Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về “quy luật từ những thay đ...

Tài liệu Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về “quy luật từ những thay đlượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” để làm rõ ý nghĩa của nó với vicao chất lượng học tập

.PDF
20
1
148

Mô tả:

lOMoARcPSD|17160101 2.Phạm Duy Hưng - Tiểu luận về môn chính trị, nêu các vấn đề cần làm rõ, có mục lục và link những triết học mác lênin (Trường Đại học Đại Nam) StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THỤC HỌC PHẦN Học phần: Triết học Mác – Lê Nin ĐỀ TÀI Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Quy luật từ những th lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” để làm rõ ý nghĩa của nó với v cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay.” Giảng viên hướng dẫn: Phạm Minh Nguyệt Họ và tên sinh viên: Phạm Duy Hưng Mã sinh viên: 1575030034 Lớp: YK 15 – 02 Hà Nội, 17 tháng 04 năm 2022 0|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................2 CHƯƠNG I: QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI..............................3 1.1. Khái niệm về chất..........................................................................................4 1.2. Khái niệm về lượng.......................................................................................5 1.3 Khái niệm về độ..............................................................................................6 1.4 Khái niệm nút.................................................................................................6 1.5 Khái niệm bước nhảy.....................................................................................6 1.6. Sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.........6 1.6.1.Chất mới ra đời quyết định lượng mới..................................................9 1.6.2. Tác động ngược.......................................................................................9 1.7. Ý nghĩa của phương pháp luận....................................................................9 CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUY LUẬT QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA BẢN THÂN.......12 KẾT LUẬN............................................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................17 1|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 LỜI NÓI ĐẦU Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành nên khái niệm “quy luật”. Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng. Các quy luật của tự nhiên, của xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xoá bó được quy luật mà chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn. Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. Nhận thức được quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận sự tích luỹ về lượng, muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất. Nước ta đang quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, việc nhận thức đúng đắn quy luật lượng- chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong phạm vi của tiểu luận này, em xin được trình bày: Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” để làm rõ ý nghĩa của nó với việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay.” 2|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 CHƯƠNG I: QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 1. Nội dung của quy luật lượng và chất Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin. Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó: Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng. Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật. Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình độ của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác. Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển. Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. 3|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 1.1. Khái niệm về chất Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làm nên chính chúng. Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác. Chất có tính khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính, những yếu tố cấu thành quy định. Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấu thành sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó. Tuy nhiên những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính trong đó mỗi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật. Do vậy, mỗi sự vật có rất nhiều chất. Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật. Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kỳ thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật. Chính chúng quy định sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo từng mối quan hệ. Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật. Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác nhau. Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì 4|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất. Chất và sự vật không tách rời nhau: chất là chất của sự vật, còn sự vật tồn tại với tính quy định về chất của nó. Chất biểu hiện trạng thái tương đối ổn định của sự vật, là sự kết hợp tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh, bền vững các thuộc tính của sự vật, làm cho sự vật này không hòa lẫn với sự vật khác mà tách biệt cái này với cái khác. Chất luôn gắn liền với lượng của sự vật. 1.2. Khái niệm về lượng Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng , quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó. Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, quy định sự vật ấy là nó. Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người. Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm... “Những lượng không tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại”. Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đo lượng cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây hay một phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydrô liên kết với một nguyên tử oxy ,... bên cạnh đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình độ nhận thức tri của một người ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân,... trong những trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng con đường trừu tượng và khái quát hoá. Có những lượng biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hoá học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) có những lượng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật). Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật. 5|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 1.3 Khái niệm về độ Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi căn bản chất của sự vật. 1.4 Khái niệm nút Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sù thay đổi về lượng làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. 1.5 Khái niệm bước nhảy Nhảy vọt là phạm trù triết học dùng để chi sù chuyển hoá sự vật do sù thay đổi về lượng của sự vật vượt quá độ tới điểm nút gây ra.  Các hình thức bước nhảy:  Bước nhảy cục bộ: là bươc nhảy lam thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật.  Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật.  Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện từ từ , từng bước bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.  Bước nhảy đốt biến: là bước nhảy được thực hiện trong mét thời gian rất ngắn làm thay đổi về chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. 1.6. Sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại Mối quan hệ giữa các khái niệm cấu thành quy luật chỉ ra rằng, mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn 6|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời. Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy, xuất hiện trong quá trình tác động lẫn nhau giữa chất và lượng. Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất với lượng; là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác. Điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy, gọi là điểm nút. Độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút trên sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất giữa lượng mới với chất mới tạo ra độ mới và điểm nút mới. Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là do bước nhảy được thực hiện; trong sự vật, hiện tượng đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo nên một đường dài thay thế nhau vô tận sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới. Quy luật lượng đổi - chất đổi còn nói lên chiều ngược lại, nghĩa là khi chất mới đã khẳng định mình, nó tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất với lượng. 7|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 Như vậy, quy luật chỉ ra rằng quan hệ lượng - chất là quan hệ biện chứng. Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng biến đổi, mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới; lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục. Tùy vào sự vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn có của chúng và vào điều kiện, trong đó diễn ra sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà có nhiều hình thức bước nhảy. Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy toàn bộ làm cho tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố... của sự vật, hiện tượng thay đổi. Bước nhảy cục bộ chỉ làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận... của chúng. Sự phân biệt bước nhảy toàn bộ hay cục bộ chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi chúng đều là kết quả của quá trình thay đổi về lượng. Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay đổi đó, có bước nhảy tức thời và bước nhảy dần dần. Bước nhảy tức thời làm chất của sự vật, hiện tượng biến đổi mau chóng ở tất cả các bộ phận. Bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng cách tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần các yếu tố của chất cũ, trong trường hợp này sự vật, hiện tượng biến đổi chậm hơn. Như vậy bước nhảy là một yếu tố cực kì quan trọng. Có thể khái quát lại nội dung cơ bản của quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại như sau: Mọi đối tượng đều là sự thống nhất của hai mặt đối lập chất và lượng, những sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tiếp tục tác động trở lại duy trì sự thay đổi của lượng. 8|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 1.6.1.Chất mới ra đời quyết định lượng mới Chất mới ra đời quy định lượng mới nó thể hiện ở quy mô mới, mức độ, nhịp điệu mới của sự vật. Những chất mới lại tiếp tục biến đổi đến một mức độ nào đó phá vỡ chất cũ chất mới lại được hình thành. Quá trình đó lặp đi lặp lại không ngừng tạo nên cách thức, cơ chế, hình thái của sự phát triển làm rõ sự thay đổi dần dần về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại cũng như vậy. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Đó là quá trình thống nhất giữa tính tuần tự, tiệm tiến, liên tục với tính gián đoạn, nhảy vọt trong sự vận động và phát triển. 1.6.2. Tác động ngược Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất. Song sự tác động của chất đối với lượng rõ nét nhất khi xảy ra bước nhảy về chất, chất mới thay thế chất cũ, nó quy định quy mô và tốc độ phát triển của lượng mới trong một độ mới. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển mới của lượng. 1.7. Ý nghĩa của phương pháp luận Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau và luôn chuyển hóa cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả năng hướng tới sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và 9|Page Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng. Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề ra kế hoạch, phải tính đến mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn. Nhiệm vụ của hoạt động nhận thức là phải xác định được khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng và tìm ra khả năng ấy trong chính bản thân nó, bởi khả năng nảy sinh vừa do sự tác động qua lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn cảnh bên ngoài. Thứ hai, phát triển là quá trình trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện thực; còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới, trong điều kiện thích hợp các khả năng mới ấy lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận; do vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng. Thứ ba, trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý trong một sự vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xảy ra. Thứ tư, cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một số khả năng và ngoài một số khả năng vốn có, thì khi có điều kiện mới bổ sung, ở sự vật, hiện tượng sẽ xuất hiện thêm một số khả năng mới dẫn đến sự xuất hiện một sự vật, hiện tượng mới, phức tạp hơn. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng trong số hiện có, trước hết phải chú ý đến khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn. Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết nên cần tạo ra các điều kiện đó để nó chuyển hóa thành hiện thực. Cần tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực. 10 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 Cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với tình hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt trong xã hội quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất. 11 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 CHƯƠNG II: VẬN DỤNG QUY LUẬT QUY LUẬT TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA BẢN THÂN 1. TỰ LẬP KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Các bạn thường nghe câu: Mục đích đến trái đất để làm gì, nhưng không thể trả lời nó. Thật ra câu hỏi đó chỉ mang ý nghĩa là bạn phải biết được cái đích cần hướng đến là gì, thực sự cần gì và muốn đạt được những gì? Bạn nên tạo cho mình một kế hoạch, một mục tiêu cho năm học mới. Khi bạn có mục tiêu thật sự, điều tất yếu bạn sẽ có hướng đi cho chính mình, nghĩa là bạn biết mình cần phải làm gì để đạt được điều đó. “Khi người học trò sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện”. Con người chỉ trỗi dậy sức mạnh vô cùng mạnh mẽ khi đủ lí do và nỗi đau. Sức mạnh ấy chỉ xuất phát từ nội lực và tinh thần bên trong. 2. CHUẨN BỊ VÀ TIẾP THU Việc nghe giảng trên lớp - đây là một việc hết sức quan trọng. Tập trung, chú ý nghe giảng sẽ giúp bạn hiểu bài kĩ càng, hiệu quả sẽ tăng lên nhiều lần so với khi bạn lơ đãng trong lớp. Để có được sự tiếp thu tốt nhất khi nghe giảng, hãy dành ra ít phút ở nhà để xem trước bài mới, tới bài giảng, bạn sẽ không bị bỡ ngỡ trước những kiến thức mới, khó hiểu. Trên lớp, hãy hăng hái giơ tay phát biểu, đừng quá nặng nề chuyện đúng, sai, quan trọng nhất là một lần được nói là một lần được học. 3. SỬ DỤNG THỜI GIAN HỢP LÝ Luôn hoàn thành bài tập hôm nay và chuẩn bị tốt bài vở ngày mai. Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Thứ duy nhất mà bạn có thể làm chủ và thay đổi là hiện tại. Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay “Hôm qua là quá khứ. Ngày mai là điều bí mật. Và hôm nay là một món quà.” Đó là lí do tại sao người ta gọi thì hiện tại là present, tức là món quà. Vì thế, hãy làm mọi thứ mà bạn đã đặt ra ngay ở thì hiện 12 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 tại chứ không phải thì tương lai. “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Điều này sẽ tạo ra một thói quen tốt, giúp ích cho chúng ta ở mọi mặt của đời sống chứ không riêng gì học tập. Vì thời gian là vốn quý, song nếu bạn không biết cách khai thác nó một cách hiệu quả thì tư tưởng này sẽ tạo một thói quen không tốt hay nói cách khác sẽ khiến bạn kìm hãm tài năng, tiềm năng của bạn thân. Chính vì vậy hãy hành động ngay bây giờ. Bạn có thể chia các kế hoạch học tập lớn thành các đoạn nhỏ, 15-30 phút. Đừng làm việc quá sức, điều đó có thể làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu một chút, nghỉ ngơi một chút. Làm việc một chút, nghỉ ngơi một chút. Mặc dù nó có vẻ giống như một bước tự nhiên và hợp lý, nhưng chúng ta thường quên nghỉ một lần trong một thời gian. Chúng ta phải rèn cho chúng ta nghị lực phấn đấu vươn lên, không được bằng lòng với những gì bản thân mình đã có. Vì sự học nó được ví như con thuyền đi giữa đại dương, kiến thức nếu chúng ta không tiến ắt sẽ lùi. Thực tiễn đã chứng minh người thành công chỉ có 1% dựa vào trí thông minh, còn lại 99% là sự nổ lực. 4. PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ Luyện tập kỹ năng ghi nhớ kiến thức một cách lôgic. Muốn có một tư duy khoa học cần phải có một hệ thống kiến thức nhất định.Việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ làm cơ sở cho tư duy, là tiền đề cho việc nắm vững kiến thức mới. Nắm chắc kiến thức có nghĩa là hiểu được nhớ lâu và có thể vận dụng được kiến thức trong nhiều phương diện. Chúng ta biết trí nhớ là hoạt động phản xạ có điều kiện. Muốn lập được phản xạ có điều kiện thông tin phải được lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì vậy trong ghi nhớ kiến thức cần phải ôn tập thường xuyên và có hệ thống để tăng cường khả năng ghi nhớ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta đã dạy: Dốt đến đâu học lâu cũng giỏi, Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. 13 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 Ngoài ra nhớ lâu thường dựa trên ấn tượng mạnh tác động tới ngưỡng tâm lý chúng ta: Một kiến thức hay, một cách giải quyết vấn đề độc đáo, một lần bị sai lầm là những ấn tượng khó quên lưu lại lâu bền trong trí nhớ chúng ta. Nhớ lâu nó cũng bắt nguồn từ hứng thú học tập. Nó chính là chất men kích thích cảm hứng học tập. Vì vậy luôn chuẩn bị cho mình tinh thần thoải mái và sự tập trung cao độ, tránh phân tán tư tưởng khi học. 5. TÌM TÒI VÀ HỌC HỎI Trong học tập các bạn nên xây dựng cho mình một nề nếp vận dụng nhưng phương pháp khoa học để ghi nhớ, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức. Sẽ không đủ nếu bạn chỉ học trong SGK, cần phải dành thời gian để tìm tòi tài liệu, làm phong phú vốn tri thức của bản thân. Đừng ngại ngần khi trao đổi với thầy cô, bạn bè về một vấn đề mà bạn chưa hiểu rõ, qua những lần trao đổi đó, kiến thức sẽ được hằn sâu trong đầu bạn hơn bất kì cách nào khác. Các bạn cũng có thể tạo ra những đôi bạn cùng tiến để cùng thi đua học tập và trau dồi tri thức. Khi đó, việc học sẽ không quá nặng nề mà trở nên thú vị hơn. 6. Ý THỨC TỰ HỌC Tạo cho bản thân thói quen tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Hiện nay trên các phương tiện, lượng kiến thức rất phong phú chúng ta chỉ cần vào google tìm kiếm là chúng ta đã có bách khoa toàn thư về kiến thức hay bất cứ một vấn đề nào khác. Việc tự học ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập, thay vì đi học thêm quá nhiều nơi thì ta cần 1 lượng đủ thời gian để tự học ở nhà. Ôn lại bài đã học. 7. NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM Quy luật chất chuyển hóa chỉ ra rằng sự thay đổi của các dạng có liên quan đến cách các yếu tố liên kết với nhau. Vì vậy, để thành công, bạn nên biết cách thay đổi bản chất của các yếu tố và mối quan hệ của chúng trên cơ sở hiểu biết về bản chất và quy luật cơ bản của chúng. Ví dụ, thành công trong học tập sẽ phụ thuộc 14 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 vào các kỹ năng mềm mà giáo dục trong khuôn viên trường có thể không dạy như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, quản lý xung đột, tinh thần làm việc nhóm và chuyển đổi thông tin thành kiến thức hữu ích và sau đó biến nó thành trí tuệ của bạn. 8. GIẢI TRÍ, SINH HOẠT ĐIỀU ĐỘ, THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Học tập, dành thời gian cho bạn bè và tận hưởng bản thân cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vui chơi đúng lúc có thể giúp tinh thần thoải mái, cải thiện tâm trạng, nhạy bén các giác quan và giúp bạn có thêm năng lực để học tập và nghiên cứu. Các hoạt động xã hội do đoàn viên thanh niên tổ chức, các hoạt động ngoạikhóa do các trường phổ thông tổ chức nên mang tính tích cực. Tham gia các câu lạc bộ thể thao, tham gia câu lạc bộ sinh viên hay tham gia các buổi hội thảo để có thêm sự tự tin cho bản thân đều được hoan nghênh. 9. CÓ Ý THỨC CỘNG ĐỒNG Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội. Không vì bản thân mà tủi thân, không sách vở và tích cực tham gia cộng đồng để nâng cao trình độ. Cộng đồng tốt hay xấu là do con người và người tốt hay xấu cũng một phần do cộng đồng tự nguyện. Khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, động lực lại bắt đầu được nhóm lại với nhau. Tất cả các hoạt động trong cộng đồng đều đóng góp vào quá trình học tập. 15 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 KẾT LUẬN Học đại học chắc chắn là một nhiệm vụ khó khăn. Nó đòi hỏi sự siêng năng, quyết tâm và kiên cường. Trong thực tế, nó đòi hỏi tất cả năng lượng của bạn để dự phòng. Để có thể tốt nghiệp bạn phải tích lũy kiến thức và phát triển tính cách của mình bằng cách trải qua một thời gian học tập lâu dài. Dù nỗ lực này rất khó nhưng cuối cùng nó sẽ có kết quả. Thành công ở trường đại học có nghĩa là bạn có niềm tin vào bản thân và khả năng đối mặt với bất cứ điều gì xảy ra theo cách của bạn. Các phương pháp học lý tưởng có rất nhiều và chúng rất khác nhau nên không dễ để nêu ra các nguyên tắc chung. Ở đây, trình bày một số bằng chứng trực tiếp cho thấy tầm quan trọng của phản ứng với hướng dẫn. Dựa trên những bằng chứng như vậy, chúng tôi gợi ý rằng việc nâng cao sự nhiệt tình của sinh viên, nâng cao động lực của họ và hỗ trợ họ theo lộ trình phát triển của họ sẽ là một chặng đường dài hướng tới việc giúp họ đạt được tiềm năng học tập của mình. Sự rực rỡ và thành công luôn là kết quả của vô số nỗ lực nhỏ nhoi; do đó xây dựng hồ sơ học tập của chúng tôi là điều cần thiết cho sự phát triển cá nhân. Để bản thân có thể hoàn thiệt hơn về nhiều kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. 16 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (dành cho bậc đại học không chuyên ngành lý luận chính trị), NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và đào tạo. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa MacLênin, NXB. CTQG. Hà Nội, 2021 3. C. Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 179. 4. Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1971, trang 360. 5. Lenin, NXB. CTQG. Hà Nội, 2009 6. Tài liệu triết học, http://giaoanmau.com/giao-an/tieu-luan-van-dung-quy-luattu-nhung-su-thay-doi-ve-luong-dan-den-su-thay-doi-ve-chat-va-nguoc-lai-vacap-pham-tru-cai-43021/. 7. Văn Thoáng (2008), “Tiểu luận sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất”, https://hocluat.vn/tieu-luan-su-thay-doi-ve-luong-dan-den-su-thay-doive-chat/. 17 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected]) lOMoARcPSD|17160101 18 | P a g e Downloaded by Free Games Android ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan