Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng google earth thành lập cơ sở dữ liệu quần đảo trƣờng sa....

Tài liệu ứng dụng google earth thành lập cơ sở dữ liệu quần đảo trƣờng sa.

.PDF
40
123
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG GOOGLE EARTH THÀNH LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẦN ĐẢO TRƢỜNG SA Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH TRẦM Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý Niên khóa: 2013 – 2017 Tháng 6/2017 ỨNG DỤNG GOOGLE EARTH TH LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẦN ĐẢO TRƢỜNG SA Tác giả NGUYỄN THỊ THANH TRẦM Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Hoàng Đại Long Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, các quý thầy cô, đặc biệt là thầy PGS. TS Nguyễn Kim Lợi, ThS. Nguyễn Thị Huyền, KS. Nguyễn Duy Liêm đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt bốn năm học. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên Cứu Biển và Đảo – Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi tôi trực tiếp tham gia nghiên cứu đề tài. Cảm ơn thầy – Th.s Ngô Hoàng Đại Long, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực hiện tiểu luận. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể lớp DH13GI trong những ngày tháng ngồi dưới giảng đường đại học. Cuối cùng, để có được thành quả như ngày hôm nay con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ đã nuôi dạy con thành người, tạo điều kiện cho con được học tập và động viên con để con hoàn thành tiểu luận này. Nguyễn Thị Thanh Trầm Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Email: [email protected] i TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng Google Earth để thành lập cơ sở dữ liệu quần đảo Trƣờng Sa” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017 nhằm giúp tổng hợp thông tin một cách chân thật và đầy dủ nhất có thể để phục vụ sự quan tâm của người dân cũng như hỗ trợ các cấp chính quyền trong việc giám sát, quản lý và hỗ trợ ra quyết định phát triển. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu Biển & Đảo trực thuộc trường Đại học KHXH &NV – ĐHQG thanh phố Hồ Chí Minh và một vài nghiên cứu cá nhân liên quan đến viễn thám, giải đoán ảnh vệ tinh khu vực Trường Sa. Đề tài đã sử dụng công cụ Google Earth của Google để hiển thị trực quan và lưu trữ thông tin nhằm mục đích chia sẻ dễ dàng đến đông đảo người dân và chính quyền. Kết quả đã xây dựng được bộ dữ liệu Trường Sa hiển thị lên Google Earth Pro một cách trực quan, khoa học. ii MỤC LỤC Trang Trang tựa Lời cảm ơn ................................................................................................................... i Tóm tắt ........................................................................................................................ ii Mục lục ....................................................................................................................... iii Danh mục viết tắt ........................................................................................................ v Danh mục bảng biểu................................................................................................... vi Danh mục hình ảnh ................................................................................................... vii Chƣơng 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3 2.1. Khái quát biển Đông ............................................................................................ 3 2.2. Tổng quan về Quần Đảo Trường Sa .................................................................... 3 2.2.1. Vị trí địa lý – ranh giới hành chính – vị thế tài nguyên .................................... 3 2.2.2. Điều kiện – tài nguyên - tìm năng phát triển kinh tế xã hội.............................. 5 2.2.3. Lịch sử văn hóa ................................................................................................. 7 2.3 Tổng quan Google Earth ....................................................................................... 8 2.3.1. Lịch sử phát triển ứng dụng .............................................................................. 8 2.3.2. Tính năng, công dụng cơ bản của của Google Earth ........................................ 9 2.3.3. Google Earth Pro ............................................................................................. 10 2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu .................................... 14 Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16 3.1. Tiến độ thực hiện................................................................................................ 16 3.2. Dữ liệu ................................................................................................................ 17 3.3. Phương pháp....................................................................................................... 18 iii 3.3.1. Phân loại các nhóm điểm ................................................................................ 19 3.3.2. Xác lập trên Google Earth Pro ........................................................................ 20 Chƣơng 4 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN .................................................................... 22 4.1. Kết quả ............................................................................................................... 22 4.2. Tổ chức dữ liệu trực quan: ................................................................................. 22 4.3. Xác định vị trí tọa độ, tính khoản cách trên GEP .............................................. 23 4.4. Kết nối cơ sở dữ liệu lưu trong máy với Internet ............................................... 25 Chƣơng 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................... 28 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 28 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 29 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 30 iv DANH MỤC VIẾT TẮT CHN Trung Quốc ( Chinese) DLB Đường lưỡi bò EEZ Vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone) GEP Google Earth Pro JDA Khu vực phát triển chung (Joint Development Area) MYS Tiếng Maylaysia (Malaysian) PHL Tiếng Philippin (Filipino) QDTS Quần đảo Trường Sa UNCLOS Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea) VNM Tiếng Việt (Vietnamese) v DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Thông tin dữ liệu ...................................................................................... 17 Bảng 3.2. Các kí hiệu phân loại các nhóm đảo......................................................... 20 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu – Thềm Sơn Hà thực hiện ............................. 4 Hình 2.2.San hô Trúc (Isis hippuris) .......................................................................... 6 Hình 2.3. San hô cành sần sùi..................................................................................... 6 Hình 2.4. San hô lổ đỉnh hạ ........................................................................................ 6 Hình 2.5. Cá Mau Tiêm trên rạn san hô ở độ sâu 20 m (đảo Nam Yết) .................... 7 Hình 2.6. Giao diện Google Earth .............................................................................. 8 Hình 2.7. Giao diện Google Earth Pro ..................................................................... 10 Hình 2.8. Công cụ thước .......................................................................................... 10 Hình 2.9. Hình 3D của 1 gốc thành phố Atlanta (Đức)............................................ 12 Hình 2.10. Tính năng quan sát Bầu Trời của Google Earth Pro .............................. 13 Hình 2.11. Tính năng quan sát Sao Hỏa của Google Earth Pro ............................... 13 Hình 2.12. Tính năng quan sát Mặt Trăng của Google Earth Pro ............................ 14 Hình 3.1. Sơ đồ thực hiện ......................................................................................... 16 Hình 3.2: Sơ đồ quy trình thực hiện ......................................................................... 18 Hình 3.3. Thêm dấu vị trí điểm ................................................................................ 21 Hình 4.1. Hiển thị thông tin các đảo thống kê trên QDTS ....................................... 22 Hình 4.2. Vị trí tàu ngư dân Kiên Giang .................................................................. 24 Hình 4.3. Vị trí mới của giàn khoang HD981 của Trung Quốc ............................... 25 Hình 4.4. Hiển thị thông tin đảo Gạc Ma ................................................................. 26 Hình 4.5. Thông tin đảo Gạc Ma .............................................................................. 27 vii Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Quần đảo Trường Sa là 1 bộ phận thiêng liêng của Việt Nam. Từ thời xa xưa, các bằng chứng cổ của trong nước và quốc tế để lại đều khẳng định điều đó. Cục thể, từ thời Chúa Nguyễn – Tây Sơn (thế kỉ XVII – XVII) đã cho người ra khai khác tại Trường Sa; thế kỉ XVIII – XIX, nhà Nguyễn cũng đã tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa. Về mặc Quốc tế, các bản đồ cũ của Pháp, Tây Ban Nha đều khẳng định Trường Sa là của Việt Nam; bên cạnh đó, cơ sở pháp lý quốc tế đầu thế kỷ XX liên quan tới vấn đề chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước, hòa bình và liên tục ở Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Hiến chương Liên Hợp Quốc về giải quyết tranh chấp trên Biên Đông; Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố ứng xử (DOC), Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông…. Những bằng chứng lý luận ấy đều thể hiện Trường Sa là cuộc Việt Nam. Vì thế việc cập nhật thông kê thông tin quần đảo Trường Sa là 1 điều cần thiết Tình hình Trường Sa đang diễn biến phức tạp với sự tranh chấp của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Philipin, Malaysia, Brunei nên việc tập hợp, thống kê cơ sở dữ liệu Trường Sa là 1 điều hết sức quan trọng và hiện đang còn thiếu sót. Việc cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu về quần đảo Trường Sa không chỉ phục vụ tốt cho việc quản lý cơ sở dữ liệu mà còn là hành động thể hiện tình yêu thương đối với mãnh đất trung kiên của quê hương đất nước. Giúp truyền tải thông tin về Trường Sa đến đông đảo người dân trong và ngoài nước là giúp lan truyền tình yêu quê hương, yêu biển đảo; góp phần giáo dục tinh thần yêu nước đến thế hệ trẻ trong tương lai. 1 Google Earth Pro – một công cụ tiện lợi nhưng ít dùng. Trước giờ đa phần chúng ta vẫn quen dùng Google Map (với những người không chuyên bản đồ); Arc Gis, Mapinfo và một vài phần mềm bản đồ khác cho dân chuyên ngành mà quên đi một công cụ đắc lực từ Google cũng phần nào sở hữu những tính năng cùng với khả năng lưu trữ lớn giúp người dùng thỏa sức khám phá và sáng tạo. Google Earth Pro với giao diện là quả địa cầu và nhiều tính năng quan trọng cũng như khả năng xem trực quan từ ảnh vệ tinh, hỗ trợ chế độ xem 3D ở một số nơi rất thích hợp để khám phá. Bên cạnh đó, Google Earth Pro còn thể hiện tọa độ và cho phép tạo các lớp dữ liệu riêng làm cho người dùng có thể thỏa sức tạo cũng như chia sẻ các lớp dữ liệu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Thành lập bộ dữ liệu Quần đảo Trường Sa.  Mục tiêu riêng: - Tổng hợp bô dữ liệu về Quần đảo Trường Sa từ nhiều nguồn khác nhau. - Thành lập, hiển thị dữ liệu lên Google Earth Pro nhằm phục vụ công tác tra cứu, giám sát Quần đảo Trường Sa. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quần đảo Trường Sa: Hệ thống các đảo lớn, đảo nhỏ, bãi đá ngầm, bãi bồi… 2 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái quát biển Đông Biển Đông là biển nằm ở phía Đông của Việt Nam, là một phần của Thái Bình Dương. Phía Bắc giáp Trung Quốc, Đông – Bắc giáp Đài Loan, Đông giáp Philippin, Đông – Nam giáp Brunei, phía Nam giáp Singapore và Malaysia, phía Tây- Nam giáp Thái Lan. Biển Đông chiếm giữ 1 vị trí quan trọng trong việc giao thương, chuyên chở buôn bán của các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Là vùng biển nhộn nhịp thứ hai sau biển Địa Trung Hải. Hàng ngày có khoảng 200 – 300 lượt tàu 5000 tấn qua lại chiếm ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên thế giới. Chính vì vị trí quan trong của mình nên Biển Đông và các thực thể trên biển là “tầm ngầm” chiến lượt của các quốc gia lân cận. Việt Nam với đường bờ biển dài (3260km), diện tích rộng gấp ba lần diện tích đất liền với hơn 4000 đảo, quần đảo lớn nhỏ nối tiếp với hai vịnh lớn của thế giới đó là Vịnh Bắc Bộ và Vinh Thái Lan. Biển Việt Nam thuộc bộ phận biển Đông của Thái Bình Dương. Nổi cộm giữa vùng trời mênh mông là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa. 2.2. Tổng quan về Quần Đảo Trƣờng Sa 2.2.1. Vị trí địa lý – ranh giới hành chính – vị thế tài nguyên Trường Sa với diện tích 160.000 – 180.000 km2, trải dài từ 6012‟ – 12000‟ vĩ Bắc và 111030‟ – 117020‟ kinh Đông. Đảo Trường Sa cách Cam Ranh 250 hải lý (462km) về phía Đông-Nam. Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá, bãi cạn, bãi ngầm chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên (Bảo Vệ Chủ Quyên và Quản Lý – Khai Thác Biển Đảo Việt Nam 1975 – 2014 – Ts. Phạm Ngọc Trâm). Về mặt hành chính, 3 Nghị định 65/2007/NĐ-CP ngày 11/4/2007 của Chính phủ đã quyết định thành lập 3 đơn vị hành chính trực thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa gồm xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn va thị trấn Trường Sa. Xem hình 2.1 Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu – Thềm Sơn Hà thực hiện Với vị trí xa đất liền đã tạo nên các giá trị về vị thế của Quần đảo Trường Sa được đánh giá qua 3 tiêu chí sau: Giá trị về mặt tự nhiên, giá trị về mặt kinh tế và giá trị về mặt chính trị. Giá trị về mặt tự nhiên vị thế tài nguyên là các quần đảo, đảo, các cảnh quan, địa mạo trên đảo, các mũi nhô của địa hình bờ đảo, mặt bằng và độ cao của đảo, đá ngầm, các rạn san hô đang sống hay ám tiêu san hô, các thềm san hô, các hang hốc trong các rạn san hô ngập nước, các luồng lạch sâu ven bờ đảo… tạo ra những địa thế đẹp, những vị trí lợi thế cho việc neo đậu, dừng chân của tàu thuyên tránh, trú bão. Bên cạnh đó, với thị thế chiến lượt, quần đảo Trường Sa nằm án ngữ ngay trên tuyến giao thông huyết mạch để qua lại, giao thương giữa các đại dương và châu lục. Vì thế có thể coi đây là “yết hầu” giao lưu hàng hóa của nhiều nước chấu Á 4 (theo “Nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực Quần đảo Trường Sa - Trần Anh Tuấn”). Về mặt chính trị, với vị trí đặt biệt nghiêm trọng của mình, quần đảo Trường Sa hoàn toàn có thể đảm nhiệm vai trò là các căn cứ quân sự trọng điểm, có thể lắp đặt các trạm ra đa, xây dựng sân bay, các căn cứ tiếp tế nguyên liệu cho tàu bè, các trạm thông tin truyền thông, trạm khí tượng... 2.2.2. Điều kiện – tài nguyên - tìm năng phát triển kinh tế xã hội Huyện đảo Trường Sa không có nhiều cư dân sinh sống. Theo thống kê năm 2009 của Việt Nam về dân số thì huyện đảo Trường Sa ngoài các nhân viên quân sự đồn trú có 195 cư dân (128 nam, 67 nữ) trong đó có 62 cư dân sống ở thành thị - thị trấn Trường Sa. Về mặt kinh tế: Mặc dù diện tích đất liền nhỏ hẹp, tính chất đất khô cằn, không có đất trồng trọt, không có tài nguyên gì trên đảo và ít người dân sinh sống nên kinh tế của huyện đảo Trường Sa được đánh giá là thiếu điều kiện để có khả năng tự duy trì nên kinh tế đầy đủ. Tuy nhiên, với vị thế đặc biệt của mình, Trường Sa vẫn có thể phát triển kinh tế theo các loại hình du lịch- dịch vụ: du lịch lữ hành tàu biển, du lịch sinh thái biển, du lịch bảo tồn, du lịch mạo hiểm, du lịch khoa học…, Trường Sa cũng có thể xây dựng các cảng neo đậu, tiếp tế cho tàu thuyền các nước qua lại. Bên cạnh đó, tài nguyên vùng biển Trường Sa lại vô cùng phong phú ví như:  Dầu khí: Theo trích dẫn của các nguồn tin công nghiệp về công bố của cục Quản lý Thông tin Năng Lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết các mỏ ở biển Đông chủ yếu là gần Quần Đảo Trường Sa và phí nam Biển Đông nắm dữ trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng và 190 nghìn tỷ feet khối khí (tương đương 1.571.429 tấn dầu và 5.35 nghìn tỷ m3 khí) dưới dạng tiềm năng.  Kim loại: chủ yếu là kết hạch sắt - mangan (Fe – Mn) dạng vỏ, phần lõi là đá Bazan và đá vôi, phân bố chủ yếu ở phần phía Tây, Tây Nam (dọc theo kinh tuyến 1110) và phía Đông Nam của QĐTS.  Phi kim: Vật liệu xây dựng giàu CaCO3 được lấy từ các ám tiêu san hô, đá san hô, cát san hô để xanh dựng các công trinh tại chỗ; Photphorit chủ yếu từ nguồn 5 phân chim tập trung ở các đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Nam Yết, trong đó lớn nhất ở Song Tử Tây cỡ 130 nghìn tấn. Đây là khoáng sản có ý nghĩa sử dụng cho nhu cầu phân bón tại chỗ, tạo cảnh quan xanh, bền vững cho các đảo (theo “Nghiên cứu cơ sở địa lý tự nhiên phục vụ quản lý và định hướng phát triển khu vực Quần đảo Trường Sa - Trần Anh Tuấn”)  San hô: Theo PGS.TS Đỗ Công Thung, viện Tài Nguyên Môi Trường Biển cho biết : Trường Sa có số giống loài san hô giàu nhất Biển Đông. Cụ thể, Trường Sa có khoản 84 giống, 382 loài, gồm vỉ trung tâm phát tán san hô và sinh vật biển nhiệt đới ven bờ Philippin – Indonesia vùng phía tây Thái Binh Dương. Hình 2.2.San hô Trúc Hình 2.3. San hô cành sần Hình 2.4. San hô lổ đỉnh (Isis hippuris) sùi hạ  Sinh vật biển qúy hiếm: Theo số liệu điều tra, chỉ tính riêng cho khu vực biển Nam Yết đã có 185 loài thực vật phù du, 307 loài động vật phù du, 86 loài rong, 2 loài cỏ biển, 225 loài động vật đáy, 414 loài cá san hô, 2 loài rùa biển. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ, như: Bào ngư, Tôm hùm, Trai tai tượng, Hải sâm, Ốc anh vũ, Nhum đá, Vích, Đồi mồi, cá Song da báo, cá Mặt Trăng, cá Bò xanh hoa đỏ, cá Chim Hoàng đế, cá Bướm đa màu các loại… Nơi đây còn là bãi đẻ của nhiều sinh vật biển, gồm cả các loài thú biển, đồng thời là nơi làm tổ của các loài chim và rùa biển nguồn lợi về các loại sinh vật biển: cá, tôm, rong biển, tảo biển, san hô… với sản lượng lớn, quý hiếm. (“Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở quần đảo Trường Sa, định hướng bảo tồn và phát triển bền vững” – Ts. La Thế Phúc, Ks. Lương Thị Tuất) 6 Hình 2.5. Cá Mau Tiêm trên rạn san hô ở độ sâu 20 m (đảo Nam Yết) (Nguyễn Văn Quân, 2007) 2.2.3. Lịch sử văn hóa Thế giới: Từ thế kỉ 16 – 18, người dân các nước châu Âu chủ yếu là Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh Pháp không phân biệt được Trường Sa và Hoàng Sa, nên trên 1 số bản đồ thường ghi I de Pracell như bản đồ Bartholomen Velho (1560), bản đồ Fernao Vaz Dourado (1590), bản đồ Van Langren (1595). Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (đảo Hoàng Sa ngày nay); từ đó, phân biệt được Hoàng Sa và Trường Sa. Henry Spratly người Anh du hành qua đảo 1791 đã đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischef. Năm 1843 Richard Spratly đã đặt tên cho một số thực thể trên Trường Sa trong đó có Spratl‟s Sandy Island. Từ đó, “Spratly” dần trở thành tên tiếng anh của Trường Sa. Việt Nam: Thời Hồng Đức (1460 – 1497), trong “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” đã có xuất hiện quần đảo trên bản đồ mang tên “Bãi Cát Vàng”. Triều Hậu Lê, các đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn, triều vua Minh Mệnh (1820 -1840), Trong bản đồ “ Đại Nam thống nhất toàn đồ” của Phan Huy Chú cũng đã xuất hiện tên “Vạn Lý Trường Sa”. 7 2.3 Tổng quan Google Earth 2.3.1. Lịch sử phát triển ứng dụng Google Earth (Google Trái Đất) là 1 phần mềm địa lý ứng dụng được công ty công nghệ phần mềm Keyhole phát triển với tên gọi là Earth Viewer. Năm 2004, Google đã mua lại, đổi tên thành Google Earth và phát hành lần đầu tiên vào 28/6/2005. Với giao diện là 1 quả địa cầu, Google Earth lập bản đồ thế giới dựa vào hình ảnh chi tiếc được chụp từ vệ tinh, những hình ảnh chụp trên không trung và từ hệ thống GIS. Hình 2.6. Giao diện Google Earth Bên cạnh những hệ điều hành phổ biến như Windows, Mac thì Google Earth còn phát triển cả trên các hệ điều hành di động như Android, iOS, Linux với ba phiên bản chính là phiên bản Google Earth (miễn phí), Google Earth Plus và Google Earth Pro trước đó,có tính phí sử dụng chủ yếu cho các mục đích thương mại. Tuy nhiên, vào khoảng đầu năm 2015, Google đã cho phép tải miễn phí phiên bản Google Earth Pro miễn phí 8 2.3.2. Tính năng, công dụng cơ bản của của Google Earth Google Earth là một phần mềm giám sát Trái Đất dựa trên dữ liệu của ảnh vệ tinh và máy bay sử dụng hệ tọa độ quốc tế Lat/Long WGS84 (phiên bản mới đã có thêm hệ tọa độ UTM). Các phiên bản chính như:  Google Earth: phiên bản sử dụng miễn phí. Mặc dù có 1 số tính năng bị hạn chế, tuy nhiên để khám phá 1 phần mềm thì Google Earth hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của người sử dụng.  Google Earth Plus: là phần mềm tính phí, dành cho các mục đích phi thương mại hỗ trợ thêm 1 số tính năng, khả năng lưu trữ cũng như có thể in ra với độ phân giải cao hơn (1400pixel) trong khi ở Google Earth là 1000 pixel. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008 thì Google đã cho sử dụng miễn phí phiên bản này.  Google Earth Pro: là một phiên bản chuyên nghiệp dành cho thương mại với giá 400$. Google Earth Pro sở hửu những tính năng được nâng cấp thật vượt trội, thay vì chỉ cho phép đo đoạn thẳng, các đoạn gấp khúc thì ở phiên bản này chúng ta có thể đo các vòng trò, các đa giác, có thể in và lưu ở độ phân giải 4800pixel… Tuy nhiên, để kỉ niệm ngày giờ Trái Đất của năm 2015, Google cũng đã cho phép sử dụng miễn phí phiên bản này.  Google Earth Enterprise Client (EC): là phiên bản dành cho người phát triển và tưởng tác với dữ liệu của Google Earth vì có hỗ trợ thêm những công cụ khác:  Google Earth Fusion: tích hợp dữ liệu trên ảnh, dữ liệu thực địa, dữ liệu điểm.  Máy chủ Google Earth: với điều này bạn có thể gửi luồng dữ liệu đến chương trình khách hàng (Google Earth EC)  Google Earth Ec (Enterprise Client). 9 2.3.3. Google Earth Pro Hình 2.7. Giao diện Google Earth Pro Mặc dù giao diện Google Earth Pro không khác gì mấy so với giao diện Google Earth. Tuy nhiên, như đã nói ở trên Google Earth Pro là phiên bản chuyên nghiệp, mục đích cho thương mại vì thế mà ở phiên bản này có nhiều tính năng được nâng cấp hoàn hảo hơn:  Nhóm tính năng cơ bản:  Bản đồ - chỉ hướng  Tìm kiếm địa phương  Đo khoảng cách, diện tích: Tính toán khoảng cách đường, đường thăng, đa gia, vòng tròn, đường 3D bằng nhiều đơn vị khác nhau như: dặm, kilomet, mẫu…. Hình 2.8. Công cụ thước 10  Các lớp dữ liệu: Các lớp dữ liệu cao cấp trong Google Earth Pro cho ta có thể đưa ra những quyết định sáng suốt như:  Dữ liệu lô đất: Nghiên cứu đất đai dễ dàng bằng cách phóng to khu đất lên để xem ranh giới, vị trí so với các lô đất xung quanh ( ở Mỹ). Nhấp vào biểu tượng để xem giá bán cuối cùng, phân vùng, bộ vuông… Các báo cáo bổ sung về lô đất có thể thu được từ DataQuick.  Dữ liệu nhân khẩu học: Hiển thị các trường dữ liệu nhân khẩu học được Nielsen Claritas cung cấp. Từ đây có thể đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên vị trí khu vực cũng như sử dụng độ tuổi trung bình, thu nhập, trình độ học vấn… cho các tiểu bang, khu vực thống kê hoặc nhóm khối.  Công cụ phân tích tầm nhìn: Dễ dàng xác định và tính toán điểm nhìn, đo khoảng cách và trực quan hóa phương ngắm 3600 để giải thích chế độ xem 3D theo mã màu.  Dữ liệu đếm lưu lượng truy cập: Lớp số lượng truy cập cung cấp cho bạn quyền truy cập vào dữ liệu số lượng truy cập hơn 30 năm, do Market Planning Solutions Inc. cung cấp.  Nhập dữ liệu riêng của người dùng: Google cho phép người dùng nhập dữ liệu và tạo điều kiểu dữ liệu dựa trên các tiêu chí đa giác, đường dẫn và đường kẻ. Nhập các tệp dạng .SHP, .TAB, ngôn ngữ đánh dấu lỗ khóa KML và các tệp khác để Vector Data Regionation tự động tối ưu hóa và phân cấp các điểm dữ liệu.  Nhóm tính năng nâng cao:  Video Flyovers: Ví dụ khi người dùng đang xem bản đồ thành phố Atlanta, Ga., và gõ từ khóa “Nepal” vào ô tìm kiếm, phầm mềm sẽ đưa ta “bay” đến đó. Ta có thể quan sát toàn bộ lãnh thổ cùng những quốc gia phía dưới tựa như khi bạn đang ở trên máy bay nhìn xuống. Click phím “play” ở cuối màn hình, Google Earth Pro sẽ đưa bạn bay qua con đường đã định, quẹo trái, quẹo phải đúng lịch trình vì thế ta có thể quan sát đúng đường đi của mình. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan