Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tư tưởng hồ chí minh về văn hóa và vận dụng xây dựng văn hóa công sở tại trường ...

Tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về văn hóa và vận dụng xây dựng văn hóa công sở tại trường cao đẳng điện lực thành phố hồ chí minh

.PDF
83
1624
98

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KPĂ HOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ VẬN DỤNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - Năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KPĂ HOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ VẬN DỤNG XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính trị học Mã số: 8310201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH Hà Nội - Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng xây dựng văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Ngọc Thạch. Các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn là trung thực và các thông tin trích dẫn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả Kpă Hoa LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên Cao học tại Khoa Triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học Xã Hội, đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo, những người phụ trách khoa Triết học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại Học viện. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Ngọc Thạch, thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn tập thể, Chi bộ Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập, tiếp cận và nghiên cứu các tài liệu chuyên môn trong quá trình học tập và làm Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2019 Học viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................11 1.1. Lý luận chung về văn hóa ..............................................................................11 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về văn hóa .......................................................11 1.1.2. Các chức năng của văn hóa ....................................................................15 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ................................................................17 1.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò và tính chất của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh ..................................................................................................................17 1.2.2.Quan điểm về chức năng của văn hóa và một số lĩnh vực chính của văn hóa trong tư tưởng Hồ Chí Minh ......................................................................21 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa, văn hóa chính trị và văn hóa công sở trong giai đoạn hiện nay ..........................................................................23 1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa và văn hóa chính trị .....23 1.3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa công sở .........................31 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .39 2.1. Tổng quan về Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh ..............39 2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay................................................................42 2.2.1. Nội dung công tác xây dựng văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................42 2.2.2. Các kết quả đạt được ..............................................................................52 2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................56 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................59 2.3.1. Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và tuyên truyền ...............................59 2.3.2. Nâng cao năng lực chuyên môn và tác phong của giảng viên phù hợp với những yêu cầu của một trường thuộc ngành Điện ............................................61 2.3.3. Đổi mới nội dung, xây dựng kế hoạch ...................................................64 2.3.4. Xây dựng đội ngũ thực hiện và cơ chế phối hợp .....................................66 KẾT LUẬN ..............................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội không chỉ thể hiện trình độ mà còn là động lực thúc đẩy sự phát tiển kinh tế - xã hội. Văn hóa được kết tinh từ những giá trị tốt đẹp của con người, của một cộng đồng, từ đời sống một dân tộc, một xã hội. Vì vậy, văn hóa là vừa là mục tiêu, vừa động lực cho hoạt động phát triển kinh tế, đồng thời một nền văn hóa tiên tiến không chỉ phục vụ riêng cho một dân tộc, cho một quốc gia mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cách mạng thế giới, đó chính là nội dung tích cực trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Trong số những tên tuổi vĩ đại được tổ chức văn hóa thế giới (UNESCO) ra nghị quyết kỷ niệm, Hồ Chí Minh là một trường hợp đặc biệt bởi vì Người vừa được tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, vừa được ghi nhận là nhà văn hóa kiệt xuất. Tư tưởng, sự nghiệp, nhân cách Hồ Chí Minh đã trở thành một hệ giá trị văn hóa của loài người. Kể từ sau khi Đảng ta khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, vệc nghiên cứu giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa to lớn. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề văn hóa, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, phát triển đất nước; Đảng đã sớm đề ra quan niệm và đường lối về văn hóa, đó là bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển văn hóa dân tộc bắt nhịp cùng thời đại. Trải qua hơn tám thập kỷ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán và không ngừng bổ sung đường lối xây dựng nền văn hóa mới phù hợp với tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Tháng 7 năm 1998, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã họp và ra Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã xác lập một hệ thống chính sách để xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó đáng chú ý là chính 1 sách “kinh tế trong văn hóa” nhằm gắn văn hóa với các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng tài chính hỗ trợ cho phát triển văn hóa và chính sách “văn hóa trong kinh tế” nhằm bảo đảm cho văn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế: “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” [9, tr.55]. Trong giai đoạn hiện nay, hòa nhập vào xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy mọi nguồn lực để phát triển đất nước phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh. Vì vậy, văn hóa là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của xã hội, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân sẽ góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nước ta đã đi qua một chặng đường hơn 30 năm đổi mới mang tầm vóc của một cuộc cách mạng, một quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để mọi lĩnh vực của đời sống. Từ đại hội XII, đảng ta xác định phải bảo đảm tính đồng bộ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đổi mới kinh tế nổi bật ở xây dựng và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế thị trường hiện đại, vận động theo quy luật của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế và hội nhập quốc tế. Động lực và phương thức căn bản để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh là khoa học - công nghệ, là nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là vốn người, thành phần quan trọng bậc nhất của vốn xã hội. Đó phải là nền kinh tế giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội, các hoạt động sản xuất - kinh doanh phải tuân thủ luật pháp của nhà nước, làm giàu hợp pháp, chính đáng được khuyến khích và bảo vệ. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải do Đảng lãnh đạo và được quản lý bởi nhà nước pháp quyền theo tinh thần thượng tôn pháp 2 luật, đây là định hướng chính trị đối với sự phát triển kinh tế thị trường. Theo Hồ Chí Minh, chính trị khi nghĩ rộng cũng là văn hóa và văn hóa khi nghĩ sâu cũng là chính trị, văn hóa không ở bên ngoài mà ở trong kinh tế và chính trị. Do đó, bảo đảm tốt định hướng chính trị đối với sự phát triển kinh tế thị trường có ý nghĩa là đem văn hóa chính trị thâm nhập vào kinh tế vì mục tiêu phát triển xã hội, phát triển con người với thước đo tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội, tốc độ tăng trưởng phải gắn liền với chất lượng tăng trưởng. Chất lượng ấy không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa. Xây dựng văn hóa công sở là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự kỷ cương, tuân theo những nội quy, quy định chung nhưng không mất đi tính dân chủ. Trong môi trường làm việc ngày càng năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra phương pháp giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì việc xây dựng giá trị riêng của bản thân thông qua việc hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phong cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự chốn công sở là điều hết sức quan trọng. Văn hoá nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi người. Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng các chuẩn mực trong văn hóa công sở luôn rất cần thiết. Đồng thời, bản thân đang công tác tại trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, một đơn vị trường học thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam của Tập đoàn Điện lực Việt Nam có cam kết đầu tiên của Tập đoàn với Đảng và Chính phủ là “Sống, lao động và học tập theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Do đó Tập đoàn Điện lực luôn chú trọng xây dựng những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực đạo đức và những cam kết về văn hóa để tất cả các đơn vị trong hệ thống của mình xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người trong đơn vị chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó tạo nên sự khác biệt và được coi là truyền thống riêng của mỗi đơn vị. Vì vậy tôi chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí 3 Minh về văn hóa và vận dụng xây dựng văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng văn hóa công sở được tìm hiểu khá phổ biến, từ những cách tiếp cận khác nhau, trong đó nổi bật có 3 hướng chính: Trước hết, những công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa: Cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hoá Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Vũ do Nhà xuất bản Sự Thật ấn hành năm 1989, sách đề cập đến những vấn đề trong toàn bộ cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nền văn hoá Việt Nam: lý luận về cách mạng văn hoá Việt Nam, sự chỉ đạo và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh như là nhà văn, nhà thơ, nhà báo cách mạng. Tập sách là những nét chấm phá cho bức tranh tổng quát về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin từ thực tế Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từ thực tế Việt Nam phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng văn hoá. Người đã giải quyết thành công vấn đề xây dựng một nền văn hoá mới và đã dày công vun đắp qua 2 cuộc cách mạng văn hoá: Cách mạng văn hoá trong giai đoạn dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng văn hoá trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cái trước tạo tiền đề cho cái sau và cái sau là bước phát triển tất yếu của cái trước. Tiếp theo là cuốn sách “Bác Hồ và truyền thống văn hoá dân tộc” do Thanh Lê biên soạn được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2003. Nội dung sách dành phần lớn để nghiên cứu, giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư cách là nhà chính trị, nhà tư tưởng thiên tài; Nhà văn hoá kiệt xuất, danh nhân văn hoá thế giới; Nhà giáo mẫu mực, người khai sáng nền giáo dục Việt Nam. Đồng thời, dưới ngòi bút phân tích của tác giả, Hồ Chí Minh hiện lên như là một nhà xã hội học vĩ đại, người đặt nền móng xây dựng xã hội mới, con người mới Việt Nam; Đối với sự nghiệp cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh lại là hiện thân của chủ nghĩa quốc tế vô 4 sản. Tác giả cũng dành những trang viết về tư duy cách mạng sáng tạo của nhà chiến lược thiên tài Hồ Chí Minh qua các giai đoạn lịch sử cách mạng, người đã khéo léo lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ở những trang viết khác, tác giả lại giới thiệu chân dung cuộc đời Hồ Chí Minh với tư cách của một nhà báo cách mạng lỗi lạc. Với trái tim trong sáng, cao thượng và sâu sắc đến tuyệt vời, từ những bài báo của mình, Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về phẩm chất, đức độ, tài năng...là những phẩm chất cao qúy của nhà báo vô sản, đáng để các thế hệ làm báo hôm nay suy ngẫm, học tập. Phần thứ hai của nội dung, tác giả dành để nghiên cứu các đặc điểm lịch sử Việt Nam từ thời đại các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu về đặc điểm quí báu nhất: Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam; Về ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch), ngày tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch); Về nền văn hoá dân tộc kiến trúc xưa... Cuối cùng, tác giả dành trích những lời di huấn bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam qua suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người (về đạo đức, về đoàn kết, về xây dựng con người mới, về học tập, về lao động, về chống tham ô lãng phí, chống chủ nghĩa cá nhân, về tự phê bình và phê bình...). Cuốn sách “Văn hóa đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bùi Đình Phong biên soạn do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành lần đầu năm 2008 và được tái bản năm 2017. Cuốn sách đề cập những vấn đề về văn hóa, đạo đức, nhân văn, quan hệ quốc tế, triết lý phát triển, dân chủ, dân vận…Mỗi bài viết trong sách một vẻ khác nhau, bài ngắn, bài dài được đăng tải trên nhiều tạp chí, ở những thời điểm không giống nhau. Tuy nhiên, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, tinh thần cơ bản của cuốn sách, đó là Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn. Đặc biệt là vấn đề văn hóa đạo đức được người quan tâm toàn diện và sâu sắc. Cùng tác giả Bùi Đình Phong, cuốn sách “Hồ Chí Minh trí tuệ và văn hóa” do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành lần đầu năm 2010 và được tái bản năm 2017. Cuốn sách với cái nhìn bao quát trí tuệ, văn hóa Hồ Chí Minh nhằm khắc họa nhân cách, tài năng của Hồ Chí Minh. Cuốn sách cũng dành một số bài tập trung 5 phân tích triết lý Hồ Chí Minh về văn hóa lãnh đạo, về dân, về công tác dân vận, về vai trò của Đảng cầm quyền…Hạt nhân trong tư tưởng và toàn bộ cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là vì hạnh phúc, tự do của nhân dân và cuốn sách đã khắc đậm mục tiêu này. Cuốn sách “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật xuất bản tháng 5 năm 2018. Cuốn sách bao gồm một số bài nghiên cứu đã được công bố của Đại tướng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách là những kỷ niệm sâu sắc của Đại tướng với Bác Hồ, nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh trên một số lĩnh vực cụ thể trong đó có nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam. Tác giả đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong cuộc đời hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày của con người Hồ Chí Minh. Thứ hai, những công trình nghiên cứu về phong cách làm việc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn: Cuốn sách “Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới” do nhóm biên soạn: Trần Đình Huỳnh, Hoàng Chí Bảo, Đặng Quốc Bảo, Thành Duy, Phan Hữu Tích, Nguyễn Hòa biên soạn do Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2002. Cuốn sách được đầu tư công phu từ hình thức cho tới chắt lọc nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung cuốc sách gồm hai phần: thứ nhất là những mốc son trong hành trình của Hồ Chí Minh; thứ hai là trình bày chín công trình khảo luận về một số vấn đề cơ bản như triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh, triết lý về đổi mới và sáng tạo, về con người và văn hóa. Cuốn sách “Phong cách Hồ Chí Minh” của các tác giả Đỗ Hoàng Linh,Vũ Kim Yến tuyển chọn và biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2014. Qua những câu chuyện minh họa rất giản dị, đời thường nhưng lại vô cùng xúc động, giàu ý nghĩa, người đọc sẽ hiểu được phong cách Hồ Chí Minh - một phong cách văn hóa Việt Nam điển hình, rất gần gũi và thân thuộc. Đồng thời, 6 thông qua những bài viết nghiên cứu, tìm hiểu phong cách Hồ Chí Minh của các tác giả giàu tâm huyết, người đọc sẽ càng thấy rõ hơn tầm vĩ đại của Hồ Chí Minh với tư cách là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài, nhà hoạt động thực tiễn lỗi lạc và là tấm gương sáng ngời đã để lại những bài học quý giá trở thành chuẩn mực cho việc xây dựng và rèn luyện phong cách của người đảng viên, người cán bộ cách mạng, bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Cuốn sách giúp cho độc giả hiểu rõ hơn tầm vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh,với tư cách là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài, nhà hoạt động thực tiễn lỗi lạc và là tấm gương sáng ngời đã để lại những bài học quý giá trở thành chuẩn mực cho việc xây dựng và rèn luyện phong cách của người đảng viên, người cán bộ cách mạng, bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế với văn hóa” của Nguyễn Thế Thắng được đăng trên Trang Điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 02 tháng 12 năm 2016. Nội dung bài viết phân tích sự vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào phát triển kinh tế của Việt Nam, phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, ngược lại bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội là động lực cho tăng trưởng kinh tế, ổn định. Bài viết khẳng định “Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và văn hóa, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt hơn định hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”[47, tr.1]. Thứ ba, những công trình nghiên cứu tập trung khai thác về yếu tố văn hóa công sở: Trong cuốn “Lễ nghi công sở” do Dương Thu Ái và Nguyễn Kim Hanh biên soạn xuất bản năm 2014 do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Tác phẩm mô tả chi tiết tất cả các lễ nghi cần thiết từ thi tuyển vào công sở, về hành vi của người mới 7 vào công sở đến hành vi thường ngày nơi công sở hay hành vi ở trong văn phòng, hội nghị hay các trường hợp khác. Trong đó có thể thấy rõ các nội dung có ý nghĩa thực tiễn việc ứng xử giao tiếp nơi công sở được hai tác giả trình bày rõ ràng. Ấn hành của Nhà xuất bản Lao động năm 2013: “Văn hóa ứng xử và nghệ thuật giao tiếp nơi công sở trong các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, khi tham gia giao thông”. Cuốn sách bao gồm những kỹ năng giao tiếp trong công việc cũng như trong đời sống như: giao tiếp nơi công sở, kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên-cấp dưới, khách hàng... và nêu lên những điều cần tránh nơi công sở qua những bài học cụ thể. Đây là một tài liệu mang tính chất hướng dẫn có giá trị thiết thực giúp nhận thức đúng đắn vai trò của văn hóa và trách nhiệm của mỗi người chúng ta trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Cuốn sách “Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở” do Nguyễn Minh Doan làm chủ biên, đồng tác giả là Bùi Thị Đào và Nguyễn Văn Năm do Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội ấn hành năm 2011. Nội dung cuốn sách trang bị một số kiến thức về pháp luật, sự cần thiết phải sống và làm việc theo pháp luật, lối sống theo pháp luật và văn hóa công sở ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở cửa hội nhập quốc tế. Ấn phẩm lưu hành nội bộ về “Quy tắc ứng xử văn hóa cơ quan Tập đoàn Điện lực Việt Nam” do Trung tâm thông tin Điện lực ấn hành năm 2013. Đây là tài liệu triển khai văn hóa Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhằm mục đích hoàn thiện các quy định về hành vi của cán bộ, công nhân viên trong Tập đoàn khi giao tiếp, thực thi công việc chuyên môn trong mối quan hệ với đồng nghiệp, môi trường cộng đồng và xã hội. Quy tắc ứng xử này cũng nhằm hướng các hành vi giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công nhân viên đến các chuẩn mực tốt đẹp, văn minh, lịch sự... cống hiến cho sự phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu được đề cập nói trên đã đi sâu và làm sáng tỏ những vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng 8 những giá trị này vào trong thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Mặt khác, cũng cho thấy, tầm quan trọng khi nghiên cứu một khía cạnh của văn hóa là văn hóa công sở vì văn hóa là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc, là động lực để phát triển kinh tế để Việt Nam đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Đảng đã đề ra. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài, luận văn đi sâu nghiên cứu một khía cạnh cụ thể về vận dụng xây dựng văn hóa công sở từ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa tại trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Luận văn nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng vào một lĩnh vực cụ thể của văn hóa là văn hóa công sở để làm sáng tỏ thực tiễn xây dựng văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện văn hóa công sở nhằm kế thừa và phát huy các giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Khái lược tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay. - Làm rõ thực trạng xây dựng văn hóa công sở tại trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở tại trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh. 9 Phạm vi nghiên cứu của luận văn là vận dụng xây dựng văn hóa công sở tại Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn hóa chính trị, văn hóa công sở… Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Phép biện chứng duy vật Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu… Luận văn còn chú ý khai thác, kế thừa những giá trị của các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đây là một công trình nghiên cứu có thể coi là mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng xây dựng văn hóa công sở tại trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn về văn hóa công sở và vận dụng xây dựng văn hóa công sở tại trường Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh hy vọng có những giá trị thực tiễn và lý luận nhất định. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vận dụng xây dựng văn hóa nơi công sở. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết. Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, phát triển văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa công sở tại trường cao đẳng Điện Lực thành phố Hồ Chí Minh 10 Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Lý luận chung về văn hóa 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về văn hóa Văn hóa là khái niệm xuất hiện từ lâu trong lịch sử; tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp. Có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn của con người. Ngược dòng lịch sử, ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng: Văn hóa là một từ có nguồn gốc Latinh: Colere, sau trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Về sau nghĩa được mở rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhà hùng biện thời La Mã, Cicéron từng có câu nói nổi tiếng: Triết học là văn hóa (sự vun trồng) tinh thần ( Filosofia cultura animiest). Ở Trung Quốc, từ “văn hóa” đã xuất hiện đầu tiên trong Kinh Dịch, quẻ Bí viết: “Quan hệ thiên văn dĩ sát thời biến, quan hệ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ”. Đặc biệt trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán ( 206 trước Công nguyên-25 năm sau công nguyên) từ “văn hóa” đã được phổ biến. Lưu Hướng viết trong sách “Thuyết uyển” bài “Chỉ vũ”: “Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau sẽ chinh phạt”. Như vậy, trong cách nghĩ của Lưu Hướng, từ văn hóa được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, văn hóa gần nghĩa với giáo hóa. Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như phương Đông như vậy, nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào khoa 11 học, sử dụng như thuật ngữ khoa học. Năm 1774, từ này mới được xuất hiện trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức. Người đầu tiên sử dụng từ văn hóa trong khoa học là Pufendorf, người Đức, ông cho rằng văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên. Sau ông, nhà triết học Herder (1744-1803) cho rằng: văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người. Theo ông, lần thứ nhất, con người xuất hiện với tư cách là một thực thể sinh vật tự nhiên; lần thứ hai con người hình thành như một thực thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa, theo nghĩa toàn vẹn của từ này. Sau đó, ông Adelung, người Đức, người đầu tiên đề quan niệm lịch sử phát triển của văn hóa như lịch sử phát triển xã hội, đối lập với lịch sử phát triển các triều đại. Trong khi đó, nhà triết học Kant lại cho rằng văn hóa là sự phát triển, bộc lộ các khả năng, năng lực và sức mạnh của con người. Cùng với các nhà triết học người Đức, nhà triết học Vico người Ý cho rằng, văn hóa là một từ chỉ phức thể gồm: khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị. Đến năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình “Văn hóa nguyên thủy” ở Luân Đôn. Lúc này ngành khoa học văn hóa mới chính thức được khẳng định bởi E.B.Tylor và ông cũng chính là người đưa ra định nghĩa: Văn hóa là một phức thể bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và mọi khả năng, thói quen mà con người với tư cách là một thành viên xã hội đạt được. Từ đây, khái niệm văn hóa được nhiều người đề cập. Năm 1952, trong công trình “Văn hóa: tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa” (Culture: a critical review of concepts and difintions), hai nhà khoa học Mỹ là A.L.Kroeber và A.C.Kluckhohn đã thống kê và phân tích tới 164 định nghĩa về văn hóa, trong đó có 7 định nghĩa ra đời từ 1871 đến 1919 và 157 định nghĩa ra đời từ năm 1920 đến 1950. Năm 1967, nhà văn hóa học người Pháp, Abraham Moles lại cho biết có đến 250 định nghĩa. Vào năm 1982, tại Mexico, trong Hội nghị thế giới về văn hóa, Tổ chức văn thế giới (UNESCO) đã đưa ra khái niệm về văn hóa theo nghĩa rộng: văn hóa là toàn bộ các thuộc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc 12 trưng cho một xã hội, chứ không phải chỉ bao gồm có nghệ thuật. Văn hóa còn bao gồm lối sống, các quyền cơ bản của con người, các giá trị tín ngưỡng, truyền thống của các dân tộc. Năm 1994, trong công trình “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới”, Phan Ngọc viết: “Một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót bốn trăm định nghĩa về văn hóa khác nhau”. Ở Việt Nam, từ thời Lý, người Việt đã tự hào nước mình có một “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê, Nguyễn Trãi viết: Duy ngã Đại Việt chi quốc, Thực vi văn hiến chi bang. Nghĩa là: Như nước Đại Việt ta, Thực là một nước văn hiến. Ở đây, Nguyễn Trãi đặt từ văn hiến bên cạnh những từ khác như sơn xuyên (núi sông), phong tục, lịch sử, hào kiệt. Nói khác đi, nội hàm của từ văn hiến chính là một khía cạnh trong nội hàm của từ văn hóa. Kế thừa tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong một quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử... cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh các cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” [57, tr.17]. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng đã đưa ra nội hàm của khái niệm văn hóa như sau: “Văn hóa theo nghĩa rộng, tức là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội...trong đó trọng tâm là tư tưởng, đạo đức, lối sống và dời sống văn hóa” [9, tr.11]. 13 Như vậy, khi tiếp cận văn hóa với tư cách là một khái niệm khoa học-triết học đã thể hiện những nội dung cơ bản: Thứ nhất, văn hóa là toàn bộ hoạt động(gồm cả sản xuất, quan hệ, giao tiếp...) của con người (cá nhân, cộng đồng) trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và bản thân; đó là hoạt động tạo ra sản phẩm, bảo vệ và trao đổi sản phẩm, mà trọng tâm là hoạt động sản xuất xã hội. Văn hóa là sự sáng tạo của con người, thuộc về con người, những gì không do con người làm thì nên không thuộc về khái niệm văn hóa. Từ đó văn hóa là đặc trưng căn bản phân biệt con người với động vật, đồng thời cũng là tiêu chí căn bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hóa xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn hóa cũng là kết quả của sự thích nghi ấy. Thứ hai, sự thích nghi trên là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên không phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân - thiện - mỹ. Vì văn hóa là một hệ thống giá trị, cả tinh thần và vật chất, cả vật thể và phi vật thể. Nhưng trước hết là giá trị tinh thần, cơ bản là các giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ. Do vậy, ta hay nói văn hóa là chân - thiện - mỹ. Các giá trị đó dần dần được tích lũy lại làm nên môi trường văn hóa, cụ thể là thực hiện dân sinh, dân chủ, dân trí... Từ môi trường văn hóa này, mỗi thành viên của xã hội, kể từ khi ra đời, lớn lên...sẽ nhận được sự giáo dục, đào tạo, rèn luyện để thực sự trở thành một con người và sáng tạo những giá trị-văn hóa mới. Đây là những thành tố cơ bản của giá trị văn hóa và giá trị chân - thiện - mỹ là hạt nhân trọng tâm. Thứ ba, văn hóa bao gồm cả những sản phẩm tinh thần và vật chất, chứ không riêng tinh thần mà thôi. Và như thế văn hóa càng không đơn giản là thượng tầng kiến trúc xã hội, nó có gốc rễ trong kinh tế, là hạ tầng của đời sống tinh thần xã hội. Văn hóa là sáng tạo và phát triển nhưng trước hết là phát triển năng lực con người. Thứ tư, văn hóa là phương thức tồn tại, phương thức sinh sống và phát triển của con người và cộng đồng. Phương thức này là cách thức để hoạt động, cách thức 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan