Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng gis xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ đối với sự cố tràn dầu...

Tài liệu ứng dụng gis xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ đối với sự cố tràn dầu tại tỉnh bà rịa – vũng tàu.

.PDF
72
116
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG ĐƯỜNG BỜ ĐỐI VỚI SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Họ và tên sinh viên: BÙI THỊ TRÂM ANH Ngành: Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Niên khóa: 2013 - 2017 Tháng 06/2017 ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG ĐƯỜNG BỜ ĐỐI VỚI SỰ CỐ TRÀN DẦU TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Tác giả BÙI THỊ TRÂM ANH Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thái Bình Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trần Thái Bình, cán bộ công tác tại Viện Địa lý Tài nguyên TP.HCM - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến KS. Nguyễn Duy Khang đã góp ý, chia sẻ thêm kinh nghiệm về bài luận. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Địa lý Tài nguyên Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập, làm việc tại quý cơ quan. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Viễn thám và Hệ thống Thông tin Địa lý TP. Hồ Chí Minh đã tận tình trao đổi các kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như chia sẻ tài liệu, dữ liệu. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy PGS.TS Nguyễn Kim Lợi, thầy KS. Nguyễn Duy Liêm, quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh cùng với tập thể lớp DH13GI. Cảm ơn quý thầy cô, quý anh chị và các bạn về những kiến thức, kinh nghiệm và sự giúp đỡ chân tình đã dành cho tôi trong suốt bốn năm học tập tại trường. Cuối cùng, con xin nói lời biết ơn sâu sắc nhất đến với ba mẹ, những người đã chăm sóc, nuôi dạy con thành người và luôn động viên tinh thần, hỗ trợ mọi thứ cho con để con yên tâm học tập. Bùi Thị Trâm Anh Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 01674846212 Email: [email protected] i TÓM TẮT Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ đối với sự cố tràn dầu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thực hiện trong khoảng tháng 03/2017 đến tháng 05/2017, tại trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp tiếp cận của đề tài là dựa vào chỉ số nhạy cảm ESI của NOAA để thành lập bảng chỉ số nhạy cảm cho 3 lớp thông tin: chỉ số nhạy cảm đường bờ, chỉ số nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng và chỉ số nhạy cảm tài nguyên sinh vật. Trong đó, GIS có chức năng xử lý, tính toán dữ liệu các lớp thông tin cần thiết phục vụ đề tài .Từ đó thành lập được bản đồ nhạy cảm chuyên đề và tổng hợp vùng nhạy cảm môi trường đường bờ. Kết quả đạt được của khóa luận là: - Bản đồ nhạy cảm chuyên đề cho 3 lớp đối tượng. - Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tỉnh BR-VT (bản đồ tổng hợp). - Đánh giá nhận xét mức độ nhạy cảm đối với tràn dầu cho từng khu vực nhạy cảm. Với kết quả đề tài đạt được, có thể làm cơ sở quan trọng cho thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm giảm thiểu tác hại và phát triển bền vững vùng bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i TÓM TẮT.............................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3 2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 3 Vị trí địa lý ............................................................................................................. 3 Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 4 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 6 2.2. Những vấn đề chung về sự cố tràn dầu ......................................................................... 7 Định nghĩa sự cố tràn dầu ...................................................................................... 7 Các loại dầu thường được vận chuyển trên biển .................................................... 7 Diễn biến của tràn dầu............................................................................................ 8 Tác động của tràn dầu .......................................................................................... 10 2.3. Tình hình sự cố tràn dầu .............................................................................................. 11 Trên Thế Giới ....................................................................................................... 12 Tại Việt Nam ........................................................................................................ 13 2.4. Bản đồ nhạy cảm môi trường do sự cố tràn dầu .......................................................... 15 iii Cơ sở lí thuyết xây dựng bản đồ nhạy cảm với tràn dầu...................................... 15 Khái niệm bản đồ nhạy cảm môi trường .............................................................. 16 Nội dung bản đồ nhạy cảm tràn dầu .................................................................... 16 Vai trò của bản đồ nhạy cảm môi trường ............................................................. 17 2.5. Tình hình nghiên cứu................................................................................................... 17 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 19 3.1. Dữ liệu ......................................................................................................................... 19 3.2. Phương pháp ................................................................................................................ 20 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 20 Phương pháp thành lập chỉ số nhạy cảm ESI ....................................................... 23 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................... 36 4.1. Bản đồ chuyên đề ........................................................................................................ 36 Bản đồ nhạy cảm đường bờ ................................................................................. 36 Bản đồ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng ................................................. 46 Bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh vật .................................................................. 49 4.2. Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ ...................................................................... 53 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................... 60 5.1. Kết luận........................................................................................................................ 60 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 61 iv DANH MỤC VIẾT TẮT BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu CSDL Cơ sở dữ liệu ESI Environmental Sensitive Index (Chỉ số nhạy cảm môi trường) GIS Geographic Information System (Hệ thống Thông tin Địa lý) IMO International Maritime Organization (Tổ chức Hàng hải Quốc tế) IPIECA The global oil and gas industry association for environmental and social issues (Hiệp hội ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu về các vấn đề môi trường và xã hội) ITOPF International Tanker Owners Pollution Federation (Liên đoàn chống ô nhiễm cháy tàu dầu Quốc tế) NOAA National Oceanic and Atmospheric Administration ( Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ) NTTS Nuôi trồng thủy sản OGP International Association of Oil & Gas Producers (Hiệp hội các nhà sản xuất dầu khí Quốc tế) SCTD Sự cố tràn dầu UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê số lượng sự cố tràn dầu trên 7 tấn từ 1970 đến nay ........................... 12 Bảng 3.1: Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 19 Bảng 3.2: Các kiểu đường bờ biển được phân loại theo NOAA ........................................ 23 Bảng 3.4: Chỉ số nhạy cảm đường bờ ................................................................................ 25 Bảng 3.6: Chỉ số nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng ................................................ 28 Bảng 3.7: Các vùng nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng ........................................... 29 Bảng 3.8: Mức độ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng .............................................. 30 Bảng 3.9: Chỉ số nhạy cảm tài nguyên sinh vật ................................................................. 31 Bảng 3.10: Các vùng, đối tượng nhạy cảm tài nguyên sinh vật ......................................... 32 Bảng 3.11: Mức độ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng ............................................ 33 Bảng 4.1: Thống kê phân loại đường bờ ............................................................................ 38 Bảng 4.2: Đặc trưng đường bờ các huyện ven biển ........................................................... 43 Bảng 4.3: Thống kê mức độ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng theo diện tích ....... 48 Bảng 4.4: Thống kê mức độ nhạy cảm tài nguyên sinh vật tổng theo diện tích ................ 52 Bảng 4.5: Thống kê mức độ nhạy cảm môi trường theo từng khu vực tỉnh BR- VT ........ 58 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................................ 3 Hình 2.2: Biến động số lượng SCTD (> 700 tấn) từ năm 1970 – 2016 ............................. 13 Hình 2.3: Dầu vón thành cục lớn tràn vào dày đặc một đoạn Bãi Sau, TP Vũng Tàu sáng 2/3/2015 .............................................................................................................................. 15 (Báo Tuổi Trẻ, 2015) .......................................................................................................... 15 Hình 3.1: Phương pháp nghiên cứu tổng quát .................................................................... 22 Hình 3.2: Sơ đồ chồng lớp tính toán chỉ số nhạy cảm tổng hợp ........................................ 35 Hình 4.1: Bản đồ nhạy cảm đường bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ........................................ 37 Hình 4.2: Thang màu thể hiện chỉ số nhạy cảm đường bờ ................................................. 38 Hình 4.3: Thống kê phân loại đường bờ chỉ số ESI theo tỉ trọng chiều dài ....................... 39 Hình 4.5: Bản đồ nhạy cảm đường bờ khu vực Huyện Đất Đỏ ......................................... 40 Hình 4.4: Bản đồ nhạy cảm đường bờ khu vực Huyện Xuyên Mộc .................................. 40 Hình 4.6: Bản đồ nhạy cảm đường bờ khu vực Huyện Long Điền .................................... 41 Hình 4.7: Bản đồ nhạy cảm đường bờ khu vực TP. Vũng Tàu .......................................... 41 Hình 4.8: Bản đồ nhạy cảm đường bờ khu vực Huyện Tân Thành.................................... 42 Hình 4.9: Bản đồ nhạy cảm con người sử dụng tỉnh BR – VT .......................................... 47 Hình 4.10: Chú dẫn màu sắc các chỉ số nhạy cảm bản đồ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng ............................................................................................................................... 48 Hình 4.11: Chú dẫn các vùng nhạy cảm và ký hiệu trên bản đồ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng ..................................................................................................................... 48 Hình 4.12: Bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh vật tỉnh BR-VT .......................................... 50 Hình 4.13: Chú thích màu sắc các chỉ số nhạy cảm bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh vật51 Hình 4.14: Chú thích kí hiệu tài nguyên sinh vật ............................................................... 51 Hình 4. 15: Chú dẫn các vùng nhạy cảm và ký hiệu trên bản đồ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng ..................................................................................................................... 52 Hình 4.16: Biểu đồ thống kê mức độ nhạy cảm tài nguyên sinh vật theo phần trăm diện tích ...................................................................................................................................... 52 vii Hình 4.16: Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................... 54 Hình 4.17: Chú thích bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tỉnh BR –VT ..................... 55 Hình 4.18: Biểu đồ thống kê mức độ nhạy cảm môi trường theo phần trăm diện tích ...... 55 Hình 4.19: Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ Huyện Xuyên Mộc. .......................... 56 Hình 4.20: Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ Huyện Đất Đỏ .................................. 57 Hình 4.21: Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ Huyện Long Điền ............................. 57 Hình 4.22: Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ Thành phố Vũng Tàu ....................... 57 Hình 4.23: Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ Huyện Tân Thành ............................ 58 viii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bà Rịa – Vũng Tàu (BR – VT) là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có đường bờ biển kéo dài 305,4 km và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam. BRVT có hệ sinh thái rất đa dạng, nguồn lợi thủy sản phong phú cùng với nhiều hoạt động kinh tế phát triển như: du lịch, công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là dầu khí. Tại thềm lục địa của Bà Rịa –Vũng Tàu, trong bồn trũng Cửu Long, đã có những mỏ dầu khí lớn được phát hiện và khai thác như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Sư Tử Đen, Rạng Đông. Riêng khu vực bồn trũng Côn Sơn đã phát hiện và khai thác hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ với trữ lượng khoảng 58 tỷ m3, khả năng khai thác từ 2-3 tỷ m3/năm (Báo BR-VT, 2006). Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà thiên nhiên ưu ái, sự phát triển kinh tế có thể làm tổn hại đến tài nguyên và môi trường biển qua các hoạt động như khai thác thủy sản, giao thông vận tải biển, trong đó không thể không nhắc đến sự cố tràn dầu. Hậu quả của việc tràn dầu là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường khiến suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn gây thiệt hại về giá trị kinh tế, tốn kém chi phí, thời gian công sức khắc phục sự cố. Trong nhiều năm trở lại đây, đã xảy ra rất nhiều vụ tràn dầu nghiêm trọng trên cả nước nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Các nguồn ô nhiễm chính được ghi nhận là từ dầu, phụ gia và sự cố tràn dầu gây tổn thất không nhỏ về mặt kinh tế và hệ sinh thái Việt Nam. Điển hình, do tác động của việc va đâm giữa tàu dầu Formosa one quốc tịch Liberia với tàu Petrolimex (Việt Nam) ngày 7/9/2001 xảy ra tại vịnh Gành Rái, sự cố này đã khiến 750 tấn dầu DO tràn ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực vịnh Gành Rái (từ mũi Nghinh Phong đến Sao Mai) thuộc TP. Vũng Tàu và một số khu vực lân cận. Mức độ thiệt hại ước tính lên đến 17,2 triệu USD. Hầu hết các khu vực NTTS ven biển và các cửa sông đều bị ô nhiễm nặng, tôm cá chết hàng loạt. Các bãi biển và khu du lịch giảm 3/4 số khách trong tháng 9 và tháng 10 năm đó. (Báo BR- VT, 2008) Sự cố gần hơn là vào 23h30 ngày 7/11/2013 vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng xảy ra trên vùng biển Vũng Tàu giữa tàu Container Heung – A Dragon (mang quốc tịch Hàn Quốc) 1 và tàu chở hàng rời Eleni (quốc tịch Marshall Island) trọng tải 23.500 tấn. Vụ tai nạn khiến tàu Container Heung – A Dragon bị thủng và chìm nghiêng 45 độ phía mạn trái. Theo báo cáo của chủ tàu Hueng – A Dragon, khi bị chìm trên tàu có 400 tấn dầu FO, 40 tấn dầu DO và 35 tấn dầu LO và các sà lan chứa hóa chất độc hại. Mặc dù công tác ứng phó, khắc phục sự cố của tỉnh rất kịp thời. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động khắc phục chưa cao, việc xử lý chất thải (dầu thu gom được) do tai nạn, sự cố gây ra còn nhiều bất cập. (Báo BR- VT, 2014) Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ đối với sự cố tràn dầu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được thực hiện nhằm giúp nâng cao hiệu quả ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và giảm thiểu thiệt hại kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đề tài này, thuật ngữ “ Bản đồ nhạy cảm môi trường” được hiểu là “ Bản đồ nhạy cảm môi trường đối với sự cố tràn dầu”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài nhằm thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tỉnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu đối với tràn dầu làm cơ sở cảnh báo, phòng tránh tai biến môi trường, giúp người sử dụng có thể lựa chọn đưa ra phương án một cách nhanh chóng, hiệu quả, ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố tràn dầu và góp phần giảm nguy hại đến kinh tế - xã hội, nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đường bờ và vùng ven bờ Phạm vi nghiên cứu: tất cả các xã ven biển tỉnh BR- VT, tính từ mép nước biển vào 5 km. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu Vị trí địa lý Tỉnh BR-VT là tỉnh ven biển vùng Đông Nam Bộ và cũng là tỉnh nằm trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, có tọa độ từ 10019’08’’ đến 10048’39’’ vĩ độ Bắc, 107000’01’’ đến 107034’18’’ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km. BR - VT tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, giáp tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 1989,5 km2 trong đó vùng ven biển tình có diện tích 1.564,89 km2 (Cục thống kê tỉnh BR- VT, 2014). Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, BR- VT kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt. Về hành chính, tỉnh có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền là thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc và 1 đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo (UBND BR-VT, 2015). Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 3 Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình Địa hình toàn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy nhiên ở sát biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ khoảng 500 m. Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh – vùng Đông Nam Bộ, độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biển Đông. Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5 km2 cách Vũng Tàu 180 km. Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên 400 – 500 m có núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4 loại đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa) (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2015) 2.1.2.2. Khí hậu BR- VT nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C; sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không lớn. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 – 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. BR- VT trước đây là khu vực ít xảy ra bão, tuy nhiên những năm gần đây, tỉnh đã xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn, điển hình là trận bão Durian năm 2006, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh. Khí hậu BR- VTnhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng. (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2015) 4 2.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên nước Nguồn nước mặt của BR- VT chủ yếu do ba con sông lớn cung cấp, đó là sông Thị Vải, đoạn chảy qua tỉnh dài 25 km, sông Dinh đoạn chảy qua tỉnh dài 30 km, sông Ray dài 120 km.Tuy nhiên, chỉ có nguồn nước sông Dinh và sông Ray là có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm của tỉnh cũng khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày đêm. Tài nguyên đất Với diện tích 197.514 ha, chia thành 4 loại: đất rất tốt là loại đất có độ phì rất cao, chiếm 19,60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất xám; đất tốt chiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn. Đánh giá các loại đất của Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy: nhóm đất có ý nghĩa lớn cho sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều tỉnh trong cả nước. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa, đất xám, đất đen và đất đỏ vàng. Điều này cho phép tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ mạnh. Ngoài ra, còn một tỷ trọng lớn đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bao gồm đất cát, đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn… Tài nguyên rừng Diện tích rừng của Bà Rịa – Vũng Tàu không lớn. Đất có khả năng trồng rừng là 38.850 ha, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất hiện đang có rừng là 30.186 ha (rừng tự nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha), như vậy còn khoảng 8.664 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Hiện nay tỉnh có hai khu rừng nguyên sinh là: khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có diện tích 11.392 ha và khu vườn quốc gia Côn Đảo diện tích gần 5.998 ha. Tài nguyên rừng đang có xu hướng giảm, các loại rừng giàu (trữ lượng gỗ trên 180 m3/ha) không còn, rừng trung bình chỉ còn lại 1,5% diện tích có rừng. Trước kia trong rừng có trên 700 loài gỗ, thảo mộc và hơn 200 loài động vật trong đó có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm nhưng đến nay hầu như các loại gỗ và động vật quý hiếm không còn. 5 Tài nguyên khoáng sản Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam. Tổng trữ lượng tiềm năng dầu khí theo xác minh năm 2000 vào khoảng 2.500 – 3.500 triệu m3 (bao gồm dầu 957 triệu m3, khí 1.500 tỷ m3). Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển BR- VT có trữ lượng là 400 triệu m3 dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước; trữ lượng dầu khí khoảng trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước. Dầu mỏ và khí đốt của BR- VT phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Tài nguyên biển Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển dài cùng với nhiểu bãi cát thoai thoải, nước xanh, có thể dùng làm bãi tắm quanh năm. Vịnh Gành Rái rộng khoảng 50 km2 có thể xây dựng một hệ thống cảng hàng hải. Với diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2 đã tạo cho tỉnh không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn tạo ra một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển. Thềm lục địa của Bà Rịa – Vũng Tàu có 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 – 170.000 tấn. Tài nguyên biển của Bà Rịa – Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, hệ thống cảng, du lịch và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản. (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2015) Điều kiện kinh tế - xã hội Trữ lượng, tài nguyên dầu khí đủ điều kiện cho tỉnh phát triển công nghiệp dầu khí thành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước và đưa Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam. Sự gắn kết của các điều kiện tự nhiên (các bãi tắm, rừng nguyên sinh, các ngọn núi…) và các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, hệ thống hang động đặc biệt là các di tích lịch sử Côn Đảo văn hoá trên địa bàn tỉnh, kết hợp với kết cấu hạ tầng khá đã tạo cho Bà Rịa – Vũng Tàu có thế mạnh vượt trội về du lịch. (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2015) 6 2.2. Những vấn đề chung về sự cố tràn dầu Định nghĩa sự cố tràn dầu Theo Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ban hành ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn cụ thể và chi tiết về tổ chức và qui chế hoạt động ứng phó với SCTD thì: “Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra không kiểm soát được”. Các loại dầu thường được vận chuyển trên biển  Dầu thô Mỗi loại dầu thô đều có các đặc tính riêng của nó, trong đó sự khác biệt chủ yếu là về thành phần hydrocacbon, các phân tử lớn bao gồm N, O và S. Hàm lượng nhựa, tính chất keo và đàn hồi khác nhau cũng cho chất lượng dầu thô khác nhau. Thường dầu thô được chia thành các loại: dầu nhẹ, trung bình và nặng. Sự phân loại này thường đề cập đến yếu tố bay hơi, không quan tâm đến khả năng phân tán và sự chuyển thể sang dạng nhũ tương hay mức độ hoà tan trong nước.  Dầu nhiên liệu (dầu thùng) Cũng có sự khác biệt lớn giữa các loại dầu nhiên liệu, nhưng dễ xử lý. Dầu nhiên liệu gồm dầu nhiên liệu nặng (HFO), dầu khí (GO) và loại dầu trung gian giữa hai loại dầu nhiên liệu nặng và dầu khí hay còn gọi là hỗn hợp dầu HFO và GO. Nhìn chung, dầu HFO còn chứa một phần dư của dầu thô đã được lọc (các phân tử lớn và nặng), trong khi đó, dầu GO là sản phẩm đã qua tinh chế tương đối nhẹ.  Dầu Diesel (DO) Dầu diesel là một loại nhiên liệu lỏng, sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hỏa (kesosene) và dầu bôi trơn (lubricating oil). Chúng thường có nhiệt độ bốc hơi từ 1750C đến 3700C.  Dầu hoả Là hỗn hợp của các hidrocacbon lỏng không màu, dễ bắt cháy. Nó thu được từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu thô, có tỷ trọng khoảng 0,78 – 0,83 nhiệt độ sôi từ 1600C – 7 2800C. Chủ yếu được sử dụng để thắp sáng và đun nấu, ngoài ra, dầu hoả còn được sử dụng làm dung môi, để đốt lò trong công nghiệp. Hiện nay, được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho máy bay phản lực.  Xăng Là hỗn hợp phức tạp của các hydrocacbon nhẹ, nhiệt sôi trong khoảng 300C – 2500C. Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, condensate, than đá, đá phiến nhiên liệu. Xăng chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chế hoà khí có bộ đánh lửa và dùng làm dung môi công nghiệp. (Trung tâm Quy hoạch và Quản lý tổng hợp vùng duyên hải, 2013) Diễn biến của tràn dầu Khi một vụ tràn dầu xảy ra, dầu nhanh chóng lan toả trên mặt nước. Các thành phần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong nước, cùng với các điều kiện về sóng, gió, dòng chảy…sẽ trải qua các quá trình biến đổi như sau: Quá trình lan tỏa: Dầu lan từ nguồn ra phía có bề mặt lớn nhất, sau đó thì tiếp tục lan chảy vô hướng. Khi tạo thành màng đủ mỏng, màng sẽ bị vỡ dần ra thành những màng có diện tích nhỏ hơn và trên bề mặt dầu xuất hiện các vệt không có dầu. Quá trình bay hơi: Song song với quá trình lan toả, dầu sẽ bốc hơi tuỳ thuộc vào nhiệt độ sôi và áp suất riêng phần của hydro và cacbon trong dầu mỏ cũng như các điều kiện bên ngoài: nhiệt độ, sóng, tốc độ gió và diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí. Tốc độ bay hơi giảm dầu theo thời gian, làm giảm khối lượng dầu, giảm khả năng bốc cháy và tính độc hại, đồng thời quá trình bay hơi cũng tăng độ nhớt và tỉ trọng của phần dầu còn lại, làm cho tốc độ lan toả giảm. Quá trình khuếch tán: Đây là quá trình xảy ra sự xáo trộn giữa nước và dầu. Các vệt dầu chịu tác động của sóng, gió, dòng chảy tạo thành các hạt dầu có kích thước khác nhau, trong đó có các hạt đủ nhỏ và đủ bền có thể trộn tương đối bền vào khối nước. Điều này làm diện tích bề mặt hạt dầu tăng lên, kích thích sự lắng đọng dầu xuống đáy hoặc giúp cho khả năng tiếp xúc của hạt dầu với các tác nhân oxi hoá, phân huỷ dầu tăng, thúc đẩy quá trình phân huỷ dầu 8 Quá trình hòa tan: Sự hoà tan của dầu vào nước chỉ giới hạn ở những thành phần nhẹ. Tốc độc hoà tan phụ thuộc vào thành phần dầu, mức độ lan truyền, nhiệt độ cũng như khả năng khuếch tán dầu. Dầu FO ít hoà tan trong nước. Dễ hoà tan nhất trong nước là xăng và kerosen. Quá trình hoà tan cững làm tăng khả năng phân huỷ sinh học của dầu. Song đây chính là yếu tố làm tăng tính độc của dầu đối với nước, gây mùi, đầu độc hệ sinh thái động thực vật trong nước, đặc biệt đối với động vật, dầu thấm trực tiếp và từ từ vào cơ thể sinh vật dẫn đến sự suy giảm chất lượng thực phẩm. Quá trình nhũ tương: Đây là quá trình tạo thành các hạt keo giữa dầu và nước hoặc nước và dầu. Nhũ tương hoá phụ thuộc vào tốc độ gió và loại dầu. Dầu có độ nhớt cao thì dễ tạo ra nhũ tương dầu nước. Nhũ tương hoá làm giảm tốc độ phân huỷ và phong hoá dầu. Nó cũng làm tăng khối lượng chất ô nhiễm và làm tăng số việc phải làm để phòng chống ô nhiễm. Quá trình kết lắng: Do tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ thường nổi lên mặt nước mà không tự chìm xuống đáy. Các loại nhũ tương sau khi hấp thụ các vật chất hoặc cơ thể sinh vật có thể trở nên nặng hơn nước rồi chìm dần. Quá trình lắng đọng làm giảm hàm lượng dầu có trong nước, làm nước tăng DO nhanh hơn. Nhưng nó sẽ làm hại hệ sinh thái đáy. Hơn nữa, sau lắng đọng, dầu vẫn có thể lại nổi lên mặt nước do tác động của các yếu tố đáy, gây ra ô nhiễm lâu dài cho vùng nước. Quá trình oxy hóa: Nói chung, các hydrocacbon trong dầu khá bền vững với oxy. Nhưng trong thực tế, dầu mỏ tồn tại trong nước hoặc trong không khí vẫn bị oxy hoá một phần ánh sáng mặt trời và quá trình xúc tác sinh học tạo thành các hydropeoxit rồi thành các sản phẩm khác. Sản phẩm quá trình rất đa dạng như: axit andehit, ceton, peroxit, superoxit… Quá trình phân hủy sinh học: Có nhiều chủng thuỷ sinh vật khác nhau có khả năng tiêu thụ một đoạn nào đó. Mỗi loại vi sinh chỉ có khả năng phân huỷ một nhóm hydrocacbon cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trong nước sông có rất nhiều chủng vi khuẩn. Do đó, rất ít loại hydrocacbon có thể chống 9 lại sự phân huỷ này. Khi dầu rơi xuống nước, chủng vi sinh vật hoạt động mạnh. Quá trình khuếch tán xảy ra tốt thì quá trình ăn dầu cũng xảy ra mạnh. Điều kiện các vi sinh ăn dầu có thể phát triển được là phải có oxy. Do đó, ở trên mặt nước dầu dễ bị phân huỷ vi sinh, còn khi chìm xuống đáy thì khó bị phân huỷ theo kiểu này. (Sở tài nguyên & môi trường thành thành phố Hồ Chí Minh, 2010) Tác động của tràn dầu Đối với tài nguyên sinh vật ven biển Tác động của dầu tràn ra môi trường biển đối với tài nguyên sinh vật biển bao gồm:  Làm chết các loài sinh vật sống ở biển hay ven bờ (trứng, ấu trùng, sinh vật nhỏ và sinh vật trưởng thành…);  Làm tổn thương môi trường sống ven bờ (cỏ biển, rừng ngập mặn, rạn san hô, bãi cát, bãi lầy, bùn…);  Làm giảm khả năng sinh sản, phát triển và các tác động lâu dài khác lên hệ sinh thái;  Gây chết các loài sinh vật làm mồi ăn cho các loại sinh vật khác;  Hệ sinh thái bờ biển là phần nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất khi xảy ra sự cố tràn dầu; Tác động của dầu tràn đối với hệ sinh thái ven bờ biển vùng nhiệt đới có thể kéo dài trên 10 năm (san hô, rừng ngập mặn, bãi cát…) thậm chí vài thập niên. (Nguyễn Hữu Nhân, 2004) Đối với kinh tế xã hội, con người  Hoạt động khai thác dầu khí trên vùng lãnh hải tỉnh BR-VT mang lại những giá trị kinh tế lớn cho nền kinh tế tỉnh cũng như Quốc gia, song cũng gây ra ô nhiễm, suy thoái … do các sự cố tràn dầu.  Đối với nghề cá, nuôi trồng thủy sản, dầu tràn do sự cố có thể làm chết cá tôm, cua nuôi trong các ao lồng, đặc biệt là các lồng nổi trên mặt biển. Dầu tràn ra môi trường biển gây cản trở hoạt động đánh bắt, làm hỏng lưới và ngư cụ đánh bắt do bị dính dầu vv…. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan