Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết với việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toà...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết với việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế xã hội ở tp.hcm

.DOC
28
741
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------oOo---------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT VỚI VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2017 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Chí Mỹ TS. Hà Thiên Sơn Phản biện độc lập: Phản biện: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc: …… giờ ……, ngày ……. tháng …… năm….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong kho tàng tư tưởng của Hồ Chí Minh, tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc chiếm một vị trí đặc biệt, nổi lên như một chiến lược xuyên suốt trong quá trình cách mạng Việt Nam, đó là động viên lực lượng đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH, hình thành sức mạnh tổng hợp to lớn để đánh thắng kẻ thù của dân tộc và chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Theo Hồ Chí Minh, thắng đế quốc phong kiến đã khó, thắng nghèo nàn, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Như vậy, để hoàn thành một nhiệm vụ “khó khăn hơn nhiều” so với trước, tất yếu phải có một sức mạnh lớn hơn trước, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cường, mở rộng. Nhờ đó, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, khối đại đoàn kết toàn dân tộc có những thách thức mới cần được quan tâm nhận thức và xử lý. Các thế lực thù địch đang ráo riết lợi dụng những sơ hở, yếu kém của chúng ta để khoét sâu mâu thuẫn xã hội, thực hiện “diễn biến hòa bình”. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, biển đảo trên Biển Đông diễn ra ngày càng phức tạp. Thực tiễn đòi hỏi phải tiếp tục củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, nghiên cứu, nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong điều kiện hiện nay của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Tp. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập 2 quốc tế ở Tp. Hồ Chí Minh diễn ra mạnh mẽ và sôi động nhất nước. Cộng đồng dân cư ở đây rất đa dạng. Thành phố luôn là trọng điểm chống phá nhiều mặt, là địa bàn xung yếu của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Nhân dân Thành phố có truyền thống yêu nước, đoàn kết, khoan dung, nghĩa tình. Những đặc điểm đó tạo ra cả cơ hội và thách thức, cả thuận lợi và khó khăn đan xen nhau; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới lớn hơn, phức tạp hơn đối với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Không phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân thì công cuộc xây dựng và phát triển Thành phố chẳng những khó đi đến thành công, mà ngược lại sẽ đưa đến những tổn thất không lường. Điều đó đạt được đến đâu trước hết tuỳ thuộc vào nhận thức đúng đắn và bằng những hành động thực tiễn cụ thể, thiết thực để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong việc tổ chức thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Chính trên lĩnh vực này chúng ta tìm thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết những chỉ dẫn rất quan trọng và rất cần thiết. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và giải pháp vận dụng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay là một nhiệm vụ bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Do vậy, tôi chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với nhiều cấp độ, phạm vi, hướng tiếp cận khác nhau được công bố trên các sách báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Có thể tổng quan các công trình đó theo bốn chủ đề chính sau: Chủ đề thứ nhất, nghiên cứu về cơ sở hình thành, quá trình phát triển và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, 3 trong đó có tư tưởng đại đoàn kết của Người, tiêu biểu có các công trình sau: Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển, Nxb. Sự thật, HN, 1993; công trình Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả: GS. Trần Văn Giàu, Nxb. CTQG, HN, 1997; cuốn sách Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. CTQG, HN, 2009 gồm các tác phẩm, bài nói, bài viết của Phạm Văn Đồng về Hồ Chí Minh từ năm 1948 đến tác phẩm cuối cùng hoàn thành vào năm 1998; tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chủ biên, Nxb. CTQG, HN, 2015 (xuất bản lần thứ 5); cuốn sách Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài, tác giả: GS. Trần Nhâm, Nxb. CTQG, HN, 2015; cuốn Hồ Chí Minh vĩ đại một con người, Nxb. CTQG, HN, 2015. Các bài viết này đã đem lại cho tác giả luận án không chỉ những gợi mở về nội dung mà còn về phương pháp nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói riêng. Ngoài ra, ở chủ đề thứ nhất cần phải kể đến một số công trình nghiên cứu về phương pháp luận Hồ Chí Minh: Đó là các cuốn sách: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, tác giả: GS. Đặng Xuân Kỳ, Nxb. CTQG, HN, 1997; Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, GS. Lê Hữu Nghĩa, chủ biên, Nxb. Lao động HN, 2000; Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh, tác giả: Hồ Kiếm Việt, Nxb. CTQG, HN, 2002; Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh một số vấn đề cơ bản, tác giả: Trần Văn Phòng và Hoàng Anh, Nxb. CTQG, HN, 2015; cuốn sách Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh do PGS. Song Thành (chủ biên), Nxb. CTQG, HN, 1997. Chủ đề thứ hai, các công trình nghiên cứu từ những góc độ khác nhau về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, tiêu biểu có các công trình sau: Cuốn Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, Nxb. CTQG, 1994; cuốn Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh do Phùng Hữu Phú chủ biên, Nxb. CTQG, HN, 1995; cuốn Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế của Lê Văn Yên, Nxb. Lao động xuất bản năm 1999; cuốn Quan hệ giai cấp - dân tộc – quốc tế, GS.TS. Trần Hữu Tiến, GS. TS. Nguyễn Ngọc Long, PGS. TS. Nguyễn Xuân Sơn, Nxb. CTQG, HN, 2002; quyển Xây dựng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp 4 nông dân và đội ngũ trí thức trong điều kiện mới, do PGS. TS. Nguyễn Thế Thắng làm chủ biên, Nxb. Lý luận chính trị, 2015; tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, của các tác giả: GS. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên), GS. Vũ Khiêu, GS, TS. Hoàng Chí Bảo. Chủ đề thứ ba, nghiên cứu vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, có các công trình tiêu biểu sau: Cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, Nxb. CTQG, HN, 2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của ĐCSVN của tác giả Nguyễn Đình Hòa, tạp chí “Triết học”, số 8, tháng 8-2015 tr.11-20; Bài báo Nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình hiện nay của Đông Hải, Tạp chí Cộng sản – chuyên đề cơ sở, số 119 (11-2016), tr. 32-37; Bài Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay của Trần Thanh Mẫn, Tạp chí Cộng sản, số 892 (2-2017) tr.42-46. Chủ đề thứ tư, nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh: Cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm của Bí thư Thành uỷ đương thời – Nguyễn Văn Linh, Nxb. Sự thật, HN, 1985; bài viết 300 năm Thành phố mang tên Bác Hồ của Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh đương thời – Trương Tấn Sang, tạp chí Cộng sản, số 15 (81998) [tr.13-17]; Hội thảo khoa học với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh – 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập” (tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh tháng 3/2015) có nhiều báo cáo tham luận đề cập đến vai trò của việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Trong đó, nổi bật là các bài báo cáo tham luận sau: “Bốn mươi năm Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng, phát triển và hội nhập” của Bí thư Lê Thanh Hải; “Chung sức, đồng lòng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng là thành phố anh hùng, thành phố mang tên Bác kính yêu” của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Lê Hoàng Quân; Thành phố Hồ Chí Minh phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong 40 năm xây dựng Thành phố năng 5 động, sáng tạo, văn minh, hiện đại, nghĩa tình của tác giả Võ Thị Dung, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh; Phát huy sức mạnh đoàn kết, tạo sự đồng thuận xã hội, bảo đảm sự thắng lợi trong 40 năm xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả: TS. Lê Thị Thanh Tâm. Trong các công trình tiêu biểu nêu trên, các tác giả đã phân tích khá kỹ các phương diện khác nhau có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Tuy nhiên chưa có công trình độc lập nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh với tư cách là một hệ quan điểm và giải pháp về đại đoàn kết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích của luận án: Phân tích, làm rõ nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, thực trạng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Nhiệm vụ của luận án: Để đạt mục đính nêu trên luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Một là: xác định khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, bối cảnh lịch sử, nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết; Hai là: trình bày, phân tích, làm rõ nội dung và đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết; Ba là: phân tích đánh giá thực trạng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng Hồ Chí Minh và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh; Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết và giải pháp vận dụng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, giai đoạn từ 2006 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của ĐCSVN về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, về vị trí, vai trò, giá trị và ý nghĩa của tư tưởng đó trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước ở Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chung của luận án là các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời, luận án có sử dụng các phương pháp cụ thể như: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, văn bản học, đối chiếu - so sánh, … Nguồn tài liệu: bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập gồm 15 tập Nxb. CTQG, HN xuất bản năm 2011; các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh; kế thừa các công trình nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân các nhà khoa học có liên quan đến tài liệu luận án; các tài liệu, số liệu thống kê của Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, của các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể ở Tp. Hồ Chí Minh. 6. Cái mới của luận án Một là, phân tích và trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết. trong đó làm nổi bật những nội dung cơ bản và đặc điểm đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. Hai là, đánh giá thực trạng phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong phát triển kinh tế -xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh từ 2006 đến nay một cách có hệ thống và góp phần vào việc xác định các giải pháp vận dụng tư tưởng đại đoàn kết tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn 7 kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết như một hệ thống chỉnh thể, từ quan niệm đến quan điểm, giải pháp xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Ý nghĩa thực tiễn: Sự luận giải trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm thực tiễn về các giải pháp nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh có thể là những gợi mở để Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác, nhất là các thành phố lớn ở nước ta tham khảo, vận dụng vào việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương mình; Những kết quả nghiên cứu của luận án này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy các môn học như tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử tư tưởng chính trị, … 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT 1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT 1.1.1. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Bối cảnh thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới trải qua những chuyển biến to lớn, CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang 8 giai đoạn độc quyền, trở thành CNĐQ. Bước vào giai đoạn ĐQCN, cả thế giới chia ra làm hai: một bên là số đông các dân tộc bị áp bức, bên kia là số nhỏ các dân tộc đi áp bức. Không chỉ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, cướp các nước nhỏ yếu làm thuộc địa, các nước đế quốc còn đánh nhau để giành thuộc địa. Tình hình đó tạo điều kiện và cơ hội cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ. Nhân dân ở các dân tộc thuộc địa nhiều lần vùng dậy chống CNTD nhưng đều bị thất bại. Nguyên nhân của tình trạng đó, theo Hồ Chí Minh là do “họ còn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo”, do “họ chưa biết đoàn kết nhau lại để đấu tranh” Sự ra đời của Quốc tế III cùng với sự ảnh hưởng to lớn của cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã cổ vũ, soi sáng và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó cũng là cơ sở lịch sử quan trọng của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng đại đoàn kết của Người. Điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Giữa thế kỷ XIX, khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp. Toàn xã hội Việt Nam, đặc biệt là các giai cấp lao động, lâm vào thân phận nô lệ bi thảm, bị nô dịch, bị chà đạp bởi chế độ thuộc địa với phương thức cai trị bảo thủ, hà khắc và vô nhân đạo của thực dân Pháp. Chương trình khai thác thuộc địa quy mô lớn của đế quốc Pháp ở Việt Nam đã dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc tại đây. Bên cạnh những giai cấp cũ là địa chủ phong kiến và nông dân, đã ra đời những giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, tư sản dân tộc, trí thức tân học, tiểu tư sản thành thị. Từ ngày bị đế quốc Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tục đứng lên đấu tranh bất khuất và anh dũng “kẻ trước ngã người sau đứng dậy”. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy “đã bị dìm trong bể máu. Năm 1890, Hồ Chí Minh được sinh ra trên đất Nghệ An, một cái nôi của phong trào yêu nước, trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước, tiến bộ. Ngay từ khi ở Nghệ An và những năm học ở Huế, những 9 cuộc đấu tranh chống cướp đất, chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu, … trong các năm 1904, 1908 bị đàn áp đẫm máu đã nhen nhóm lên ở Hồ Chí Minh lòng căm thù bọn thực dân cướp nước. Từ sự uất hận trước bất công và bạo tàn do CNTD gây ra, Hồ Chí Minh bắt đầu nảy sinh tư tưởng cứu nước. Lúc bấy giờ, các phong trào yêu nước đều thất bại. Dân tộc đang đứng trước một cuộc khủng hoảng trầm trọng về con đường cứu nước. Hồ Chí Minh quyết định rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước mới trong bối cảnh lịch sử nói trên. Đây là đầu mối giúp chúng ta lần tìm những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng đại đoàn kết của Người. 1.1.2. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Chúng tôi trong khi dựa vào những yếu tố chung trong nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời chú ý đến những yếu tố riêng có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tư tưởng đại đoàn kết của Người và khái quát thành ba nguồn gốc chính như sau: Một là, chủ nghĩa yêu nước gắn với ý thức cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cội nguồn đầu tiên, sâu xa nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết; hai là, tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây; ba là, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng chiến lược của Quốc tế Cộng sản về liên minh giai cấp và đoàn kết các lực lượng trong cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Những yếu tố thuộc về chủ quan Hồ Chí Minh Nói đến nhân tố chủ quan thuộc về Hồ Chí Minh có tác động đến sự hình thành, phát triển tư tưởng của Người trong đó có tư tưởng về đại đoàn kết không thể không nói đến phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là con người yêu nước, thương dân sâu sắc, và ngay từ thời trẻ cho đến hơi thở cuối cùng, kiên trì một tấm lòng vì dân, vì nước và một niềm tin mãnh liệt ở nhân dân, có bản lĩnh kiên định, có khí tiết kiên cường trong đấu tranh thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã chọn. Hồ Chí Minh là con người đặc biệt thông minh, ham học hỏi, có tư duy độc lập sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng, biết nhiều ngoại ngữ, do đó có điều kiện để tiếp xúc với văn hóa của nhiều dân tộc. 10 Hồ Chí Minh là một con người mẫu mực về đạo đức cách mạng, tác phong bình dị, chân tình, gần gũi, hòa mình với quần chúng, có sức cảm hóa lớn đối với mọi người. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam nói: “Những tư chất và phẩm chất ấy được phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của Người. Nhờ vậy, giữa vô vàn lý thuyết, học thuyết khác nhau, đối lập nhau, đúng và sai, thật và giả đan xen lẫn lộn, trong khi nhiều chí sĩ cách mạng như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng đến Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, … không phát hiện được ở đâu là quy luật, là chân lý, thì chính Hồ Chí Minh đã tìm ra được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn và con đường để đi tới mục tiêu, thực hiện lý tưởng ấy. Giữa thực tiễn vô cùng sinh động, phức tạp, với bao tình huống khó khăn, bao sóng gió thử thách, có khi đe dọa cả cuộc sống và sinh mệnh chính trị của mình, Người vẫn đứng vững, vượt lên, vẫn kiên trì chân lý, có những quyết định đúng đắn và sáng suốt, những hoạt động sáng tạo để biến tư tưởng thành hiện thực” [tr.67-68]. 1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Đã có những cách phân chia khác nhau về các giai đoạn của quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, trong luận án này, chúng tôi bước đầu phân chia quá trình đó thành sáu giai đoạn gắn với các hoạt động chính yếu của Người như sau: Giai đoạn trước khi Hồ Chí Minh rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước (1890 – 1911); giai đoạn Hồ Chí Minh khảo sát, tìm tòi, lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911-1920); giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động ở Đảng Cộng sản Pháp, ở Quốc tế Cộng sản và chuẩn bị điều kiện ra đời cho Đảng Cộng sản Việt Nam (1920 – 1930); giai đoạn Hồ Chí Minh chuẩn bị các điều kiện, tổ chức các lực lượng, cùng với Đảng lãnh đạo Tổng khởi nghĩa thành công, lập nên chế độ mới (1930-1945); giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động và lãnh đạo xây dựng nhà nước kiểu mới, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc (1945 – 1954); giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954 – 1969). 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đại đoàn kết với tính cách là một tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh. Cũng như bất kỳ một học thuyết, một trào lưu tư tưởng nào, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng đại đoàn kết của Người không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, mà hình thành phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội đầy biến động ở Việt Nam và trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tiếp thu tinh hoa văn hóa Âu – Mỹ; kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, của phương Đông và thành quả của văn minh công nghiệp phương Tây, đến gặp chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng chiến lược của Quốc tế Cộng sản. Việc Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản, tìm thấy ở đó “cái cần thiết” và “con đường” giải phóng dân tộc Việt Nam, là bước quyết định trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về đại đoàn kết nói riêng. Nhưng bất cứ tư tưởng lý luận nào, ngoài sự kế thừa những tư tưởng trước đó còn phải bắt nguồn từ thực tiễn, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự phát triển sáng tạo qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, cần phải nhìn nhận rằng, cuộc sống và hoạt động thực tiễn hết sức phong phú, đa dạng gắn với cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc và thời đại là một trong những nguồn gốc quan trọng, không thể thiếu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh – nguồn gốc thực tiễn. Thực tiễn ấy là cơ sở để tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng đại đoàn kết của Người ngày càng phát triển và hoàn thiện qua tiến trình lịch sử của Việt Nam và thế giới thời hiện đại. 12 Chương 2 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT 2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT 2.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đoàn kết là “kết lại thành một khối”, “mọi người đều nhất trí”, “muôn người như một”, “đồng lòng chung sức” phấn đấu cho một mục đích chung: đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, cho mọi người và cho mỗi người Việt Nam. Nội dung căn cốt nhất của khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Nội hàm của khái niệm đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến bề rộng và bề sâu của sự đoàn kết. Bề rộng là đoàn kết rộng rãi, khắp mọi lực lượng, ở khắp mọi nơi, trong mọi thời kỳ, mọi phong trào cách mạng, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi ngành hoạt động xã hội, mọi đoàn thể, với nhiều cấp độ các quan hệ đoàn kết giữa các lực lượng, các đoàn thể, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ trong ra ngoài, … Bề sâu, đó là đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ “vững bền như khối sắt”, “không gì phá vỡ nổi”, “đoàn kết thật thà hoàn toàn”, “khăng khít”, “chắc chắn”, “không có gì lay chuyển được”,… Đồng thời, khối đại đoàn kết phải không ngừng được củng cố và tăng cường, đảm bảo đoàn kết chặt chẽ, khăng khít và chắc chắn thêm lên mãi, làm cho nó “trường xuân bất lão”. Đại đoàn kết là đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi, tạo thành một khối khổng lồ, một lực lượng, một sức mạnh to lớn làm cơ sở cho đại thành công của cách mạng. Đối tượng – cái đích hướng tới của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là một tổng thể đa dạng bao gồm mọi lực lượng, mọi tổ chức, mọi ngành, mọi cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, trong luận án này, chúng tôi khái quát toàn bộ đối tượng của đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh thành ba đối tượng: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân (đoàn kết toàn dân tộc), đoàn kết quốc tế. Và đoàn kết trong 13 Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. 2.1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cơ sở lý luận, thực tiễn và thực chất của đại đoàn kết Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cơ sở khoa học và thực tiễn của đại đoàn kết là ở quan hệ lợi ích. Đó là muốn tập hợp, đoàn kết các bộ phận nhân dân, các lực lượng cách mạng và tiến bộ thì giúp họ phải có những lợi ích chung. Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh luôn gắn với mục tiêu độc lập của dân tộc, tự do dân chủ, ấm no và hạnh phúc của nhân dân. Người đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Nhưng Người cũng từng nói: “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Hồ Chí Minh ý thức rõ rằng, đánh thắng đế quốc phong kiến đã khó, thắng nghèo và lạc hậu còn khó hơn nhiều. Việc thực hiện đoàn kết toàn dân cũng vậy, trong việc chống kẻ thù phá hoại đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân. Còn “Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi của một đôi giai tầng trong nước”. Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn để thực hiện đoàn kết, đại đoàn kết phải tìm ra được một lợi ích phát huy tác dụng trong lịch sử, lợi ích đó cần phản ánh lợi ích rộng rãi của giai cấp mình và của các giai cấp, quần chúng khác. Trong khi phải nắm vững mục đích của toàn bộ sự nghiệp cách mạng thì mỗi giai đoạn cũng cần xác định bây giờ dân tộc Việt Nam muốn gì. 2.1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết Đại đoàn kết là cội nguồn sức mạnh và động lực to lớn của cách mạng Việt Nam: Quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngọn cờ ấy được coi là nguồn sức mạnh, tiềm năng không giới hạn và động lực to lớn để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tiềm năng, động lực đó được bộc lộ qua việc phát huy lực lượng vật chất và tinh thần trong cách mạng Việt Nam. Lực lượng vật chất và tinh thần được cô đọng, tập trung ở những tầng lớp, thế hệ nhân dân được nhận thức và tổ chức lại. Nếu thực dân đế quốc “mạnh về vật chất” thì nhân dân Việt Nam mạnh về tinh thần, với một chí cương quyết chiến đấu cho tự do. 14 Sức mạnh tinh thần thể hiện ở chỗ nó biến sự hiểu biết thành ý chí thống nhất trong hành động. Đại đoàn kết là chiến lược và mục tiêu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam: Hồ Chí Minh xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi, lâu dài, chặt chẽ, vững chắc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ. Mục đích của đoàn kết thống nhất với chiến lược của sự nghiệp cách mạng. Mọi người được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, xã hội công bằng, ấm no, dân chủ, được phát huy sáng kiến, trí tuệ... là đoàn kết. Chiến lược và mục tiêu của đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn liền với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn, thời kỳ cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh đã xây dựng khối đại đoàn kết cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới. 2.1.4. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyên tắc xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Một là, xây dựng khối đại đoàn kết lấy lợi ích dân tộc làm điểm tương đồng, mẫu số chung trong các quan hệ xã hội; hai là, xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở của việc thực hiện dân chủ của nhân dân; ba là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thông qua tổ chức Mặt trận Tổ quốc và dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN; bốn là, đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bình vì sự thống nhất bền vững; năm là, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Phương pháp xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh:Thứ nhất, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động đại đoàn kết: Sử dụng các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng; Người làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về đại đoàn kết phải là tấm gương đoàn kết trong cả lời nói và việc làm; thứ hai, phương pháp tổ chức: Muốn xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc thì yếu tố quyết định là phải có phương pháp xây dựng Đảng, chính quyền cách mạng và phương pháp xử lý các mối quan hệ; thứ ba, phương pháp xử lý các mối quan hệ: Đó 15 là phương pháp xử lý mối quan hệ: cách mạng – trung gian – phản cách mạng. 2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Từ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, luận án rút ra được một số đặc điểm cơ bản của tư tưởng đó bao gồm: Sự thống nhất giữa tính khoa học và cách mạng trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh; sự thống nhất tính dân tộc, giai cấp và nhân loại trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh; sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết; Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Đại đoàn kết với tính cách là một tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh có nội dung phong phú, bao quát các vấn đề lý luận cơ bản: khái niệm đại đoàn kết, đối tượng của đại đoàn kết; vai trò của đại đoàn kết; nguyên tắc và phương pháp xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Đại đoàn kết, xét cả về tư tưởng và hoạt động đoàn kết của Hồ Chí Minh, bao quát các đối tượng: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân (đoàn kết toàn dân tộc), đoàn kết quốc tế. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết có vai trò quan trọng đặc biệt trong mọi lĩnh vực, mọi phạm vi của đời sống, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động xã hội. Đoàn kết là lực lượng. “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công”. Đại đoàn kết là cơ sở đảm bảo đại thành công của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên cách mạng XHCN, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Từ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, luận án rút ra được một số đặc điểm cơ bản của tư tưởng đó bao gồm: tính khoa học và cách mạng; sự thống nhất giữa tính dân tộc, tính giai cấp và tính quốc tế; sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết; tính nhân văn. Do những đặc điểm 16 đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết có được ảnh hưởng và sức cải tạo lớn lao đối với hiện thực xã hội Việt Nam kể từ khi nó tác động tại đây cho đến hiện nay. Chương 3 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀO VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 3.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 3.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá, con người ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Tp. Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km², với 8.224,4 ngàn người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của Thành phố vượt trên 10 triệu người. Có thể khái quát những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh theo bốn yếu tố chính: kinh tế, văn hoá, chính trị - xã hội, dân cư. Về kinh tế: Với vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao lưu và trao đổi hàng hóa; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phát triển; dân cư đông đúc, nguồn nhân lực dồi dào, năng động… là nhân tố quan trọng để Tp. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế - xã hội và phát huy sức mạnh đại đoàn kết của mình. Song, những điều kiện đó xét về mặt đầu tư, phát triển kinh tế là thuộc về “thiên thời”, “địa lợi”. Để có thể phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế Thành phố còn đòi hỏi một nhân tố quan trọng nữa: “nhân hoà”, tức là sự đồng thuận xã hội, sự đoàn kết chung sức chung lòng của toàn dân, của tất cả các thành phần, các ngành kinh tế. Điều kiện văn hóa: Từ những đặc điểm kinh tế như trên đã hình 17 thành và biến đổi đời sống văn hóa, tinh thần của Sài Gòn – Tp. Hồ Chí Minh. Kinh tế Thành phố phát triển trong mối giao lưu kinh tế đa chiều nên văn hóa vì thế cũng rất đa dạng, tiếp xúc được với nhiều cái mới, tạo nên tính tiên phong trong biến đổi đời sống văn hóa – xã hội. Mảnh đất này là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến lập nghiệp; người Hoa đến định cư và hội tụ với cư dân bản địa; sau đó, trở thành một trong những trung tâm đón nhận những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử; và hiện nay đã trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa – giáo dục của cả nước. Sự phát triển kinh tế còn tạo tiền đề vật chất quan trọng để nâng cao trình độ dân trí, trình độ tay nghề, tác phong lao động có kỷ luật; là tiền đề để xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu của người dân. Với những đặc điểm nổi bật của Thành phố như sự năng động, sáng tạo, khoan dung nhân hậu, nghĩa tình, có trước có sau và luôn luôn đi đầu trong sự giao lưu và hội nhập văn hóa với khu vực và quốc tế…, Thành phố chính là nơi hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa hiện đại, nhân văn. Điều kiện chính trị, xã hội: Quá trình phát triển kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Tp. Hồ Chí Minh diễn ra mạnh mẽ và sôi động nhất nước. Cộng đồng dân cư ở đây rất đa dạng, có mối liên hệ rộng rãi với kiều bào ta ở nước ngoài, đồng thời cũng là Thành phố có số lượng kiều dân nước ngoài làm ăn sinh sống đông nhất nước. Thành phố luôn là trọng điểm chống phá nhiều mặt, là địa bàn xung yếu của chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, gây mất ổn định chính trị - xã hội, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới lớn hơn, phức tạp hơn đối với phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Đặc điểm dân cư: Sự hội tụ một cách đa dạng của dân cư ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh. Với một bức tranh văn hóa “đa sắc màu” đặc trưng ở nơi đây, là cơ sở dẫn đến sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, tôn giáo, các vùng miền trong cả nước và trên thế giới, đã hình thành nên tính cách của con người Sài gòn – Tp. Hồ Chí Minh cởi mở, đa dạng, phóng khoáng, bao dung, luôn năng động sáng tạo trong việc đón nhận cái 18 mới, thể nghiệm cái mới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ không kỳ thị, phân biệt đối xử mà luôn sẵn sàng đón nhận và tôn trọng sự khác biệt văn hoá của các tầng lớp, các dân tộc và giai cấp khác nhau. Đây là điều thuận lợi cho việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; bởi sự đa dạng, cởi mở, phóng khoáng sẽ dễ trong việc chấp nhận nhau, hòa đồng với nhau và bổ sung sức mạnh cho nhau… một cách năng động và linh hoạt. Nhưng bên cạnh đó, sự đông đúc và đa dạng của dân cư còn đưa đến cho Gia Định - Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh nhiều diễn biến phức tạp trong đời sống kinh tế - xã hội. Sự khác biệt về phong tục tập quán, các thành phần dân cư chưa thật sự hiểu nhau nên đôi khi xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về mặt lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn đến va chạm giữa các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo khác nhau trên địa bàn. Lối sống sùng ngoại, thực dụng, lai căng, đề cao tự do chủ nghĩa… nhất là một bộ phận trong giới trẻ; các tệ nạn xã hội diễn biễn phức tạp; các thế lực thù địch lợi dụng sự đa dạng của thành phần dân cư để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân ở nơi đây, đặt ra cho Tp. Hồ Chí Minh nhiều thách thức việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.2. Tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh Nhìn vào sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, sức mạnh đại đoàn kết đóng vai trò hết sức quan trọng và vai trò đó được thể hiện một cách sinh động trong thực tiễn hoạt động của con người. Bằng sự tổng kết thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm, đánh giá vai trò của đại đoàn kết đã được Đảng ta khái quát thành lý luận: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhận định đó Đảng đã đánh giá đúng tầm của sức mạnh đại đoàn kết và thực sự đưa đại đoàn kết trở thành chiến lược lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh: Thuật ngữ “động lực”, theo Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa là “cái thúc đẩy, làm cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan