Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng gis phân tích biến động sử dụng đất tại huyện nhà bè, thành phố hồ chí ...

Tài liệu ứng dụng gis phân tích biến động sử dụng đất tại huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2005 2015.

.PDF
43
105
105

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG GIS PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005-2015 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đức Thiện Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý Niên khóa: 2013 – 2017 Tháng 6/2017 ỨNG DỤNG GIS PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN NHÀ BÈ ,THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005-2015 Tác giả Nguyễn Đức Thiện Tiểu luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sƣ ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Ngô Minh Thụy Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Con xin chân thành cám ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Kim Lợi, Trƣởng Bộ môn Tài nguyên và GIS, Khoa Môi Trƣờng và Tài Nguyên, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và cho con có cơ hội hoàn thành tiển luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Thầy Th.S Ngô Minh Thụy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ địa chính, khoa quản lý đất đai và BĐS, Trƣờng ĐH Nông Lâm TPHCM đã hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Thầy KS. Nguyễn Duy Liêm đã tận tình giúp đỡ , cung cấp kiến thức, giải đáp thắc mắc trong quá trình học tập để em có thể hoàn thành tiểu luận. Nguyễn Đức Thiện Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh i TÓM TẮT Tiểu luận tốt nghiệp “Ứng dụng GIS phân tích biến động sử dụng đất tại huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2015” đã đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2017, với mục tiêu phân tích tình hình SDĐ tại huyện Nhà Bè năm 2005, 2010 và 2015 để thành lập bản đồ biến động SDĐ giai đoạn 2005-2010 và giai đoạn 2010-2015. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nghiên cứu trên, cần thu thập dữ liệu, biên tập bản đồ hiện trạng tại các thời điểm 2005, 2010 và 2015, ứng dụng GIS phân tích biến động SDĐ qua các giai đoạn, thành lập bản đồ biến động SDĐ. Kết quả đạt đƣợc của khóa luận là thành lập đƣợc bản đồ hiện trạng SDĐ của 3 thời điểm 2005, 2010, 2015. Năm 2005 có 7 loại hình SDĐ CDG, SXN, SMN, NTS, NTD, TTN, OTC. Năm 2010 có 8 loại hình CDG, SXN, SMN, NTS, NTD, TTN, OTC, với 1 loại hình mới xuất hiện là BCS. Năm 2015 cũng có 8 loại hình nhƣng có sự khác biệt là không còn loại hình BCS mà thay vào đó là PNK, các loại hình còn lại tƣơng tự nhƣ năm 2010. Kết quả đánh giá biến động SDĐ giai đoạn 2005-2010 cho thấy OTC tăng mạnh, SXN và NTS giảm, SMN và TTN tăng nhẹ nhƣng không đáng kể, NTD giảm nhẹ. Kết quả đánh giá biến động SDĐ giai đoạn 2010-2015 cho thấy NTS tăng mạnh, SXN giảm mạnh, OTC tăng nhẹ, các loại hình còn lại nhƣ TTN, CDG, NTD, SMN đều giảm nhƣng không đáng kể. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i TÓM TẮT....................................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vii CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................1 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 2.1. Tổng quan biến động sử dụng đất ............................................................................3 2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................3 2.1.2. Đặc trƣng ...........................................................................................................3 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................................3 2.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................3 2.2.2. Điều kiện kinh tế ...............................................................................................4 2.2.3. Điều kiện xã hội ................................................................................................5 2.3. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam .................8 2.3.1. Trên thế giới ......................................................................................................8 2.3.2. Tại Việt Nam .....................................................................................................8 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................9 3.1. Dữ liệu ......................................................................................................................9 3.2. Phƣơng pháp .............................................................................................................9 3.2.1. Xử lý dữ liệu ...................................................................................................10 3.2.2. Thành lập bản đồ biến động SDĐ và ma trận biến động SDĐ .......................11 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ......................................................................12 iii 4.1. Đánh giá hiện trạng SDĐ năm 2005.......................................................................12 4.2. Đánh giá hiện trạng SDĐ năm 2010.......................................................................14 4.3. Đánh giá hiện trạng SDĐ năm 2015.......................................................................16 4.4. Thành lập bản đồ và đánh giá biến động SDĐ giai đoạn 2005-2010, 2010-2015 .18 4.4.1. Giai đoạn 2005-2010 .......................................................................................18 4.4.1.1. Phân tích biến động SDĐ giai đoạn 2005-2010 theo quy mô toàn huyện.....................18 4.4.1.2. Thành lập bản đồ và phân tích biến động SDĐ giai đoạn 2005-2010. ..........................18 4.4.2. Giai đoạn 2010-2015 .......................................................................................25 4.4.2.1 Phân tích biến động SDĐ giai đoạn 2010-2015 theo quy mô toàn huyện......................25 4.4.2.2 Thành lập bản đồ và phân tích biến động SDĐ giai đoạn 2010-2015 ............................25 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ......................................................................32 5.1. Kết luận...................................................................................................................32 5.2. Kiến nghị ................................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................33 PHỤ LỤC ......................................................................................................................34 iv DANH MỤC VIẾT TẮT BCS : Đất bằng chƣa sử dụng CDG : Đất chuyên dùng SXN : Đất sản xuất nông nghiệp SMN : Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng NTS : Đất nuôi trồng thủy sản NTD : Đất nghĩa trang, nghĩa địa PNK : Đất phi nông nghiệp khác OTC : Đất ở TTN : Đất tôn giáo, tín ngƣỡng SDĐ : Sử dụng đất. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Dữ liệu thu thập................................................................................................9 Bảng 3.2 Nhóm các loại hình sử dụng đất.....................................................................11 Bảng 4.1 Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ huyện Nhà Bè năm 2005 .....................12 Bảng 4.2 Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ huyện Nhà Bè năm 2010 .....................14 Bảng 4.3 Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ huyện Nhà Bè năm 2015 .....................16 Bảng 4.4 Thống kê diện tích các loại hình SDĐ giai đoạn 2005-2010 theo quy mô toàn Huyện.............................................................................................................................18 Bảng 4.5 Ma trận chuyển đổi diện tích các loại hình SDĐ giai đoạn 2005-2010 (Đơn vị: Ha) ............................................................................................................................19 Bảng 4.6 Thống kê diện tích các loại hình SDĐ giai đoạn 2010-2015 theo quy mô toàn Huyện.............................................................................................................................25 Bảng 4.7 Ma trận chuyển đổi diện tích các loại hình SDĐ giai đoạn 2010-2015 (Đơn vị : ha) ............................................................................................................................26 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1 Sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................10 Hình 3.2 Tiến trình xử lý dữ liệu ...................................................................................11 Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng SDĐ huyện Nhà Bè năm 2005 ..........................................13 Hình 4.2 bản đồ hiện trạng SDĐ huyện Nhà Bè năm 2010 ..........................................15 Hình 4.3 Bản đồ hiện trạng SDĐ huyện Nhà Bè năm 2015 ..........................................17 Hình 4.4 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình SXN giai đoạn 2005-2010 ......................................................................................................................20 Hình 4.5 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình SMN, NTS giai đoạn 2005-2010 ......................................................................................................................21 Hình 4.6 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình CDG giai đoạn 2005-2010 ......................................................................................................................23 Hình 4.7 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình OTC, TTN, NTD giai đoạn 2005-2010 ......................................................................................................................24 Hình 4.8 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình SXN, BCS giai đoạn 2010-2015 ......................................................................................................................27 Hình 4.9 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình SMN, NTS giai đoạn 20102015 ...............................................................................................................................29 Hình 4.10 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình OTC, NTD, TTN giai đoạn 2010-2015 .............................................................................................................30 Hình 4.11 Bản đồ biến động SDĐ huyện Nhà Bè loại hình CDG giai đoạn 2010-2015 .......................................................................................................................................31 vii CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai từ lâu vẫn luôn luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của con ngƣời. Đất không chỉ là nơi để con ngƣời sinh sống mà đất còn là nơi để con ngƣời sản xuất tổ chức các hoạt động văn hóa.Với tình hình phát triển của nƣớc ta hiện nay, khắp mọi nơi đang tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh, diện tích đất Nông nghiệp ngày càng giảm để nhƣờng chỗ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển… Nhà Bè là 1 huyện nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, đa phần là đất nông nghiệp. Tuy nhiên Nhà Bè có vị trí địa lý rất thuật lợi : Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An. Phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Phía Tây giáp huyện Bình Chánh và phía Bắc giáp Quận 7, TP.HCM, lại có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lƣới giao thông đƣờng thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nƣớc sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn cập cảng nên nơi đây đang có những chuyển biến rõ rệt trong những năm qua. Trong tình hình đó để phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nƣớc thì chúng ta cần làm rõ biến động sử dụng đất. Có rất nhiều phƣơng pháp dùng để nghiên cứu biến động sử dụng đất tuy nhiên với sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) để nghiên cứu biến động sử dụng đất. Với khả năng tích hợp và phân tích thông tin của hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp với các tài liệu sẵn có và phƣơng pháp truyền thống thì việc thành lập bản đồ biến động sử dụng đất sẽ đạt hiệu quả cao hơn giúp cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đƣa ra các biện pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá này. Từ đó mà đề tài: “Ứng dụng GIS phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2015 tại huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện . Từ đó giúp cho các nhà quản lý nắm bắt đƣợc tình hình và đƣa ra các quyết định sử dụng đất có hiệu quả. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích biến động SDĐ tại huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp chính quyền địa phƣơng có cái nhìn khách quan 1 trong việc quy hoạch SDĐ để vừa có thể cân đối về kinh tế, vừa kiểm soát, hạn chế những tiêu cực trong SDĐ. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích hiện trạng sử dụng đất huyện Nhà Bè giai đoạn 2005 – 2015 - Thành lập bản đồ và phân tích biến động SDĐ giai đoạn 2005- 2015. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Các loại đất, các loại hình sử dụng đất,các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động đến biến động sử dụng đất Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong ranh giới hành chính khu vực huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh. 2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan biến động sử dụng đất 2.1.1. Khái niệm Sử dụng đất là hoạt động của con ngƣời tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng đất. Theo FAO (1999), sử dụng đất đƣợc thực hiện bởi con ngƣời bao gồm các hoạt động cải tiến môi trƣờng tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào sản xuất nhƣ đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cƣ. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con ngƣời với đất đai. Biến động SDĐ là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con ngƣời, là một hiện tƣợng phổ biến liên quan đến tăng trƣởng dân số, phát triển thị trƣờng, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động SDĐ có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên nhƣ sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Turner et al.. 1995: Lambin et al.. 1999: Aylward, 2000 dẫn theo Muller, 2004). 2.1.2. Đặc trƣng Muller (2003) chia biến động SDĐ thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình SDĐ hiện tại sang loại hình SDĐ khác. Nhóm thứ hai là sự thay đổi về cƣờng độ SDĐ trong cùng một loại hình. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh. - Phía Bắc giáp quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. - Phía Đông giáp sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, sông Soài Rạp, ngăn cách với huyện Cần Giờ. - Phía Tây giáp huyện Bình Chánh - Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lƣới giao thông đƣờng thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nƣớc sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có tải trọng lớn cập cảng. 3 2.2.2. Điều kiện kinh tế Trƣớc giải phóng, đất đai ở Nhà Bè hầu hết bị bỏ hoang hóa, số đất canh tác đa phần do địa chủ nắm giữ. Do ảnh hƣởng của nƣớc phèn, mặn sản xuất lúa độc canh một vụ năng suất thấp đã dẫn đến 30% số dân luôn thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng trong năm. Các cơ sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có nhƣng không đáng kể. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nhà Bè bắt tay vào hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dựng kiến thiết quê hƣơng, đã gặt hái đƣợc những kết quả đáng trân trọng và tự hào trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Về Nông nghiệp, giai đoạn từ 1975 đến 1985, phong trào thủy lợi đƣợc coi trọng và đẩy mạnh thực hiện, nhờ vậy diện tích đất canh tác đƣợc nâng lên, giá trị sản lƣợng nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Năm 1985 tăng gấp 5 lần so với 1976. Từ năm 1986 đến 1997 sản xuất nông nghiệp tại Huyện có bƣớc chuyển mạnh về cơ cấu cây, con, cho giá trị kinh tế cao và đã có thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Từ năm 1997, (sau chia tách Huyện) nông nghiệp Nhà Bè tiếp tục gặt hái đƣợc nhiều kết quả khả quan, trong đó cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch mạnh mẽ từ trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất tổng hợp và các loại cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cao. Thành công của Huyện là đã nuôi thành công con tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao và phát huy có hiệu quả các loại vật nuôi thế mạnh truyền thống của Huyện nhƣ cá, heo, vịt…. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, giá trị sản xuất nông nghiệp Nhà Bè mỗi năm tăng 36,16% (mặc dù diện tích nông nghiệp ngày càng giảm). Về Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Những năm đầu sau giải phóng, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Huyện manh mún, kém phát triển. Sau một thời gian cố gắng ổn định, từ năm 1975 đến năm 1985 tổng giá trị sản lƣợng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên (mức tăng bình quân hàng năm từ 10 đến 30%). Từ năm 1986 đến 1988, giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân hàng năm là 21%. Từ năm 1989 đến 1994, tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giao động từ 10 đến 17%. Giai đoạn từ 1994 đến 1997, tiếp tục tăng cao. Đặc biệt, Huyện đã xây dựng và đƣa vào hoạt động khu chế xuất Tân Thuận một trong những khu chế xuất thành công nhất nƣớc. Năm 1997, sau chia tách, 4 Nhà Bè còn lại một phần thị trấn và 6 xã nông thôn, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp rất kém phát triển. Sau 3 năm phấn đấu nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân Huyện, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã có bƣớc phát triển ổn định. Từ năm 2000 đến 2005, trên lĩnh vực này có bƣớc phát triển đáng kể, góp phần đƣa nền kinh tế Huyện chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thƣơng mại và nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn do Huyện quản lý (2001 – 2005), bình quân hàng năm tăng 36,06%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 năm đạt 202.930 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 36,16% Về Thƣơng mại - Dịch vụ: Trƣớc năm 1975, lĩnh vực hoạt động thƣơng mại của Huyện mang tính chất hộ gia đình và chỉ tập trung ở các xã đô thị hóa. Từ 1975 -1985, Huyện đã xây dựng đƣợc một hệ thống thƣơng nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đến nông thôn, đảm bảo lƣu thông phân phối và phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Từ năm 1986 đến 1997, thƣơng mại dịch vụ của Huyện gia tăng rất nhanh theo chuyển biến của cơ cấu thị trƣờng. Sau năm 1997, mặc dù ở lĩnh vực này gặp nghiều khó khăn nhƣng sau vài năm ổn định và phát triển, đến nay có sự chuyển biến tích cực. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng mức thu hàng hóa và dịch vụ làm ra đạt 3.633.624 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 37,97%. Về đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đƣợc đặc biệt quan tâm. Từ sau giải phóng đến năm 1997, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Huyện phát triển nhanh, làm cho một phần phía Bắc Huyện trở thành khu vực đô thị và đƣợc tách ra để thành lập quận mới là quận 7. Huyện Nhà Bè còn lại với cơ sở hạ tầng vừa thiếu vừa yếu. Gần 8 năm qua, Huyện tập trung và dành ƣu tiên cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Từ một Huyện chỉ có 8 km đƣờng nhựa ban đầu và một số hệ thống, trƣờng lớp, trạm y tế… xuống cấp, đến nay cơ sở hạ tầng đã đƣợc đầu tƣ đồng bộ và tƣơng đối hoàn chỉnh với những trục đƣờng chính đƣợc nâng cấp, mở rộng, làm mới, trải nhựa nối Huyện với các khu vực lân cận, tạo tiền đề phát triển; hệ thống trƣờng lớp khang trang, hệ thống y tế đƣợc đầu tƣ vật chất, v.v…làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng và tƣơi sáng hơn. 2.2.3. Điều kiện xã hội Dân số: 104.449 ngƣời (2010) Mật độ: 1.040 ngƣời/km (2010) 5 Về dân số lao động: Sau giải phóng, dân số Huyện Nhà Bè khoảng 63.029 ngƣời, diện tích 96,8km2. Đến tháng 4/1997, sau khi chia tách Huyện, thì dân số Nhà Bè còn lại cũng tƣơng đƣơng 63.000 dân với diện tích khoảng 10040km2. Đến năm 1999, số liệu điều tra thống nhất, dân số Nhà Bè là 63.450 ngƣời, trong đó có 32.015 là nữ. Năm 2002, dân số Huyện tăng lên 67.688 ngƣời, trong đó nữ chiếm 37.773 ngƣời. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 45.075 ngƣời; số ngƣời trong độ tuổi lao động có việc làm là 33.369 ngƣời, số ngƣời có nhu cầu lao động trên 1881 ngƣời. Dự báo đến năm 2010, Huyện Nhà Bè sẽ có 120 – 140 ngàn dân, trong đó chủ yếu là tăng cơ học. Mức sống dân cƣ: Số liệu thống kê đến năm 2004, chỉ tiêu bình quân 1 ngƣời 1 tháng là 473.160 đồng, bằng 1,18 lần so với năm 2001, các khoản chi tiêu ăn uống, vui chơi, giải trí và một số vật phẩm tiêu dùng khác nhƣ thịt cá tăng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2000 là 4,051 triệu đồng/ngƣời/năm lên 5,8 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2004. Đến nay, Huyện đã hoàn thành chỉ tiêu XĐGN theo chuẩn cũ, đƣa 3321 hộ vƣợt nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29% xuống và 0,25%. Về nhà ở: 100% hộ dân tại Huyện có nhà ở (số liệu thống kê 2002), diện tích nhà ở bình quân 60m2/hộ. Thực hiện phong trào xây dựng nhà tình nghĩa – nhà tình thƣơng, từ năm 1997 đến nay, đã xây dựng, trao tặng nhà tình nghĩa và nhà tình thƣơng cho gia đình chính sách và ngƣời dân nghèo. Thực hiện hơn 6000 căn nhà thô sơ. Về điện sinh hoạt: đến năm 2005, có 97,56% hộ dân có điện sử dụng và 2,44 chƣa có điện sử dụng. Nguồn nƣớc sinh hoạt: có 93% số hộ dân sử dụng nƣớc sinh hoạt, trong đó có 22,14% sử dụng nƣớc máy còn lại sử dụng nguồn nƣớc từ các giếng khoan công nghiệp, các trạm cấp nƣớc tập trung và vận chuyển bằng xe đến cung cấp cho nhân dân. 6 Về giao thông nông thôn: những năm đầu sau tách Huyện, toàn địa bàn có chƣa đầy 8km đƣờng nhựa, các trục đƣờng chính chủ yếu là đất đỏ xuống cấp; đƣờng liên xóm vừa thiếu vừa yếu. Đến nay, toàn bộ các trục đƣờng huyết mạch của Huyện đều đƣợc nâng cấp, mở rộng và nhựa hóa. Hệ thống đƣờng giao thông liên xóm, đƣờng xƣơng cá phát triển mạnh. Đến nay Huyện đã thực hiện đan hóa đƣợc 318 tuyến đƣờng, đạt 82% đƣờng giao thông nông thôn trên địa bàn đƣợc đan hóa. 100% cầu khỉ trên địa bàn đƣợc xóa và thay vào đó bằng các cây cầu giàn thép. Về giáo dục - dạy nghề: giáo dục có bƣớc phát triển mạnh về quy mô và chất lƣợng. Đến nay, toàn Huyện có 28 trƣờng, trong đó có 08 trƣờng mầm non, 12 trƣờng tiểu học (5.961 học sinh), 06 trƣờng trung học cơ sở (5.084 học sinh) và 1 trƣờng cấp 3, 01 trƣờng Bồi dƣỡng giáo dục, 01 Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên. Với tổng số 14043 học sinh. Hệ thống trƣờng lớp đƣợc xây dựng khang trang, trang thiết bị học tập đáp ứng đƣợc yêu cầu. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt cao hơn mức bình quân chung của Thành phố. Hiệu suất đào tạo tiểu học đạt 94,5%; Trung học cơ sở đạt 83,4%. Mặt bằng học vấn đạt lớp 5,19. Dạy nghề: năm 2002, Trung tâm Dạy nghề đƣợc chính thức đƣa vào hoạt động, đã lien kết với các trƣờng đại học, cao đẳng và Trƣờng trung học kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh, đào tạo nghề ngắn hạn cho 3.879 ngƣời và dài hạn 136 ngƣời. Cơ cấu lao động đã có bƣớc chuyển dịch theo định hƣớng phát triển kinh tế. Từ một Huyện thuần nông, đến nay lao động trong lĩnh vực công nghiệp đã chiếm 35,73%, lao động dịch vụ thƣơng mại chiếm 46,27% và lao động nông nghiệp chỉ còn 98%. Hầu hết mỗi hộ gia đình đã có 1 lao động làm việc trong lĩnh vực phi công nghiệp. Về y tế: mặc dù sau tách Huyện hoạt động y tế gặp những khó khăn nhất định nhƣng đến nay đã có bƣớc phát triển đủ sức đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 7/7 xã - thị trấn có trạm y tế, trong đó 100% trạm có bác sĩ, trang thiết bị đƣợc trang bị cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trung tâm y tế đƣợc xây dựng đạt chuẩn vừa đƣa vào sử dụng trong năm 2005. Bình quân có 5,02 y bác sĩ/vạn dân và khoảng 7,83 giƣờng/vạn dân. 7 Về đời sống văn hóa cơ sở: đã có những chuyển biến thiết thực các nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn liền các phong trào, chƣơng trình hành động phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đến nay, toàn Huyện đã xây dựng đƣợc 16/30 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa; 11 khu dân cƣ xuất sắc, 3 khu dân cƣ tiên tiến. Số gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa và gƣơng ngƣời tốt việc tốt xuất hiện ngày càng nhiều. Số ngƣời tham gia luyện tập thể thao thƣờng xuyên đạt 7,8% dân số. 2.3. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Trên thế giới Năm 1971, ở Beclin đã sử dụng các ảnh hàng không chụp liên tiếp nhau để kiểm soát sự thay đổi đô thị (Dueker và cộng sự, 1971). Năm 1985, Gupta D. M. và Menshi M. K. đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi đô thị thông qua thành lập các bản đồ sử dụng đất của Dethi tại ba thời điểm 1959, 1969, 1978 bằng các thông tin viễn thám đa thời gian. Năm 1987, Manfred Ehlers và cộng sự cũng nghiên cứu biến đổi sử dụng đất giai đoạn 1975-1986 thông qua giải đoán ảnh hàng không năm 1975 và xử lý ảnh số ảnh vệ tinh SPOT năm 1986 (Đinh Bảo Hoa,2007). Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất đã đƣợc thực hiện thành công tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới nhƣ Argentina (Viglizzo et al., 1995), Canada (Pan et al.,1999), Mỹ (Rogan et al., 2003), Kenya (Semeels and Lambin,1997) hoặc ở Madagascar (Laney, 2004)… 2.3.2. Tại Việt Nam “ Ứng dụng GIS thành lập bản đồ biến động sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (giai đoạn 1995-2005)” (Đoàn Đức Lâm và cộng sự, 2010) tác giả đã phân tích, đánh giá và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dựa trên nghiên cứu, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng lập các ma trận biến động và dùng các công cụ Microstation, Mapinfo và ArcGIS. “ Đánh giá biến động sử dụng đất/ lớp phủ Huyện Tiên Yên, Tỉnh Quảng Ninh (giai đoạn 2000-2010) (Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Vọng Thành, Nguyễn Khắc Thời) 8 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu Dữ liệu đƣợc thu thập để phục vụ cho đề tài đƣợc thể hiện trong Bảng 3.1 Bảng 3.1 Dữ liệu thu thập Tên dữ liệu STT Nguồn Bản đồ hiện trạng SDĐ huyện Nhà Bè năm 1 Phòng TN-MT huyện Nhà Bè 2005 Bản đồ hiện trạng SDĐ huyện Nhà Bè năm 2 Phòng TN-MT huyện Nhà Bè 2010 Bản đồ hiện trạng SDĐ huyện Nhà Bè năm 3 Phòng TN-MT huyện Nhà Bè 2015 3.2. Phƣơng pháp Lƣợc đồ phƣơng pháp nghiên cứu :  Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu.  Bƣớc 2: Xử lý dữ liệu bao gồm chuyển đổi định dạng dữ liệu thông qua các công cụ GIS, kiểm tra, sửa lỗi dữ liệu không gian, thuộc tính.  Bƣớc 3: Thành lập bản đồ, ma trận biến động SDĐ giai đoạn 2005-2010 và 2010-2015  Bƣớc 4: Phân tích biến động SDĐ bằng thuật toán giao nhau và ma trận chuyển đổi. Thu thập dữ liệu Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2005 Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2010 Xử lý dữ liệu 9 Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2015 Thành lập bản đồ, ma trận biến động SDĐ Phân tích biến động Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu Để kết quả sau cùng đƣợc chính xác, số liệu-dữ liệu thu thập phải chính xác. Sau khi đƣợc xử lý thì các dữ liệu thu thập phải ở dạng shape file và toàn bộ cơ sở dữ liệu không gian phải chứa thông tin thuộc tính. Sử dụng GIS và các thuật toán giao nhau trong chồng xếp bản đồ để tìm ra đƣợc diện tích sử dụng đất thay đổi trên 3 lớp bản đồ, đó chính là diện tích đất biến động qua hằng năm. Dựa trên số liệu diện tích thay đổi vừa thu đƣợc, ta thành lập ma trận chuyển đổi, sau đó thực hiện phân tích biến động sử dụng đất để biết đƣợc những loại hình sử dụng đất nào có sự chuyển đổi và diện tích chuyển đổi là bao nhiêu. 3.2.1. Xử lý dữ liệu Không thể sử dụng dữ liệu bản đồ hiện trạng SDĐ của 3 năm 2005, 2010, 2015 dƣới định dạng *.dgn vì nó chỉ cung cấp thông tin nghiên cứu mà không đáp ứng đủ yêu cầu để thực hiện nghiên cứu nên ta phải sử dụng các công cụ có sẵn để chuyển đổi dữ liệu về định dạng *.shp. Tiến trình xử lý dữ liệu đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau (hình 3.2) Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2005 Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2010 Bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2015 Chuyển dữ liệu từ dạng *.dgn -> *.shp (ArcCatalog/ Export/ To Geodatabase (Single)) Kiểm tra, sữa lỗi hình học (New/ Topology, Editor/ Star Editing/ 10 Error Inspector) Gán mã loại đất (Join and Relates/ Join) Gom nhóm theo mã loại đất (ArcToolbox/ Data Management Tool/ Generalization/ Dissole) Hình 3.2 Tiến trình xử lý dữ liệu Sau khi xử lý dữ liệu ta phân các loại hình SDĐ vào 9 nhóm nhƣ trong Bảng 3.2 Bảng 3.2 Nhóm các loại hình sử dụng đất Kí hiệu Nhóm SXN Đất sản xuất nông nghiệp CDG Đất chuyên dùng NTD Đất nghĩa trang OTC Đất ở PNK Đất phi nông nghiệp khác SMN Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng NTS Đất nuôi trồng thủy sản TTN Đất tôn giáo, tín ngƣỡng BCS Đất bằng chƣa sử dụng 3.2.2. Thành lập bản đồ biến động SDĐ và ma trận biến động SDĐ Sau khi đã xử lý xong dữ liệu tiến hành chồng lớp 3 bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2005, 2010 năm 2015 (Overlay/Intersect), thành lập bản đồ thay đổi SDĐ giai đoạn 2005 – 2015. Tính toán diện tích của các loại hình bị thay đổi qua hàng năm thành lập ma trận chuyển đổi các loại hình SDĐ (DataInteroperability Tools/ Quick Export/Microsoft Excel). 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan