Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê passio tạ thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê passio tạ thành phố hồ chí minh

.PDF
87
425
122

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ******* LÊ NGÂN TÚ TRINH VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ PASSIO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ******* LÊ NGÂN TÚ TRINH VĂN HÓA KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ PASSIO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Trúc Ngân THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 CHUẨN Y CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN Luận văn tựa đề “Văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh” công trình được học viên Lê Ngân Tú Trinh thực hiện và nộp nhằm thỏa một phần yêu cầu tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Ngày bảo vệ luận văn TP.HCM, ngày …… tháng ….. năm 2016 Viện đào tạo sau đại học Giảng viên HD TS. Mai Thị Trúc Ngân (ĐH Quốc tế Hồng Bàng) Ngày tháng năm 2016 i TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LÝ LỊCH KHOA HỌC I. Lý lịch sơ lược: Họ và tên: LÊ NGÂN TÚ TRINH Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 14/07/1989 Nơi sinh: Tiền Giang Quê quán: Dân tộc: Kinh Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Nhân viên Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 39/335B Chánh Hưng, P.10, Q.8, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại cơ quan: 08.62856699 Điện thoại nhà riêng: 0918424007 Fax: E-mail: [email protected] II. Quá trình đào tạo: 1. Đại học: Hệ đào tạo: Đại học chính quy Thời gian đào tạo từ 2007 đến 2011 Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Quản trị kinh doanh – du lịch Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Tổng quan du lịch – Quản trị KS-NH-Bar Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 2011 Người hướng dẫn: 2. Thạc sĩ: Thời gian đào tạo từ 2013 đến nay Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng – TP. Hồ Chí Minh Ngành học: Quản trị kinh doanh Tên luận văn: Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại TP. Hồ Chí Minh Ngày và nơi bảo vệ luận văn: ii Người hướng dẫn: TS. Mai Thị Trúc Ngân3. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng Anh trình độ B III. Quá trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp đại học: Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm 02/2012 – 03/2013 Ngân hàng TMCP Á Châu Giao dịch viên Trường Đại học quốc tế Nhân viên Phòng Quản Hồng Bàng lý đào tạo 06/2013 – 06/2015 06/2015 – 10/2015 10/2015 đến nay Ngân hàng TMCP Đông Á Nhân viên Khối Quản trị tín dụng Ngân hàng TMCP Quân Nhân viên hành chính Đội nhân sự IV. Các công trình khoa học đã công bố: Không Ngày 05 tháng 12 năm 2016 Người khai ký tên iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng, luận văn này “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn có ghi rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát điều tra của cá nhân. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay. TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 Lê Ngân Tú Trinh iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Viện Đào tạo Sau đại học trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã chia sẻ với tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin tỏ lòng trân trọng với TS Mai Thị Trúc Ngân đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tận tình, góp ý chân thành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn các anh chị của công ty Passio, các cá nhân, doanh nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ hết mình trong việc chia sẻ thông tin, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài. Một lần nữa, xin cho phép tôi được bày tỏ lòng tri ân đến tất cả những người đã dành cho tôi sự giúp đỡ nhiệt tình, vô giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Trân trọng v TÓM TẮT “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh" đã hệ thống lại hệ thống lại cơ sở lý luận, là các khái niệm, nội dung có liên quan đến về văn hóa doanh nghiệp. Làm rõ tầm quan trọng của văn hoá kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng hội nhập một cách sâu rộng. Từ những kiến thức được hệ thống sẽ làm cơ sở để đánh giá lại thực trạng văn hoá kinh doanh của chuỗi cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, số liệu định lượng khảo sát khoảng lãnh đạo, nhân viên, khách hàng chuỗi cửa hàng cà phê Passio, quan sát tại quán của chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả thu được, tác giả phân tích, đánh giá để đưa ra thực trạng của văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá những mặt tích cực cần phát huy, rút ra những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những định hướng khắc phục trong thời gian tới để chuỗi cà phê Passio tiếp tục phát triển bề vững trong thời gian tới. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận đươc sự ủng hộ từ phía ban giám hiệu nhà trường, viện sau Đại học, giáo viên hướng dẫn, đối tượng nghiên cứu, nhưng vì hạn chế về thời gian nên việc thu thập dữ liệu còn bị giới hạn. vi ABSTRACT “Passio coffee shop chain’s trading culture at Ho Chi Minh city” systemized the principle foundation which includes notions, contents related to business culture. It clarified the importance of trading culture to business development in the condition of deeply and widely international economic integration. The systemized knowledge was utilized as a foundation to re-evaluate the Passio chain’s trading culture state. The research follows both qualitative and quantitative research design to investigate the chain’s managers, staff and customer by observing at the coffee shops of the chain at Ho Chi Minh city. Form the collected results, the authors analyzed and evatuated to point out states of the chain, and then evaluated positive aspects to be developed and constraints to be resolved in order to help the chain develop constantly in the future. Completing the research, the author was given support of the university managers the post graduate institute, my supervisor, the participants. However, due to short implementing time, stastistics collecting is limited. vii MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC.................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iv TÓM TẮT....................................................................................................................... v ABSTRACT .................................................................................................................. vi MỤC LỤC .................................................................................................................... vii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ...................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................... 3 1.3. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 1.6. Những đóng góp của luận văn .......................................................................... 6 1.7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 7 Tóm tắt Chương 1 ....................................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH ............................... 8 2.1. Khái niệm chung về văn hoá ............................................................................. 8 2.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 10 2.2.1. Khái niệm về văn hoá kinh doanh ............................................................... 10 2.2.2. Tầm quan trọng của văn hoá kinh doanh ..................................................... 12 2.2.3. Đặc trưng cơ bản của văn hoá kinh doanh .................................................. 16 2.2.4. Các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh ................................................... 18 2.2.5. Quá trình hình thành văn hoá kinh doanh ................................................... 20 2.2.6. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và văn hoá kinh doanh ............................. 21 2.3. Văn hoá kinh doanh cà phê ............................................................................. 22 2.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại một số nước ................................................... 22 2.4.1. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Ấn Độ ......................................................... 22 2.4.2. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Pháp ........................................................... 23 2.4.3. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Mỹ .............................................................. 24 2.4.4. Văn hoá kinh doanh cà phê tại Việt Nam .................................................... 25 Tóm tắt Chương 2 ..................................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG CÀ PHÊ PASSIO VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 26 3.1. Giới thiệu tổng quan về hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh và chuỗi cửa hàng cà phê Passio ..................................................................... 26 3.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh ....... 26 3.1.2. Văn hoá cà phê Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) ................................... 28 viii 3.1.3. Giới thiệu tổng quan về công ty Passio ....................................................... 30 3.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Passio ................................... 30 3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động nhượng quyền tại Passio ................................ 32 3.2. Phân tích thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 32 3.2.1. Các giá trị văn hoá hữu hình ........................................................................ 33 3.2.2. Các giá trị được tuyên bố............................................................................. 34 3.2.3. Đánh giá thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 35 3.2.3.1. Những ưu điểm nổi bật............................................................................. 35 3.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại ...................................................... 37 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 38 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 38 3.3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 39 3.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................ 39 3.3.4. Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu .............................................................. 40 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 41 Tóm tắt Chương 3 ..................................................................................................... 41 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 42 4.1. Định hướng về mục tiêu phát triển của Passio................................................ 42 4.1.1. Định hướng phát triển chuỗi cửa hàng cà phê tại Thành phố Hồ Chí Minh42 4.1.2. Định hướng phát triển chuỗi cửa hàng cà phê Passio .................................. 44 4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 45 4.2.1. Đánh giá VHKD cấp độ 1 – Những giá trị văn hoá hữu hình ..................... 46 4.2.2. Đánh giá VHKD cấp độ 2 – Những giá trị được tuyên bố .......................... 48 4.2.3. Đánh giá các kênh thông tin về cấp độ 1 và cấp độ 2 ................................. 49 4.2.4. Kết quả phỏng vấn sâu của các chuyên gia ................................................. 51 4.2.4.1. Cấp độ 1 – các giá trị văn hoá hữu hình ................................................... 51 4.2.4.2. Cấp độ 2 – các giá trị được tuyên bố........................................................ 53 4.3. Giải pháp hoàn thiện văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio....... 53 4.3.1. Xây dựng, củng cố giá trị hữu hình chuỗi cửa hàng cà phê Passio ............. 53 4.3.2. Khẳng định các giá trị được tuyên bố .......................................................... 58 4.3.2.1. Khẳng định tầm nhìn ................................................................................ 58 4.3.2.2. Truyền tải sứ mệnh các giá trị cốt lõi, giá trị niềm tin của hành động cho cán bộ quản lý và nhân viên ...................................................................................... 59 4.3.2.3. Nâng cao triết lý kinh doanh và từng bước chủ động thực hiện mục tiêu chiến lược hiệu quả bền vững ................................................................................... 59 4.4. Đánh giá những góp ý và hạn chế của luận văn ............................................. 61 Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 62 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 63 5.1. Các kiến nghị .................................................................................................. 63 5.2. Kết luận ........................................................................................................... 63 Tóm tắt Chương 5 ..................................................................................................... 64 ix TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 66 PHỤ LỤC x DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG VH : Văn hoá VHKD : Văn hoá kinh doanh TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh DN : Doanh nghiệp xi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Số lượng quán cà phê/ cửa hàng cà phê phân loại thoe nhóm…………….28 Bảng 4.1 Khảo sát lãnh đạo về những giá trị hữu hình của cà phê Passio…………. 47 Bảng 4.2 Khảo sát nhân viên về những giá trị hữu hình của cà phê Passio………... 48 Bảng 4.3 Khảo sát khách hàng về những giá trị hữu hình của cà phê Passio……….48 Bảng 4.4 Bảng khảo sát lãnh đạo về những giá trị được tuyên bố cà phê Passio…...49 Bảng 4.5 Bảng khảo sát nhân viên về những giá trị được tuyên bố cà phê Passio… 50 Bảng 4.6 Bảng khảo sát các kênh thông tin của lãnh đạo cà phê Passio về giá trị VH cấp độ 1 và cấp độ 2 ………………………………………………………………....50 Bảng 4.7 Bảng khảo sát các kênh thông tin của nhân viên cà phê Passio về giá trị VH cấp độ 1 và cấp độ 2…………………………………………………………………51 Bảng 4.8 Bảng khảo sát các kênh thông tin của khách hàng cà phê Passio về giá trị VH cấp độ 1 và cấp độ 2…………………………………………………………….51 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cách đây hơn 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải làm sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng". Như vậy, có thể khẳng định văn hóa có một vai trò rất lớn, nó vừa là môi trường,vừa là công cụ để tác động đến hành vi của cá nhân và tổ chức. Văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực vô hạn thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa và nhờ hàng hóa để phát triển, là mục tiêu cao cả của mọi hình thái xã hội. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người xây dựng xã hội mới và con người mới trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động chính trị, hoạt động khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - xã hội - nhân văn, vv... Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được hình thành trên nền tảng văn hóa dân tộc và là bộ phận cấu thành, tô đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, không thể đối lập với bản sắc văn hóa dân tộc. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nói chung và thành tựu tiên tiến của khoa học quản trị nói riêng không khó. Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành bại trong việc áp dụng thành công các thành tựu đó trong những điều kiện cụ thể của các quốc gia là sự khác biệt về văn hóa. Đối với lĩnh vực kinh doanh, xu hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp đang là một hướng đi tối ưu để tận dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học đồng thời vẫn phát huy được sức mạnh của bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là góp phần tạo lập năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, và do vậy, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững trong điều kiện cạnh tranh mang tính toàn cầu. Bên cạnh đó, nó còn góp phần thể hiện bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà tính dân tộc của văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. 2 Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhận thức đúng đắn về văn hóa kinh doanh, thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của văn hóa kinh doanh. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình văn hóa kinh doanh lành mạnh, tôn trọng sự sáng tạo từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên bước đường phát triển và thực tế đã chứng minh văn hóa kinh doanh mạnh mẽ là nền tảng của doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh và là yếu tố cơ bản thu hút nhân lực có tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp lâu dài, là sức bật cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Lĩnh vực kinh doanh cà phê cũng không nằm ngoài vấn đề, văn hóa kinh doanh cà phê cũng là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước. Xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2006, cà phê Passio đã gây ấn tượng với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ với thương hiệu cà phê sạch mang phong cách kiểu Ý năng động, tươi mát, trẻ trung. Cà phê Passio phát triển chủ yếu tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều giới trẻ cũng như nhiều khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, ở những thành phố này, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu để dành chỗ đứng cũng hết sức khốc liệt. Mỗi giây phút là một sự cạnh tranh, gây ấn tượng với khách hàng đến từng chi tiết nhỏ. “Miếng bánh” thương hiệu cà phê đang được các thương hiệu tranh giành nhau, từ thương hiệu lâu đời cà phê Trung Nguyên, đến những thương hiệu nước ngoài như Starbucks, The Coffee House, Highland Coffee, những thương hiệu cà phê trẻ bình dân như Milano và còn những “thương hiệu” cà phê bình dân quen thuộc là quán cóc vỉa hè, cà phê Bệt, cà phê mang đi “take away”. Việc tạo nên một thương hiệu riêng gây ấn tượng đặc biệt và luôn duy trì được ấn tượng đó là điều hết sức quan trọng và cũng đầy khó khăn thử thách đối với cà phê Passio. Đã gần 10 năm xuất hiện nhưng số lượng cửa hàng của Passio vẫn còn khá ít so với những thương hiệu khác và cũng đang dần đi vào lối mòn “bão hoà” của xu thế. Với phân khúc khách hàng là giới trẻ năng động, tươi mới, cà phê Passio đã rất khó khăn để xây dựng được một văn hoá kinh doanh để có thể đáp ứng được những nhu cầu thị hiếu của khách hàng là “mớiđộc-lạ” nhưng vẫn phải đảm bảo có nét riêng và không cuốn trôi theo dòng chảy “trào lưu và thoái hoá”. Trên quan điểm những vấn đề về văn hoá có tác động mạnh lên hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững của một doanh nghiệp, tác giả 3 chọn đề tài “Văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ với mục đích nhằm nghiên cứu, đánh giá văn hóa kinh doanh của chuỗi cửa hàng cà phê Passio một cách khách quan và đưa ra những giải pháp thích hợp cho việc hoàn thiện văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát - Nghiên cứu văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hoá kinh doanh, từ đó xác định luận cứ khoa học về việc phát triển văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh. - Phân tích, đánh giá thực trạng của văn hóa kinh doanh của chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện văn hóa kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio. 1.3. Tổng quan tài liệu Văn hoá kinh doanh có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp mà còn là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Chính văn hóa định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra sự đồng thuận trong tư tưởng và hành động của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh là bản sắc của doanh nghiệp, là cái phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và có tính truyền thống nhiều thế hệ thành viên, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Nó khuyến khích sự sáng tạo cái mới. Vấn đề văn hoá kinh doanh đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, rất quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ kinh tế đề cập và giải quyết. Có thể nêu ra một số 4 công trình tiêu biểu sau: Đỗ Thanh Tâm (2006), “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thể hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sỹ. Tác giả xác định những tiền đề thiết yếu cho việc xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đề xuất các doanh nghiệp phải xác định: văn hóa doanh nghiệp, định hướng mình muốn hướng đến,cần đạt được những danh hiệu, xây dựng website cung cấp thông tin cho đối tác bên ngoài và nội bộ, định kỳ khảo sát văn hóa doanh nghiệp; đề xuất nhà nước: tuyên truyền thay đổi quan niệm xã hội về kinh doanh và nghề kinh doanh; khơi dậy tinh thần kinh doanh làm giàu; khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong kinh doanh, xoá bỏ cơ chế bao cấp, đổi mới giáo dục, xoá bỏ nạn quan liêu, nâng cao hiệu quả hiệp hội doanh nhân. Phan Minh Vương (2013), “Văn hoá kinh doanh loại hình cà phê sách tại thành phố Hồ Chí Minh” luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã giới thiệu, nghiên cứu một loại hình kinh doanh cà phê mới tại thành phố Hồ Chí Minh: đem những loại hình văn hoá khác nhau kết hợp lại để tạo nên một nét riêng mới độc đáo. Tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp, những đề xuất mới để phát triển rộng rãi văn hoá kinh doanh mới này. Trần Hải Nguyên (2013), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Trung Nguyên tại TP. Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã nghiên cứu văn hoá kinh doanh của hệ thống cà phê lớn và nổi tiếng tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tác giả đã hệ thống lại những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh và sự ảnh hưởng của văn hoá đến kinh doanh. Đồng thời cũng đã nêu ra được những ưu điểm và nhược điểm của nền văn hoá kinh doanh đang tồn tại trong hệ thống cà phê Trung Nguyên. Từ đó tác giả đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện nền văn hoá kinh doanh của chuỗi cà phê Trung Nguyên. Đỗ Thành Đức (2016), “Văn hoá kinh doanh chuỗi cà phê Milano tại thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý thuyết và nội dung có liên quan về văn hoá kinh doanh, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong sự phát triển của doanh 5 nghiệp. Và đánh giá những thực trạng văn hoá kinh doanh của chuỗi cà phê Milano, đưa ra những hướng phát triển những mặt tích cực và nhìn ra được những mặt hạn chế và kiến nghị những hướng khắc phục. Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), “Nghiên cứu văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks tại thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sỹ trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Tác giả đã tìm hiểu những nét văn hóa kinh doanh đặc trưng của nước ngoài, so sánh những nét khác biệt với văn hóa kinh doanh của Việt Nam. Tác giả cũng đã đưa ra được những giải pháp để giúp cửa hàng cà phê Starbucks tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển hơn. Các đề tài, bài viết trên nghiên cứu về văn hóa kinh doanh đã hệ thống cơ sở lý thuyết về văn hóa, văn hóa kinh doanh, nhận định về xây dựng văn hóa kinh doanh và đề xuất các giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong quá trình tham gia xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và hội nhập với kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam, văn hóa kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó, văn hóa kinh doanh còn là phương tiện biểu hiện phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của nhân viên. Chính vì vậy, xác định đúng các quan điểm về xây dựng Văn hóa kinh doanh, tìm ra đặc trưng Văn hóa kinh doanh riêng cho từng lĩnh vực, ngành, loại hình doanh nghiệp là cơ sở nâng cao vị thế cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới (năm 2014) và là một trong những thị trường đầy tìm năng để kinh doanh cà phê. Vì vậy, các loại hình kinh doanh cà phê trên thế giới như: Highland Coffe, Goria Jean’s coffee, Milano…. cũng theo đó vào Việt Nam kinh doanh song song và cạnh tranh với các thương hiệu cà phê trong nước. Hiện tại có một số đề tài nghiên cứu về các thương hiệu cà phê như đã nêu trên Trung Nguyên, Milano, Starbuck nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về văn 6 hoá kinh doanh của thương hiệu cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là văn hóa kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa kinh doanh tại Passio nói riêng. - Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo, nhân viên thuộc hệ thống cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia hàng đầu, và khách hàng của chuỗi cà phê Passio trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các cửa hàng thuộc chuỗi cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi thời gian: + Dữ liệu thứ cấp được phân tích từ năm 2012 -2015 + Thời gian khảo sát và thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 01 đến tháng 03/2016. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, được miêu tả bằng các kỹ thuật: - Phương pháp phân tích lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của cà phê Passio nhằm đánh giá quá trình hình thành, phát triển văn hóa kinh doanh, định hướng phát triển của cà phê Passio. - Phương pháp suy luận logic: Kế thừa thành quả nghiên cứu và tư liệu thống kê nhằm tổng hợp các giá trị VH của chuỗi cửa hàng cà phê Passio. - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp điều tra khảo sát: khảo sát khoảng 250 lãnh đạo, nhân viên, khách hàng chuỗi cửa hàng cà phê Passio, quan sát tại 5 quán của chuỗi cửa hàng cà phê Passio. 1.6. Những đóng góp của luận văn Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng văn hoá kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê Passio tại thành phố Hồ Chí Minh dựa trên lý thuyết và cơ sở lý luận đã trình bày.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan