở các địa phương có lợi thế như Nghi Xuân, Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên. Phát triển khu công nghiệp lớn điển hình là khu công nghiệp Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh với quy mô diện tích phát triển đến năm 2020 là 3.825ha, bao gồm cả khu cảng, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung là công nghiệp luyện kim, khai thác cảng biển,… Khu công nghiệp Gia Lách (huyện Nghi Xuân) với quy mô 300 ha; các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển là dệt may, giày da, điện - điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Đến nay, khối lượng các sản phẩm công nghiệp chưa cao, nhưng đã bước đầu góp phần vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. *) Giao thông Hà Tĩnh có 4 đường quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km. Đường bộ: Hà Tĩnh có 4 đường quốc lộ chạy qua và 27 tuyến đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 387 km. Nếu tính cả giao thông nông thôn, tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km. Đường sắt: Đường sắt đi qua địa phận Hà Tĩnh dài 70km (qua Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê). Có nhiều nhà ga hành khách và hàng hoá, thuận lợi cho trao đổi hàng hóa của các vùng dân cư lân cận. Tuy vậy, đường giao thông từ các trung tâm kinh tế nối vào đường sắt còn thiếu, do đó phát huy tác dụng của đường sắt vào phát triển kinh tế còn hạn chế. Vận tải: Các phương tiện vận tải đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong tỉnh. Cự ly vận chuyển hàng hóa bình quân trên địa bàn có xu hướng ngày càng ngắn . Đường thủy: Hà Tĩnh đang phát triển cảng biển ở Vũng Áng - Kỳ Anh. Trước tiên, hệ thống cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương nằm trong quy hoạch phát triển cảng biển đã được Chính phủ phê duyệt. Cùng với đó là sự ưu tiên đầu tư của ngành giao thông vận tải cho Hà Tĩnh. Quan trọng hơn, Cảng Vũng Áng có một vị trí rất thuận lợi trong mạng lưới giao thông đường bộ với nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và Cha Lo bằng tuyến QL8A và QL12. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để trao đổi hang hóa và phát triển nông nghiệp. 2.2. Phát triển xã hội a. Nguồn nhân lực Bảng 10: Diện tch, dân sốố, mật độ dân sốố vùng nghiên cứu TT 1 2 3 4 5 6 7 S Các TP, huyện ven biển Tổng TP. Hà Tĩnh Can Lộc Thạch Hà Cẩm Xuyên Kỳ Anh Nghi Xuân Lộc Hà Diện tích (km2) 2.730,19 56,19 302 355 636 1042 220 119 Dân số trung Mật độ dân số bình(nghìn người) (Người/km2) 872,336 117,546 2,092 128,72 426 130,29 367 141,22 222 177,69 171 96,06 437 80,81 682 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015] Diện tích tự nhiên vùng nghiên cứu là 2.730,19km2 với dân số trung bình 872,336 người và mật độ dân số trung bình là 320 người/ km2. (bảng 10). b. Các vấn đề xã hội * Vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống Bảng 11: Tỷ lệ thất nghiệp phân theo thành thị, nông thôn ở Hà Tĩnh Đơn vị: % Thành thị Nông thôn 2013 2014 2015 3,35 1,7 4,9 3,03 2,49 1,1 [Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2015] Chất lượng cuộc sống của người dân: Số hộ dân cư ở vùng ven biển tính đến năm 2015 là 172.817 hộ dân . Trong đó, lao động chưa có việc làm ở dải ven biển Hà Tĩnh là 11.397 người năm 2015, trong đó thất nghiệp ở nông thôn là 9.355 người, 21.178 người. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của vùng nghiên cứu là 14,2% chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ. Thu nhập bình quân trên đầu người ở nông thôn là 1.140.000/tháng, 2.133.000/tháng. Trong đó thu nhập đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 367.800/tháng. Qua đây ta thấy là thu nhập trung bình ở khu vực đang nghiên cứu hiện tại là khá thấp. c. Giáo dục, y tế Hiện tại, vùng ven biển có tổng 1.617 trường mầm non trong đó có 949 lớp học mầm non công lập, 668 lớp mầm non ngoài công lập. Số giáo viên mầm non là 1.678 giáo viên mầm ở trường công lập và 1.456 giáo viên mầm non ở trường ngoài công lập. Trường trung học phổ thông 30 trường. Do vậy, ta thấy hệ thống trường học khá phát triển nên tỷ lệ mù chữ hầu như không có. Y tế: Hệ thống y tế trong vùng gồm các bệnh viện từ tuyến huyện và các cơ sở với đội ngũ các thầy thuốc có chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu chữa bệnh. Cơ sở hạ tầng: điện, đường và các công trình công cộng khác của vùng nghiên cứu còn thấp . 3. Thời cơ và thách thức 3.1. Thời cơ và những thuận lợi + Dải ven biển được xác định là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản. + Điều kiê ̣n tự nhiên thuâ ̣n lợi và tiềm năng đất đai đa dạng phong phú là cơ sở cho phát triển nông nghiệp toàn diện từ trồng trọt đến chăn nuôi và thủy sản. + Do dân số gia tăng, kinh tế phát triển nên thị trường các sản phẩm nông nghiệp trong nước và thế giới tiếp tục mở rộng, sản phẩm nông nghiệp ngày càng chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Mă ̣c dù bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhưng nông sản vẫn được ưa chuộng, đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển; giá cả nông sản luôn ổn định ở mức cao. + Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho viê ̣c áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp nói chung và dải ven biển nói riêng. + Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuâ ̣n lợi cho phát triển nông nghiệp trong tương lai. + Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu cùng mặt hàng nông sản. 3.2. Khó khăn và thách thứcc + Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng tự nhiên chưa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích ở dải ven biển. + Môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu: ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…Các hệ sinh thái biển quan trọng (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thoái, bị mất môi trường sống và bị thu hẹp diện tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm). Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển. Điều đó dẫn đến môi trường sống của các loài thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại và chất lượng có xu hướng ngày càng suy giảm. + Nước ta là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhưng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển. + Đa dạng sinh học biển giảm sút: năng suất nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được 800 kg thủy sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước đây. + Diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mức giới hạn; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi nước lợ; rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng ngày càng tăng do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và thiên tai. + Tình trạng sản xuất manh mún, tự phát, phân tán đang còn phổ biến; ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật của những người tham gia vào hoạt đô ̣ng sản xuất nông nghiệp chưa cao. + Sự cạnh tranh trong xuất nhập khẩu nông sản trên thị trường thế giới ngày càng khốc liệt, đặc biệt về yêu cầu chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thương hiệu sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ hơn. + Trình độ công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp của một số nước trong khu vực đã đạt được ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Khi mă ̣t bằng đời sống xã hô ̣i được nâng cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho lao đô ̣ng nông thôn thì việc thu hút lao động tham gia sản xuất nông nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan