Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học ứng dụng mô hình mike 11 đánh giá phạm vi và mức độ xâm nhập mặn tại sông cửa lá...

Tài liệu ứng dụng mô hình mike 11 đánh giá phạm vi và mức độ xâm nhập mặn tại sông cửa láp tỉnh bà rịa vũng tàu

.PDF
53
184
100

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện và làm đồ án tốt nghiệp tôi cam đoan không sao chép đồ án dưới bất kỳ hình thức nào, các số liệu được thu thập, đo đạc trích dẫn trong đồ án là trung thực và tôi chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tôi xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. BRVT, tháng 06 năm 2017 Sinh viên thực hiện TRẦN PHƯƠNG NAM LỜI CẢM ƠN Phía sau sự thành công, vinh quang của mỗi học trò đều có những sự hy sinh thầm lặng của người Thầy. Trong suốt quá trình học tập Thầy đã không ngừng dìu dắt, trau dồi những kiến thức cần thiết vì một tương lai trồng người. Trước hết em xin cảm ơn chân thành đến: Sở GTVT tỉnh BRVT, Trung tâm quan trắc tỉnh BRVT, trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh BRVT, Ủy ban nhân dân xã Phước Tỉnh, đã hỗ trợ, tạo điều kiện và cung cấp số liệu cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, thầy cô viện Kỹ thuật - Kinh tế biển đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Và đặc biệt, em xin cảm ơn Thầy PGS.TSKH. Bùi Tá Long cùng nhóm Envim đã hướng dẫn và giúp em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài báo cáo đồ án tốt nghiệp của mình. Với vốn kiến thức và thời gian thực hiện đồ án có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô. Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên thực hiện TRẦN PHƯƠNG NAM MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH.....................vii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................. 4 1.1 Tổng quan nghiên cứu xâm nhập m ặn....................................................4 1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Long Điền..................................................... 5 1.2.1 Vị trí địa l ý ....................................................................................... 5 1.2.2 Địa hình, địa m ạo............................................................................. 6 1.2.3 Khí hậu............................................................................................. 8 1.2.4 Thủy văn........................................................................................... 9 1.3 Tài nguyên thiên nhiên huyện Long Điền..............................................10 1.3.1 Tài nguyên đất.................................................................................10 1.3.2 Tài nguyên nước..............................................................................12 1.3.3 Tài nguyên rừng..............................................................................13 1.3.4 Tài nguyên biển...............................................................................13 1.3.5 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng..................................13 1.4 Thực trạng môi trường huyện Long Đ iền.............................................14 1.4.1 Môi trường không k h í.....................................................................14 1.4.2 Chất lượng nước biển ven b ờ ..........................................................14 1.4.3 Chất lượng nước m ặt.......................................................................15 1.5 Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại tỉnh BRVT......................................... 17 1.6 Tình hình xâm nhập mặn tại tỉnh BRVT...............................................19 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................20 2.1 Mô hình MIKE 11.................................................................................20 2.2 Thiết lập mô hình MIKE 11.................................................................. 20 2.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 22 2.3.1 Phương pháp mô hìn h .................................................................... 22 2.3.2 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu.......................................23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................27 3.1 Kết quả đo độ mặn thực tế tại các vị trí lấy mẫu trên sông Cửa Lấp....27 3.2 Kết quả mô hìn h .................................................................................... 28 3.3 Thảo luận kết quả.................................................................................. 32 3.4 Đề xuất giải pháp................................................................................... 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 37 PHỤ LỤC........................................................................................................ 38 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BRVT: Bà Rịa Vũng Tàu BĐKH: Biến đổi khí hậu DTTN: Diện tích tự nhiên ĐNB: Đông Nam Bộ GTVT: Giao thông vận tải KT-XH: Kinh tế xã hội NN: Nông nghiệp TT: Thị trấn TNMT: Tài nguyên môi trường QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt DANH MỤC CÁC BẢNG • Bảng 1-1 Tổng hợp diện tích theo độ dốc địa hình................................................. 7 Bảng 3-1 Bảng kết quả đo độ mặn, vị trí lấy mẫu tại sông Cửa Lấp.......................27 Hình 3-2 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 1 ............................. 28 Hình 3-3 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 2 ............................. 29 Hình 3-4 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 3 lần 1..................... 30 Hình 3-5 Kết quả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 3 lần 2..................... 31 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1-1 Bảnđồ hành chính huyện Long Điền.......................................................... 6 Hình 1-2 Bản đồ sông Cửa Lấp..............................................................................9 Hình 1-3 Biểu đồ thể hiện nồng độ nitơ (N-NH4) ở thượng lưu sông Cửa Lấp năm 2014......................................................................................................................... 15 Hình 1-4 Biểu đồ thể hiện nồng độ nitơ (N-NH4) ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2014 .................................................................................................................................. 15 Hình 1-5 Biểu đồ thể hiện nồng độ tổng dầu mỡ tại hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2014 ................................................................................................................................. 16 Hình 1-6 Biểu đồ thể hiện nồng độ TSS ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2015.............16 Hình 1-7 Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2015.....16 Hình 1-8 Biểu đồ thể hiện nồng độ coliform ở hạ lưu sông Cửa Lấp năm 2015......17 Hình 1-9 Biểu đồ thể hiện nồng độ nitơ (N-NH4) ở hạ lưu sông Cửa lấp năm 2016 .................................................................................................................................. 17 Hình 1-10. Hình ảnh nuôi trồng thủy sản trên sông Cửa lấp...................................19 Hình 2-1 Thiết lập kịch b ản ..................................................................................... 21 Hình 2-2 Dữ liệu đầu vào chạy thủy lực của MIKE 11...........................................22 Hình 2-3 Sơ đồ các bước thực hiện..........................................................................26 Hình 3-1 Bản đồ vị trí lấy mẫu tại sông Cửa Lấp....................................................27 Hình 3-2 Kếtquả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 1 .............................. 28 Hình 3-3 Kếtquả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 2 .............................. 29 Hình 3-4 Kếtquả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 3 lần 1...................... 30 Hình 3-5 Kếtquả mô hình diễn biến xâm nhập mặn kịch bản 3 lần 2......................31 Hình 3-6 Công trình kè chắn sóng bằng công nghệ Stabiplage (Pháp)...................33 Hình 3-7 Chương trình trồng cây xanh.................................................................... 34 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bà Rịa - Vũng Tàu được biết tới là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam) , Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu cũng đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh không có nguồn tài nguyên nước phong phú, chỉ có hai con sông chính cung cấp nước ngọt là sông Dinh và sông Ray. Theo kết quả tính toán của các nhà khoa học BĐKH sẽ làm thay đổi lượng mưa, tăng nhiệt độ, có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô, thiếu nước sạch cho tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt. BĐKH cùng với nước biển dâng sẽ làm cho các nguồn nước ngọt sẽ bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Khi thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và không thể kiểm soát việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm đã và đang xảy ra sẽ ngày càng tăng. Bà Rịa - Vũng Tàu có mạng lưới sông ngòi chằng chịt nối liền nhau. Nổi bật của mạng lưới sông này là sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray và sông Đu Đủ. Các con sông này đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế trong khu vực, trên lưu vực này hiện đang tồn tại nhiều hoạt động kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường nước với nhiều qui mô và điều kiện phân bố khác nhau: công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, thủy lợi, giao thông vận tải thủy, du lịch, nuôi trồng và đánth bắt thủy sản, v.v... Hệ thống sông Cửa Lấp tiếp giáp với biển, nên hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào sông xảy ra thường xuyên vào mùa kiệt. Khi đó lượng nước sông từ thượng nguồn đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào sông làm nước sông bị nhiễm mặn. Hơn nữa trong những năm gần đây tình trạng hạn hán ngày càng nghiêm trọng làm cho nguồn nước vùng hạ lưu sông bị nhiễm mặn không đảm bảo cung cấp cho sinh hoạt và phát triển nông nghiệp, rừng đầu nguồn bị tàn phá nghiêm trọng cũng làm cho dòng chảy về mùa kiệt bị suy giảm, làm suy kiệt nguồn nước ngọt trên sông. Chính vì thế mà việc theo dõi, quan trắc để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn tại các xã ven biển của tỉnh bằng các ứng dụng mô hình công nghệ thông tin rất quan trọng. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá diễn biến ảnh hưởng xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dựa trên số liệu quan trắc và ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng phần mềm MIKE 11 phân tích đánh giá phạm vi và mức độ xâm nhập mặn tại sông Cửa Lấp tỉnh BRVT. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thủy hệ, chất lượng nước mặt của các con sông thông qua số liệu đo đạc được ghi nhận tại các trạm quan trắc môi trường nền hằng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Số liệu sau khi được thu thập, sẽ tiến hành thống kê, phân tích, sàng lọc để ghi nhận lại những thông tin cần thiết cho mô hình. Phương pháp GIS và bản đồ: GIS là phương pháp chồng chập một số lớp thông tin lên bản đồ địa lý khu vực được lập bằng kỹ thuật số để rút ra lớp thông tin tổng hợp có thể định lượng. Hiển thị các vấn đề môi trường, có thể tính toán định lượng nhiều thông số, có chiều dài thời gian. Phương pháp này được ứng dụng thông qua việc xây dựng các lớp bản đồ hành chính, bản đồ chuyên đề (bản đồ thủy văn) của tỉnh. Phương pháp mô hình hóa: Ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá phạm vi và mức độ xâm nhập mặn tại sông Cửa Lấp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan nghiên cứu xâm nhập mặn Hiện tượng xâm nhập mặn do ảnh hưởng của nước biển ven bờ do thủy triều mang nước biển nhiều hơn lượng nước đến của vùng cửa sông nên quá trình hòa tan không đủ làm suy giảm độ mặn, từ đó nồng độ mặn trong sông tăng dần về phía nội đồng. Đó cũng là quy luật tự nhiên ở các khu vực, lãnh thổ có vùng cửa sông giáp biển. Hiện tượng xâm nhập triều mặn có liên quan đến hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia nên vấn đề tính toán và nghiên cứu đã được đặt ra từ lâu. Việc nghiên cứu, tính toán xâm nhập mặn ở Việt Nam đã được quan tâm từ những năm 60 khi bắt đầu tiến hành quan trắc độ mặn ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, đối với đồng bằng sông Cửu Long do đặc điểm địa hình (không có đê bao) và mức độ ảnh hưởng có tính quyết định đến sản xuất nông nghiệp ở vựa lúa quan trọng nhất toàn quốc nên việc nghiên cứu xâm nhập mặn ở đây được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là thời kỳ sau năm 1976. Khởi đầu là các công trình nghiên cứu, tính toán của Uỷ hội sông Mê Kông về xác định ranh giới xâm nhập mặn theo phương pháp thống kê trong hệ thống kênh rạch thuộc vùng cửa sông thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả tính toán từ chuỗi số liệu thực đo đã lập nên bản đồ đẳng trị mặn với hai chỉ tiêu cơ bản 1 % 0 và 4 % 0 cho toàn khu vực đồng bằng trong các tháng từ tháng XII đến tháng IV. Việc đẩy nhanh công tác nghiên cứu xâm nhập mặn ở nước ta được đánh dấu vào năm 1 0 khi bắt đầu triển khai dự án nghiên cứu xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới sự tài trợ của Ban Thư ký Uỷ ban sông Mê Kông Kỹ thuật chương trình của mô hình trên đã được phát triển thành một phần mềm hoàn chỉnh để cài đặt trong máy tính như một phần mềm chuyên dụng. Mô hình đã đựợc áp dụng thử nghiệm tốt tại Hà Lan và đã được triển khai áp dụng cho đồng bằng sông Cửu Long nước ta. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây của các nhà khoa học trong nước đã có đóng góp xứng đáng về mặt khoa học, đặt nền móng cho vấn đề nghiên cứu mặn bằng phương pháp mô hình toán ở nước ta. Do sự phát triển rất nhanh của công nghệ tính toán thuỷ văn, thuỷ lực, hiện trên thế giới xuất hiện nhiều mô hình. Trong tỉnh cũng có những báo cáo, nghiên cứu về tình hình xâm nhập mặn như: đánh giá ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn. Lê Minh Đạt - Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão với đề tài “Một nghiên cứu đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tới tình hình cung cấp nước cho các mùa vụ, nước sinh hoạt cũng như ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong địa bàn tỉnh BRVT.” Bên cạnh đó “Kết quả tính toán thủy triều, sóng và vận chuyển bùn cát ven bờ từ Cửa Lấp đến cửa Lộc An, tỉnh BRVT bằng mô hình tính toán” của nhóm thực hiện PGS.TS Trương Văn Bốn đã sử dụng mô hình MIKE 21 FM để tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế gây xói lở nhằm tìm hiểu rõ quy luật vận chuyển bùn cát và xói lở ven bờ từ cửa Lộc An đến cửa Lấp nhưng chưa nghiên cứu đến diễn biến xâm nhập mặn. 1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Long Điền 1.2.1 Vị trí địa lý Long Điền là huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm cách thành phố Vũng Tàu 17 km về phía Đông Bắc, có diện tích 7.754,96 ha, bằng 3,90% diện tích cả tỉnh và bằng 0,33% diện tích vùng Đông Nam Bộ, với dân số năm 2014 là 134.667 người. Tọa độ địa lý 107o20’ - 107o26’ kinh độ Đông và 10o37’ - 10o51’ vĩ độ Bắc, được giới hạn: - Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa. - Phía Nam giáp biển Đông. - Phía Tây giáp thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa. - Phía Đông giáp huyện Đất Đỏ. Gồm các đơn vị hành chính sau: - 2 đô thị loại V là: thị trấn Long Điền (thị trấn huyện lỵ) và Long Hải. - 5 xã là: Tam Phước, An Nhứt, An Ngãi, Phước Hưng và Phước Tỉnh. Huyện Long Điền nằm ngay trên trục đường Quốc lộ 55, Hương lộ 5, tỉnh lộ 44, đường cầu Cửa Lấp... thuận lợi quan hệ kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn. Huyện có thể giao lưu kinh tế với các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh như: thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và các khu vực lân cận. Là điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình khai thác sử dụng đất và mở cửa, hòa nhập với sự phát triển kinh tế bên ngoài. Hì nh 1-1 Bản đồ hành chính huyện Long Điền 1.2.2 Địa hì nh, địa mạo Huyện Long Điền có địa hình tương đối thấp, chỉ có một phần của núi Châu Viên thuộc thị trấn Long Hải có độ cao 300 - 500 m. Địa hình <15o chiếm 83,44 %, điều này rất thuận lợi cho sử dụng đất. Gồm 3 dạng địa hình chính: Địa hình đồng bằng: Địa hình này được tạo thành từ phù sa sông biển bởi quá trình biển lùi và lấn át của phù sa sông, do sông ngắn, dốc nên đồng bằng được bồi đắp chưa thật hoàn chỉnh theo các lát cắt phẫu diện đất tạo nên những khu vực đồng bằng nhỏ hẹp. Có thể chia địa hình đồng bằng thành 2 dạng: + Bậc thềm sông: có độ cao từ 5 - 10 m, có nơi chỉ cao 2 - 5 m, dọc theo các sông và tạo thành những dãy hẹp có chiều rộng rất thay đổi từ 4 - 5 m đến 5 - 10 m, đất ở đây được cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp aluvi hiện đại, đất thường có chất lượng khá tốt vì vậy hầu hết đã được khai thác đưa vào sử dụng. Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn: là địa hình thấp nhất toàn huyện, với cao trình từ 0,3 - 2 m, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch rất chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ. Địa hình này cấu tạo từ những vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét và chất hữu cơ. Địa hình đồi lượn sóng: Đây là loại địa hình phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất ở huyện Long Điền bao gồm: vùng đất bazan, phù sa cổ và các cồn cát có độ dốc từ 1 - 8o, nơi đây là địa bàn cư dân đến xây cất nhà cửa và lập vườn. Địa hình đồi núi thấp: Là ngọn núi Châu Viên thuộc thị trấn Long Hải với độ cao khoảng 300-500 m, núi này có độ dốc lớn, cấu trúc đá mácma axít có hạt rất thô, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa lớn và tập trung, thảm thực vật đã cạn kiệt nên xói mòn rửa trôi mạnh, đất tầng mỏng chủ yếu là trồng rừng kết hợp khai thác du lịch. Bảng 1-1 Tổng hợp diện tích theo độ dốc địa hì nh STT 1 Cấp độ dốc - Địa hình Ít dốc (<3% ) Diện tích Định hướng sử dụng đất nông (ha) (%) 4.467,40 57,61 nghiệp R ất th ích hợp trồng cây lâu năm v à hàng năm 2 Ít dốc đ ến dốc nhẹ (3-8% ) 1.796,84 22,83 T h ích hợp trồng cây lâu n ăm v à các cây trồng sản xuất nông nghiệp khác 3 D ốc trung b ìn h ( 8-15% ) 232,39 3,00 T h ích hợp trồng cây lâu năm 4 D ốc trung b ìn h cao, cao (>15% ) 792,84 10,23 T h ích hợp trung b ìn h trồng cây lâu năm, trồ n g rừng 5 Sông suối, ao hồ Tổng diện tích 491,42 7.753,89 6,34 100 (Nguồn: Bản đồ đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỷ lệ 1/50.000) 1.2.3 Khí hậu Khí hậu Long Điền mang đặc điểm chung của khí hậu vùng ĐNB, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, rất ít có các giá trị và hiện tượng thời tiết cực đoan, đây là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các ngành, với các đặc điểm sau: Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm: Bức xạ mặt trời trên 130 kcalo/cm2/năm, thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 với nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm 26,3 oC, tổng tích nhiệt lớn 9599 oC/năm, tổng số giờ nắng trong năm trung bình 2.610 giờ/năm. Lượng mưa bình quân 1300 - 1400 mm/năm, được phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 8 -10% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 60-70% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt đã đẩy nhanh sự phá huỷ chất hữu cơ, dung dịch đất hoà tan các Secquioxyt sắt, nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hoá tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ. Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 82-90 % tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-65 % lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi khoảng 30-40% và khi đó cán cân ẩm rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hoá phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hoá vỏ thổ nhưỡng. - Lượng mưa phân hoá theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp: Mùa mưa (vụ Hè Thu và vụ Mùa) cây cối phát triển xanh tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ Đông Xuân) , cây cối khô cằn phát triển rất kém. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng đất ít hoặc không cần nước tưới. 1.2.4 Thủy văn Huyện Long Điền chịu ảnh hưởng thủy văn của sông Cửa Lấp. - Thủy triều: Huyện có đường ranh giới giáp biển dài 14 km, đặc biệt là cửa sông Cửa Lấp thông ra biển Đông nên chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều; trong 1 ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, đỉnh triều, thân triều và biên độ 2 lần triều lên, triều xuống không bằng nhau. Trong 1 tháng có 2 lần triều cường và 2 lần triều kiệt. Ngày có biên độ triều lớn nhất là 3 - 4 m, biên độ ngày triều trung bình 2,2 - 2,3 m, ngày triều kiệt từ 1,5 - 2 m. - Xâm thực của biển: dọc theo sông Cửa Lấp bị bồi lắng và xâm thực khá mạnh, vùng ven biển nước ngầm hầu hết bị nhiễm mặn, không thể sử dụng cho sinh hoạt Sông Cửa Lấp chính là một nhánh của sông Dinh, chảy qua TP. Bà Rịa, TP. Vũng Tàu, huyện Long Điền rồi đổ ra biển. Từ bao đời, dòng sông Cửa Lấp mang nguồn nước ngọt dồi dào, chứa đựng lượng lớn phù sa, góp phần quan trọng trong đời sống lẫn sản xuất cho người sinh sống ven sông. Đối với người dân ở TP. Vũng Tàu và huyện Long Điền, sông Cửa Lấp vừa cung cấp nguồn nước sinh hoạt, vừa phục vụ cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, mang lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn người dân nơi đây. Sông Cửa Lấp dài khoảng 10.00 km, rộng 250 m - 1000 m. Hình 1-2. Bản đồ sông Cửa Lấp (Nguồn: Sở GTVT tỉnh BRVT) Tại cửa Lấp mực nước trung bình là -4 8 cm; cực đại 122 cm; cực tiểu -330 cm.Lưu lượng nước sông trung bình qua mặt cắt cửa Lấp vào mùa mưa là 45,0 m3/s, mùa khô là 31,0 m3/s. Hiện tượng giáp nước xuất hiện tại khu vực cách cửa Lấp về phía thượng lưu 5 km và phía hạ lưu cầu cỏ May 2,5 km tại khu vực này tốc độ dòng chảy dần đến 0 và mực nước có giá trị cao nhất so với cửa Lấp và cầu cỏ May. về sự dịch chuyển phù sa trung bình qua mặt cắt cửa Lấp vào mùa mưa là 5,8 kg/s vào mùa khô là 6,2 kg/s. về các yếu tố thủy hóa: Giá trị độ mặn hầu như không thay đổi theo chu kỳ triều. Sông Cửa Lấp một trong những dòng sông rất quan trọng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có ý nghĩa lớn đối với việc nuôi trồng thủy sản và bảo tồn rừng đước, có nhiều loại hải sản, tôm cua, sò sinh sống được ở khu vực sông và khu dễ ngập. Sông Cửa Lấp góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội với mỗi địa phương mà dòng sông đi qua. 'y I .3 m i » ____________Ạ ___i l » Ạ _____ ____ 1 • A . __ 1 __________ Ạ ___X _________ T \ * Ạ __ Tài nguyên thiên nhiên huyện Long Điên 1.3.1 Tài nguyên đất Kết quả điều tra lập bản đồ đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tỷ lệ 1/50.000 cho thấy: huyện Long Điền tuy diện tích tự nhiên không lớn, nhưng có quỹ đất đa dạng, tạo cho huyện các loại hình sử dụng đất phong phú. a) Nhóm đất cát: có diện tích 848,73 ha, chiếm 10,94% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 283,50 ha, An Ngãi 16,4 8 ha, Phước Tỉnh 1 4,44 ha, TT Long Điền 76, 7 ha, TT Long Hải 277,44 ha. Đất cát tuy không phải là loại đất tốt, nhưng rất phong phú về các loại hình sử dụng đất, bao gồm cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và các cây hoa màu lương thực, nhưng khi sản xuất yêu cầu phải đầu tư cao. b) Nhóm đất mặn: có diện tích 70,14 ha, chiếm 0,90% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 13,42 ha, An Ngãi 25,61 ha, TT Long Điền 31,11 ha. Hiện đất mặn đang được sử dụng chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ. c) Nhóm đất phèn: có diện tích 1.144,11 ha, chiếm 14,75% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã (thị trấn): xã Phước Hưng 3,36 ha, An Ngãi 612,65 ha, Phước Tỉnh 176,85 ha và TT Long Điền 351,25 ha. Đối với các đất phèn còn chịu ảnh hưởng nặng của nước mặn, nên duy trì bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và tăng cường trồng vào những nơi rừng đã bị tàn phá. Có thể khai thác một diện tích nhỏ cho việc nuôi trồng thủy sản, tuy vậy khi khai thác đất này cần khảo sát kỹ hơn và có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn việc gây ô nhiễm môi trường cho các vùng lân cận. d) Nhóm đất phù sa: có diện tích 1.250,01 ha, chiếm 16,12% tổng diện tích toàn huyện và phân bố ở các xã (thị trấn): xã Tam Phước 215,72 ha, An Ngãi 129,87 ha, An Nhứt 518 ,16 ha và TT Long Điền 392,15 ha. Đất phù sa thích hợp chính cho việc trồng lúa nước, các khu vực có tưới trong mùa khô được trồng lúa 2-3 vụ. Tuy vậy còn một diện tích không nhỏ do thiếu nước tưới trong mùa khô nên chỉ làm được 01 vụ lúa trong mùa mưa. Hướng sử dụng đất phù sa lâu dài là trồng lúa nước, có thể xen canh với các cây rau màu ở những nơi có địa hình cao thoát nước. Biện pháp cung cấp nước tưới xây dựng đồng ruộng là những biện pháp cơ bản trong việc sử dụng đất phù sa có hiệu quả cao. e) Nhóm đất xám: có diện tích 2.315,7 9 ha, chiếm 29,86% tổng diện tích toàn huyện và phân bố ở các xã thị trấn : xã Phước Hưng 170,2 ha, Tam Phước 705,73 ha, An Ngãi 599,96 ha, An Nhứt 81,36 ha, TT Long Điền 524,25 ha, TT Long Hải 235,13 ha. Tuy đất xám có độ phì nhiêu kém hơn các đất khác nhưng rất phong phú các loại hình sử dụng đất, bao gồm cả những cây công nghiệp dài ngày, cây ngắn ngày và cả những cây thực phẩm có giá trị cao. Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 1.387,94 ha, chiếm 17,90% DTTN toàn huyện, phân bố ở xã (thị trấn): xã Phước Hưng 304,09 ha, Tam Phước 411,37 ha, An Ngãi 197,87 ha và TT Long Hải 474,61 ha. Hiện tại và trong tương lai vẫn sử dụng để trồng rừng và phát triển du lịch sinh thái rừng. Nhóm đất thung lũng: có diện tích 240,90 ha, chiếm 3,11% DTTN, phân bố ở xã Phước Hưng 141,53 ha và thị trấn Long Hải 99,37 ha. Đất có khả năng sử dụng cho việc trồng các cây hàng năm như lúa, hoa màu lương thực. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5,91 ha, chiếm 0,0 8% DTTN toàn huyện, phân bố tập trung tại TT Long Hải. Các đất này không có khả năng cho sản xuất NN. 1.3.2 Tài nguyên nước Kết quả đề án nghiên cứu điều tra bổ sung, quy hoạch quản lý khai thác, bảo vệ bền vững tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 (Sở Tài nguyên và Môi trường) , tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn huyện như sau: - Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt ở huyện Long Điền có lưu lượng ở mức trung bình khá, chất lượng tốt, đáp ứng một phần cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Bao gồm: hệ thống sông Bà Đáp: thượng nguồn là địa hình đồi thấp huyện Châu Đức, đã xây dựng hồ Đá Bàn cung cấp nước tưới cho 1.300 ha lúa (trong đó có xã An Ngãi, An Nhứt, thị trấn Long Điền,...); các sông, suối khác: ngành thủy lợi đã xây dựng hồ Bút Thiền tại xã Tam Phước và xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) , diện tích tưới theo thiết kế khoảng 120 ha. - Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu và thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2000 cho thấy, huyện có tài nguyên nước ngầm khá phong phú với 2 tầng chứa nước ngầm: tầng chứa nước ngầm bị nhiễm mặn: dọc theo bờ biển từ Long Hải đến Phước Tỉnh (rộng khoảng 2,5 - 6,0 km); tầng chứa nước ngầm giàu và trung bình: chiếm 2/5 diện tích huyện Long Điền thuộc ranh giới hành chính các xã An Nhứt, Tam Phước, An Ngãi. Tổng trữ lượng tĩnh thiên nhiên khoảng 5,0 - 6,0 tỷ m3, trữ lượng động thiên nhiên 1,0 - 1,1 triệu m3/ngày đêm. Đây là nguồn nước rất quan trọng, song việc quản lý khai thác chưa thật tốt nên có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước. 'y •”> I .3.3 T I1 • Ạ 3 Tài nguyên rừng Rừng huyện Long Điền rất đa đạng về họ và loài thực vật, gồm: Thực vật tự nhiên: bao gồm cây rừng trên đất cát biển, đất đỏ vàng trên đá granit, rừng ngập mặn ven sông Cửa Lấp. Cây rừng tự nhiên chủ yếu là dầu, sao, mắm, đước,.. và rừng trồng là bạch đàn, keo lai, tràm bông vàng, xà cừ, song cả hai loại rừng đều có chất lượng chưa cao. Hiện tại rừng ngập mặn có nguy cơ suy giảm do sự phát triển của hệ thống cảng và hoạt động ngư nghiệp dọc theo sông Cửa Lấp và Cỏ May. Động vật rừng: Hầu như ít thấy xuất hiện các loài thú, mà chỉ có động vật nhỏ, chủ yếu là họ giáp xác và các loài tôm cá nhỏ nước lợ hoặc mặn sống dưới tán rừng ngập mặn, số lượng cũng không đáng kể. Dưới tán rừng tự nhiên trên đất cát hoặc đá Granít chỉ có các loại kỳ nhông, rắn, chồn, sóc, hầu như không có động vật quý hiếm. 1.3.4 Tài nguyên biển Với chiều dài bờ biển gần 14 km đi qua các xã Phước Tỉnh, Phước Hưng và thị trấn Long Hải, huyện Long Điền có nhiều ưu thế trong lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và khả năng phát triển mạnh ngành du lịch. Có bãi tắm Long Hải nổi tiếng xưa nay với cảnh quan thiên nhiên từ mũi Kỳ Vân nhô ra biển và rừng hoa anh đào tuyệt đẹp, kéo dài đến thị trấn Phước Hải là một bãi tắm với rừng dương thơ mộng bên rừng xanh của dãy núi Minh Đạm Có vùng thềm lục địa rộng với các ngư trường rất thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản với nhiều nguồn cá quý, hàng năm là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về sản lượng khai thác thủy sản. Trong đó cảng cá Phước Hiệp tại xã Phước Tỉnh được đánh giá là một trong những cảng cá lớn nhất của tỉnh. 1 .3.5 Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng Khoáng sản tại huyện Long Điền chủ yếu thuộc loại khoáng sản dùng làm nguyên vật liệu xây dựng như: đất cát san lấp phân bố tại khu vực Dinh Cố, nằm gần núi đá Dựng về phía Tây Bắc thuộc giáp ranh giữa hai xã An Ngãi và Tam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan