Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiệ...

Tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh quảng nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính

.PDF
117
405
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ………/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGỌC LIÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM TRONG ĐIỀU KIỆNHIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ………/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGỌC LIÊN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM TRONG ĐIỀU KIỆNHIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BẾ TRUNG ANH THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Trần Ngọc Liên Lời Cảm Ơn Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại học viện. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bế Trung Anh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Ban lãnh đạo Cơ sở Học viện Hành chính khu vực miền Trung cùng quý thầy cô trong khoa Sau Đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Nam, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và các Sở, ban, ngành trong tỉnh đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiết sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý Thầy cô và các Anh chị. Quảng Nam, tháng 4 năm2017 Học viên Trần Ngọc Liên MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC....... 9 1.1. Công nghệ thông tin và đặc điểm ngành công nghệ thông tin............... 9 1.1.1. Công nghệ thông tin ........................................................................ 9 1.1.2. Đặc điểm ngành công nghệ thông tin ........................................... 10 1.1.3. Vai trò của công nghệ thông tin .................................................... 11 1.2. Ứng dụngcông nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa nền hành chính . 14 1.2.1. Hiện đại hóa nền hành chính ........................................................ 14 1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin ...................................................... 18 1.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nước ................................................................................ 20 1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nội bộ các Sở ................. 20 1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp. 21 1.3.3. Tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước .................................................................................................. 24 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin . 27 1.4. Bài học kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước ................................................................................... 28 1.4.1. Ngoài nước .................................................................................... 28 1.4.2. Trong nước .................................................................................... 33 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................ 40 Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM ............................................ 41 2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Nam và các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam ....... 41 2.2. Phân tích thực trạng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015 .............................................. 51 2.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nội bộ tổ chức ................ 51 2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp .. 55 2.2.3. Cơ sở hạ tầng thông tin ................................................................. 64 2.2.4. Nguồn nhân lực và các chính sách. .............................................. 69 2.2.5. An toàn thông tin ........................................................................... 72 2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2015 .................................................... 74 2.3.1. Những thành quả đạt được ........................................................... 74 2.3.2. Những tồn tại hạn chế ................................................................... 74 2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế......................................................... 76 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 79 Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM .................... 82 3.1. Quan điểm, phương hướng ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam ................................................................................ 82 3.1.1. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 ..................................................................... 82 3.1.2. Phương hướng ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 ..................................................................... 84 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam .......................................................................................... 87 3.2.1. Giải pháp tổ chức .......................................................................... 87 3.2.2. Giải pháp môi trường - chính sách ............................................... 88 3.2.3. Giải pháp phát triển nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin...... 89 3.2.4. Giải pháp tài chính ....................................................................... 90 3.2.5. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.......................................................................................... 90 3.2.6. Giải pháp tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá............. 91 3.2.7. Tính khả thi của các giải pháp ...................................................... 92 3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và chính quyền tỉnh Quảng Nam ..... 94 3.3.1. Đối với Chính phủ ......................................................................... 94 3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Nam ............................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ KT-XH : Kinh tế xã hội QLNN : Quản lý nhà nước HCNN : Hành chính nhà nước KHCN : Khoa học công nghệ CBCC : Cán bộ công chức HTTT : Hệ thống thông tin CNTT : Công nghệ thông tin CNTT-TT : Công nghệ thông tin và truyền thông G2G : Government to Government (Chính phủ với chính phủ) G2B : Government to Bussiness (Chính phủ với Doanh nghiệp) G2C : Government to Citizen (Chính phủ với công dân) CSDL : Cơ sở dữ liệu PM : Phần mềm TĐT : Thư điện tử CPĐT : Chính phủ điện tử CQĐT : Chính quyền điện tử ĐHCV : Điều hành công việc KT-TC : Kế toán – Tài chính QLTS : Quản lý tài sản QLTT : Quản lý thanh tra ƯDMC : Ứng dụng một cửa ƯDCK : Ứng dụng chữ ký DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước....... 25 Bảng 2.1. Tỷ lệ CBCC được cấp và sử dụng thường xuyên thư điện tử ........ 52 Bảng 2.2. Tỷ lệ thông tin điều hành, văn bản qua mạng và họp trực tuyến ... 54 Bảng 2.3. Đánh giá xếp hạng cung cấp thông tin trên website các Sở ........... 57 Bảng 2.4. Thống kê mức độ dịch vụ công trực tuyến tại các Sở .................... 59 Bảng 2.5. Hạ tầng kỹ thuật CNTT .................................................................. 64 Bảng 2.6. Thống kê xây dựng CSDL các ngành theo Quy hoạch CNTT tỉnh ..... 65 Bảng 2.7. Tình hình sử dụng các phần mềm ứng dụng tại các Sở .................. 67 Bảng 2.8. Thống kê phần mềm áp dụng tại các Sở ......................................... 69 Bảng 2.9. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin.............................................. 70 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Trang thông tin cung cấp thủ tục hành chính .............................................56 Hình 2.2. Biểu đồ tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến tại các Sở........................................63 Hình 2.3. Ứng dụng một cửa điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông. ...............63 Hình 2.4. Ứng dụng Chương trình Quản lý văn bàn và điều hành công việc tại VPUBND tỉnh Quảng Nam ...................................................................................68 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và góp phần hình thành con người mới. Hiến chương Okinawa (tháng 7 năm 2000) khẳng định: "Công nghệ thông tin và truyền thông là một trong các động lực chính tạo nên bộ mặt thế kỷ 21. Nó tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta đang sống, học tập, và làm việc; đến cách thức Nhà nước giao tiếp với dân chúng. Công nghệ thông tin đã và đang nhanh chóng trở thành một bộ phận sống còn, quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Nó cũng tạo ra những thách thức kinh tế, xã hội trước các cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng ở mọi nơi trên trái đất nhằm đạt hiệu quả và tính sáng tạo cao hơn. Tất cả chúng ta cần nắm bắt cơ hội này...." Việt Nam cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ thông tin coi: "Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại" (Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2000 của Bộ Chính trị khóa VIII) Ngày 01/7/2014, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”. Văn bản này được các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) đánh giá là một bước tiến dài so với Chỉ thị 58-CT/TW, được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho CNTT Việt Nam, để Việt Nam sớm thành quốc gia mạnh về CNTT và bằng CNTT. Trong Nghị quyết 36, Bộ Chính trị xác định rõ những mục tiêu ngành CNTT Việt Nam cần đạt được thời gian tới: “CNTT phải được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát 1 triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ quốc gia trong chiến tranh mạng. Đến năm 2030, đưa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT đạt trình độ tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thànhquốc gia mạnh về CNTT và bằng CNTT”. Trong vòng vài năm gần đây, nhiều chính sách, biện pháp đã được ban hành nhằm hướng tới mục tiêu đã đưa ra trong Nghị quyết số 36NQ/TW nói trên. Tuy nhiên, CNTT Việt Nam hiện nay vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Ứng dụng CNTT cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Nền kinh tế tỉnh Quảng Nam trong những năm qua có bước phát triển đáng khích lệ, các ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ngành công nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index – PCI) của Quảng Nam năm 2015 được đánh giá tốt với 61,06 điểm, đứng vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 6 bậc so với năm 2014 và 19 bậc so với năm 2013. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (ICT Index) năm 2015 được đánh giá ở mức trung bình với 0.4717 điểm, đứng thứ 25/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 20 bậc so với năm 2014. Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/10/2015 về việc phê duyệt 2 Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, tỉnhQuảng Nam xác định CCHC là giải pháp tiên quyết trong hệ thống giải pháp tạo động lực và đột phá cho sự phát triển các mặt kinh tế, xã hội của tỉnh nên nhiệm vụ CCHC đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong suốt thời gian qua. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Ứng dụng CNTT giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn, người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với CCHC trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và công dân. Quảng Nam là một tỉnh có nhiều huyện thuộc khu vực miền núi khó khăn nên ngân sách đầu tư cho ứng dụng CNTT còn thấp, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương. Trong thời gian qua vấn đề nhận thức của một số ngành, cấp về CNTT chưa đầy đủ; nguồn nhân lực CNTT chưa được đào tạo đầy đủ còn thiếu và yếu; quyết tâm của các ngành, địa phương về ứng dụng và phát triển CNTT chưa đồng đều nên trong quá trình triển khai, thực hiện gặp nhiều khó khăn. Ứng dụng CNTT tại Quảng Nam hiện nay đang gặp những trở ngại và thách thức rất lớn, các cơ quan quản lý nhà nước nói chung đến các đơn vị, tổ chức thực hiện triển khai các ứng dụng CNTT đều còn lúng túng trong việc định hướng, hướng dẫn và triển khai việc thúc đẩy và ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động. Để tháo gỡ một phần những vướng mắc và những thách thức này thì việc tìm hiểu và đánh giá thực trạngđề xuất kiến nghị các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển hơn nữa là rất cần thiết. 3 Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính” để phân tích thực trạng ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh trong điều kiện hiện đại hóa hành chính; tìm nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Từ năm 2000 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, ưu tiên hàng đầu cho phát triển đất nước. Thực hiện chủ trương đó, nhiều chương trình, hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học đã được triển khai nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước, thực hiện công tác cải cách hành chính ở nước ta, có thể kể đến như: Hội nghị quốc gia về Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam năm 2010 với chủ đề “Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị trong các cơ quan chính phủ và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT&TT” do Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức tại Hà Nội Ngày 3/12/2010. Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP và tập huấn về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP do Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức tại Bắc Ninh từ ngày 16-17/11/2012. Hội thảo ứng dụng CNTT ngày 06/06/2012, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với tập đoàn Tập đoàn Indra – Tây Ban Nha trong xây dựng Chính phủ điện tử. Hội thảo phát triển Chính phủ điện tử với chủ đề: Hạ tầng thông minh, hành chính hiện đại, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và 4 doanh nghiệp ngày 17/7/2014 tại thành phố Đà Nẵng. Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về triển khai và phát triển hạ tầng thông tin tại các tỉnh, thành phố; những khó khăn khi triển khai đồng bộ, kết nối hạ tầng thông tin địa phương và trung ương; làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý tập trung các hệ thống CSDL về quản lý dân cư, quản lý Doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công tại các tỉnh thành và các sáng kiến tăng cường hợp tác giữa các CQĐT tại các vùng miền, đo lường mức độ hài lòng của người dân và Doanh nghiệp đồng thời đề xuất giải pháp phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2015-2020. Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử 2016 với chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử: Hạ tầng hiện đại, dịch vụ công thông minh, tăng cường minh bạch và gắn kết công dân” ngày 30/3/2016. Hội thảo cũng đã đưa ra 4 thách thức lớn trong quá trình triển khai chính phủ điện tử tại Việt Nam. Cụ thể, ngân sách nhà nước dành cho phát triển CNTT còn khiêm tốn, ít hơn nhiều so với các ngành như: giao thông, y tế, giáo dục, dẫn đến tình trạng đầu tư manh mún. Quy trình sử dụng vốn ngân sách kéo dài, chỉ riêng lập dự án CNTT đã mất 2 đến 3 năm. Phương pháp triển khai chính phủ điện tử cũng còn nhiều vướng mắc, hoặc rơi vào tình trạng “trăm hoa đua nở”, khó khăn trong kết nối liên thông hoặc cầu toàn quá dẫn đến việc triển khai kéo dài, mất quá nhiều thời gian. Báo cáo Ứng dụng Công nghệ thông tin các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo cáo đánh giá tình hình ứng dụng CNTT tại các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Quảng Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Đề tài khoa học cấp Bộ: “Công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về công nghệ thông tin”, Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Khắc Khoa, Học viện Hành chính quốc gia 2003. Đề tài phân tích 5 vai trò của công nghệ thông tin trong phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, đưa ra các luận chứng khoa học cho định hướng chiến lược xây dựng hệ thống thông tin trong khu vực nhà nước, đồng thời phân tích các vấn đề phát sinh mà các nhà quản lý cần chú ý, đảm bảo trong quá trình quản lý. Sau khi tham khảo các công trình trên, tác giả nhận thấy chúng đã hệ thống hóa được những vấn đề chung nhất về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, những đề tài trên đa phần chỉ mới dừng lại ở việc mô tả thực trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước, việc phân tích các thực trạng đó còn chưa chi tiết đồng thời chưa đưa ra được các giải pháp mang tính đột phá để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên địa bàn cả nước nói chung cũng như trên địa bản tỉnh Quảng Nam nói riêng. Mặc dù đã có nhiều công trình, bài báo, luận văn, luận án về đề tài ứng dụng CNTT nhưng chưa có một đánh giá được chi tiết thực trạng ứng dụng CNTT trong điều kiện hiện đại hóa hành chính tại các Sở Ban ngành thuộc tỉnh Quảng Nam, cũng như đưa ra được các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT tại các cơ quan này. Vì vậy, việc chọn đề tài này tác giả hy vọng sẽ đóng góp vào việc hiện đại hóa nền hành chính tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều kiện hiện đại hóa hành chính tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam. * Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CNTT và ứng dụng CNTT. - Tổng hợp các vấn đề cơ sở có liên quan đến CNTT và ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đặc biệt là các Sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 6 - Đánh giá và tìm hiểu các vấn đề còn tồn tại trong ứng dụng CNTT tại các Sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong ứng dụng nội bộ và phục vụ người dân và doanh nghiệp. - Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao ứng dụng CNTT tại các Sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong Ứng dụng nội bộ và phục vụ người dân và doanh nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hiện đại hóa hành chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015. Đề xuất giải pháp đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận, tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa nền hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. - Đề tài sử dụng các phương pháp: + Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; + Phương pháp quan sát; + Phương pháp tổng hợp; + Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về CNTT và ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước. Tổng hợp các kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tại Việt Nam và một số nước trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Australia. 7 - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam, luận văn phản ánh rõ tình hình ứng dụng CNTT tại các đơn vị này, phân tích được các kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân các hạn chế này, rút ra được các bài học kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại các Sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Xuất phát từ những thực trạng ứng dụng CNTT tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT nhằm hiện đại hóa nền hành chính tại các đơn vị này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin các cơ quan hành chính nhà nước Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều kiện hiện đại hóa hành chính tại các Sở thuộc tỉnh Quảng Nam. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 1.1. Công nghệ thông tin và đặc điểm ngành công nghệ thông tin 1.1.1. Công nghệ thông tin Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khái niệm công nghệ thông tin, theo cách tiếp cận thông thường thì Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Vì lý do đó, những người làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant), và bộ phận của một công ty hay đại học chuyên làm việc với CNTT thường được gọi là phòng CNTT. Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực. Ở Việt Nam thì khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam, như sau: “Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và 9 tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử - Tin học Viễn thông và tự động hoá”. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 được Quốc hội Việt Nam khóa XI ban hành ngày 29/6/2006 thì thuật ngữ CNTT được hiểu: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài thì CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại mà chủ yếu là dựa trên hệ thống máy tính và viễn thông để khai thác, sử dụng thông tin một cách có hiệu quả nhất. 1.1.2. Đặc điểm ngành công nghệ thông tin Các nhà kinh tế học từ lâu đã nhận thức rằng CNTT và sự phát triển kinh tế là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà kinh tế người Mỹ Thomas Friedman trong tác phẩm “Thế giới là phẳng” đã khẳng định “CNTT là một trong những yếu tố then chốt tạo nên làn sóng toàn cầu hóa thứ ba và làm cho thế giới trở nên phẳng”. Ngành CNTT, với sự phát triển mạnh mẽ, đã thật sự là một trong những ngành công nghiệp chiến lược cho sự phát triển của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Nghiên cứu về ngành CNTT, có thể thấy ngành CNTT có các đặc điểm sau: - Ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao. - Vòng đời sản phẩm ngắn. - Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan