Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học chương “hiđrocacbon không no”, h...

Tài liệu Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học chương “hiđrocacbon không no”, hóa học 11

.PDF
82
219
135

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ---------- VŨ THỊ LAN VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “HIĐROCACBON KHÔNG NO”, HÓA HỌC 11 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Hóa học HÀ NỘI - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ---------- VŨ THỊ LAN VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “HIĐROCACBON KHÔNG NO”, HÓA HỌC 11 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Hóa học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN VĂN ĐẠI HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Văn Đại đã tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa Học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng THPT Cẩm Giàng, Hải Dƣơng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2018 Tác giả Vũ thị Lan DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BL Blended learning CNTT Công nghệ thông tin CNTT & TT (hay ICT) Công nghệ thông tin và truyền thông ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học PP Phƣơng pháp SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sƣ phạm DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ sử dụng Internet của học sinh THPT .......................................... 19 Bảng 1.2. Các hoạt độngchủ yếu của HS khi sử dụng Internet ................................ 19 Bảng 1.3. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của học sinh .................. 20 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích bài kiểm tra số ........... 55 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích bài kiểm tra số 2 ........ 56 Bảng 3.5. Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả của 2 bài kiểm tra................................. 57 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra số 1....... 54 Hình 3.2. Đồ thị đƣờng lũy tích kết quả bài kiểm tra số 1.............................. 55 Hình 3.3. Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra số 2....... 56 Hình 3.4. Đồ thị đƣờng lũy tích kết quả bài kiểm tra số 2.............................. 57 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 2 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3 8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THPT ............... 4 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 4 1.1.1. Trên Thế giới ..................................................................................................... 4 1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................... 5 1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT trong dạy học hóa học ...... 7 1.2.1. Vai trò và một số định hƣớng ứng dụng ICT trong dạy học hóa học ............... 7 1.2.2. Thuận lợi của việc ứng dụng ICT trong dạy học hóa học ............................... 10 1.2.3. Khó khăn của việc ứng dụng ICT trong dạy hoc Hóa học .............................. 10 1.3. Tổng quan về Blended learning ......................................................................... 11 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 11 1.3.2. Cấu trúc của Blended learning ........................................................................ 12 1.3.3. Một số mô hình Blended learning ................................................................... 13 1.3.3.1. Mô hình Face-To-Face ................................................................................. 14 1.3.3.2. Mô hình luân phiên/quay vòng (Rotation) ................................................... 14 1.3.3.3. Mô hình Flex ................................................................................................ 14 1.3.3.4. Mô hình phòng học trực tuyến ..................................................................... 15 1.3.3.5. Mô hình tự kết hợp ....................................................................................... 15 1.3.3.6. Mô hình trực tuyến (Online Driver) ............................................................. 15 1.3.4. Ƣu điểm của Blended learning........................................................................ 16 1.4. Thực trạng sử dụng internet trong học tập của HS ở trƣờng THPT .................. 18 Chƣơng 2. VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “HIĐROCACBON KHÔNG NO”, HÓA HỌC 11....................... 21 2.1. Mục tiêu và nội dung dạy học chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11...... 21 2.1.1. Mục tiêu .......................................................................................................... 21 2.1.2. Nội dung và phân phối chƣơng trình .............................................................. 22 2.1.2.1. Nội dung ....................................................................................................... 22 2.1.2.2. Phân phối chƣơng trình ................................................................................ 23 2.2. Quy trình vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11 ..................................................................... 24 2.3. Một số công cụ hỗ trợ dạy học chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11 theo mô hình Blended learning ................................................................................... 24 2.3.1. Video bài giảng ............................................................................................... 24 2.3.2. Nhóm facebook ............................................................................................... 25 2.3.3. Một số bài tập chƣơng “Hiđrocacbon không no” ........................................... 28 2.4. Kế hoạch bài học minh họa ................................................................................ 37 2.4.2. KHBH Số 2 ..................................................................................................... 45 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................. 51 3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................... 51 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................ 51 3.3. Nội dung, đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ..................................................... 51 3.4. Tiến hành thực nghiệm ......................................................................................... 51 3.5 Kết quả thực nghiệm sƣ phạm............................................................................ 52 3.6. Xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................................. 52 3.6.1. Phƣơng pháp xử lí kết quả thƣc nghiệm sƣ phạm ........................................... 52 3.6.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................ 54 3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................... 58 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 61 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 64 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phƣơng thức dạy học trực tiếp truyền thống (face to face) là phƣơng thức dạy học chính yếu trong các nhà trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Theo phƣơng thức này, toàn bộ quá trình học tập có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên (GV) và học sinh (HS). Ngƣời GV đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy học “Thầy giảng – trò nghe”, đó cũng là nguyên nhân làm cho học sinh trở nên thụ động, kém tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, thời lƣợng học tập trên lớp có hạn, việc tổ chức học tập cũng ít kinh tế khi sử dụng nhiều sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học, đặc biệt chƣa phát huy hết thế mạnh của sự phát triển khoa học và công nghệ trong “thời đại số”. Trƣớc tình hình đó, Nghị quyết 29 – NQ/TW [1] về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đã nhấn mạnh: “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet thế kỷ XXI cũng làm phát sinh phƣơng thức dạy học mới - dạy học trực tuyến (O - learning hay E – Learning). Với nhiều ƣu điểm nổi bật, dạy học trực tuyến đƣợc xem là phƣơng thức hữu hiệu cho nhu cầu “học mọi nơi, học mọi lúc, học linh hoạt, học một cách mở và học suốt đời” của mọi ngƣời và trở thành xu hƣớng tất yếu trong giáo dục và đào tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, có thể nói rằng dạy học trực tuyến không thể thay thế vai trò chủ đạo của dạy học trực tiếp trên lớp, máy tính không thể thay thế hoàn toàn phấn trắng, bảng đen. Vì vậy việc tìm ra giải pháp kết hợp giữa dạy học trực tiếp trên lớp học truyền thống với giải pháp trực tuyến qua mạng Internet là điều hết sức cần thiết cho giáo dục hiện nay. Sự kết hợp này tạo lên hình thức dạy học - Blended learning. Hiện nay, những giải pháp học trên mạng Internet dƣới các công cụ nhƣ Website, blog, … đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy đƣợc những kết quả 1 hết sức khả quan. Ở trƣờng trung học phổ thông (THPT), cũng đã có các HS tiếp cận với việc học trực tuyến, tuy nhiên việc học tập chỉ mang tính chất hỗ trợ, chƣa kết hợp với việc học tập trên lớp nhƣ một hình thức dạy học thực sự trong, do đó việc nghiên cứu, thiết kế Blended learning dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng là cần thiết, nhất là khi các công cụ phục vụ học tập trực tuyến đang dần trở lên phổ biến, kĩ năng sử dụng các công cụ này của HS cũng khá tốt trong thời điểm hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chương “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11 nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học, góp phần phát triển năng lực của HS ở trƣờng THPT. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể: Quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông. Đối tƣợng nghiên cứu: Mô hình Blended learning. 4. Phạm vi nghiên cứu Dạy học nội dung Chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11 THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn liên quan đến đề tài: Ứng dụng CNTT trong dạy học hóa học, Blended learning. - Nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet, các điều kiện vận dụng Blended learning trong dạy học ở trƣờng THPT. - Đề xuất quy trình vận dụng Blended learning trong dạy học chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11. Thiết kế các công cụ dạy học và kế hoạch bài học minh họa. - Thực nghiệm sƣ phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các đề xuất trong đề tài. 6. Giả thuyết khoa học 2 Nếu vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11 một cách hợp lí sẽ nâng cao chất lƣợng dạy học, góp phần phát triển năng lực của HS ở trƣờng THPT. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu lý luận liên quan đến đề tài. - Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh. - Thực nghiệm sƣ phạm. - Phƣơng pháp toán học thống kê xử lí số liệu thực nghiệm. 8. Cấu trúc khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3 chƣơng. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng mô hình dạy học Blended learning trong dạy học ở trƣờng THPT. Chương 2: Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chƣơng “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11. Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm. 3 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên Thế giới E - learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của Tin học và mạng truyền thông, các phƣơng thức giáo dục, đào tạo ngày càng đƣợc cải tiến nhằm nâng cao chất lƣợng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho ngƣời học. Ngay từ khi mới ra đời, e-learning đã xâm nhập vào hầu hết các hoạt động đào tạo của các nƣớc trên thế giới. Tập đoàn dữ liệu quốc tế nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực e-learning. Và điều đó đã đƣợc chứng minh qua sự thành công của các hệ thống thống giáo dục hiện đại có sử dụng phƣơng pháp e-learning của nhiều quốc gia nhƣ Mỹ, Anh, Nhật… Quá trình phát triển của e-learning có thể chia ra thành 4 thời kỳ nhƣ sau: - Trước năm 1983: Thời kì này máy tính chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi, phƣơng pháp giáo dục “Lấy giáo viên (GV) làm trung tâm” là phƣơng pháp phổ biến. - Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Windows 3.1, máy tính, phần mềm trình diễn Powerpoint, cùng các công cụ đa phƣơng tiện khác đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên đa phƣơng tiện. Những công cụ này cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh dựa trên công nghệ Computer Base Training (CBT). Bài học đƣợc phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kì thời gian nào, ở đâu, ngƣời học đều có thể mua và tự học. - Giai đoạn 1993–1999: Khi công nghệ web đƣợc phát minh, các chƣơng trình: Email, Web, trình duyệt, Media player, kỹ thuật truyền Audio/Video tốc độ thấp cùng với ngôn ngữ hỗ trợ Web nhƣ HTML, JAVA bắt đầu trở nên thông dụng và đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phƣơng tiện. - Giai đoạn 2000 – đến nay: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet rộng, các công 4 nghệ thiết kế web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo. Ngày nay thông qua web, GV có thể hƣớng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi ngƣời học. Càng ngày công nghệ web càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hóa các môi trƣờng học tập. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lƣợng cao và hiệu quả. Đó chính là kỷ nguyên của e-learning. Cùng với sự phát triển của e – learning, Blended learning cũng đã và đang một xu hƣớng mới của giáo dục trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Osguthope & Graham [20] đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ thống BL là: (1) tính phong phú của sƣ phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tƣơng tác xã hội (4) hƣớng tới cá nhân (5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu của Graham, Allen & Ure [19] cũng cho thấy, đa số ngƣời dân chọn BL vì ba lí do chính (1) hoàn thiện tính sƣ phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí dạy học. Ở châu Á hiện nay, BL vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chƣa có nhiều thành công, có một số lý do nhƣ: Các quy tắc, luật lệ, quan liêu, sự ƣa chuộng đào tạo truyền thông của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Tuy nhiên, đó chỉ là những rào cản tạm thời, các quốc gia châu Á đã thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà BL mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là những nƣớc có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển mô hình BL tại đất nƣớc mình nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc… Nhật Bản là nƣớc có ứng dụng e - learning cũng nhƣ áp dụng mô hình BL nhiều nhất so với các nƣớc khác trong khu vực. 1.1.2. Ở Việt Nam Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu e-learning ở Việt Nam đã đƣợc nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-learning và khả năng áp dụng vào môi trƣờng đào tạo ở Việt Nam nhƣ: Hội thảo nâng cao chất lƣợng đào tạo 5 ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai e-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về e-learning đầu tiên đƣợc tổ chức tại Việt Nam. Các trƣờng đại học ở Việt Nam cũng bƣớc đầu nghiên cứu và triển khai e- Learning. Một số đơn vị đã bƣớc đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Học viện Bƣu chính Viễn thông, Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Về Blended learning ở Việt Nam thì vào khoảng năm 2008 trở về trƣớc, các tài liệu nghiên cứu tìm hiểu BL về không nhiều. Từ năm 2009 trở về đây, việc nghiên cứu BL đã đƣợc Bộ GD&ĐT quan tâm. Nhiều hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề học kết hợp BL và khả năng áp dụng vào môi trƣờng đào tạo ở Việt Nam. Tiêu biểu là Hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập hỗn hợp đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình giáo dục phổ thông mới” đƣợc tổ chức với sự phối hợp của trƣờng Phổ Thông Liên Cấp Olympia và ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội vào tháng 12/2015. Mô hình BL ở Việt Nam cũng đã đƣợc triển khai và ứng dụng, chủ yếu trong quá trình dạy học ngoại ngữ. Ngoài ra, một số tác giả cũng đã nghiên cứu ứng dụng mô hình này trong dạy học một số nội dung sinh học [9,12], vật lý [16] và rèn luyện kĩ năng công nghệ thông tin cho sinh viên sƣ phạm sinh học [8]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mô hình BL mang lại hiệu quả tốt, phù hợp với trình độ ngƣời học và điều kiện cơ sở vật chất hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tự học trau dồi thêm kiến thức của các em HS ngày càng cao. HS có thể vừa học trên lớp vừa học ở nhà dƣới sự hƣớng dẫn của các thầy cô, học mọi lúc mọi nơi. Chính vì thế BL là một trong những hình thức 6 đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu trên. Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trƣớc những thách thức đào tạo những công dân tƣơng lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự học, tự nâng cấp mình trong môi trƣờng mới. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích đƣa công nghệ thông tin vào giảng dạy, đƣa những kiến thức về BL tới những trƣờng học, nhà giáo, những ngƣời quan tâm đến giáo dục, sinh viên, học sinh. Hiện nay chúng ta đã xây dựng đƣợc một số các công cụ hỗ trợ cho việc tạo các bài giảng trực tuyến nhƣ Ispring, Adobe presenter… cũng nhƣ các phần mềm quản lý hệ thống học tập trực tuyến. Tuy vậy, BL ở nƣớc ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, số lƣợng và chất lƣợng chƣa cao, phạm vi và đối tƣợng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất cần thiết. Tỉ lệ giờ online trực tiếp giữa GV và HS trên mạng còn thấp, thắc mắc của học sinh không đƣợc giải đáp ngay. Nhiều học sinh còn chƣa biết sử dụng máy tinh và mạng internet. Tâm lý học truyền thống “thầy giảng trò chép” vẫn còn ăn sâu trong ngƣời học”. Đây là thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập. Tuy vậy trong tƣơng lai tới vấn đề này sẽ cần đƣợc cải thiện và khắc phục. 1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT trong dạy học hóa học 1.2.1. Vai trò và một số định hướng ứng dụng ICT trong dạy học hóa học Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đặc biệt là Internet đang là một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, ICT đang khẳng định đƣợc tính hữu ích và có tầm quan trọng lớn trong mọi mặt của cuộc sống từ công việc văn phòng kế toán, gửi thƣ, từ ký kết hợp đồng, kinh doanh online, cho đến dạy và học,…. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khuyến khích triển khai viêc ứng dụng ICT trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Và hoạt động này đang đƣợc triển khai rộng rãi ở mọi loại hình cơ sở đào tạo, nhận đƣợc sự ủng hộ và kết quả tích cực của thầy cô và học sinh. Thậm chí, thiết bị CNTT đã trở thành vật “bất ly thân”, là trợ thủ đắc lực của rất nhiều thầy cô giáo và học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng cƣờng trang bị thiết bị dạy học hiện đại nhƣ phần mềm dạy học, máy tính, máy chiếu, bảng tƣơng tác… để nâng cao chất lƣợng 7 dạy học, điều này đã và đang là một trong những ƣu tiên hàng đầu của các trƣờng học, cơ sở đào tạo. Hầu hết các môn học trong đó có môn Hóa học đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin để tăng độ hấp dẫn của các bài giảng, khiến học sinh dễ tiếp thu kiến thức. Với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin – truyền thông, giáo viên dần thay đổi chuyển từ cách dạy học truyền thống với hình thức đọc - chép mà thay vào đó là giáo án điện tử với những hình ảnh minh họa sống động, gây sự tò mò chú ý của các em HS giúp cho chất lƣợng giờ học đƣợc nâng cao một cách hiệu quả. Rèn luyện tính chủ động trong học tập của HS. Trong mỗi giờ học với giáo án điện tử, các em sẽ đƣợc mở rộng hiểu biết hơn thông qua các video, đoạn phim, hình ảnh liên quan đến bài học. Hơn thế nữa, giờ đây việc trao đổi nghiệp vụ của GV qua email hoặc tham gia các diễn đàn giáo dục cũng đã trở lên phổ biến, thực sự ICT không chỉ là trợ thủ đắc lực cho các GV mà còn là ngƣời bạn đồng hành thân thiết của các HS trong xã hội học tập, kỷ nguyên tri thức số. Đối với việc dạy học môn Hóa học, có thể chỉ ra một số ƣu điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhƣ sau: - Đối với giáo viên: Ứng dụng ICT giúp GV nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình dạy học. Các thầy cô không chỉ bó buộc trong khối lƣợng kiến thức hóa học hiện có mà còn đƣợc tìm hiểu thêm về những kiến thức chuyên ngành khác và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài giảng. ICT trong dạy học còn giúp GV có thể chia sẻ bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lƣợng bài giảng của mình. GV có thể sử dụng các phần mềm nhƣ: Word, Powerpoint, Chemoffice, Chemlab, Violet, Flash, Lecture Maker, Adobe Presenter… góp phần nâng cao hiệu quả của việc thiết kế, biên soạn tƣ liệu dạy học, tạo môi trƣờng học tập linh hoạt và hiệu quả. Ngoài ra, ứng dụng ICT còn hỗ trợ hiệu quả các phƣơng pháp dạy học tích cực, tăng hiệu quả quản lý, tổ chức, điều khiển lớp học và hữu ích để GV rèn luyện năng lực nghề nghiệp thƣờng xuyên và lâu dài. - Đối với học sinh: Các em đƣợc tiếp cận phƣơng pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phƣơng pháp đọc – chép truyền thống. ICT có ƣu điểm trong việc mô tả 8 trực quan sinh động các biểu tƣợng và quá trình hóa học, nâng cao tính hứng thú, tích cực của HS vào quá trình học tập hóa học. Ngoài ra, sự tƣơng tác giữa thầy cô và học trò cũng đƣợc cải thiện đáng kể, HS có nhiều cơ hội đƣợc thể hiện mình. Điều này không chỉ giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học. Việc đƣợc tiếp xúc nhiều với ICT trong lớp học còn mang đến cho các em HS những kỹ năng tin học và các kỹ năng tìm kiếm thông tin, thu thập số liệu, xử lý số liệu, thảo luận số liệu, tự học và tự học suốt đời… ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Đây sẽ là nền tảng và sự trợ giúp đắc lực giúp hình thành nên các năng lực của HS THPT. Việc sử dụng Internet đã hỗ trợ rất tốt cho việc học tập của HS nhƣ HS tự nghiên cứu bài tập trƣớc khi vào lớp thông qua Internet qua đó nắm đƣợc trƣớc nội dung bài học. Nhờ có CNTT, nhờ có Internet mà chất lƣợng giáo dục nƣớc ta ngày càng đƣợc nâng cao và cải thiện một cách vƣợt bậc. Nhiệm vụ của giáo dục là không ngừng nâng cao và thay đổi phƣơng pháp học tập một cách hiệu quả trong đó ứng dụng ICT trong nền giáo dụng là một hƣớng đi đúng đắn. Xuất phát từ những ƣu điểm đó, một số định hƣớng ứng dụng ICT trong dạy học Hóa học đã đƣợc đề cập đến bởi tác giả Nguyễn Cƣơng [6] nhƣ: (1) Xây dựng đĩa CD thí nghiệm mô phỏng hoặc thí nghiệm ảo, xây dựng một số trang web dạy học một số nội dung hóa học có các mô hình xây dựng khái niệm và thí nghiệm mô phỏng. (2) Thiết kế các bài giảng điện tử, giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học phục vụ cho quá trình dạy học ở trƣờng trung học, đồng thời kết hợp với ứng dụng một số phần mềm nhƣ là phƣơng tiên hỗ trợ thực hiện các PPDH tích cực. (3) Làm các phần mềm quản lý, chấm bài thi trắc nghiệm… (4) Tạo môi trƣờng giao tiếp với ngƣời học và đồng nghiệp, ngƣời học có thể giao tiếp với tất cả các đối tƣợng bằng email hay các công cụ điện tử khác… 9 Ngoài ra, Tác giả Trần Trung Ninh [15] đề xuất ứng dụng ICT nhƣ là một công cụ để tạo ra môi trƣờng học tập cho phép HS tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và hiệu quả nhất. 1.2.2. Thuận lợi của việc ứng dụng ICT trong dạy học hóa học Có thể chỉ ra một số thuận lợi khi ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng nhƣ sau: - Có nhiều văn bản của Nhà nƣớc và Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành nhằm khuyến khích việc đẩy mạnh ứng dụng ICT trong dạy học nhƣ: Luật CNTT [11], Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17-10-2001 [2], Quyết định 698/QĐ-TT [3], Thông tƣ số 08/TT-BGDĐT, Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT tăng cƣờng giảng dạy và đào tạo ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục [4] - Có rất nhiều các phần mềm nhƣ Word, Powerpoint, Chemoffice, Chemlab, Violet, Flash, Lecture Maker, Adobe Presenter và tài liệu tham khảo, hƣớng dẫn sử dụng phần mềm phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học. - Điều kiện cơ sở vật chất ở các nhà trƣờng phổ thông ngày càng đƣợc trang bị tốt hơn, máy tính, máy chiếu, mạng internet đã dần trở lên phổ biến trong trƣờng học và cuộc sống. - Môn Tin học đã trở thành một môn học quan trọng của HS, góp phần hình thành năng lực tin học của HS phổ thông. - Các môn tin học và ứng dụng CNTT trong dạy học chuyên ngành đã đƣợc giảng dạy ở các trƣờng sƣ phạm giúp rèn luyện kỹ năng cho GV tƣơng lai ngay từ giảng đƣờng đại học. 1.2.3. Khó khăn của việc ứng dụng ICT trong dạy hoc Hóa học Việc đƣa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt đƣợc vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vƣớng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trƣớc bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn: 10 - Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhƣng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phƣơng pháp dạy học có thể dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó và gây lúng túng, mất thời gian tiết học (đặc biệt đối với những giáo viên chƣa thành thạo CNTT) - Dạy học theo lối truyền thông vẫn còn ăn sâu vào mỗi giáo viên. Công bằng mà nói, lối dậy truyền thống cũng có những ƣu điểm riêng của nó. Khi sử dụng ICT trong dạy học, GV sẽ khó chủ động về giờ dạy và dễ làm phân tán sự tập trung của ngƣời học. Do việc chuẩn bị bài giảng bằng giáo án điện tử nên đôi khi ngƣời dạy sẽ gặp trƣờng hợp "cháy giáo án" bởi không thể rút gọn đƣợc nội dung đang trình chiếu. Không những vậy việc lạm dụng âm thanh, hình ảnh… không hợp lý cũng dễ làm ngƣời học mất tập trung vào nội dung bài học. Bên cạnh đó, có nhiều giáo viên còn chỉ tập trung vào CNTT mà không chú ý đến ngƣời học, giảm tƣơng tác trực tiếp với học sinh dẫn đến giờ giảng không hiệu quả và vô hình tạo khoảng cách đối với chính những học trò của mình. - Ngoài ra, cơ sở vật chất của trƣờng học không đƣợc trang bị đồng bộ, một số trƣờng học có cơ sở vật chất kém cũng gây khó khăn cho GV trong việc ứng dụng ICT trong dạy học. Trình độ CNTT của HS không đồng đều tạo ra khoảng cách về mặt công nghệ, ảnh hƣởng không tốt đến công việc dạy học của GV. CNTT tạo ra môi trƣờng giáo dục có tính tƣơng tác cao. Tuy nhiên, cần phải ứng dụng CNTT một cách hợp lý, tránh lạm dụng để đem lại hiệu quả cao nhất. 1.3. Tổng quan về Blended learning 1.3.1. Khái niệm Học kết hợp “Blended Learning” xuất phát từ nghĩa của từ “Blend” tức là “pha trộn” để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, là sự kết hợp “hữu cơ” của nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Đây là một hình thức học khá phổ biến trên thế giới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp . BL là sự pha trộn của công nghệ đa phƣơng tiện, CD, streaming, các lớp học 11 ảo, voicemail, email và các cuộc gọi hội nghị, hoạt ảnh trực tuyến và truyền hình (Thorne, 2003) [24] BL có nghĩa là việc đào tạo có ngƣời hƣớng dẫn một cách truyền thống đƣợc bổ sung bởi các định dạng điện tử khác. BL sử dụng nhiều hình thức khác nhau của e - learning (Bersin, 2004) [17] BL bao gồm việc sử dụng kết hợp phƣơng thức truyền tải học tập đồng bộ và không đồng bộ để đáp ứng mục tiêu ngƣời học. BL là sự kết hợp của mặt đối mặt và các yếu tố kỹ thuật số (Carliner, & Shank, 2008). BL kết hợp nhiều hoạt động khác nhau nhƣ cuộc họp mặt đối mặt, các modules học tập dựa trên Internet, và cộng đồng học tập ảo (Link, & Wagner, 2009). BL là sự tích hợp của học tập mặt đối mặt và học tập trực tuyến giúp nâng cao kinh nghiệm học tập và mở rộng việc học tập thông qua các phát minh của công nghệ thông tin và truyền thông. Tăng cƣờng sự tham gia hoạt động của học sinh thông qua các hoạt động trực tuyến và nâng cao hiệu quả đào tạo bằng cách giảm thời gian thuyết trình. Để phù hợp với môi trƣờng học tập, trình độ HS và khả năng CNTT và truyền thông ở Việt Nam, theo chúng tôi: Blended learning là sự kết hợp “hữu cơ”, bổ sung lẫn nhau giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp F2F (mặt đối mặt) dưới sự hướng dẫn của GV và hình thức tổ chức dạy học qua mạng e-learning với tính tự giác của HS thành một thể thống nhất, trong đó các PPDH được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu điểm của CNTT nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất. 1.3.2. Cấu trúc của Blended learning Theo khái niệm về Blended learning, của mô hình dạy học này bao gồm hai thành phần chính đó là: (1) Dạy học truyền thống thông qua việc tƣơng tác trực tiếp giữa GV – HS, HS – HS trên lớp. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan