Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự...

Tài liệu Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự

.PDF
93
118
114

Mô tả:

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 30 (2004 – 2008) VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN CHÍ HIẾU BỘ MÔN: LUẬT TƯ PHÁP Sinh viên thực hiện: DƯƠNG TẤN VIỄN MSSV: 5044152 LỚP: LUẬT TƯ PHÁP – K30 Cần Thơ, 2008 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2008 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ Cần Thơ, ngày…...tháng……năm 2008 MỤC LỤC LỜI NÓI ðẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ............................................................................................... 3 1.1. Lược sử về sự hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân .... 3 1.1.1. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ từ năm 1945 ñến năm 1954 ................... 3 1.1.2. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ từ năm 1960 ñến năm 1980 ................... 5 1.1.3. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ tư năm 1980 ñến năm 1992 ................... 6 1.1.4. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ từ năm 1992 ñến nay.............................. 7 1.2. Những vấn ñề chung về Viện kiểm sát nhân dân ...................................... 9 1.2.1. Sự cần thiết của Viện kiểm sát nhân dân trong Bộ máy nhà nước ........... 9 1.2.2. Mô hình và quan ñiểm của một số quốc gia, một số học giả về tổ chức cơ quan kiểm sát trong Bộ máy nhà nước........................................... 11 1.2.2.1. Mô hình tổ chức cơ quan kiểm sát của một số quốc gia ................... 11 1.2.2.2. Quan ñiểm của một số học giả về tổ chức cơ quan kiểm sát ........... 13 1.2.3. Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân ............................................. 15 1.2.3.1. Viện kiểm sát nhân dân trong mối quan hệ với Quốc hội................. 17 1.2.3.2. Viện kiểm sát nhân dân trong mối quan hệ với Cơ quan ñiều tra .... 17 Trung tâm1.2.3.3. Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Viện kiểm sát nhân dân trong mối quan hệ với Tòa án ................... 19 1.2.3.4. Viện kiểm sát nhân dân trong mối quan hệ với chính quyền ñịa phương...................................................................................................... 20 1.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân ............................ 21 1.2.4.1. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân ........................................... 21 1.2.4.2. Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân ............................................. 23 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ..................................................................... 24 2.1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố................................... 24 2.1.1. Các vấn ñề chung về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân ........................................................................................................... 24 2.1.2. Ý nghĩa của chế ñịnh quyền công tố trong tố tụng hình sự .................... 28 2.1.3. Nội dung thực hành quyền công tố ......................................................... 29 2.1.3.1. Thực hành quyền công tố trong giai ñoạn khởi tố và ñiều tra ......... 29 2.1.3.2. Thực hành quyền công tố trong giai ñoạn truy tố ............................. 33 2.1.3.3. Thực hành quyền công tố trong giai ñoạn xét xử.............................. 35 2.2. Kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp ................................................................ 37 2.2.1. Khái niệm về kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp ........................................ 37 2.2.2. Ý nghĩa của chế ñịnh kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp trong tố tụng hình sự............................................................................................................... 38 2.2.3. Nội dung thực hiện công tác kiểm sát tư pháp........................................ 38 2.2.3.1. Kiểm sát khởi tố và ñiều tra .............................................................. 38 2.2.3.2. Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự .................................................... 40 2.2.3.3 Kiểm sát thi hành án........................................................................... 42 2.2.3.4. Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù............................................................................ 43 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ..................................................................... 48 3.1. ðánh giá thực trạng hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân trong những năm qua .................................................................................................. 48 3.1.1. Thành tựu ñạt ñược của ngành kiểm sát nhân dân trong những năm qua ............................................................................................................. 48 3.1.2. Hạn chế của ngành kiểm sát nhân dân trong những năm qua................. 49 Trung 3.2. Thực tiễn và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự .................................................................. 50 3.2.1. Giailiệu ñoạnĐH khởiCần tố, ñiều tra ...................................................................... 50 tâm Học Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3.2.1.1. Ưu ñiểm............................................................................................. 50 3.2.1.2. Khuyết ñiểm ...................................................................................... 53 3.2.1.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñọng của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong giai ñoạn khởi tố, ñiều tra ....................................................... 57 3.2.2. Giai ñoạn truy tố, xét xử các vụ án hình sự ............................................ 61 3.2.2.1. Ưu ñiểm............................................................................................. 61 3.2.2.2. Khuyết ñiểm ...................................................................................... 63 3.2.2.3. . Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong giai ñoạn truy tố, xét xử các vụ án hình sự ............................. 65 3.2.3. Giai ñoạn thi hành án .............................................................................. 69 3.2.3.1. Ưu ñiểm............................................................................................. 69 3.2.3.2. Khuyết ñiểm ...................................................................................... 70 3.2.3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong giai ñoạn thi hành án............................................................... 72 3.2.4. Giai ñoạn tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù .................................................................................................. 73 3.2.4.1. Ưu ñiểm............................................................................................. 73 3.2.4.2. Khuyết ñiểm ...................................................................................... 74 3.2.4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong giai ñoạn tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù....................................................................................... 75 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện những quy ñịnh của pháp luật góp phần nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp .......................................... 76 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LỜI NÓI ðẦU 1. Sự cần thiết hình thành ñề tài Hiến pháp năm 1992 (sửa ñổi, bổ sung năm 2001) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 ñã xác ñịnh: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp theo quy ñịnh của Hiến pháp và Pháp luật”. Trong ñiều kiện hiện nước ta ñang tiến hành công cuộc ñổi mới ñẩy mạnh Công nghiệp hóa và Hiện ñại hóa ñất nước thì yêu cầu của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trở nên rất quan trọng. Do ñó, thông qua các Nghị quyết của ðảng ñã nhấn mạnh ñến công cuộc cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp, nhằm từng bước ñổi mới cả về mặt tổ chức và hoạt ñộng. Bắt ñầu từ Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02.01.2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp. Trong ñó chỉ rõ: “nâng cao chất lượng hoạt ñộng của Viện kiểm sát theo chức năng quy ñịnh trong Hiến pháp, tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp. Việc ñiều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là một nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách tư pháp”. Tiếp ñến là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24.5.2005 của Bộ Chính trị về hoàn thiện pháp luật và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02.6.2005 của Bộ Chính trị về Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Chiến lược cải cách tư pháp ñến năm 2020, lịch sử phát triển nền tư pháp của nước ta ñã có bước chuyển biến quan trọng. Có thể khẳng ñịnh rằng, những nhiệm vụ do Nghị quyết số 08 ñề ra có ý nghĩa rất quan trọng cho việc nghiên cứu, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 49. Nghị quyết số 49 chỉ rõ: “Trước mắt Viện kiểm sát nhân dân vẫn giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân tổ chức cho phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố; tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt ñộng ñiều tra”. Như vậy, ñịnh hướng chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố ñã rất rõ, vấn ñề chỉ còn là thời gian và lộ trình thực hiện như thế nào cho phù hợp. Nhằm ñể tìm hiểu rõ hơn về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, từ ñó ñánh giá thực trạng về hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân trong thực tiễn ñể tìm ra những ưu ñiểm, khuyết ñiểm và hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn ñến các hạn chế. Trên cơ sở ñó, nhằm ñề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp. Nên người viết ñã chọn ñề tài “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự”. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 1 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài Trong lĩnh vực tố tụng hình sự có sự tham gia của nhiều cơ quan Nhà nước như: Cơ quan ñiều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan xét xử (Tòa án)…Trong phạm vi Luận văn này người viết chỉ phân tích cơ sơ lý luận và các quy ñịnh của pháp luật hiện hành về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự cũng như việc áp dụng các quy ñịnh ñó trong thực tiễn. 3. Mục ñích nghiên cứu của ñề tài Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ñi trước, cùng việc tìm hiểu thực tiễn, người viết mong muốn ñánh giá thực trạng về hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Phân tích rõ những ưu ñiểm, khuyết ñiểm ñể mạnh dạn ñề xuất ra những kiến nghị khoa học nhằm ñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân. 4. Phương pháp nghiêm cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng chủ yếu là phương pháp phân tích luật viết, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh một cách khoa học. Dựa trên cơ sở các quy ñịnh của pháp luật hiện hành về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân, kết hợp với việc tìm hiểu thực tiễn áp dụng của ngành kiểm sát, người viết ñưa ra những so sánh, ñối chiếu lý luận và thực tiễn cùng với những khía cạnh lý luận khác ñể làm rõ những nét ñặc thù về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân. ðồng thời ñề xuất những giải pháp chủ yếu ñể khắc phục những tồn tại, tăng cưòng hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của công tác này và góp phần ñịnh hướng tiếp Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tục hoàn thiện. 5. Kết cấu của ñề tài ðề tài gồm ba phần: phần mở ñầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong ñó phần nội dung gồm ba chương: • Chương 1: Những vấn ñề chung về Viện kiểm sát nhân dân. • Chương 2: Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự. • Chương 3: Thực tiễn và một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 2 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.1. LƯỢC SỬ VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Từ năm 1945 ñến nay, tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân của nước ta ñã trải qua những thời kỳ khác nhau phù hợp với nhận thức, mức ñộ phát triển của xã hội và ñáp ứng các yêu cầu của thực tiễn ñặt ra ñối với từng giai ñoạn lịch sử. Quá trình hình thành và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân có thể phân theo các giai ñoạn lịch sử khác nhau như sau: 1.1.1. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ từ năm 1945 ñến 1959 Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra ñời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ñã ký ban hành nhiều Sắc lệnh: ñầu tiên là Sắc lệnh số 33A ngày 14/9/1945, tại Sắc lệnh này quy ñịnh mỗi khi bắt người phải thông báo ngay cho ông Biện lý biết (tức là Thẩm phán làm nhiệm vụ công tố). Tiếp theo, trong Sắc lệnh số 7/SL ngày 15/01/1946 ñã quy ñịnh cụ thể như sau: “ðứng buộc tội, tùy quyết ñịnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ là nhân viên của công tố viện do Chưởng lý Tòa Thượng thẩm chỉ ñịnh”. Như vậy, Công tố viện ñã bước ñầu hình thành dưới sự quản lý, chỉ ñạo, ñiều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Sắc lệnh hoàn chỉnh và ñầy ñủ nhất về tổ chức và hoạt ñộng của các cơ quan Tư pháp là Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án (Ban tư pháp xã, Tòa án sơ cấp, Tòa án ñệ nhị cấp, Tòa thượng thẩm) và tổ chức các ngạch Thẩm phán (ngạch Thẩm phán; việc tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán; quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán). Có hai ngạch Thẩm phán là ngạch sơ cấp và ngạch ñệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Tòa sơ cấp; Thẩm phán ñệ nhị làm việc ở các Tòa ñệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Thẩm phán ñệ nhị cấp ñược chia làm hai chức vụ: các Thẩm phán xử án do chánh nhất tòa thượng thẩm ñứng ñầu và các Thẩm phán Công tố viện (Thẩm phán buộc tội) do Chưởng lý ñứng ñầu. Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt ñộng của các cơ quan Tư pháp trong các Sắc lệnh ñược ban hành trong những năm ñầu của chính quyền Cách mạng ñã ñược ghi nhận trong bản Hiến pháp ñầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp 1946. Tại chương VI về “cơ quan Tư pháp” của Hiến pháp năm 1946 quy ñịnh “cơ quan Tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm có: a/ Tòa án tối cao; b/ Các Tòa án phúc thẩm; GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 3 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ c/ Các Tòa án ñệ nhị và sơ cấp”; “Các nhân viên Thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm”. Cần lưu ý rằng, tổ chức Chính phủ theo Hiến pháp năm 1946 có nét ñặc trưng riêng biệt. Theo ðiều 44 thì Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phó Chủ tịch nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có phó Thủ tướng. Như vậy, cơ cấu tổ chức Bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp 1946 cho thấy cơ quan Tư pháp có một vị trí ñộc lập trong tổ chức bộ máy Nhà nước, là cơ quan thực hiện quyền công tố và xét xử. Trong thời gian từ năm 1946 ñến năm 1959, Nhà nước ta không thành lập cơ quan thi hành quyền công tố riêng. Trong cơ cấu Tòa án, các thẩm phán ñược chia làm hai loại: - Các Thẩm phán xét xử do Chánh án tòa án thượng thẩm ñứng ñầu. - Các Thẩm phán công tố viên (thẩm phán buộc tội) hợp thành một ñoàn thể ñộc lập (công tố viên) các thẩm phán xét xử do Chưởng lý ñứng ñầu. Các Thẩm phán công tố viên ở tòa án ñệ nhị cấp gọi là Biện lý, phó Biện lý; ở tòa thượng thẩm gọi là Chưởng lý, Tham lý. Thực hành nhiệm vụ công tố trong việc hình Thẩm phán công tố viên ñược áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình giải quyết vụ án và có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo tại phiên tòa. Trong việc hộ, Thẩm phán công tố viên bảo vệ quyền lợi ích của người ở tuổi vị thành niên, của các pháp nhân hành chính và phải tham gia vào một số công việc khác theo Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu quy ñịnh của pháp luật. Cùng với việc thành lập Tòa án nhân dân các cấp, tổ chức và hoạt ñộng của Viện công tố cũng có sự chuyển biến ñáng kể. Theo Sắc lệnh 85/SL ngày 22/5/1950, Viện công tố có quyền kháng nghị cả bản án hay quyết ñịnh về dân sự của Tòa án. Mặt khác, Thông tư số 21/TTg ngày 07/6/1950 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên bộ 18/BKT-BTP ngày 08/6/1950 của Bộ Kinh tế và Bộ Tư pháp ñã quy ñịnh các Viện công tố ñia phương phải chịu sự quản lý, chỉ ñạo ñiều hành của Ủy ban kháng chiến hành chính. Cụ thể là: “Ủy ban các cấp ñiều khiển việc công tố trong ñịa hạt của mình, Ủy ban kháng chiến hành chính có thể ra mệnh lệnh cho Viện công tố. ðại diện viện công tố phải tuân theo mệnh lệnh của Ủy ban. Vào cuối những năm 1950, tổ chức Viện công tố lại ñược kiện toàn và tăng cường một bước quan trọng. Thực hiện Nghị quyết ngày 29/4/1958 của Quốc Hội khóa I và Nghị ñịnh số 256 /TTg ngày 01/7/1959, Nghị ñịnh số 321/ TTg ngày 02/7/1959 của Chính phủ, các Viện công tố ñược tổ chức thành hệ thống gồm: GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 4 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - Viện công tố Trung ương; - Viện công tố thành phố, tỉnh; - Viện công tố huyện và các ñơn vị hành chính tương ñương; - Viên công tố Quân sự các cấp. Viện công tố Trung ương thuộc Chính phủ, có trách nhiệm và quyền hạn như một Bộ và có nhiệm vụ cụ thể như sau: - ðiều tra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm pháp về hình sự; - Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác ñiều tra của Cơ quan ñiều tra; - Giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án về hình sự, dân sự và trong hoạt ñộng giam giữ, cải tạo; - Khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan ñến lợi ích Nhà nước và của nhân dân. Có thể nói, những quy ñịnh trên ñây là bước phát triển quan trọng tổ chức hoạt ñộng của Viện công tố, tiến tới việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. 1.1.2. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ từ 1960 ñến 1980 Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cùng với việc xây dựng Miền Bắc sau ngày giải phóng, Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra ñời. Những quy ñịnh về tổ chức Bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1959 có những sửa ñổi căn bản so với Hiến pháp 1946. Chủ tịch nước Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Việt Nam dân chủ cộng hòa và phó Chủ tịch nước ñược tách ra khỏi Hội ñồng Chính phủ, là người thay mặt cho nhà nước về ñối nội và ñối ngoại. Hội ñồng Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội và là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước. Viện công tố ñược thay thế bằng Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân cùng với Tòa án nhân dân là các cơ quan tư pháp, không còn trực thuộc Hội ñồng Chính phủ mà chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc Hội. Khác với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 xác ñịnh cơ quan thi hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước, nhân viên cơ quan Nhà nước và nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương và Viện kiểm sát Quân sự. Viện kiểm sát nhân dân trên sự lãnh ñạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Như vậy, theo quy ñịnh của Hiến pháp 1959 thì Viện kiểm sát nhân dân các cấp ñược tổ chức thành một bộ thống nhất, ñộc lập với cơ quan xét xử và cơ quan hành chính, chỉ chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc Hội. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 5 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Những quy ñịnh của Hiến pháp năm 1959 về tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân các cấp ñã ñược cụ thể hóa bằng Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960. Theo quy ñịnh tại ðiều 4 thì Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương và các Viện kiểm sát Quân sự. Các Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương gồm có: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ñơn vị hành chính tương ñương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã hoặc ñơn vị hành chính tương ñương; Viện kiểm sát khu vực tự trị. Viện kiểm sát nhân dân có nghĩa vụ và quyền hạn: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các Nghị quyết, Nghị ñịnh, Thông tư, Chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội ñồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước ñịa phương, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân; ñiều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Tòa án nhân dân những người phạm pháp về hình sự; kiểm sát tuân theo pháp luật trong ñiều tra của cơ quan Công an và của cơ quan ñiều tra khác; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Tòa án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án; kiểm sát việc tuân theo pháp trong giam giữ của trại giam; khởi tố hoặc tham gia tố tụng Nhà nước vụ án dân sự quan trong liên quan ñến lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Triển khai thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, sau một thời gian ngắn, Viện kiểm sát nhân dân ñã ñược tổ chức thành một hệ thống nhất từ Trung ương ñến các ñơn vị hành chính cấp huyện, hoạt ñộng theo nguyên Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tắc tập trung thống nhất dưới sự lãnh ñạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời gian này, tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát không ngừng ñược củng cố và do ñó ñã góp phần tích cực vào việc giữ vững tật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc, góp phần quan trọng vào cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất ñất nước. 1.1.3. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ từ 1980 ñến 1992 Sau khi ñất nước hoàn toàn thống nhất, Nhà nước ta ñã ban hành Hiến pháp năm 1980. So với Hiến pháp năm 1959 thì vai trò, vị trí của Viện kiểm sát nhân dân ñã ñược khẳng ñịnh rõ hơn và có những ñiểm bổ sung mới trong Hiến Pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1980 ñã nhấn mạnh ñến chức năng “thực hành quyền công tố” của Viện kiểm sát, ñồng thời ñã ñề cao vai trò và trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. ðiều 140 Hiến pháp năm 1980 quy ñịnh: “Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh ñạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh ñạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương chịu sự lãnh ñạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 6 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Viện trưởng, các phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, bãi nhiệm”. ðể cụ thể hóa những quy ñịnh trên ñây về Viện kiểm sát nhân dân quy ñịnh trong Hiến pháp 1980, Quốc Hội khóa VII ñã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 và ñược sửa ñổi, bổ sung năm 1989. So với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, thì Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 và ñược sửa ñổi bổ sung năm 1989 ñã quy ñịnh cụ thể, chi tiết hơn nhiều về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự và khi thực hiện công tác kiểm tra chung. Tuy nhiên, cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 vẫn giữ nguyên những quy ñịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban kiểm sát là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng. Cụ thể là: “trong các cuộc họp Ủy ban kiểm sát, Viện trưởng kết luận và quyết ñịnh cuối cùng. Trong trường hợp Viện trưởng kết luận khác với ý kiến của ña số trong Ủy ban kiểm sát thì Viện trưởng thực hiện ý kiến của mình, ñồng thời báo cáo lên Hội ñồng Nhà nước”. Trong giai ñoạn này, Viện kiểm sát nhân dân ñã cố gắng cùng với các cơ quan Tư pháp và các cơ quan Nhà nước khác tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ Cách mạng do các ðại hội lần IV, V và VI của ðảng ta. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1.1.4. Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ từ năm 1992 ñến nay ðường lối ñổi mới mọi mặt về ñời sống xã hội do ðại hội lần thứ VI của ðảng cộng sản Việt Nam khởi xướng tạo tiền ñề cho việc nghiên cứu, xây dựng Hiến pháp năm 1992, một Hiến pháp của thời kỳ ñổi mới ñất nước. Một số quy ñịnh trong Hiến pháp năm 1992 về tổ chức hoạt ñộng của các cơ quan Tư pháp ñã ñược thể hiện rõ nét những ñiểm ñổi mới trong nguyên tắc tổ chức và hoạt ñộng của các cơ quan này. ðể cụ thể hóa những quy ñịnh của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân; năm 1992 Quốc hội ban hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội ñã ban hành pháp lệnh về tổ chức Viện kiểm sát quân sự, và pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. Theo các quy ñịnh của Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 thì tổ chức hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân ñã có những ñổi mới cơ bản sau: Ủy ban kiểm sát không còn là cơ quan tư vấn cho Viện trưởng nữa. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 7 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ cấp tỉnh không ñược quyền tự quyết mọi vấn ñề liên quan ñến tổ chức và hoạt ñộng của Viện kiểm sát nhân dân. Những vấn ñề quan trọng (như phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của ngành; báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước, báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trình Hội ñồng nhân dân cùng cấp…) phải ñược Ủy ban kiểm sát thảo luận và quyết ñịnh theo ña số. Tuy nhiên, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của ña số thì thực hiện theo quyết ñịnh của ña số nhưng có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước. Viện trưởng Viện kiểm sát ñịa phương chịu giám sát của Hội ñồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội ñồng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở ñịa phương; trả lời chất vấn của ðại biểu Hội ñồng nhân dân. Quy ñịnh mới này nhằm nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương nhưng không làm cho Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương phụ thuộc vào Hội ñồng nhân dân ñịa phương về tổ chức và hoạt ñộng. (Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương không do Hội ñồng nhân dân bầu và bãi miễn). ðồng thời với việc giao cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyền hạn, nhiệm vụ rộng lớn, liên quan ñến chủ trương, giữ vững trật tự, kỷ cương pháp luật, tăng cường pháp chế trong ñiều kiện mới, Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 1992 ñã quy ñịnh Viện kiểm sát nhân dân phải chịu trách nhiệm trước pháp Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu luật về hậu quả của các quyết ñịnh, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu do mình ban hành; nếu ra văn bản trái pháp luật thì tùy theo tính chất và mức ñộ sai pham mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cùng với việc sửa ñổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 ra ñời ñã ñánh dấu một bước chuyển biến cơ bản về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân sau hơn 40 năm hoạt ñộng, Viện kiểm sát nhân dân thôi không làm chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội nữa mà tập trung vào hai nhiệm vụ lớn là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp Như vậy, về mặt tổ chức, sau khi ban hành Hiến pháp năm 1992, về cơ bản, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ñã kiện toàn và ñổi mới một bước quan trọng. Với cơ cấu tổ chức như vậy, Viện kiểm sát nhân dân ñã ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh, tạo một số chuyển biến tích cực trong hoạt ñộng tư pháp ở nước ta, cùng với các cơ quan Nhà nước khác thực hiện một cách có hiệu quả ñường lối ñổi mới của ðảng và Nhà nước. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 8 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.2. NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 1.2.1. Sự cần thiết của Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội, có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền ñịa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, ñơn vị vũ trang nhân dân và công dân, bảo ñảm cho pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Là một cơ quan tư pháp quan trọng, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng cách áp dụng các biện pháp cần thiết do pháp luật quy ñịnh nhằm phát hiện chính xác trong các ñạo luật và các văn bản pháp luật do hệ thống các cơ quan có chức năng ban hành ñảm bảo cho quyền lực, ý chí ñó ñược thực thi, nhưng lại hoạt ñộng không tốt thì quyền lực ý chí Nhà nước sẽ không phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý mọi mặt ñời sống xã hội; thậm chí không ít các trường hợp làm chi quyền lực ý chí của Nhà nước ñó không ñược thực thi một cách hành chỉnh. Với ý nghĩa như vậy, Viện kiểm sát nhân dân, với tư cách là cơ quan có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố Nhà nước, có một vai trò rất quan trọng. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật bảo ñảm cho Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất là chức năng ñặc thù của Viện kiểm sát nhân dân (ðiều 137 Hiến pháp năm 1992)1. Trước tiên chức năng này của Viện kiểm sát bắt nguồn từ nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất không phân chia nhưng có phân công rành mạch giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, mà quyền lực Nhà nước cao nhất tập trung ở Quốc hội. Quốc hội cần phải có cơ quan thực hành quyền của mình là Viện kiểm sát nhân dân, giúp cho Quốc hội tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố Nhà nước, bảo ñảm cho pháp luật ñược thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nước, chống các biểu hiện cục bộ, ñịa phương chủ nghĩa. ðược Quốc hội giao cho việc thực hiện chức năng này, một mặt Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát ñược việc tuân theo pháp luật, góp phần bảo ñảm cho tổ chức và tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc chính quyền ñịa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội khi thực 1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hạt ñộng tư pháp, góp phần bảo ñảm cho pháp luật ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất các Viện kiểm sát nhân dân ñịa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt ñộng tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật quy ñịnh. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 9 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ hiện nhiệm vụ của mình phù hợp với những quy ñịnh của Hiến pháp, luật của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phù hợp với các nghị quyết, nghị ñịnh của Chính phủ (gọi tắt là kiểm sát chung). Mặt khác, khi Viện kiểm sát thực hành quyền công tố Nhà nước là bảo ñảm cho pháp luật về tư pháp ñược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thực hành quyền công tố Nhà nước là việc ñưa vụ án ra toà với quyền truy tố và buộc tội. ðiều này làm cho cơ quan Viện kiểm sát nhân dân ñược cơ quan lập pháp giao cho chức năng ñặc thù riêng mà các cơ quan khác của Nhà nước không thể thay thế. Tuy nhiên, trong Bộ máy nhà nước có nhiều cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm sát, giám sát. Do ñó, việc phân ñịnh rõ ràng chức năng của các cơ quan nhà nước này, ñặc biệt là việc phân ñịnh ranh giới giữa chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát với chức năng thanh tra của các cơ quan Thanh tra nhà nước với một ý nghĩa rất quan trọng, ñể khi thực hiện trong thực tiễn không có sự chồng chéo, trùng lặp giữa hai cơ quan, ñặc biệt là trong lĩnh vực hành chính – kinh tế. Cần phải ñặc biệt chú ý rằng các Viện Kiểm sát nhân dân, trong phạm vi trách nhiệm của mình, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các văn bản pháp quy và trong việc chấp hành pháp luật khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bảo ñảm cho các văn bản pháp quy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ñúng pháp luật, bảo ñảm cho việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, ñơn vị vũ trang nhân dân và công dân ñược nghiêm chỉnh và thống nhất; còn Thanh tra nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu trách Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nhiệm trước Chính phủ trong thanh tra việc thực hiện các quyết ñịnh, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên ñối với cấp dưới trong nội bộ cơ quan nhà nước. Công tác thanh tra là công tác thường xuyên ñược thực hiện trên nhiều mặt của các cơ quan, ñơn vị. Khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu phạm tội thì chuyển cho các cơ quan pháp luật như: Công an hay Viện kiểm sát tiến hành ñiều tra. Thanh tra cũng tiến hành xem xét, ñối chiếu với pháp luật, nhưng chủ yếu là xem xét, ñánh giá việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước, không chỉ ñơn thuần ñánh giá hành vi hợp pháp hay bất hợp pháp mà còn xác ñịnh hiệu quả thu ñược nhiều hay ít các chủ trương, chính sách, pháp luật của ðảng và Nhà nước, không chỉ ñơn thuần ñánh giá hợp pháp hay bất hợp pháp mà còn xác ñịnh hiệu quả thu ñược nhiều hay ít của các chủ trương, chính sách, biện pháp. Trong khi ñó, Viện kiểm sát chủ yếu chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, ñã xác ñịnh nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật ấy. Thanh tra khi pháp hiện những việc làm sai trái, không phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của ðảng và Nhà nước, với chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên thì có quyền xử lý ñối với tổ chức và cá nhân vi phạm trong phạm vi thẩm quyền GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 10 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ do luật ñịnh. Viện kiểm sát không có quyền trực tiếp xử lý về mặt hành chính theo thẩm quyền, trừ trường hợp sai phạm có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng thì kiến nghị về mặt hành chính của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là có tính chất bắt buộc. Khi phát hiện có yếu tố cấu thành tội phạm thì Viện kiểm sát chỉ có quyền khởi tố, truy tố và luận tội trước toà. Việc quyết ñịnh có tội hay vô tội, và là tội gì, chịu hình phạt như thế nào lại thuộc quyền của Toà án. Nếu Viện kiểm sát không ñồng ý với quyết ñịnh hay bản án của Toà án thì có quyền kháng nghị theo thủ tục tố tụng. Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan quan trọng của Nhà nước trong phạm vi chức năng của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế ñộ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; ñảm bảo mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ñều phải ñược xử lý theo pháp luật. Không cơ quan nào có thể thay thế ngành Kiểm sát ñể sử dụng quyền công tố. Việc bắt giam, ñiều tra, tha, truy tố, xét xử ñúng người, ñúng tội hay không, có ñúng ñường lối, chính sách của ðảng và Nhà nước hay không chính là vấn ñề Viện kiểm sát phải quan tâm, phải ñảm bảo làm tốt. 1.2.2. Mô hình và quan ñiểm của một số quốc gia, một số học giả về tổ chức cơ quan kiểm sát trong bộ máy Nhà nước 1.2.2.1. Mô hình tổ chức cơ quan kiểm sát của một số quốc gia Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và mỗi hệ thống có những ñặc trưng riêng của nó, trong ñó có vấn ñề tổ chức cơ quan thực hành quyền công tố. Ở nhiều nước, tổ chức bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc “tam Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu quyền phân lập” thì quyền lập pháp ñược giao cho Nghị viện, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, quyền tư pháp ñược giao cho Tòa án. Mỗi cơ quan ñộc lập với nhau trong phạm vi và quyền hạn của mình nhưng lại chế ước lẫn nhau ñể phát huy vai trò ràng buộc giữa ba loại quyền lực, duy trì trạng thái cân bằng, ngăn chặn sự chuyên quyền ñộc ñoán của bất cứ cơ quan, cá nhân nào biểu hiện trên pháp luật và trong thực tiễn lấy quyền lực chế ước quyền lực. Chính vì thế, trong tổ chức bộ máy Nhà nước của các nước này không tổ chức hệ thống cơ quan chuyên trách giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan trên, tức là không thành lập hệ thống Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, xuất phát từ mỗi hệ thống pháp luật khác nhau sẽ có cách tổ chức riêng cơ quan này nhằm thực hiện chức năng công tố. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 11 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ  Vương quốc Anh: Cơ quan công tố của Hoàng gia Anh là cơ quan truy tố Quốc gia, hệ thống cơ quan này ñược phân theo các khu vực ñịa lý có quyền tiến hành tố tụng dưới sự lãnh ñạo của Viện trưởng. Các quy ñịnh giao cho Công tố viên “Mỗi Công tố viên cần phải có các quyền như Viện trưởng ñối với các cơ quan tiến hành tố tụng mà không phân biệt bất kỳ chức năng nào có thể ñược giao cho Công tố viên trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình với tư cách là một thành viên của Viện công tố, nhưng phải thực thi các quyền ñó theo sự chỉ dẫn của Viện trưởng” (Luật truy tố tội phạm năm 1985). Cơ cấu của ngành công tố Hoàng gia Anh là sự kết hợp giữa cơ cấu và tiêu chuẩn quốc gia với yêu cầu của ñịa phương. Cơ quan công tố Hoàng gia là cơ quan truy tố tội phạm ñược phân thành 42 khu vực, mỗi khu vực do một Công tố viên trưởng của Hoàng gia ñứng ñầu, Viện công tố Hoàng gia có thẩm quyền hoạch ñịnh chính sách và truyền ñạt xuống ñịa phương thông qua Công tố viên trưởng của Hoàng gia. Cấp ñịa phương tiến hành vụ việc theo ñường lối hướng dẫn chính sách của quốc gia. Các Công tố viên Hoàng gia trước tiên phải là những luật sư. Muốn trở thành Công tố viên, họ thông qua thi cử, nếu qua ñược kỳ thi do Chính phủ tổ chức, họ sẽ ñược Viện trưởng bổ nhiệm. Trong quá trình tố tụng do cơ quan công tố Hoàng gia ñảm nhiệm: - Tiến hành thủ tục tố tụng hình sự do cơ quan cảnh sát và các cơ quan có Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thẩm quyền khác khởi tố. - Khởi tố và tiến hành tố tụng hình sự theo quy ñịnh của Bộ luật về Công tố viên Hoàng gia. - Chỉ dẫn cho cảnh sát những vấn ñề liên quan ñến tội phạm hình sự.  Tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật châu lục ñịa Theo tố tụng hình sự của các nước theo truyền thống dân sự, ñiển hình là ðức, Pháp, Italia…thì vai trò của cơ quan Công tố và Công tố viên trong việc giải quyết vụ án hình sự là rất lớn. Các Công tố viên “có mặt” trong tất cả các giai ñoạn tố tụng như: ñiều tra, thẩm tra, xét xử và có tầm ảnh hưởng lớn tới các chủ thể khác tham gia vào quá trình tố tụng. Thủ tục tiến hành tố tụng hình sự ở các nước theo truyền thống luật dân sự có thể chia làm ba giai ñoạn cơ bản sau: giai ñoạn ñiều tra, giai ñoạn thẩm tra và giai ñoạn xét xử. Giai ñoạn thẩm tra do Ủy viên công tố chỉ ñạo trực tiếp. Giai ñoạn thẩm tra do Thẩm phán thẩm tra thực hiện, có sự tham gia tích cực của Ủy viên công tố. Giai ñoạn thẩm tra thường ñược viết thành văn bản và công khai. Thẩm tra viên kiểm soát nội dung và phạm vi của giai ñoạn tố tụng này, phải ñiều tra sự việc kỹ càng và lập một hồ GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 12 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ sơ hoàn chỉnh. Do ñó, vào cuối giai ñoạn này, tất cả các bằng chứng ñã ñược ghi chép. Nếu thẩm tra viên kết luận là có phạm tội và bị cáo là thủ phạm thì vụ án sẽ ñược ñưa ra Tòa. Nếu Thẩm tra viên kết luận rằng không có tội phạm xảy ra hay bị cáo không phải là thủ phạm thì vụ việc không ñược ñem ra xét xử. Giai ñoạn xét xử là giai ñoạn sau khi thẩm tra. Bằng chứng ñã ñược thu thập ñược và hồ sơ ñã ñược lập. Hồ sơ ñược gửi cho bị cáo và luật sư của bị cáo cũng như cơ quan Công tố. Mục ñích của phiên tòa nhằm ñể trình bày sự kiện trước Thẩm phán và Bồi thẩm ñoàn, và cho phép luật sư bào chữa của bị cáo cùng Công tố viên tranh luận. Ở các nước, theo truyền thống pháp luật dân sự, theo quy ñịnh của luật, Công tố viên tham gia ngay từ bước ñầu tiên quá trình ñiều tra.  Tại các nước xã hội chủ nghĩa Cơ quan thi hành quyền công tố không ñặt trong hệ thống hành pháp mà nằm hoàn toàn ñộc lập. ðó là hoạt ñộng cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thành lập ra, và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan này. Như vậy, quyền công tố ở ñây không thuộc lĩnh vực hành pháp theo quan niệm truyền thống mà hoàn toàn thuộc vào một lĩnh vực khác của quyền lực Nhà nước. ðây là một ñặc ñiểm rất cơ bản và rất riêng trong tổ chức Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. ðiển hình là Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ñược tổ chức và hoạt ñộng dưới sự lãnh ñạo của ðảng cộng sản Việt Nam. Cơ quan ñại diện cho nhà nước thực hành quyền công tố ñó là Viện Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu kiểm sát nhân dân, ñứng ñầu là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh ñạo và có tránh nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. 1.2.2.2. Quan ñiểm của một số học giả về tổ chức cơ quan kiểm sát  Theo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin Theo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là một vấn ñề có tính quy luật trong ñiều kiện của một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế dưới sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa và dưới sự lãnh ñạo của ðảng cộng sản, với trình ñộ phát triển kinh tế chưa cao, chủ nghĩa cục bộ ñịa phương cần phải có biện pháp thống nhất. Nền pháp chế thống nhất ñó ñòi hỏi phải có sự thống nhất về pháp chế trong toàn bộ nền cộng hòa và phải có sự áp dụng và tuân theo pháp luật một cách thống nhất. Pháp chế không thống nhất thì không thể tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, không thể bảo vệ và cũng cố chính quyền cách mạng. Bởi vì, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một pháp chế ñặc biệt của ñời sống chính trị - xã hội, trong ñó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 13 SVTH: Dương Tấn Viễn Luận văn tốt nghiệp: VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ xã hội và mọi công dân ñều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt ñể và chính xác. Yếu tố cản trở mạnh mẽ nhất, trực tiếp ñến sự thống nhất pháp chế xã hội chủ nghĩa là bệnh cục bộ, bản vị, ñịa phương chủ nghĩa. Lênin ñã phát hiện một số vấn ñề có tính chất quy luật: trong xây dựng xã hội chủ nghĩa muốn ñấu tranh chống lại một cách có hiệu quả chủ nghĩa cục bộ ñịa phương thì theo Lênin nhất thiết phải thành lập Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát “có quyền và bổn phận chỉ làm một công việc mà thôi, tức là: làm thế nào cho toàn nước cộng hòa có một sự nhận thức nhất trí về pháp chế, dù là ở các ñịa phương có những ñặc ñiểm và ảnh hưởng như thế nào ñi chăng nữa”. Cũng như xác ñịnh tầm quan trọng của công tác ñảm bảo pháp chế thống nhất, Lênin ñã ñề nghị Viện kiểm sát chỉ trực thuộc cơ quan Trung ương duy nhất, tức là Viện kiểm sát tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất chứ không theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc” nhưng có sự phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan ñể mỗi cơ quan thi hành có hiệu lực chức năng, quyền hạn của mình và có sự phối hợp với nhau ñể tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhà nước.  Theo quan ñiểm của Hồ Chí Minh Theo quan ñiểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dùng từ “quyền lực nhà nước là thống nhất” nhưng tư tưởng về sự thống nhất Nhà nước ñược thể hiện ngay từ Hiến pháp 1946 “ðất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” trong ñó xác ñịnh “tất cả quyền binh trong Nhà nước là Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu của toàn thể nhân dân Việt Nam” hay ở Hiến pháp 1959 “nước Việt Nam là một khối Bắc Nam thống nhất”. ðó là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do ðảng cộng sản Việt Nam lãnh ñạo”. Do ñó, chúng ta có thể khẳng ñịnh ñược quan ñiểm của Người xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ta là tập trung dân chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhân dân trao quyền lực cho Quốc hội. ðể Quốc hội thật sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và ñể công tác giám sát có hiệu quả nên Quốc hội ñã tổ chức một hệ thống cơ quan, ñó là Viện kiểm sát nhân dân. Trong ñiều kiện nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, việc tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian tới vẫn tiếp tục ñộc lập, do Quốc hội tổ chức và chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội là ñiều cần thiết ñảm bảo tính ñộc lập và khách quan vừa phù hợp với ñiều kiện cụ thể của nước ta cũng như các nguyên tắc cơ bản ñược thừa nhận chung của Nhà nước pháp quyền. GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 14 SVTH: Dương Tấn Viễn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan