Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis...

Tài liệu Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của nikos kazantzakis

.PDF
185
539
94

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGỌC LƯ TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NIKOS KAZANTZAKIS Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 9 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG 2. PGS.TS. TRẦN THỊ SÂM HÀ NỘI, 2018 LỜI CÁM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Khoa Văn học, Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận án. Chân thành cám ơn quý thầy cô trong khoa Văn học đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình tôi làm nghiên cứu sinh. Đặc biệt, xin gửi lời tri ân chân thành, sâu sắc đến PGS.TS Trương Đăng Dung và PGS.TS Trần Thị Sâm, những người đã dành cho tôi những tình cảm quý báu, những chỉ dạy, hướng dẫn tận tình và sự tin tưởng tuyệt đối. Xin chân thành cảm ơn Chi ủy, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2018 Tác giả LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể. Các bài báo được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, Ngày 26 tháng 6 năm 2018 Tác giả Phạm Ngọc Lư MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 7 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuyết hiện sinh ............................................... 7 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Nikos Kazantzakis ........................................ 26 CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NIKOS KAZANTZAKIS – NHÌN TỪ PHẠM TRÙ BẢN THỂ VÀ TÂM LINH 39 2.1. Hành trình tìm kiếm đức tin ................................................................................... 39 2.2. Hành trình tìm kiếm bản ngã .................................................................................. 55 2.3. Bản thể và tâm linh ................................................................................................ 63 CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NIKOS KAZANTZAKIS – NHÌN TỪ PHẠM TRÙ NỔI LOẠN, DẤN THÂN, .. 76 TỰ DO VÀ HƯỞNG LẠC ......................................................................................... 76 3.1. Con người nổi loạn và dấn thân ............................................................................. 76 3.2. Con người hiện sinh hưởng lạc .............................................................................. 86 3.3. Thái độ hiện sinh với luận đề tự do ........................................................................ 98 CHƯƠNG 4................................................................................................................ 114 SỰ HOÀI NGHI HIỆN SINH NHÌN TỪ TÍNH LƯỠNG PHÂN TƯ TƯỞNG ........ 114 4.1. Tính lưỡng phân, mâu thuẫn về tôn giáo ............................................................. 114 4.2. Những hoài nghi về tồn tại ................................................................................... 128 4.3. Hoài nghi về lịch sử và tri thức ............................................................................ 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hàng ngàn năm qua, các nhà triết học say sưa bàn về bản chất của vũ trụ, của vật chất, của ý thức,…Trong vô vàn các tác phẩm triết học truyền thống, con người dường như bị bỏ quên. Vấn đề về sự tồn tại của con người như thế nào trong cuộc sống không phải là đối tượng trọng tâm của triết học. Đặc biệt, thân phận con người ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng trong lòng xã hội tư bản đang lâm vào khủng hoảng. Có thể nói, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của một nền khoa học kỹ thuật rực rỡ và cả vũ khí nguyên tử đã đẩy con người đến với sự khủng hoảng niềm tin. Từ trước đến giờ, triết học nói chung, các ngành khoa học nói riêng chủ yếu chỉ tìm tòi, nghiên cứu bản chất vũ trụ, giải thích căn nguyên của nhiều hiện tượng, nhiều sự việc nhưng gần như họ quên mất vấn đề nổi cộm: cuộc đời và thân phận con người. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa hiện sinh trở thành một trào lưu triết học và văn hóa, chủ yếu thông qua hai ngòi bút Pháp nổi tiếng: Jean-Paul Sartre và Albert Camus. Họ viết những tiểu thuyết, vở kịch, bài báo cũng như những tác phẩm chuyên ngành, nhằm cổ xúy cho tinh thần tự do của con người. Tác phẩm của họ chú trọng vào các chủ đề như “nỗi sợ, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội, sự phi lý, tự do, cam kết và hư vô” như là nền tảng của sự hiện sinh con người. Chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh có một vai trò, vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của nhân loại. Trong bối cảnh hội nhập với thế giới của nước ta hiện nay, việc nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh là vô cùng quan trọng. Những di sản và thực tế sôi động của những sáng tác theo khuynh hướng hiện sinh có sức mời gọi đối với công chúng yêu văn học. Trong một thời gian dài gần như bị lãng quên, đến nay việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh là nhu cầu bức thiết. 1 Nikos Kazantzakis ảnh hưởng mạnh mẽ trường phái hiện sinh vô thần của F.Nietzsche và triết học trực giác của H.Bergson. Ông suýt đoạt giải Nobel năm 1957 vì ít hơn Albert Camus một phiếu vào phút cuối [125]. Từ người thầy của mình là triết gia Henri Bergson, Nikos Kazantzakis viết luận án triết học về Friedrich Nietzsche, một triết gia ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và sáng tác của ông. Ngoài ra, ông tìm hiểu học thuyết Marx, gặp những nhà lãnh đạo Bolshevik, phản đối Đức Quốc xã gây chiến tranh, gặp và phỏng vấn Mussolini - trùm phát xít Ý[125]… Những hoạt động đó đã khiến cho Nikos Kazantzakis có một tầm nhìn đa chiều về tôn giáo và chính trị - xã hội. Đặc biệt, ông luôn có tư duy đối thoại, phản biện giữa các luồng tư tưởng mà mình đã tiếp nhận trên tinh thần nồng cháy tình yêu thương đối với con người. Có thể nói, Nikos Kazantzakis là nhà tiểu thuyết ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn học và xã hội. Tư tưởng hiện sinh mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm là mối quan tâm không chỉ ở lĩnh vực văn học, mà cả triết học, tâm lý học và nhất là tôn giáo. Bước ra từ đống đổ nát của thế chiến thứ hai, Nikos Kazantzakis cũng như một số nhà văn khác ảnh hưởng nặng nề dư chấn của cuộc chiến. Chứng kiến về thảm hoạ đối diện với sự diệt vong của loài người và sự đổ vỡ niềm tin về Thượng đế, tiểu thuyết của nhà văn đặt ra một câu hỏi day dứt: Con người tồn tại như thế nào trong thế giới đổ nát này? Bản thể và tâm linh có thể hòa hợp? Sống là tận hưởng, vậy con người nhân vị và con người xã hội hệ lụy như thế nào trong thái độ hiện sinh của chủ thể? Đi tìm hiểu và lý giải những vấn đề mà nhà văn đặt ra là một nhiệm vụ thôi thúc chúng ta không ngừng. Những day dứt về thân phận và ước muốn tự do cho con người của nhà văn là một vấn đề hệ trọng, cấp bách. Hình ảnh con người hiện sinh mà nhà văn xây dựng có ý thức sâu sắc về vai trò của cá nhân hiện sinh/nhân vị và trách nhiệm với con người xã hội. Đặc biệt, những tác phẩm của Nikos Kazantzakis được đón nhận, dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ khá sớm đã nói lên ảnh hưởng của tác giả này đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng hiện sinh trong trong tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis”. Hy vọng, đề tài chúng tôi sẽ góp 2 phần khiêm tốn trong việc tìm hiểu tư tưởng hiện sinh của nhà văn lớn này. Từ đó, xác lập cách thức tiếp nhận có chọn lọc và mang tính khoa học về những giá trị tư tưởng nhân bản của chủ nghĩa hiện sinh, dòng văn học hiện sinh nói chung và của tiểu thuyết gia Nikos Kazantzakis nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án góp phần làm sáng tỏ và cung cấp cho người đọc một cái nhìn căn bản về tư tưởng hiện sinh của tiểu thuyết gia Nikos Kazantzakis. Thông qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi góp phần khẳng định ý nghĩa nhân bản, xưng tụng tự do và ý thức trách nhiệm của con người trong thế giới đang ngày càng nảy sinh nhiều xung đột, bất trắc mà nhà văn đã đặt ra. Luận án góp phần làm sáng tỏ tinh thần thế tục hóa tôn giáo, tinh thần lên án chiến tranh, chống phân biệt chủng tộc, lên án chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tín ngưỡng tôn giáo cực đoan trong tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis. Đây là những vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối mà nhân loại đang phải ngày đêm hứng chịu và yêu cầu cấp bách đặt ra cho loài người phải giải quyết. Trong xu thế toàn cầu hóa của thế giới hôm nay, đất nước chúng ta mở cửa giao lưu với nhiều nền văn hóa trên thế giới, trước những biến động của nhân loại trên các phương diện: lịch sử, chính trị và xung đột sắc tộc, tôn giáo, các sáng tác của Nikos Kazantzakis đáng để chúng ta suy tư về sự tồn tại của loài người. Những sáng tác của ông thấm đẫm và cổ xuý cho tình yêu thương con người. Ông kịch liệt lên án chiến tranh và kêu gọi sự hoà giải các xung đột về sắc tộc, tôn giáo. Có thể nói, cả một đời mình, Nikos Kazantzakis đã phấn đấu không ngừng nghỉ về lý tưởng ấy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy đối tượng nghiên cứu đầu tiên là những vấn đề căn bản của chủ nghĩa hiện sinh, từ nguồn gốc đến các chủ đề, các trường phái hiện sinh. Đây là hệ thống lý thuyết để nghiên cứu vào nội dung chính của đề tài. Luận án cũng khảo sát những mảng đề tài chính của một số nhà văn hiện sinh tiêu biểu, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, so sánh nét độc đáo trong tiểu thuyết Nikos Kazantzakis. 3 Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là “Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis”. Chúng tôi giải quyết trên các phương diện bản thể và tâm linh, nổi loạn, tự do, dấn thân, hưởng lạc và hoài nghi hiện sinh. Các đối tượng nghiên cứu trên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau, cái này làm rõ cái kia, quy định sự cắt nghĩa và thông hiểu cái còn lại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do tính chất phong phú, phức tạp của chủ nghĩa hiện sinh, luận án chủ yếu giới hạn chính trong trường phái triết học hiện sinh vô thần mà Nikos Kazantzakis ảnh hưởng sâu đậm nhất, trong đó nổi bật nhất là triết học của Friedrich Nietzsche. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu một số nhà văn hiện sinh theo để làm sáng tỏ thêm dòng văn học hiện sinh. Luận án tập trung khảo sát tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis ở bình diện nội dung tư tưởng hiện sinh qua năm tiểu thuyết: Vườn đá tảng (bản tiếng Pháp Le Jardin des rochers (Bửu Ý dịch) (1967), NXB An Tiêm, Sài Gòn; Xin chọn người yêu là Thượng đế (bản tiếng Anh Saint Francis of Assisi) (Nguyễn Yến Anh dịch) (1974); Tự do hay là chết (bản tiếng Anh Freedom and Death -Hoàng Nguyên Kỳ dịch) (1985), NXB Văn học, Hà Nội; NXB Kinh Thi, Sài Gòn; Cám dỗ cuối cùng của Chúa (The Last Temptation of Christ) (Bích Phượng dịch) (1988), NXB Tổng hợp Đồng Nai; Alexis Zorba – con người hoan lạc (bản tiếng Anh Zorba the Greek) (Dương Tường dịch) (2006), NXB Văn học, Hà Nội. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Trên cơ sở tư tưởng của thuyết hiện sinh, chúng tôi nghiên cứu tư tưởng hiện sinh của Nikos Kazantzakis trong tiểu thuyết của ông. Đề tài cũng dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành khoa học nghiên cứu văn học: Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Phê bình văn học… 4.2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp liên ngành… Phương pháp liên ngành: dùng để khảo sát sự hình thành, vận động của thuyết hiện sinh (từ ảnh hưởng của sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đến ảnh hưởng của 4 các cuộc chiến tranh, ảnh hưởng của thuyết hiện sinh trên thế giới), khảo sát sự hình thành tư tưởng triết học và quan niệm nghệ thuật của Nikos Kazantzakis (từ ảnh hưởng truyền thống văn hóa Hy Lạp đến ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và đời sống văn hóa, chính trị thế giới lúc bấy giờ), trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dùng kiến thức của các ngành triết học, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị, xã hội học, dân tộc học… để khảo sát, xâu kết các mảng đề tài phong phú, giải mã các thông điệp trong tác phẩm mà Nikos Kazantzakis muốn gửi gắm cho nhân loại. Phương pháp hệ thống: dùng để nghiên cứu một cách xuyên suốt các trường phái triết học hiện sinh và tư tưởng triết học của các nhà hiện sinh. Các tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis cũng được khảo sát dưới phương pháp này bởi chúng tôi quan niệm tất cả tiểu thuyết của ông đều được viết bởi một tư duy nghệ thuật thống nhất, có ý thức liên kết với nhau thành một liên văn bản, có mối quan hệ chặt chẽ với các văn bản trong cùng chủ nghĩa hiện sinh. Phương pháp đối chiếu: dùng để khảo sát sự tương đồng và dị biệt giữa tiểu thuyết hiện sinh của Nikos Kazantzakis với các tiểu thuyết gia hiện sinh khác trong vấn đề xây dựng chủ thể tự do - dấn thân - hưởng lạc và khám phá bản ngã; so sánh hình tượng Chúa Jesus, Thánh Francis trong tiểu thuyết và Kinh Thánh, vấn đề thế tục hóa tôn giáo để thấy được nét độc đáo trong sáng tác của Nikos Kazantzakis. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý thuyết, luận án góp phần thể hiện tầm quan trọng của thuyết hiện sinh. Ở Việt Nam, hiện còn chưa đánh giá đúng chủ nghĩa hiện sinh, văn học hiện sinh và tiểu thuyết hiện sinh của Nikos Kazantzakis. Từ sau năm 1975 đến giờ, thuyết hiện sinh còn chưa được nghiên cứu chưa phổ biến, vẫn còn nhiều ngộ nhận về chủ nghĩa hiện sinh. Luận án góp phần hình thành nên những kiến thức chung cho người đọc, người nghiên cứu ở nước ta có cái nhìn cơ bản về thuyết hiện sinh, một học thuyết triết học lấy sự tồn tại con người làm đối tượng nghiên cứu. Luận án là công trình quan trọng nghiên cứu về Nikos Kazantzakis ở Việt Nam. Bên cạnh các bài viết của một vài tác giả trong nước, luận án đã góp phần thể hiện tầm vóc, tư tưởng của một nhà tư tưởng, nhà văn khổng lồ của thế kỷ XX. Về ứng dụng, luận án là tư liệu quan trọng trong việc nghiên cứu, giảng dạy thuyết hiện sinh nói chung và Nikos Kazantzakis nói riêng. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu về Nikos Kazantzakis có vai trò to lớn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, bài bản về tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của ông. Hy vọng, đề tài chúng tôi sẽ góp phần khiêm tốn trong việc tìm hiểu tư tưởng hiện sinh của nhà văn khổng lồ này. Qua công trình nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ và cung cấp cho người đọc một cái nhìn căn bản về tư tưởng hiện sinh của tiểu thuyết gia Nikos Kazantzakis. Công trình này khẳng định ý nghĩa nhân bản, đề cao giá trị con người, ý thức chung sống hòa bình, sự tôn trọng và chống xâm phạm chủ quyền quốc gia giữa các nước, lên án xung đột tôn giáo, sắc tộc, lên án phân biệt chủng tộc, tinh thần thế tục hóa tôn giáo trong tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis. Từ đó, định hướng tiếp nhận những quan điểm tiến bộ trong tư tưởng của Nikos Kazantzakis và văn học hiện sinh trong xu hướng toàn cầu hóa ở Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án triển khai qua 4 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2. Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis – nhìn từ phạm trù bản thể và tâm linh Chương 3. Tư tưởng hiện sinh trong tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis – nhìn từ phạm trù nổi loạn, dấn thân, tự do và hưởng lạc Chương 4. Hoài nghi hiện sinh nhìn từ tính lưỡng phân tư tưởng 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuyết hiện sinh 1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuyết hiện sinh trên thế giới Chủ nghĩa hiện sinh ngay từ khi mới ra đời đã trở thành đề tài cuốn hút giới nghiên cứu. Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism) là từ do nhà triết học người Pháp Gabriel Marcel đề ra năm 1940 và được Jean-Paul Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào ngày 29 tháng 10 năm 1945 tại Paris. Bài thuyết trình có tên là “Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo” (L'existentialisme est un humanisme). Chủ nghĩa hiện sinh dùng để nói về nghiên cứu của một nhóm các triết gia cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những người tuy khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người và con người không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động. Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả bởi cái từng được gọi là "thái độ hiện sinh" (the existential attitude), hay một tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô nghĩa và phi lý. Vào thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện sinh nổi lên là một phong trào triết học với sự đóng góp của Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Franz Kafka, Albert Camus và Fyodor Dostoevsky. Các nhà hiện sinh thống nhất quan điểm: Hiện sinh có trước bản chất. Đây là một định đề cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh. Các triết gia hiện sinh khi dùng từ hiện sinh là họ muốn nói tới sự hiện tồn của con người. Sự hiện tồn của con người là sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. Vấn đề của con người, trong cái nhìn của họ, là phải trở nên có ý thức đầy đủ về bản ngã chân thực của mình. Trong những hoàn cảnh đặc thù, con người tìm thấy chính mình đang ở trong đó. Vấn đề cơ bản này không thể giải quyết bằng tư duy thuần tuý và những ý tưởng trừu tượng về bản chất con người. Những quy luật phổ quát và những khái niệm chung không thể minh giải nổi những vấn đề của con người vốn rất độc đáo, cụ thể, đặc thù. 7 Thuyết hiện sinh đề cao giá trị bản thể và sự hiện tồn tự do của con người. Các nhà hiện sinh luôn quan tâm đến cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân trước sự vô nghĩa của cuộc sống. Họ xoáy sâu vào sự dấn thân, trải nghiệm của chủ thể, và trên hết, cổ xúy cho tinh thần tự do của con người. Chủ nghĩa hiện sinh đã từng bước trở thành một trào lưu của triết học châu Âu trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Đến cuối Thế chiến thứ hai, nó trở thành một phong trào được biết đến rộng rãi. Các tác phẩm của họ chú trọng vào các chủ đề như “nỗi âu lo, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội, sự phi lý, tự do, cam kết và hư vô” như là nền tảng của sự hiện sinh con người. “Thật dễ nhận thấy thuyết hiện sinh hoàn toàn là một triệu chứng cho thấy sự kiệt sức của Tây Âu khi thế chiến kết thúc” [9, tr.551]. Có thể nói, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, của một nền khoa học kỹ thuật rực rỡ và cả vũ khí nguyên tử đã đẩy con người đến với sự khủng hoảng niềm tin. Từ trước đến giờ, triết học nói chung, các ngành khoa học nói riêng chủ yếu chỉ tìm tòi, nghiên cứu bản chất vũ trụ, giải thích căn nguyên của nhiều hiện tượng, nhiều sự việc nhưng gần như họ quên mất vấn đề nổi cộm: cuộc đời và thân phận con người. Trong khi đó, triết học hiện sinh không lao vào nghiên cứu bản chất của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Triết học hiện sinh quan tâm đến thân phận, sự tồn tại của con người trong một xã hội đầy bất trắc: “Những người hiện sinh không tin ở Chúa - chắc chắn không tin vào chúa nhân từ - và họ nhận thấy thế giới là một nơi vô cùng khó chịu trong đó con người sinh ra đã gặp rắc rối và không bao giờ thoát khỏi rắc rối ấy” [9, tr.551]. Có thể kể một số nhà hiện sinh tiêu biểu như Soren Kierkergaard, Friedrich Nietzsche, Karl Jasper, Gabriel Marcel, Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre, Albert Camus, Simone de Beauvoir… Bằng các cuộc cánh mạng khoa học kỹ thuật, trình độ của con người phát triển vượt bậc. Đến đầu thế kỷ XIX, song song với phát triển của khoa học kỹ thuật, một trào lưu xuất hiện, chủ trương rằng khoa học là vạn năng, giải đáp tất cả mọi vấn đề. Với khoa học kỹ thuật, nhất định con người sẽ được thỏa mãn về mọi phương diện, tinh thần cũng như vật chất. Lý trí khoa học khai mở kiến thức cho con người và 8 nhờ khả năng bất tận của nó, sẽ đem dần nhân loại đến hạnh phúc. Trong xu thế đó, toàn bộ triết học từ Platon đến Hegel - vốn dựa vào uy quyền của lý trí, lấy lý trí làm tiêu chuẩn duy nhất trong việc tìm hiểu và giải thích vũ trụ, nhân sinh. Đối tượng của Triết học là khả tri. Những gì không có lý tính không phải là đối tượng triết học. Vũ trụ, Thượng đế, Linh hồn, v.v… là những thực tại khách quan vì có lý tính. Trên nền tư duy đó, đến những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, con người cảm nhận có nhiều thứ thuộc về con người mà nền triết học, khoa học kỹ thuật đương thời không giải thích được. Trước những khủng khoảng lớn lao của con người như Chiến tranh châu Âu 1870, Thế chiến thứ nhất 1914 - 1918, triết học tự nhiên truyền thống cảm thấy bất lực. Lúc này, triết học nhân sinh ra đời. Các nhà triết học nhân sinh coi triết học truyền thống là quá trừu tượng và tách biệt khỏi trải nghiệm cụ thể của con người ở cả phong cách cũng như nội dung. Có thể nói, với Hiện tượng học, Edmund Gustav Albrecht Husserl (1859 – 1938) muốn trả lại cho triết học ý nghĩa nhân sinh đích thực của nó. Với ông, triết học theo đúng nghĩa của nó phải bàn đến việc con người cảm giác, nhìn nhận và xây dựng thế giới sống của bản thân như thế nào và phải chỉ dẫn cho con người những phương pháp để làm được điều đó. Một học trò của Husserl là Martin Heidegger (1889 – 1976) thì cho rằng triết học châu Âu trước đó chỉ đặt ra vấn đề hiện hữu nói chung và sự hiện hữu tối cao là Chúa, chứ không đặt ra vấn đề: thông qua cái gì mà tất cả mọi sự hiện hữu mới có thể là hiện hữu? Tức là triết học truyền thống đã không đặt ra vấn đề tồn tại người. Xuất phát từ quan niệm như vậy về tồn tại và hiện hữu, Heidegger đã đi đến phê phán triết học châu Âu sau Socrates. Ông cho rằng triết học sau Socrates đã không phân biệt được sự khác nhau giữa tồn tại người với sự hiện hữu của các sự vật khác. Nó coi tồn tại người cũng giống như tồn tại của các sự vật khác, nó đã đồng nhất tồn tại và hiện hữu với nhau. Và như vậy, quan niệm cũ đó đã đưa đến quan niệm sai lầm về con người, coi con người là một con vật thuần túy sinh học. Trên nền tảng của Hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh ra đời. Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche là hai nhà triết học được xem là nền tảng cho chủ nghĩa hiện sinh. Họ chú trọng vào những sự trải nghiệm chủ quan của con người hơn 9 những chân lý khách quan của khoa học, cái mà họ coi rằng quá xa cách để hiểu được những trải nghiệm của con người. Triết học hiện sinh chia làm hai trường phái. Trường phái hữu thần do Soren Kierkergaard khởi xướng. Trường phái vô thần theo quan điểm của Nietzsche. Soren Kierkergaard (1813 - 1855) là triết gia luôn suy tư về nỗi thống khổ của con người. Với ông, con người không phải là con người trừu tượng, con người phổ quát, con người được đem ra làm vật thể để lý luận như trong triết học duy lý của Hegel. Con người mà ông khảo sát ở đây là chính bản thân ông, với những giai đoạn trong đường đời. Ðó là lý do khiến ông trở thành ông tổ đích thực của triết học hiện sinh. Triết học của Kierkergaard là triết học nghiệm sinh trên cá nhân tác giả. Ông trình bày một tâm hồn hiện sinh luôn luôn bị dằn vặt, vật lộn với chính mình để vượt qua những chặng đường đời. Kierkergaard đã thật sự mang triết học về với con người. Friedrich Nietzsche (1844-1900) là người chủ trương xoá bỏ quan niệm đạo đức cũ. Những tư tưởng của ông đã tạo ra cách nhìn mới khi ông muốn thực hiện một cuộc thay đổi mạnh mẽ chưa từng có nhằm đổi lại bảng giá trị luân lý và xã hội. Những gì mà từ xưa đến nay được tôn trọng thì ông chủ trương xoá bỏ. Ông tuyên bố “Thượng đế đã chết”, những gì thuộc về thể xác mới là cái đáng quý, vì con người sống bằng thể xác, tư duy trên thể xác, sự tác động tương tác của con người đều thông qua thể xác. Chủ trương thể xác là tạm bợ, linh hồn là vĩnh cửu là những luận thuyết Kinh Thánh giờ bị đảo ngược hẳn: Tư chất của Nietzsche thực là họa hiếm. Nietzsche đã nhằm một cuộc cách mạng tinh thần như chưa từng thấy: Ông nhằm đổi lại cái bảng giá trị luân lý và xã hội. Những gì người ta vẫn tôn trọng tự trước đến nay sẽ bị ông thóa mạ và lên án; tóm lại ông sẽ đặt lại và tạo ra những nhận định hoàn toàn mới về thiện và ác. Cho nên triết học của ông có thể mệnh danh là “Ðảo lại tất cả các giá trị”. Thay vào những giá trị tư tưởng hoàn toàn duy niệm của truyền thống Socrates, Nietzsche đã đề cao những giá trị của Hiện Sinh, và thay vào những giá trị “yếm thế” của các tôn giáo [35, tr.116-117]. 10 Trong công trình nghiên cứu Hành trình khám phá triết học phương Tây, William F.Lawhead đã nghiên cứu rất kỹ về các nhà hiện sinh như: Soren Kierkegaard: người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo; Friedrich Nietzsche: người sáng lập chủ nghĩa hiện sinh thế tục; Hiện tượng học và Chủ nghĩa hiện sinh với các nhà triết học như Edmund Husserl, Martin Heidegger, Jean-Paul Sartre, Simone De Beauvoir… Công trình nghiên cứu của William F. Lawhead đã diễn giải khá tường tận về tư tưởng, quan điểm của các nhà hiện sinh từ hữu thần đến vô thần và các nhánh hiện sinh khác. Trong Câu chuyện triết học, Bryan Magee giới thiệu về các nhà triết học châu Âu từ cổ đại đến hiện đại. Trong đó, tác giả dành khá nhiều trang cho các nhà hiện sinh. Ông đã phân tích ảnh hưởng của Shopenhauer cũng như tác động từ người bạn vong niên của Nietzsche là nhà soạn nhạc Wagner đối với việc hình thành tư tưởng triết học của Nietzsche. Jasques Collette với tác phẩm Chủ nghĩa hiện sinh (Hoàng Thạch dịch, Nhà xuất bản Thế Giới, (2011) đã nêu lên các tác giả tiểu biểu của chủ nghĩa hiện sinh như Kierkegaard, Marcel, Jaspers, Husserl, Heidegger, Jean-Paul Sartre, Merleau Ponty. Tác phẩm này cũng bàn về các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh như hiện sinh, tự do, thời gian, siêu việt, thế giới. Khái niệm hiện sinh được hiểu là sự thấu hiểu về mình và về sự tồn tại của mỗi con người, đi sâu vào bản thể tính, cái cá nhân hiện sinh. Felicien Challaye với tác phẩm Nietzsche cuộc đời và triết lý (Mạnh Tường dịch, Nhà xuất bản Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007). Tác phẩm đã giúp ta tìm hiểu về cuộc đời của Nietzsche không phải là nhà triết học lạnh lùng, khô khan mà là một người suy tư cuồng nhiệt, kẻ luôn đi tìm chân lý với tất cả tâm hồn, coi cuộc đời như một kinh nghiệm diệu kỳ. Felicien Challaye cũng cung cấp cho người đọc về sự khởi đầu tư tưởng triết học của Nietzsche, giai đoạn chiu ảnh hưởng của Shopenhauer và Wagner. Nietzsche khám phá ra Shopenhauer một cách tình cờ nhưng nó như một ánh sáng bừng lên trong nhận thức của ông. Wagner - nhà soạn nhạc nổi tiếng vốn được Nietzsche hâm mộ - đã cùng Nietzsche rất tâm đầu ý hợp trong đàm đạo về Shopenhaue. Felicien Challaye cũng nêu lên những phê bình của 11 Nietzsche về mọi quan điểm đã có, siêu hình, luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội, nghệ thuật, khoa học và sau đó là những mặc khải của Nietzsche về Ý chí hùng tráng, Lật đổ các giá trị, Siêu nhân…, Nietzsche luôn đặt các vấn đề các giá trị mà con người cần gắn chặt trong hành động và trong tình cảm của mình. Nietzsche luôn ca ngợi sự gan dạ và yêu đời, luôn hướng về một ngày mai tươi sáng nhất. Lưu Căn Báo với tác phẩm Phridrich Nietzsche (Quang Lâm dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2004). Tác phẩm đã nêu lên cuộc đời thăng trầm và quá trình hình thành tư tưởng triết học của Nietzsche. Lưu Căn Báo lần theo chặng đường từ một cậu bé luôn đau buồn, một học sinh, sinh viên xuất sắc đến danh vị giáo sư trẻ và những tư tưởng triết học ảnh hưởng khắp toàn cầu trong đó có Trung Quốc. Chủ nghĩa hiện sinh đã từng bước trở thành một trào lưu của triết học châu Âu trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Các tác phẩm của họ chú trọng vào các chủ đề như nỗi sợ, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội, sự phi lý, tự do, cam kết và hư vô như là nền tảng của sự hiện sinh con người. Trước hết, không thể không nhắc đến bài phát biểu nổi tiếng của nhà hiện sinh nổi tiếng: Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản của Jean-Paul Sartre. Đây là một luồng gió hiện sinh lan tỏa toàn cầu, đưa chủ nghĩa hiện sinh đến với nhiều người trên thế giới. Các khái niệm hiện sinh, hiện sinh hữu thần, hiện sinh vô thần, bản thể tính, hiện hữu (hiện tồn), âu lo, tình trạng bị bỏ rơi, sự tuyệt vọng, dự phóng…được nhà hiện sinh giải thích rành mạch. Sau thế chiến thứ hai, thuyết hiện sinh ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội châu Âu, vì vậy nó là trung tâm nghiên cứu của lĩnh vực triết học, lịch sử và văn học. Đặc biệt là ở Pháp, thuyết hiện sinh đã trở thành một chủ đề nóng của các cuộc hội thảo khoa học, đề tài luận án…Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Wioletta Agadjanowa với công trình Jean-Paul Sartre - ảnh hưởng của ông đối với đời sống Paris và về tuổi trẻ của thời hậu chiến (Jean-Paul Sartre - son influence sur la vie parisienne et sur la jeunesse de l´après-guerre) đã nghiên cứu những ảnh hưởng tư tưởng hiện sinh của Jean-Paul Sartre đối với đời sống xã hội Paris và thế hệ trẻ sau chiến tranh. Tác giả khẳng định rằng: Jean-Paul Sartre đã xây dựng một triết học về con người, trong đó, khái niệm tự do và trách nhiệm đóng một 12 vai trò trung tâm. Tác giả đã lý giải sự ảnh hưởng và tương tác hai chiều: cội nguồn ảnh hưởng đến triết học hiện sinh của Jean-Paul Sartre và sự tương tác trở lại của ông đối với đời sống xã hội Pháp sau Thế chiến Thứ hai. (Wioletta Agadjanowa, 2005, Jean-Paul Sartre - son influence sur la vie parisienne et sur la jeunesse de l´aprèsguerre, Munich, GRIN Verlag) [139]. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Jean-Paul Sartre, năm 2005, Thư viện Khoa học của trường Sciences-Po ở Paris đã xuất bản Tuyển tập với tựa đề: Jean-Paul Sartre và "Thời hiện đại": viết cho thời đại của mình (Jean-Paul Sartre et les “Temps modernes”: écrire pour son époque). Công trình đã châu tuần nhiều chuyên gia nghiên cứu thuyết hiện sinh và tư tưởng nhân văn của Jean-Paul Sartre. Câu tuyên ngôn của Sartre: “Tôi thấy những người bị áp bức ở khắp mọi nơi (thuộc địa, vô sản, Do Thái) và tôi muốn giải cứu họ khỏi sự đàn áp. Những người bị áp bức này đã tác động đến tôi và từ sự áp bức đó tôi nhận ra cội nguồn cửa sự phức tạp xã hội” đã trở thành tiêu đề cho các nhà nghiên cứu thuyết hiện sinh phân tích, mổ xẻ ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng Jean-Paul Sartre. Các tác giả đều có một nhận định chung về tầm quan trọng của thuyết hiện sinh cũng như vị trí, tầm tư tưởng của Jean-Paul Sartre đối với thời đại của chúng ta hôm nay[140]. Cũng nhân dịp này, Viện Ngôn ngữ Gabès đã tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề Jean-Paul Sartre: sáng tạo văn học và triết học (J.-P. Sartre: création littéraire et philosophie) nhằm vinh danh vị trí của ông trong nền triết học và văn học của thế giới. Hội thảo tập trung phân tích mối quan hệ giữa văn học và triết học trong sự nghiệp của Jean-Paul Sartre. Các nhà nghiên đã đặt ra câu hỏi: văn bản văn học của Jean-Paul Sartre có đặt ra vấn đề về khái niệm triết học dựa trên kinh nghiệm con người cụ thể và sống động? Và nếu có, điều này có đặt chúng ta suy nghĩ lại mối quan hệ giữa triết học và văn học theo nghĩa rộng của thuật ngữ này? Chính quan điểm viết văn để trình bày triết học của đã Jean-Paul Sartre đã ảnh hưởng đến dòng văn học hiện sinh ở Pháp thập niên 50, 60, 70 sau thế chiến. Vì vậy, hội thảo đã đặt ra vấn đề: nghiên cứu Sartre là nghiên cứu sự tương tác kép giữa văn học và triết học. Thuyết hiện sinh sẽ có ý nghĩa hơn khi đặt Jean-Paul Sartre trong mối quan hệ 13 bền chặt đó (trong đó có Nikos Kazantzakis - tác giả luận án nhấn mạnh)(Université de Gabès Institut Supérieur des Langues, Département de Français) [141]. Với đề tài luận án tiến sĩ Étude des attitudes des protagonistes à l’égard thèmes de liberté et de soumission dans le théâtre Sartrien (Nghiên cứu thái độ của nhân vật chính hướng tới các chủ đề tự do và trình bày trong kịch của Sartre), Mahmut Kanik đã đi sâu nghiên cứu tư tưởng hiện sinh thông qua tác phẩm văn học và sân khấu của Jean-Paul Sartre. Tác giả cho rằng, kể từ sau thế chiến thứ hai, Jean-Paul Sartre đã dùng văn học và sân khấu để truyền bá tư tưởng hiện sinh của mình và đây là một trong những phương thức hữu hiệu để thuyết hiện sinh đi vào công chúng Pháp và thế giới một cách mạnh mẽ. Luận án cũng đã dành nguyên một chương để khảo lược thuyết hiện sinh và đã phân tích, mổ xẻ các khái niệm như: Chủ nghĩa cá nhân về đạo đức; Chủ thể tính, Lựa chọn và sự cam kết, Hoài nghi và lo âu… Luận án đã nêu rõ những đóng góp triết học quan trọng của Jean-Paul Sartre thông qua việc khảo lược, đối sánh, tham chiếu các tư tưởng triết học của ông với Pascal, Kierkegaard, Nietzsche, Heidegger [143]. Các công trình nghiên cứu về các nhà hiện sinh trên giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thuyết hiện sinh trong đời sống tư tưởng ở châu Âu nói chung và của Nikos Kazantzakis nói riêng. Trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng vào nghiên cứu tư tưởng hiện sinh trong dòng văn học hiện sinh và của Nikos Kazantzakis. 1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuyết hiện sinh trong nước Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh cũng như ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá - xã hội ở Việt Nam tương đối nhiều. Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh dường như chỉ diễn ra ở miền Nam. Các sáng tác của những nhà hiện sinh đều được các dịch giả dịch sang tiếng Việt và được nghiên cứu khá nhiều. Về triết học hiện sinh ở Pháp, đáng chú ý các bài viết: Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh J.P Sartre (Văn hóa Á Châu số 9/1958); Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh của Quang Ninh (Sáng tạo, số 28/1959); Vị trí trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lý của Trần Văn Toàn (Đại học, số 12/1960); Trình bày và phê bình hai quan niệm nổi loạn của Albert Camus của Thạch Chương (Sáng tạo, số 9/1960), Bộ mặt của triết học 14 hiện sinh của Trần Hương Tử (Bách khoa, số 114/ 1961); Lịch sử của cảm giác buồn nôn trong văn chương Tây phương hiện đại của Hoàng Văn Đức (Văn, số 2/1964); J.P. Sartre thân thế và sự nghiệp của Trần Thiện Đạo (Văn, số 31/1965)… Phạm Công Thiện với Ý thức mới trong văn nghệ và Triết học, Hố thẳm tư tưởng; Triết học và văn chương (1974); Huỳnh Phan Anh với Văn chương và kinh nghiệm hư vô (1974) … Trong công trình khảo cứu Hiện tượng luận về hiện sinh (1974) - Trung tâm học liệu, Bộ Văn hóa giáo dục và thanh niên (1974), Giáo sư Lê Thành Trị đã phản bác cái nhìn phiến diện của con người đương thời về chủ nghĩa hiện sinh. Thập niên 6070 của thế kỷ XX ở miền Nam, chủ nghĩa hiện sinh được giới trẻ cuồng nhiệt hưởng ứng và nó cũng được tiếp nhận ở cả những mặt tích cực cũng như tiêu cực. Không ít người chụp mũ cho chủ nghĩa hiện sinh là đồng nghĩa với sa đọa, trụy lạc: “Ấy, người ta thường nhìn Hiện sinh là như vậy. Nhưng nếu Hiện sinh chỉ có thế thôi, thì dư luận quả đã không mấy bất công đối với những tên tuổi đã trực tiếp hay gián tiếp khai sinh ra phong trào hiện sinh, mà chúng tôi cũng đã không mấy được khuyến khích cố gắng để có thể gửi đến quý liệt vị cuốn lược khảo này” [121, tr.9]. Chính vì thế, Lê Thành Trị đã dày công nghiên cứu và giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh để khẳng định giá trị quan trọng của nó: Thực vậy, Hiện sinh trước hết là một triết-lý. Triết-lý của những cá nhân lỗi-lạc ở thế-kỷ hai mươi đã từng suy-tư từ trong cuộc sống bản thân cũng như của đồng loại, và đã biến triết-lý ấy thành một môn học, thành triết- học, hiện đang chiếm một địa vị đáng kể trong lịch sử suy-tư nhân loại [121, tr.9-10]. Tác giả Lê Thành Trị đã giới thiệu các khuôn mặt tiểu biểu của chủ nghĩa hiện sinh như Kierkegaard, Nietzche, Karl Jaspers, Jean-Paul Sartre, Martin Heidegger cùng các quan điểm triết học của họ. Từng nhà tư tưởng được Lê Thành Trị khái quát cả về cuộc đời và diễn tiến quá trình tư tưởng. Đây là tập sách nghiên cứu khá chu đáo về chủ nghĩa hiện sinh. Trần Thái Đỉnh với cuốn Triết học hiện sinh đã giới thiệu kỹ lưỡng, giúp độc giả hiểu rõ hơn các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh như chủ thể, âu lo, buồn nôn, phi lý, hiện sinh và hiện hữu, tha nhân…các khái niệm này được Trần 15 Thái Đỉnh diễn giải, giúp công chúng tiếp nhận dễ dàng các nội dung, chủ đề của thuyết hiện sinh. Công trình của ông đã góp phần đưa chủ nghĩa hiện sinh tiếp cận với độc giả miền Nam. Đặc biệt, hai công trình: Sartre trong đời sống (1968) và Ca tụng thân xác (1967) của Nguyễn Văn Trung đã tác động mạnh mẽ đến giới nghiên cứu và phê bình ở miền Nam trước năm 1975. Tinh thần của thuyết hiện sinh không chỉ ảnh hưởng đến văn chương, mà trước hết, ở tư tưởng hiện tồn của con người trong giai đoạn này. Tóm lại, có thể nói, trước năm 1975, chủ nghĩa hiện sinh và văn học hiện sinh chủ yếu được tiếp nhận và trở thành phong trào rầm rộ ở miền Nam. Phần lớn, các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu nêu lên những yếu tố tích cực của chủ nghĩa hiện sinh nhằm mục đích phản ứng lại với chiến tranh, với khủng hoảng của thời cuộc lúc bấy giờ. Sau năm 1975 cho đến trước thời kỳ đổi mới, do quá chú trọng vào vấn đề đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa hiện sinh cũng như các tư tưởng phương Tây khác hầu như không được quan tâm do vấn đề ý thức hệ. Trong cuốn Mấy trào lưu triết học phương Tây (1984) của Phạm Minh Lăng đã tập trung phê phán mặt trái của chủ nghĩa hiện sinh cũng như một số tư tưởng hiện đại phương Tây trên lập trường đấu tranh giai cấp. Tác giả cho rằng: Khủng hoảng và tổng khủng hoảng trong xã tư bản là một căn bệnh kinh niên không thể tránh khỏi và chỉ có liều thuốc duy nhất có thể chữa khỏi là cuộc cách mạng xã hội của giai cấp vô sản và đông đảo quần chúng bị áp bức tiến hành. Ngoài ra không có cách phản ứng nào khác. Nhất là phản ứng theo kiểu của chủ nghĩa Hiện sinh, tức theo kiểu của tư sản, chỉ có thể làm cho căn bệnh thêm trầm trọng mà thôi [65, tr.139-140]. Tuy nhiên, ông cũng phải thừa nhận các nhà hiện sinh hay những người mang tư tưởng hiện sinh đều là tư sản. Trong số họ có nhiều người thực sự chán ghét chế độ tư bản. Phạm Minh Lăng cho ta thấy chủ nghĩa hiện sinh vào nước ta và phát triển mạnh vào những năm 1960 – 1970: “Mặc dù triết lý hiện sinh vào miền Nam 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan