Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vai trò của phụ nữ dân tộc sán dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng đôn...

Tài liệu Vai trò của phụ nữ dân tộc sán dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng đông bắc việt nam (nghiên cứu trường hợp tỉnh thái nguyên)

.PDF
184
522
150

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ----------------- NGUYỄN ĐỖ HƢƠNG GIANG Tên đề tài luận án: VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC SÁN DÌU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Thái Nguyên) LUẬN ÁN TIẾN SỸ Xà HỘI HỌC Hà Nội, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ----------------- NGUYỄN ĐỖ HƢƠNG GIANG Tên đề tài luận án: VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC SÁN DÌU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM (Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Thái Nguyên) Ngành, chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Xà HỘI HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TÔ DUY HỢP Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Đỗ Hương Giang LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian chuẩn bị, làm việc khẩn trương,nghiêm túc luận án “Vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng Đông Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Nguyên)”đã hoàn thành. Để hoàn thành luận án, tôi đã được sự chỉ bảo tận tình, chu đáo của GS.TS Tô Duy Hợp. Thầy đã cho tôi những gợi ý ban đầu trong quá trình hình thành các ý tưởng nghiên cứu liên quan đến luận án, trong suốt quá trình làm luận án cũng như những khó khăn vướng mắc về chuyên môn trong suốt 6 năm qua. Tôi muốn gửi tới Thầy lời cảm ơn chân thành nhất. Thầy đã tạo cảm hứng say mê khoa học, nghiêm túc và cẩn thận cho tôi làm động lực hướng tới trong công việc giảng dạy hiện nay và tương lai. Tôi nhận được sự góp ý về chuyên môn, học thuật về nội dung nghiên cứu của luận án từ các thầy cô trong Hội đồng các chuyên đề, Hội đồng cấp cơ sở, các thầy cô là phản biện độc lập và hỗ trợ đầy trách nhiệm của cán bộ thuộc Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học Xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi khó có thể hoàn thiện luận án. Nhân đây, tôi cũng muốn bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy, cô ở khoa Xã hội học, trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn và các thầy, cô ở khoa Xã hội học, Học viện khoa học xã hội Việt Nam đã giúp tôi về mặt kiến thức cũng như những định hướng về nghề nghiệp khi tôi ở giảng đường Đại học đến khi tôi làm nghiên cứu sinh. Có được thuận lợi trong quá trình làm luận án này, tôi cũng được Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Khoa học cơ bản và các bạn bè, đồng nghiệp - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp. Để có được công trình này tôi không thể quên sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ địa phương, người dân ở các xã Hóa Trung và Nam Hòa huyện Đồng Hỷ, Phúc Thuận huyện Phổ Yên; Sơn Cẩm huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian chúng tôi đi thực địa. Những chia sẻ rất thật tâm và tình cảm của họ là những tư liệu vô cùng quý đối với tôi. Sau cùng, trong thời gian gấp rút làm luận án, bố mẹ hai bên cùng chồng tôi đã giúp tôi chăm sóc hai con nhỏ của mình và công việc gia đình. Tôi xin cảm ơn những người vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mình, là các con, bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Họ luôn là động lực lớn để tôi hoàn thành luận án này. Tôi muốn gửi tới tất cả những người thân bên mình lời cảm ơn sâu sắc nhất! Thái Nguyên, 2018 Nguyễn Đỗ Hương Giang MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hộp thông tin Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................14 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..14 1.1. Các công trình nghiên cứu về phụ nữ và vấn đề giới ..............................................14 1.2. Nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình giữa hai giới .............................18 1.3. Nghiên cứu về tƣơng quan giới trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực trong xã hội ..............................................................................................................................26 1.4. Nghiên cứu về sự thay đổi địa vị và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình ..........29 1.5. Nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu .............................................................................40 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA ĐỀ TÀI ..........54 2.1. Các khái niệm then chốt của luận án .....................................................................54 2.2. Một số quan điểm lý thuyết đƣợc vận dụng ...........................................................64 2.3. Khung phân tích của luận án ................................................................................73 CHƢƠNG 3. VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC SÁN DÌU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ............................75 3.1. Vai trò sản xuất của Phụ nữ Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình ...........................76 3.2. Vai trò của phụ nữ Sán Dìu trong hoạt động tái sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình ............................................................................................................................91 3.3. Vai trò của Phụ nữ Sán Dìu trong quản lý kinh tế hộ gia đình ................................97 CHƢƠNG 4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VAI TRÕ CỦA PHỤ NỮ SÁN DÌU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở THÁI NGUYÊN ......107 4.1. Những yếu tố khách quan ...................................................................................107 4.2. Những yếu tố thuộc về bản thân phụ nữ ..............................................................126 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151 PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................166 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra ............................................... 10 Bảng 1.2: Phân bố các dân tộc tỉnh Thái Nguyên năm 2015 .................................... 45 Bảng 3.1: Ngƣời làm công việc chính trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp . 78 Bảng 3.2: Ngƣời thực hiện các khâu trong chăn nuôi gia s c, gia cầm của các hộ điều tra ....................................................................................................................... 84 Bảng 3.3: Ngƣời thực hiện các khâu trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp, buôn bán dịch vụ của các hộ điều tra ........................................................................................ 86 Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa nghề nghiệp với thu nhập hàng tháng của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên .................................................................................................... 89 Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa nhóm tuổi ngƣời trả lời và quyền quyết định công việc trong gia đình ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên .........................................................101 Bảng 4.1: Mối liên hệ giữa định kiến giới và hậu quả ............................................110 Bảng 4.2: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và việc làm của chủ hộ....................127 Bảng 4.3: Nhu cầu của các hộ gia đình Sán Dìu .....................................................138 trong sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình ...........................................................138 Bảng 4.4: Độ tin cậy của thang đo về vai trò của phụ nữ Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở Thái Nguyên (Cronbach‟s Alpha) .........................................139 Bảng 4.5: Thời gian làm việc của phụ nữ và nam giới Sán Dìu trong ngày ...........141 DANH MỤC CÁC HỘP THÔNG TIN Hộp 3.1. Phân công công việc trong gia đình ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên ......... 79 Hộp 3.2. Hiện trạng chăn nuôi ở huyện Đồng Hỷ ................................................... 82 Hộp 3.3. Hiệu quả từ dịch vụ buôn bán tại địa phƣơng ............................................ 87 Hộp 3.4. Quyền quyết định của các thành viên trong gia đình Sán Dìu .................102 Hộp 4.1. Công việc của Phụ nữ và Nam giới Sán Dìu ở Thái Nguyên ..................109 Hộp 4.2. Phụ nữ cần phải làm gì? ...........................................................................113 Hộp 4.3: Những hỗ trợ của Hội phụ nữ tỉnh Thái Nguyên dành cho phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững .........................................................................115 Hộp 4.4. Ai đƣợc chọn để đi tập huấn nâng cao trình độ? ......................................131 Hộp 4.5. Quan niệm truyền thống về phụ nữ Sán Dìu ............................................132 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đối tƣợng thực hiện chính trong vai trò tái sản xuất ............................ 93 Biểu đồ 3.2 : Ngƣời ra quyết định các công việc trong gia đình ngƣời Sán Dìu ...... 98 Biểu đồ 4.1 : Quan niệm của ngƣời dân về tầm quan trọng của chính sách xã hội tại địa phƣơng ...............................................................................................................118 Biểu đồ 4.2 : Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội ...................119 Biểu đồ 4.3 : Nhu cầu đƣợc vay vốn của các hộ gia đình (%) ................................123 Biểu đồ 4.4 : Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và nơi làm việc của ngƣời trả lời ....128 Biểu đồ 4.5 : Ngƣời tham gia các hoạt động cộng đồng của ngƣời Sán Dìu ở Thái Nguyên ....................................................................................................................134 Biểu đồ 4.6: Đánh giá của cộng đồng về sự gi p đỡ của các tổ chức xã hội tại địa phƣơng.....................................................................................................................135 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CLB : Câu lạc bộ BVTV : Bảo vệ thực vật HTX : Hợp tác xã CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số Hội LHPN : Hội Liên hiệp Phụ nữ KHCN : Khoa học công nghệ KHKT : Khoa học kỹ thuật LLLĐ : Lực lƣợng lao động NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng CSXH : Ngân hàng chính sách xã hội PCLĐ : Phân công lao động PVS : Phỏng vấn sâu TLNTT : Thảo luận nhóm tập trung THT : Tổ hợp tác VLSA : Chƣơng trình tài chính vi mô MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc giải phóng phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ, thực hiện “nam nữ bình quyền” là một trong những mục tiêu đấu tranh cơ bản của sự nghiệp cách mạng xã hội. Việc phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là tất yếu của lịch sử phát triển con ngƣời và xã hội. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kì 20112020 của Đảng và Nhà nƣớc ta đã ch trọng phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho vùng dân tộc thiểu số và miền n i. Nhà nƣớc cần triển khai kế hoạch, biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực một cách đ ng đắn và phù hợp. Vai trò quan trọng của nguồn nhân lực là phụ nữ trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền n i là không thể phủ nhận [31]. Việc tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ, th c đẩy tiềm năng kinh tế của phụ nữ trong bối cảnh thế giới đang thay đổi là mục tiêu hƣớng tới vì sự tiến bộ về kinh tế - xã hội của phụ nữ và bình đẳng giới của khu vực. Nhận định phụ nữ có vai trò, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế cũng nhƣ góp phần đƣa ra cách tiếp cận bình đẳng về kinh tế, lao động, việc làm cho cả phụ nữ và nam giới ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nƣớc, thể hiện ở số lao động nữ nông thôn chiếm tỉ lệ cao 76.5% trong lực lƣợng lao động, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – thủy sản. Họ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Trong nhóm lao động gia đình, lao động nữ vẫn chiếm vai trò chủ đạo (chiếm 66.6%). Tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình chiếm tới 56.0%, cao gần gấp rƣỡi so với tỷ trọng ngƣời làm công ăn lƣơng. Đáng ch ý, tỷ trọng lao động tự làm và lao động gia đình của nữ cao hơn nam 12,4 điểm phần trăm [143]. Nhờ kết quả của các nghiên cứu xã hội học, kinh tế học, chính trị học, văn hóa học, nhân học... trong những năm qua, ch ng ta thấy nhu cầu thực sự cấp thiết của việc nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong quá trình tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở nông thôn Việt Nam hiện nay, đặc biệt là nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số. Theo Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2016 của Tổng cục thống kê, tỷ lệ hộ nghèo theo thu nhập đã giảm từ 7,0% năm 2015 xuống còn 5,8% năm 1 2016, trong đó thành thị giảm từ 2,5% xuống còn 2,0% và nông thôn giảm từ 9,2% xuống còn 7,5%. Năm 2016, Trung du và miền n i phía Bắc vẫn tiếp tục là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nƣớc (13,8%); tiếp đến là vùng Tây Nguyên (9,1%); Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (8,0%); đồng bằng sông Cửu Long 5,2%; Đồng bằng sông Hồng (2,4%) và Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nƣớc (0,6%). Theo Bộ LĐ-TBXH, cả nƣớc có hơn 2,31 triệu hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 9,79% so với tổng số hộ dân cƣ trên toàn quốc) và hơn 1,24 triệu hộ cận nghèo (chiếm tỉ lệ 5,27%) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. Theo kết quả điều tra, khu vực miền n i miền n i Đông Bắc có tỷ lệ hộ nghèo 20,74%, trong đó Thái Nguyên là tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo là 13.4% [143]. Thái Nguyên là tỉnh miền n i có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (06 huyện, 02 thành phố, 01 thị xã trong đó có 04 huyện miền n i và 01 huyện vùng cao); 18 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 124 xã, thị trấn miền n i vùng cao (25 xã khu vực I, 63 xã khu vực II, 36 xã khu vực III) và 542 xóm đặc biệt khó khăn. Tổng diện tích tự nhiên hơn 3.500 km2 (trong đó địa bàn vùng n i chiếm khoảng 90% diện tích cả cả tỉnh), dân số hơn 1.2 triệu ngƣời với nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 8 dân tộc có dân số trên 2000 ngƣời là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H‟mông, Hoa. Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 27% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung chủ yếu ở 05 huyện miền n i, vùng cao là Định Hóa, Võ Nhai, Ph Lƣơng, Đồng Hỷ, Đại Từ. Thái Nguyên là tỉnh có đông ngƣời Sán Dìu nhất ở nƣớc ta (30.06%). Năm 2015, với 50.599 ngƣời (3,92%) họ đứng ở vị trí thứ 4 trong các dân tộc của tỉnh và có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thái Nguyên [36]. Nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng Đông Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Nguyên)” cho thấy thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu cùng sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến vị trí, vai trò của họ trong gia đình và ngoài xã hội; xác định khả năng của ngƣời phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc Sán Dìu ở địa phƣơng nói riêng trong phát triển kinh tế và hoạt động xã hội. Việc tìm ra những giải pháp để nâng cao vai trò của lao động nữ nói chung và của lao động nữ dân tộc Sán Dìu nói riêng trong xóa đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình tăng cƣờng hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu + Mục đích chung: Đề tài nhằm tìm hiểu làm sáng tỏ vai trò của Phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn tỉnh Thái Nguyên thông qua quá trình phân công lao động gia đình, trong mối liên hệ với quyền quyết định của phụ nữ Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay. + Mục đích cụ thể: (1)- Đánh giá thực trạng vai trò của Phụ nữ Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua sự phân công lao động của nam giới và nữ giới trong sản xuất, quyền quyết định trong phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ dân tộc Sán Dìu tại Tỉnh Thái Nguyên. (2)- Làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình. (3)- Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi về mặt lý luận – khoa học, khả dụng về mặt thực tiễn – đời sống để tăng cƣờng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 2.2.1. Làm rõ một số khái niệm then chốt nhƣ: “vai trò”, “phụ nữ”, “dân tộc thiểu số”, “dân tộc Sán Dìu”, “kinh tế hộ”, “gia đình”, “vùng Đông Bắc”, “Thái Nguyên”. 2.2.2. Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, qua đó làm rõ lý do nghiên cứu đề tài này, những thành tựu có thể kế thừa và những điểm cần bổ sung. 2.2.3. Lựa chọn cách tiếp cận và các quan điểm lý thuyết thích hợp với chủ đề/vấn đề nghiên cứu. Đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp. Xây dựng khung phân tích, sơ đồ tƣơng quan giữa các biến số. Xây dựng công cụ khảo sát, điều tra XHH chọn mẫu tại địa phƣơng. 2.2.4. Tiến hành khảo sát điều tra xã hội học tại 3 huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên, Ph Lƣơng thuộc tỉnh Thái Nguyên nhằm thu thập thông tin sơ cấp về thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Làm rõ những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia và khả năng đóng 3 góp của phụ nữ dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên trong quá trình tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. 2.2.4. Xây dựng luận cứ khoa học xã hội học cho các quan điểm định hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm huy phát huy vai trò, tăng cƣờng nguồn lực tại chỗ - ngƣời phụ nữ dân tộc Sán Dìu để góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình; phát huy hiệu quả các chƣơng trình lồng ghép phát triển kinh tế - xã hội với chiến lƣợc giảm nghèo bền vững của chính quyền địa phƣơng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Vai trò sản xuất, tái sản xuất và quyền quyết định cùng các yếu tố ảnh hƣởng đến phụ nữ Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình qua trƣờng hợp tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi khách thể nghiên cứu: Lao động đại diện hộ gia đình ngƣời Sán Dìu tại một số xã thuộc huyện Đồng Hỷ, Phổ Yên và Ph Lƣơng tỉnh Thái Nguyên; cán bộ quản lý xã, huyện và ban ngành tỉnh Thái Nguyên. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 1/ Thực trạng vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình tại tỉnh Thái Nguyên đang diễn ra nhƣ thế nào? 2/ Những yếu tố nào tác động đến vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững? 3/ Giải pháp nào để phát huy và nâng cao vai trò của lao động nữ nói chung và lao động nữ dân tộc Sán Dìu nói riêng trong phát triển kinh tế hộ gia đình để xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Phụ nữ dân tộc Sán Dìu là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp cũng nhƣ công việc nội trợ, nuôi dạy và chăm sóc con cái. Tuy nhiên họ lại là ngƣời không có quyền kiểm soát kinh tế và quyết định phƣơng án sản xuất - kinh doanh, đầu tƣ, tích luỹ trong các công việc gia đình cũng nhƣ sản xuất. 4 - Yếu tố phong tục tập quán và chính sách dân tộc cùng vị thế xã hội của ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số có tác động trực tiếp đến vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Các quy định khắt khe của chế độ phụ hệ đã hạn chế sự tham gia hoạt động của phụ nữ Sán Dìu trong gia đình cũng nhƣ trong cộng đồng. Phụ nữ Sán Dìu rất khó tham gia vào việc xã hội, vì đó là những vị trí dành riêng cho nam giới. - Cần thay đổi nhận thức về vai trò của phụ nữ, khuôn mẫu hành vi của họ, đồng thời điều chỉnh chính sách và đổi mới thể chế xã hội thì mới thực sự nâng cao vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm bảo đảm sinh kế và phát triển bền vững. 4.3. Phương pháp luận hay tiếp cận nghiên cứu của luận án 4.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án Do không có một Phƣơng pháp luận duy nhất đ ng đắn trong Xã hội học; tuy nhiên nhiều Phƣơng pháp luận lại có hạt nhân hợp lý, cho nên NCS sẽ lựa chọn cách Tiếp cận tổng – tích hợp hạt nhân hợp lý của các Phƣơng pháp luận đang vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau trong Xã hội học đƣơng đại. Đó chính là tổng – tích hợp hạt nhân hợp lý của Phương pháp luận thực chứng chủ nghĩa (Positivist Methodology) đề cao các Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và Tiếp cận nhân quả xã hội, Phương pháp luận diễn giải chủ nghĩa (Interpretivist Methodology) đề cao các Phƣơng pháp định tính và Quan điểm thấu hiểu ý nghĩa xã hội của các hành vi/hành động cá nhân, và Phương pháp luận phê phán chủ nghĩa (Criticist Methodology) đề cao sự kết hợp biện chứng giữa các Phƣơng pháp định tính và định lƣợng, coi trọng sự giải thích duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đối với các quan hệ nhân quả xã hội. Sự đụng độ về Phương pháp luận giữa 2 trường phái toàn thể luận (holism) và cá nhân luận (individualism) sẽ đƣợc hóa giải bằng Tiếp cận lý thuyết khinh – trọng (Tô Duy Hợp và các Cộng sự, 2012) [59], nghĩa là: (1)- Tránh cực đoan, duy/vị, thái quá theo kiểu Duy toàn thể luận hoặc là Duy cá thể luận; vì thái quá = đại bất cập = đƣợc cái này mất cái kia!; (2)- Chấp nhận tình trạng đối trọng giữa 2 Mô thức (Paradigm): (2.1)- hỗn hợp coi trọng Toàn thể luận hơn cá nhân luận hoặc là (2.2)- hỗn hợp đề cao Cá nhân luận hơn toàn thể luận, đối với Đề tài luận án này thì hiện nay Mô thức (2.1) phù hợp truyền thống dân tộc, đang tiếp diễn với thế chủ đạo; tuy nhiên trong tƣơng lai, Mô thức (2.2) sẽ trỗi dậy để đối trọng với Mô thức phù hợp truyền thống (2.1); (3)- Đề tài luận án định hƣớng lựa chọn thứ ba, đó chính là Phƣơng pháp luận kết hợp hài hòa giữa Tiếp cận toàn thể phƣơng pháp luận (methodological holism), đƣợc 5 Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa thực chứng đề cao và Tiếp cận cá nhân phƣơng pháp luận (methodological individualism), đƣợc Chủ nghĩa phản thực chứng và Chủ nghĩa phi mácxít coi trọng, và một cách tƣơng ứng sẽ kết hợp hài hòa giữa các Phƣơng pháp định tính và Phƣơng pháp định lƣợng trong tổng quan tài liệu, nghiên cứu khảo sát điều tra chọn mẫu, tổng hợp kết quả nghiên cứu. 4.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án Phƣơng pháp phân tích tài liệu sẵn có Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tổng quan tài liệu để phân tích chủ đề nghiên cứu, đồng thời đ c r t các bài học kinh nghiệm trong thực tiễn. Trƣớc khi tiến hành khảo sát thực địa cũng nhƣ để so sánh với các kết quả nghiên cứu thực địa đề tài sẽ phải tiến hành thu thập, ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với các chỉ tiêu đƣợc chuẩn bị sẵn: - Số liệu thống kê của các bộ, ngành có liên quan. - Sở Lao động thƣơng binh và xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên. - Niên giám thống kê, Phòng thống kê của UBND, Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội, Báo cáo tổng kết các hoạt động của Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. - Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề về vai trò phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Từ những tài liệu thu thập đƣợc, tác giả luận án tiến hành phân tích nội dung, xem xét và phát hiện những vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà chƣa ai đề cập đến. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành xây dựng bộ công cụ phục vụ cho việc khảo sát thực địa. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính - Nghiên cứu thực hiện phƣơng pháp định tính nhằm tìm hiểu những vấn đề chƣa đƣợc làm rõ trong các nghiên cứu khác; đi sâu tìm hiểu, lý giải những yếu tố ảnh hƣởng, tác động đến vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững. Mẫu nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung) đƣợc xác định một cách hợp lý theo lý thuyết chọn mẫu khảo sát xã hội học và phù hợp với điều kiện cụ thể địa phƣơng. - Nghiên cứu còn tiếp cận và thu nhận các thông tin thực địa từ quá trình quan sát điều kiện sống của các gia đình và điều kiện làm việc của ngƣời phụ nữ trong các hoạt động tạo thu nhập cho gia đình. Thêm vào đó là quan sát thái độ của ngƣời đƣợc phỏng 6 vấn để đánh giá độ tin cậy của thông tin thu đƣợc cũng nhƣ thái độ của ngƣời đƣợc hỏi về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. Phƣơng pháp quan sát đƣợc thực hiện trong suốt quá trình thâm nhập, điền dã. Các hình ảnh đƣợc quan sát trong quá trình nghiên cứu sẽ gi p ích cho việc đƣa ra các nhận định, các phân tích/tổng hợp của nghiên cứu. Đơn vị mẫu phỏng vấn sâu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu có chủ đích. Chọn tập hợp những ngƣời tham gia dựa theo những tiêu chí có tính đại diện liên quan tới nội dung nghiên cứu. Cơ cấu mẫu nghiên cứu định tính bao gồm các nhóm với số lƣợng cụ thể: + Cán bộ lãnh đạo, quản lý: 8 trƣờng hợp + 10 nam giới dân tộc Sán Dìu. + 10 phụ nữ dân tộc Sán Dìu Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng - Thu thập, phân tích các nguồn số liệu thống kê kinh tế - xã hội - Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm khai thác các thông tin toàn diện, đảm bảo tính đại diện tốt để bổ sung cho nguồn tài liệu thứ cấp; kết hợp với các thông tin định tính từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, nghiên cứu có đƣợc sự đánh giá vấn đề nghiên cứu từ nhiều chiều cạnh khác nhau. Mẫu điều tra xã hội học đƣợc tính toán hợp lý theo lý thuyết chọn mẫu và điều kiện thực tế cho phép. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, môi trƣờng… là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc Sán Dìu. Theo vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai của tính Thái Nguyên, đồng thời căn cứ vào sự phân tán của các hộ dân tộc Sán Dìu sinh sống trên đó, mỗi tiểu vùng tác giả luận án chọn ra 1 xã điển hình để nghiên cứu. Riêng huyện Đồng Hỷ, nơi có đông ngƣời Sán Dìu sinh sống nhất, có 2 xã đƣợc chọn để làm mẫu nghiên cứu. + Xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ: Hóa Trung có diện tích kéo dài theo chiều bắc nam và giáp với xã Tân Long và Quang Sơn ở phía bắc, giáp với thị trấn Sông Cầu ở phía đông, giáp với xã Khe Mo ở phía đông nam, giáp với xã Hóa Thƣợng ở phía nam và tây nam, giáp với xã Minh Lập ở phía tây bắc. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016, xã có tổng diện tích 11,89 km2, với 6.424 ngƣời, trong đó có 1.021 ngƣời 7 Sán Dìu (189 hộ); là Xã nằm ở phần giữa của huyện và có tuyến quốc lộ 1B chạy qua địa bàn, cơ bản là Xã làm nông nghiệp [36]. + Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ: Xã nằm tại phía nam của huyện và có tuyến đƣờng tỉnh lộ 269 nối từ huyện lị sang tỉnh Bắc Giang chạy qua địa bàn. Nam Hòa là một trong những xã thuộc vùng mỏ sắt Trại Cau. Nam Hòa giáp với xã Văn Hán ở phía bắc, giáp với xã Cây Thị, thị trấn Trại Cau và xã Tân Lợi ở phía đông, giáp với hai xã Đồng Liên và Bàn Đạt của huyện Ph Bình ở phía nam, giáp với xã Huống Thƣợng và Linh Sơn ở phía tây và giáp với xã Khe Mo ở một đoạn nhỏ phía tây bắc. Theo Niên giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên 2016, xã Nam Hòa có diện tích 24,75 km², tổng dân số có 9.715 ngƣời, số ngƣời Sán Dìu là 5.923 ngƣời (1.558 hộ) [36]. Công thức tính cỡ mẫu (*): với trƣờng hợp chọn không lặp lại N x t x t x 0,25 n = N x ε x ε + t x t x 0,25 Trong đó: n: cỡ mẫu N: tổng thể t: hệ số tin cậy (tra bảng) ε: phạm vi sai số chọn mẫu, hay còn gọi là khoảng ƣớc lƣợng, ε = t x d (d là sai số chọn mẫu) [113: tr.194]. Ta có: N: 1653 hộ Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96 Chọn sai số chọn mẫu 0,03444 phạm vi sai số chọn mẫu ε là: 0,0675. Thay vào công thức trên ta có: n = 1653 x 1,96t x 1,96 x 0,25 1653 x 0,0675 x 0,0675 + 1,96 x 1,96x 0.25 = 218 Số mẫu cần là: 218 hộ. Dự phòng 20%: 43 hộ. + Xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên: là một xã thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tuyến tỉnh lộ 261 kết nối thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ đi qua địa bàn xã. Ph c Thuận cách trung tâm thị xã 13 km về phía tây và giáp với xã Phúc Tân cùng thị xã và xã Bình Sơn thuộc thành phố Sông Công ở phía bắc, phía đông giáp xã Minh 8 Đức và phƣờng Bắc Sơn thuộc thị xã Phổ Yên, phía nam giáp với xã Thành Công thuộc thị xã Phổ Yên, phía tây nam giáp với xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Ph c qua dãy núi Tam Đảo. Phía tây giáp với xã Cát Nê, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016, xã Ph c Thuận có diện tích 5.217,19 ha (52,2 km²) và dân số là 13.269 ngƣời, mật độ dân số đạt 254,3 ngƣời/km². Với tổng diện tích đất tự nhiên 5.217,19 ha; trong đó có 205 hộ dân tộc Sán Dìu. Xã cách trung tâm huyện 13 km về phía tây [36]. Công thức tính cỡ mẫu(*) ta có: N: 205 hộ Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t=1,96 Chọn sai số chọn mẫu 0,03444 phạm vi sai số chọn mẫu ε là: 0,0675. Thay vào công thức trên ta có: n = 205 x 1,96t x 1,96 x 0,25 205 x 0,0675 x 0,0675 + 1,96 x 1,96x 0.25 = 105 Số mẫu cần là: 105 hộ. Dự phòng 20%: 20 hộ. + Xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương: Sơn Cẩm là một xã thuộc huyện Ph Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Đây là xã cực nam và có dân số đông nhất trong huyện. Xã Sơn Cẩm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 6 km. Sơn Cẩm nằm ven sông Cầu, con sông chính tại tỉnh Thái Nguyên và qua dòng sông này giáp với hai xã Minh Lập và Hóa Thƣợng thuộc huyện Đồng Hỷ ở phía đông bắc và xã Cao Ngạn thuộc thành phố Thái Nguyên ở phía đông. Phía nam giáp với Tân Long thuộc thành phố Thái Nguyên, phía đông nam giáp với xã An Khánh thuộc huyện Đại Từ, phía tây giáp với xã Cổ Lũng và phía tây bắc giáp với xã Vô Tranh đều thuộc huyện Ph Lƣơng. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2016, xã Sơn Cẩm có diện tích 16,52 km² và dân số là 11929 ngƣời, mật độ dân cƣ đạt 722 ngƣời/km². Sơn Cẩm là địa phƣơng đông dân nhất và có mật độ dân số chỉ đứng sau hai thị trấn Giang Tiên và Đu tại huyện Ph Lƣơng. Trong đó có 2499 ngƣời Sán Dìu (595 hộ) [36]. Công thức tính cỡ mẫu (*) với trƣờng hợp chọn không lặp lại Ta có: N: 595 hộ 9 Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96 Chọn sai số chọn mẫu 0,03444 phạm vi sai số chọn mẫu ε là: 0,0675. Thay vào công thức trên ta có: 595 x 1,96t x 1,96 x 0,25 n = = 157 595 x 0,0675 x 0,0675 + 1,96 x 1,96x 0.25 Số mẫu cần là: 157 hộ. Dự phòng 20%: 31 hộ. Vậy Tổng mẫu điều tra: 218+105+157= 480 hộ. Mẫu nghiên cứu đƣợc phân bổ theo tỷ lệ căn cứ vào một số tiêu chí: cơ cấu giới tính; độ tuổi, trình độ và nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên cơ sở xác định dung lƣợng mẫu, tác giả luận án đã tiến hành cách thức lấy mẫu chia đều cho 4 xã để giảm bớt sự sai số và gia tăng tính đại diện: phỏng vấn 480 lao động nam và lao động nữ trong độ tuổi lao động ngƣời dân tộc Sán Dìu bằng bảng hỏi để do lƣờng các sự kiện xã hội. Cơ cấu nhân khẩu – xã hội của mẫu khảo sát đƣợc cho trong Bảng 1 dƣới đây: Bảng 1.1: Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra (N=480) Chỉ tiêu ĐVT Tổng SL CC (%) Hộ 480 100 Nam chủ hộ Hộ 199 41.5 Nữ chủ hộ Hộ 281 58.5 Nông nghiệp Hộ 203 42.3 Tiểu thủ công nghiệp Hộ 81 16.9 Buôn bán và thƣơng nghiệp Hộ 57 20.2 Dịch vụ nông nghiệp (trừ thƣơng mại) Hộ 27 5.6 Nghề tự do Hộ 30 6.2 Nghề khác Hộ 42 8.8 18 - 25 tuổi Ngƣời 48 10.0 26 - 35 tuổi Ngƣời 334 69.6 36 - 45 tuổi Ngƣời 48 10.0 46 - 60 tuổi Ngƣời 50 10.4 Tổng Số hộ điều tra 1. Gi i tính chủ hộ 2. Nghề nghiệp 3. Độ tuổi 10 4. Trình độ học vấn của chủ hộ Tiểu học Ngƣời 146 30.4 THCS Ngƣời 193 40.2 THPT Ngƣời 138 28.8 TC - CĐ – ĐH Ngƣời 3 0.6 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Nghiên cứu sử dụng đồng thời các phƣơng pháp nêu trên nhằm mục đích làm sao cho kết quả các dữ liệu có thể bổ sung cho nhau, khắc phục hạn chế của mỗi phƣơng pháp cũng nhƣ phát huy ƣu điểm của ch ng. Phƣơng pháp xử lý thông tin: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để làm công cụ xử lý thông tin định lƣợng. Luận án với nội dung“Vai trò của phụ nữ dân tộc Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình vùng Đông Bắc Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thái Nguyên)”có những tìm tòi mang tính chất thấu hiểu, phát hiện vấn đề. Trong đó, các phép suy luận thống kê không mang tính chất liên quan đến sự sống, hay sức khỏe của con ngƣời. Do vậy, một vài phép kiểm định trong luận án này đƣợc tác giả luận án chấp nhận xác suất mắc sai lầm loại I với p% (5% < p% < 10%) với sự mong muốn sẽ tiếp tục th c đẩy các thử nghiệm sau này khi ch ng tôi cố gắng chỉ ra những biến số tác động có ý nghĩa lên biến số phụ thuộc. Những thông tin thu đƣợc từ các phỏng vấn sâu đƣợc xử lý phân chia thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụ mục tiêu nghiên cứu, góp phần làm sâu, rõ hơn các nội dung nghiên cứu của luận án mà số liệu định lƣợng chƣa làm rõ đƣợc. 5. Đóng góp m i của luận án Trong quá trình hội nhập và hƣớng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nƣớc nói chung, của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, phụ nữ dân tộc Sán Dìu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình, họ đã bƣớc đầu thay đổi nhận thức, thay đổi khuôn mẫu hành vi và có mục tiêu phát triển rõ ràng. Luận án là hệ thống cơ sở lý luận về nghiên cứu vai trò của phụ nữ Sán Dìu trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Đồng thời, luận án cho thấy bức tranh khái quát về thực trạng vai trò phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ Sán Dìu và chỉ ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò phát triển kinh tế hộ gia đình của phụ nữ Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan