Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của phụ nữ ở tỉnh bến tre ...

Tài liệu Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vai trò của phụ nữ ở tỉnh bến tre giai đoạn hiện nay

.PDF
82
464
107

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG HIỀN VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Ở TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRẦN PHƢƠNG HIỀN VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ Ở TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN LINH KHIẾU HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu. Nội dung luận văn có sự kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước, các số liệu đã trích dẫn trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Công trình nghiên cứu này chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn. Hà Nội, ngày 7 tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Trần Phƣơng Hiền MỤC LỤC Mở đầu ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE ....................................................................................................... 10 1.1. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin 10 1.2. Đặc điểm, vai trò của phụ nữ tỉnh Bến Tre .............................................. 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................................ 39 2.1. Một số nhân tố tác động đến việc phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay ..................................................................................... 39 2.2. Thực trạng, quan điểm và một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay .................................................... 44 2.3. Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay………………………………………………………………...56 2.4. Một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay ........................................................................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 68 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban chấp hành Trung ương CTQG : Chính trị quốc gia CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CLB : Câu lạc bộ CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HTX : Hợp tác xã HLHPNVN : Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam GDP : Tổng sản phẩm quốc nội UBND : Uỷ ban nhân dân VIFOTEC : Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam MCNV : Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và tái sản xuất bản thân con người. Các quan điểm trước Mác về vai trò của người phụ nữ cả ở phương Đông lẫn phương Tây chưa thể hiện được sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn. Từ giữa thế kỷ thứ XIX Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời đã góp phần quan trọng trong việc giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ như là một trong những nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Khi nhắc đến người phụ nữ truyền thống Việt Nam, chúng ta thường nhìn nhận vị trí, vai trò của họ từ những khía cạnh bó hẹp trong phạm vi khuôn khổ gia đình. Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, vị trí, vai trò của người phụ nữ Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới. Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin, về lý luận và phương pháp cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, đề cao vai trò của phụ nữ, Người khẳng định: “Việt Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới mới thành công”. Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chủ trương, chính sách phát triển để phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhận thức xã hội về phụ nữ vẫn còn quá khắt khe, thường có xu hướng kéo lùi và phủ nhận vai trò của phụ nữ, chưa tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên. Vừa là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, vừa là một bộ phận nguồn nhân lực của tỉnh. Chiếm hơn 48% dân số của tỉnh, phụ nữ Bến Tre đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào về sự tiến bộ của phụ nữ. Song thực tế phụ 1 nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại trên bước đường phấn đấu để đáp ứng yêu cầu của đất nước. Phụ nữ Bến Tre chưa chủ động trong nhận thức về giới, trau dồi trình độ, khẳng định năng lực, vị trí và vai trò của mình. Do đó, tiếp tục đổi mới nhận thức của xã hội về phụ nữ với tư cách là một lực lượng sản xuất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phụ nữ luôn phải được bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm để có cơ hội ngang nhau khi tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phải coi việc tăng cường và phát huy vai trò phụ nữ hiện nay là nội dung trọng tâm của hệ thống chính trị, là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, đặc biệt là của chính các thế hệ phụ nữ Bến Tre. Đến nay tuy đã có công trình nghiên cứu về lĩnh vực phụ nữ Bến Tre nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu để phát huy vai trò của phụ nữ tỉnh nhà. Trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề phát huy vai trò phụ nữ Bến Tre nhìn từ góc độ tác động qua lại giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và những đóng góp của phụ nữ tỉnh Bến Tre trong 10 năm, từ năm 2011 đến năm 2021, tìm phương hướng, giải pháp khả thi để phát huy vai trò phụ nữ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vì những lý do nói trên, tôi chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của phụ nữ ở tỉnh Bến Tre giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn cao học của mình với mong muốn góp một phần nhỏ công sức vào việc phát huy vai trò phụ nữ ở tỉnh Bến Tre trong ra quân Đồng Khởi mới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đóng góp của phụ nữ cho lịch sử dân tộc khá nhiều nhưng phần lớn ở phạm vi vùng miền hoặc cả nước. Vai trò phụ nữ ở từng địa phương chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm nên còn nhiều khoảng trống 2 trong lĩnh vực này. Trong đó việc phát huy vai trò phụ nữ Bến Tre cũng không là ngoại lệ. Theo tìm hiểu, cho đến nay, đã có một số đề tài, bài viết nghiên cứu về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ tỉnh Bến Tre nói riêng theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. 2.1. Hƣớng tiếp cận về vai trò phụ nữ trên phƣơng diện lý luận Nguyễn Hồng Sơn - Phan Chí Anh (2013), Phụ nữ khởi nghiệp tại Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. Công trình giới thiệu tổng quan về vai trò của nữ doanh nhân khởi nghiệp trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới và Việt Nam. Chương trình đào tạo khởi nghiệp cho phụ nữ theo kinh nghiệm của trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Việt Nam và kinh nghiệm từ các nước Australia và Ấn Độ. Những điển hình về các doanh nhân khởi nghiệp thành công tại Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công và chưa thành công trong quá trình khởi nghiệp. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. Luận án góp phần làm rõ thêm về nguồn nhân lực nữ chất lượng cao và tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam. Phân tích một số mâu thuẫn cơ bản từ tiếp cận giới trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp thuộc điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Vân (2014), Thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. Luận án khái quát nội dung cơ bản của thuyết tam tòng, tứ đức trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam. Từ những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực, 3 luận án đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế của thuyết tam tòng, tứ đức đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay. Đoàn Anh Phượng (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. Luận văn làm rõ nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ. Thực trạng giải phóng phụ nữ ở nước ta thời kỳ đổi mới từ góc nhìn tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bùi Thị Tỉnh (2010), Phụ nữ và giới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình đã cung cấp những thông tin về những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề giới và phong trào nữ quyền, trình bày quan điểm về giới và con đường giải phóng phụ nữ. Lê Thị Hà (2008), Đảng với cuộc vận động phụ nữ, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. Luận văn khái quát về quan điểm vận động phụ nữ tham gia cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự vận dụng của Đảng ta trong cuộc vận động phụ nữ (1930 - 1945). Khẳng định và làm rõ vai trò của Đảng trong việc định hướng nhận thức, tổ chức, hướng dẫn và lãnh đạo phụ nữ tích cực tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác phẩm đã khái quát về gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình, sự bình đẳng của phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng trong thời đại ngày nay cũng như vai trò của phụ nữ trong việc chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục trẻ em. Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về những đóng góp quan trọng của phụ nữ nông thôn đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua đó kiến nghị một số 4 giải pháp chủ yếu về phát triển chuyên môn - kỹ thuật cho lao động nữ và vấn đề nâng cao sức khỏe cho phụ nữ nông thôn Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Thập (1981), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập II, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. Tác phẩm đã cung cấp những tư liệu về phong trào phụ nữ nói chung, những đóng góp của phụ nữ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Giới thiệu về phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ buổi đầu chế độ phong kiến đến phong trào cách mạng hiện đại. Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu, bài báo, bài viết của các tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về vai trò phụ nữ như: Nguyễn Thị Tuyết (2017), Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, Tạp chí Cộng sản, số 893; Trịnh Thị Hồng Hạnh (2016), Công tác nữ và bước tiến của bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 12; Nguyễn Thị Ninh (2008), Công tác cán bộ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Cộng sản, số 788; Trần Thị Hòe (2008), Bảo đảm quyền tham gia chính trị của phụ nữ trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 3; Trần Anh Tuấn (2008), Vấn đề bình đẳng giới trong quá trình tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 8; Võ Thị Mai (2007), Về công bằng, bình đẳng giới trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. 2.2. Hƣớng tiếp cận về vai trò phụ nữ dƣới góc độ thực tiễn tại các địa phƣơng ở nƣớc ta và tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Hảo (2015), Vai trò của phụ nữ nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. Công trình tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của phụ nữ nông thôn vùng Đồng Bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình 5 văn hóa. Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn vùng Đồng Bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản phát huy vai trò của phụ nữ vùng Đồng Bằng sông Hồng trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay. Nguyễn Thị Thúy (2011), Sự tham gia và quyền quyết định của phụ nữ nông thôn trong gia đình và xã hội (Nghiên cứu trường hợp phụ nữ đang tham gia trong hệ thống chính trị cơ sở tại 04 xã của tỉnh Thanh Hóa), Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. Nghiên cứu thực trạng, mức độ tham gia và quyền quyết định trong gia đình và ngoài xã hội của phụ nữ đang tham gia hoạt động trong hệ thống chính trị cơ sở. Tìm hiểu các yếu tố vĩ mô: Kinh tế, văn hóa và các yếu tố cá nhân như học vấn, mức sống, nghề nghiệp. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao vị thế, sự tham gia và quyền quyết định của phụ nữ nông thôn. Võ Thị Mai (2001), Vai trò nữ cán bộ quản lí nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (trường hợp tỉnh Quảng Ngãi), Luận án Tiến sĩ. Công trình làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi vai trò nữ cán bộ quản lí nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò nữ cán bộ quản lí nhà nước phù hợp yêu cầu đẩy mạnh các quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phan Thị Thanh Minh (2010), Đóng góp của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975), Luận văn thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đề cập một khía cạnh nhỏ trong mảng nghiên cứu về lịch sử Bến Tre, đóng góp của phụ nữ Bến Tre trong giai đoạn 1954 - 1975. Nguyễn Trúc Hạnh (2005), Vấn đề kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ tỉnh Bến Tre hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. Luận văn nêu lên nét đặc thù của những giá trị đạo đức truyền thống nổi bật ở người phụ nữ Bến Tre và tính tất yếu của việc kế thừa chúng trong giai đoạn hiện nay. 6 Tập hồi ký Không còn con đường nào khác sau đó sữa chữa lấy tên là Nữ chiến sĩ rừng dừa (1986) của Nguyễn Thị Định, phản ánh đôi nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Bến Tre giai đoạn 1954 - 1960 và cũng cho chúng ta hiểu phần nào tâm tư tình cảm của người phụ nữ Bến Tre trong chiến tranh. Huyền thoại quê hương đồng khởi do Tỉnh ủy Bến Tre biên soạn cũng thuộc dạng hồi ký, đặc biệt là bài viết của tác giả Thanh Giang về đội quân tóc dài. Đồng Khởi Bến Tre - nét đặc trưng sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam của Nguyễn Văn Kết, một số bài viết bàn về sự đóng góp của phụ nữ Bến Tre ở một mức độ nhất định. Thạch Phương (2000), Phụ nữ Bến Tre. Đây là tác phẩm duy nhất cho đến hiện nay viết riêng về phụ nữ Bến Tre từ những ngày đầu khai hoang khẩn ấp đến hòa bình xây dựng đất nước. Cuốn sách đã miêu tả lại quá trình hình thành và phát triển của các phong trào phụ nữ, vai trò của Hội Phụ nữ cứu quốc, tiền thân của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu “Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò phụ nữ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay”. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của phụ nữ trong lịch sử, nhận diện thực trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ ở tỉnh Bến Tre thời gian qua. Từ đó, nêu một số phương hướng, quan điểm cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của phụ nữ và một số đặc điểm, vai trò của phụ nữ Bến Tre. Nhận diện các vấn đề đặt ra. Thứ hai, đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của phụ nữ ở tỉnh Bến Tre thời gian qua. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế. Thứ ba, nêu một số phương hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ ở Bến Tre hiện nay. Đề xuất một số kiến nghị. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò phụ nữ trong lịch sử và việc phát huy vai trò phụ nữ tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay với những thành công và hạn chế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Xét về không gian: Phụ nữ ở tỉnh Bến Tre. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng việc phát huy vai trò Phụ nữ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò phụ nữ ở Bến Tre trong giai đoạn 2016 đến năm 2021. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, về phụ nữ và công tác phụ nữ. Ngoài ra luận văn còn chú ý sử dụng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bao gồm các phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lôgic và lịch sử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận để địa phương tham khảo trong việc xây dựng, hoạch định các chủ trương, chính sách cụ thể góp phần thúc đẩy phát huy vai trò phụ nữ ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến phụ nữ và gia đình ở các trường Chính trị của tỉnh và các trường, cao đẳng, đại học, cung cấp tư liệu cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh và cán bộ làm công tác liên quan đến chiến lược vì sự tiến bộ phụ nữ ở tỉnh Bến Tre. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 2 chương với 6 tiết. Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của phụ nữ và một số đặc điểm, vai trò của phụ nữ Bến Tre. Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ Bến Tre giai đoạn hiện nay. 9 Chƣơng 1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE 1.1. Phụ nữ và vai trò của phụ nữ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin 1.1.1. Phụ nữ Từ giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác ra đời đã góp phần rất quan trọng đưa sự phát triển lý thuyết nữ quyền, lý thuyết giới sang một giai đoạn phát triển mới. Các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra các quan điểm về địa vị, vai trò của người phụ nữ ở các chế độ xã hội nói chung, đặc biệt quan tâm đến số phận của phụ nữ trong chế độ tư bản chủ nghĩa nói riêng, phân tích những nguyên nhân của sự bất bình đẳng nam - nữ. Ở giai đoạn đầu của lịch sử, loài người sống trong chế độ thị tộc mẫu quyền, phụ nữ có vai trò quyết định trong gia đình, thị tộc. Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ thị tộc mẫu quyền là tất yếu trong một giai đoạn lịch sử nhất định, bởi lúc đó lực lượng sản xuất còn rất thấp kém, con người sống chủ yếu dựa vào của cải hái lượm có sẵn trong tự nhiên. Sau nhờ có nghề trồng trọt, phụ nữ tỏ rõ sự ưu trội trong các công việc này và nhờ đó có vai trò nổi bật hơn nam giới. Ph.Ăngghen viết: “kinh tế gia đình cộng sản là cơ sở hiện thực của quyền thống trị của người đàn bà, cái quyền thống trị phổ biến khắp mọi nơi trong thời nguyên thủy” [12, tr.83]. Tương ứng với trình độ sản xuất lúc đó là hình thức gia đình quần hôn, con cái chỉ có thể nhận biết mẹ, không thể biết ai là cha. Vai trò to lớn của người phụ nữ còn được khẳng định bởi “Họ” của những đứa con chỉ được xác lập theo họ mẹ. Cả hai phương diện tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra con người đều khẳng định uy quyền của người phụ nữ. Do đó, người phụ nữ được đề cao trong đời sống hiện thực, trở thành biểu tượng thiêng liêng trong tôn giáo nguyên thuỷ. 10 Nhưng sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm cho xã hội chuyển từ nền kinh tế hái lượm và trồng trọt sang nền kinh tế sản xuất chăn nuôi, săn bắn với năng suất lao động cao hơn trước. Trong nền sản xuất mới, đàn ông tỏ rõ ưu thế và do đó có vai trò nổi trội hơn. Cũng lúc đó, sản phẩm “dư thừa” và sự chênh lệch về của cải trong xã hội đã làm xuất hiện chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp. Xã hội chuyển từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền. Đó là “sự thất bại có tính chất toàn thế giới của giới nữ” [12, tr.93]. Đàn ông từ địa vị thấp kém phụ thuộc trở thành những người có địa vị cao và nắm quyền cai quản, còn người đàn bà thì “bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần” [12, tr.93]. Lịch sử xã hội loài người cho thấy, trong nền kinh tế cộng sản nguyên thủy do đàn bà nắm giữ kinh tế thì đồng thời họ cũng nắm quyền cai quản xã hội và gia đình. Nhưng khi sự thống trị kinh tế của đàn bà bị mất và đàn ông nắm lấy quyền thống trị thì sự thống trị ấy trở nên phổ biến không chỉ trong sản xuất mà cả trong hôn nhân và gia đình. Quyền chuyên chế của đàn ông một khi được xác lập thì kết quả đầu tiên của nó thể hiện ra trong hình thức gia đình gia trưởng. Trong gia đình gia trưởng việc thực hiện nguyện vọng chuyển giao của cải người cha cho con trai mà người con này phải đích thực là của mình là một nguyên nhân chính dẫn đến chế độ một vợ một chồng. Như vậy, khi cơ sở kinh tế biến đổi thì đặc điểm và tính chất của mối quan hệ tương ứng với nó cũng thay đổi. Việc nhấn mạnh vai trò quyết định của cơ sở kinh tế không có nghĩa là xem nhẹ các yếu tố phi kinh tế mà chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau làm tiền đề cho sự phát triển. Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật là dựa trên sự phát triển kinh tế. Trình độ nhận thức, thói quen suy nghĩ và các phong tục tập quán đã ăn sâu bám chắc trong 11 đầu óc con người thành tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Những phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ, đạo đức phong kiến “tam tòng, tứ đức” được khuyến khích duy trì dần dần thành thói ứng xử thô bạo của nam giới đối với phụ nữ. Đó cũng chính là nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc văn hóa xã hội của sự bất bình đẳng nam nữ. Tư tưởng này dần dần trở thành quy tắc, thành thông lệ, không cần có luật pháp bảo vệ, nó vẫn có tác động cưỡng chế, điều chỉnh hành vi ứng xử của người nam giới đối với phụ nữ. Điều quan trọng là các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin đã vạch rõ xu hướng biến đổi địa vị, vai trò người phụ nữ theo hướng tiến tới sự bình đẳng nam nữ trong xã hội và tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Chỉ khi xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu chính là thủ tiêu sự lệ thuộc kinh tế của phụ nữ đối với nam giới. Đưa phụ nữ vào nền sản xuất xã hội, họ sẽ không còn bị trói chặt trong công việc gia đình, lao động gia đình trở thành bộ phận của lao động xã hội. Đồng thời hôn nhân giữa nam và nữ được xây dựng trên cở sở tự nguyện chứ không vì lợi ích kinh tế chi phối hay những yếu tố phi kinh tế. Khẳng định điều này, Ph.Ăngghen viết: “…Đặc tính của sự thống trị của người chồng đối với người vợ trong gia đình hiện đại, và sự tất yếu phải xác lập sự bình đẳng xã hội thật sự giữa hai bên, cũng như phương thức xác lập sự bình đẳng ấy, chỉ bộc lộ ra hoàn toàn rõ ràng một khi mà cả vợ chồng đều bình đẳng trước pháp luật” [12, tr.116]. Tiếp tục phát triển luận điểm của Ph.Ăngghen, Lênin đặc biệt nhấn mạnh đến cảnh “hai tròng áp bức” mà giới nữ phải chịu đựng. Thứ nhất, với tư cách là lực lượng lao động, phụ nữ chịu sự áp bức của chủ nghĩa tư bản. Thứ hai, với tư cách là phụ nữ, họ chịu địa vị thứ yếu trong hệ thống luật pháp hiện tồn và những nghĩa vụ gia đình đè nặng trên vai. Khi đồng thời 12 đảm nhiệm hai chế độ làm việc này, người phụ nữ phải hy sinh đời sống riêng tư, đánh mất cơ hội phát triển học thức và cả cơ hội tham gia đời sống chính trị. V.I.Lênin khẳng định: “Muốn để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho thật sự bình đẳng với nam giới, thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung. Như thế phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với nam giới” [66, tr.230]. Chế độ dân chủ tư sản bản thân nó không xóa bỏ áp bức giai cấp, nếu chỉ dừng lại ở những yêu sách dân chủ tư sản đấu tranh đòi quyền cho phụ nữ thì chưa đủ mà phải hướng tới sự kết hợp những yêu sách này với vũ khí căn bản của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ, đó là lý luận của chủ nghĩa cộng sản. 1.1.2. Vai trò của phụ nữ theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin Phân tích vai trò của người phụ nữ từ sự thay đổi các hình thức hôn nhân trong chế độ xã hội cộng sản nguyên thủy sang chiếm hữu nô lệ, phong kiến và đến chế độ tư bản chủ nghĩa. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa MácLênin đã cho thấy được sự tiến bộ của nhân loại, mặt khác cũng chứng minh rằng phụ nữ ngày càng mất dần địa vị, vai trò của mình trong xã hội tư bản từ hai phương diện: Trong hoạt động sản xuất và trong hôn nhân, gia đình dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Thứ nhất, vai trò phụ nữ trong hoạt động sản xuất xã hội tư bản chủ nghĩa Ngay từ những năm 1844 - 1845 C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra một xu hướng chung của giới chủ tư bản. Đó là tăng cường tuyển dụng lao động nữ và trẻ em gái vào làm việc trong các nhà máy, công xưởng vì mục đích bản chất của tư bản là lợi nhuận. Trong tác phẩm: “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh” Ph.Ăngghen đã lý giải điều này. Vì lao động của phụ nữ dưới chủ nghĩa tư bản là thứ lao động rẻ mạt, việc sử dụng nguồn lao động 13 này khiến nhà tư bản thu được món lợi kếch xù. Vậy nên, giới chủ tư bản luôn tìm cách thải hồi nam công nhân để thu hút lao động nữ và buộc họ phải làm việc đến kiệt sức trong điều kiện không bảo đảm cho sức khỏe, từ đó khiến cho vóc người phụ nữ bị biến dạng, trở nên thấp bé, cằn cỗi và bị mắc nhiều căn bệnh nan y. Giới chủ tư bản thích thuê những người phụ nữ có gia đình hơn bởi vì khi đó người phụ nữ phải làm việc cật lực hơn để kiếm thêm thu nhập, tư liệu sinh hoạt ít ỏi nuôi sống cho gia đình mình. Điều đó cho thấy sự bóc lột hết sức tinh vi, dã man và tàn bạo của giới chủ tư bản. Chế độ lao động trong công xưởng tư bản chủ nghĩa đã không tính đến những đặc điểm của phụ nữ và nam giới, bắt phụ nữ phải làm việc lẫn lộn với nam giới trong điều kiện khắc nghiệt, bị đối xử giống như thú vật hơn là giống người. Ngay trên đất nước Anh, một đất nước của nền đại công nghiệp phát triển rất sớm nhưng phụ nữ vẫn phải lao động hết sức nặng nhọc, bị đối xử còn kém hơn cả xúc vật chẳng có vai trò nào trong xã hội “để kéo thuyền dọc sông Đào, thỉnh thoảng người ta vẫn còn dùng phụ nữ thay cho ngựa” [13, tr.568]. Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, các hình thức bất bình đẳng tuy có thay đổi nhưng bản chất thì không thay đổi. Dưới chế độ tư hữu, phụ nữ phải chịu một nghịch lý là vai trò thì lớn nhưng vai trò thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội, bị bóc lột, bị tha hóa. So với giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, địa vị, vai trò người phụ nữ vẫn không hề thay đổi. Họ vẫn là công cụ lao động của giới tư bản mà thôi. Điều này cũng đã được V.I.Lênin làm rõ vào nửa đầu thế kỷ XX. Theo ông, trong những quốc gia văn minh và được xem là tiến bộ nhất, phụ nữ vẫn ở trong tình trạng đáng gọi là “nô lệ nội trợ” và không hề có một nhà nước tư bản nào, cho dù được xem là thể chế cộng hòa tự do nhất, mà tại đó phụ nữ có 14 quyền đầy đủ và ngang bằng như nam giới. V.I.Lênin khẳng định vai trò quan trọng phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, người cộng sản phải ý thức được vấn đề quyền lợi, lợi ích và nhu cầu của giới nữ trong quá trình tuyên truyền cách mạng. Con đường duy nhất để đi tới một sự giải phóng hoàn toàn đối với phụ nữ là cách mạng vô sản và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, vai trò phụ nữ trong hôn nhân, gia đình dưới chế độ tư bản chủ nghĩa Người phụ nữ trong gia đình dưới chế độ tư hữu chỉ được xem là phương tiện và công cụ sản xuất của gia đình. Trong gia đình tư sản chứa đựng và bộc lộ rõ mối quan hệ thống trị bóc lột của chồng đối với vợ, “trong gia đình, người chồng là nhà tư sản, người vợ đại biểu cho giai cấp vô sản” [12, tr.117]. Xét cho cùng chỉ là mẹ của những đứa con kế thừa chính thức tài sản dòng dõi của chồng, là người quản gia chính của nhà chồng và là người cai quản các tì thiếp của chồng. Vì vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa chế độ một vợ một chồng chỉ riêng đối với người phụ nữ chứ không phải đối với đàn ông. Trong chế độ gia trưởng và chế độ tư bản chủ nghĩa, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, có quyền ly hôn và có quyền ngoại tình, được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau “các ngài tư sản chưa thỏa mãn là sẵn có vợ và con gái của vô sản để dùng, đó là chưa kể chế độ mãi dâm công khai, các ngài ấy còn lấy việc cấm sừng lẫn nhau làm một thú vui đặc biệt” [11, tr.623]. Trên cơ sở kế thừa quan điểm Chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã tiếp tục phân tích sâu vấn đề “hàng triệu và hàng triệu phụ nữ trong những gia đình như vậy đang sống (hoặc nói cho đúng hơn đang bị đọa đầy) trong kiếp “gia nô”, ra sức lo ăn mặc cho cả gia đình bằng từng xu nhỏ mà họ phải trả bằng những cố gắng phi thường hàng ngày và bằng “sự tiết kiệm” tất cả mọi thứ, chỉ trừ có “tiết kiệm” lao động bản thân” [13, tr.173]. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan