Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Văn học dân gian cao lan nhìn từ văn hóa tộc người...

Tài liệu Văn học dân gian cao lan nhìn từ văn hóa tộc người

.PDF
217
497
122

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN BA VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN NHÌN TỪ VĂN HÓA TỘC NGƢỜI Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 9.22.01.25 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Đỗ Lai Thúy 2. TS. Bùi Thị Thiên Thai HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 12 năm 2018 TÁC GIẢ Nguyễn Văn Ba MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Quy ước cách viết trong luận án Danh mục sơ đồ, bản thống kê trong luận án MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 7 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 10 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 10 7. Kết cấu của luận án 11 NỘI DUNG Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 12 1.1.1. Về nguồn gốc và lịch sử tộc người Cao Lan ở Việt Nam 12 1.1.2. Về thành phần tộc người và tộc danh Cao Lan 18 1.1.3. Về văn hóa Cao Lan 28 1.1.4. Về văn học dân gian Cao Lan 33 1.1.5. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 35 1.1.6. Văn học dân gian Cao Lan từ góc nhìn văn hóa 36 1.2. Cơ sở lí thuyết 39 1.2.1. Không gian xã hội trong mối tương quan với văn hóa tộc người 39 1.2.2. Văn học dân gian trong mối quan hệ với không gian xã hội 42 1.2.3. Những phương diện cơ bản của không gian xã hội 43 Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN 47 2.1. Truyện cổ Cao Lan 47 2.1.1. Về diện mạo truyện cổ Cao Lan 47 2.1.2. Về phân loại truyện cổ Cao Lan 49 2.1.3. Nội dung truyện cổ Cao Lan 49 2.2. Dân ca Cao Lan 59 2.2.1. Cội nguồn tiếng hát 59 2.2.2. Phân loại dân ca Cao Lan 61 2.2.3. Giới thiệu một số loại dân ca Cao Lan 63 2.3. Tục ngữ, câu đố, truyện thơ Cao Lan 74 2.3.1. Tục ngữ 74 2.3.2. Câu đố 75 2.3.3. Truyện thơ 75 Chƣơng 3: VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN NHÌN TỪ KHÔNG GIAN 77 SINH TỒN 3.1. Một nhận thức về không gian sinh tồn 77 3.2. Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ những mối quan hệ trong không gian sinh tồn 78 3.2.1. Các mối quan hệ [của con người] với không gian và thời gian 78 3.2.2. Các mối quan hệ [của con người] với môi trường tự nhiên 84 3.2.3. Các mối quan hệ [của con người] thông qua sự trao đổi 93 3.2.4. Các mối quan hệ trong gia đình, họ hàng và xóm giềng 97 3.3. Không gian sinh tồn và ý thức tộc ngƣời [ở ngƣời] Cao Lan 106 Chƣơng 4: VĂN HỌC DÂN GIAN CAO LAN NHÌN TỪ KHÔNG 112 GIAN THIÊNG 4.1. Mối quan hệ giữa không gian sinh tồn và không gian thiêng 112 4.2. Không gian thiêng và đời sống gia đình của ngƣời Cao Lan 115 4.2.1. Ngôi nhà sàn: bài ca sự sống 115 4.2.2. Nghi lễ nhà xe: bài ca đưa tiễn linh hồn 123 4.3. Không gian thiêng và đời sống cộng đồng, làng bản 128 4.3.1. Lễ hội Đám tăng: bài ca các vị thần 128 4.3.2. Lễ hội đình làng: bài ca cộng đồng 131 4.4. Không gian thiêng và cảm quan vũ trụ của ngƣời Cao Lan 132 4.4.1. Về sự hình thành vũ trụ 132 4.4.2. Con đường tâm linh hay sự kết nối các tầng vũ trụ 135 4.4.3. Vị thế của các linh hồn 141 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169 QUY ƢỚC VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Groupes ethniques de L’indochine Ethnic groups ò Northern Southeast Asie Southeast Asian Studies GEL EGNSA SAS Tạp chí Nghiên cứu văn học NCVH Tạp chí Văn hóa nghệ thuật VHNT Tạp chí Dân tộc học Nguyễn Văn Ba sưu tầm DTH NVB ts Nguyễn Văn Ba NVB Nhà xuất bản Nxb Phụ lục PL Trang Tr. QUY ƢỚC CÁCH VIẾT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN - Dân tộc (nation): Ở Việt Nam, nhiều khi có sự nhầm lẫn ý nghĩa giữa dân tộc (nation) và tộc người (ethnic). Vì vậy, trong luận án, chúng tôi quy ước: khi viết “dân tộc” là chỉ cộng đồng quốc gia dân tộc, bao gồm nhiều tộc người trong lãnh thổ Việt Nam. - Tộc ngƣời (ethnic): Chỉ một tộc người cụ thể trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (như tộc người Kinh, tộc người Dao, tộc người Thái…). Những phần trích dẫn, chúng tôi để nguyên văn theo cách viết của tác giả. - Sịnh ca: Dân ca Cao Lan có nhiều cách viết khác nhau như “sình ca”, “xình ca”, “xịnh ca”, “slịnh ca” “sịnh ca”. Trong luận án, chúng tôi sử dụng thống nhất cách viết “sịnh ca”. Đây là cách nói và viết phổ biến được người Cao Lan sử dụng khi nói về dân ca của tộc người mình. Những phần trích dẫn, chúng tôi để nguyên văn theo cách viết của tác giả. - Làu Slam: Là tên một truyện cổ của người Cao Lan. Trong các tài liệu chúng tôi có được, hiện đang tồn tại nhiều cách viết như Làu Slam [143], Kó Làu Slam [147], Kó Lau Slam [144]. Để thống nhất trong luận án, chúng tôi sử dụng cách viết Làu Slam để chỉ văn bản tác phẩm, đồng thời cũng là tên nhân vật trung tâm của truyện cổ này. Trong những trích dẫn cụ thể, chúng tôi giữ nguyên cách viết của các tác giả. - In đậm: Nội dung luận án muốn nhấn mạnh. - In nghiêng (đậm): Tên tác phẩm - In nghiêng (không đậm): Tên sách, tài liệu - In nghiêng trong ngoặc kép (không đậm): Trích dẫn văn bản dân ca, truyện… Trong giới hạn dung lượng của luận án, phần trích dẫn dân ca, chúng tôi dùng dấu gạch chéo (/) để phân tách các câu ca. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG THỐNG KÊ TRONG LUẬN ÁN 1. Bảng 1: Thống kê nguồn ngữ liệu khảo sát trong luận án 2. Bảng 2: Thống kê số người Cao Lan ở một số địa phương 3. Bảng 3: Thống kê một số tộc người ở Tuyên Quang 4. Hình 1: Mô hình không gian sinh tồn của người Cao Lan 5. Hình 2: Mô hình không gian thiêng của người Cao Lan MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tính chất đa tộc người đã trở thành điểm nhấn hấp dẫn của văn hóa Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Ở Việt Nam, bên cạnh dân tộc Kinh, chiếm số lượng lớn nhất, giữ vai trò trung tâm, các tộc người thiểu số khác đều mang những sắc thái văn hóa đặc trưng và chính những đặc trưng đó đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú trong tính cấu trúc thống nhất chặt chẽ của văn hóa Việt Nam. Các tộc người ấy đều có truyền thống văn hóa lâu đời và đặc biệt là kho tàng văn hóa - văn chương truyền miệng đa dạng, phong phú. Những sáng tạo nghệ thuật còn chắt chiu được qua bao biến cố và thời gian cần được bảo tồn và phát huy giá trị, nhất là trong thời kì hội nhập quốc tế. Lâu nay ở nước ta, vấn đề “bản sắc dân tộc”, vấn đề “thống nhất trong đa dạng” của văn hóa luôn được chú trọng. Tuy nhiên, để thực sự có được sự đa dạng trong cái thống nhất đó, trước hết cần nhận thức một cách sáng rõ về từng tộc người. Bởi mỗi tộc người đều sáng tạo ra văn hoá của/cho mình, và chứa đựng trong nền văn hóa đó là sức sống, tiềm năng, bản lĩnh, sức sáng tạo và bản sắc. Bằng văn hóa và thông qua văn hóa, tộc người đó, qua các thế hệ, xây dựng cho mình những chuẩn mực sống, quan hệ cộng đồng, những hình thức lao động và đấu tranh xã hội. Chính vì thế, tộc người nào cũng có vị thế riêng của nó, và vị thế đó luôn luôn cần được tôn trọng. Tộc người Cao Lan (thường bị gộp với Sán Chí để gọi tên chung là Sán Chay hoặc Cao Lan – Sán Chí) hiện nay đang sinh sống ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó tập trung đông nhất ở Tuyên Quang. Cũng giống như các tộc người thiểu số khác, Cao Lan có truyền thống văn hóa lâu đời, mang bản sắc riêng, trong đó phải kể đến kho tàng văn học dân gian. Loại hình văn hóa này, từ nửa cuối thế kỉ XX đã được một số học giả sưu tầm, giới thiệu với những công trình như: Dân ca Cao Lan (Phương Bằng, 1981), Truyện cổ Cao Lan (Lâm Quý và Phương Bằng, 1983), Xịnh ca Cao Lan (Lâm Quý, 2004), Dân ca Cao Lan (Ngô Văn Trụ, 2006)… Đây là những công sức quý báu của các nhà nghiên cứu trong việc giữ gìn, phục dựng kho tư liệu văn 10 chương phong phú của người Cao Lan. Tuy nhiên, mọi việc mới chỉ dừng lại ở công tác sưu tầm (bản thân việc này cũng chỉ là bước đầu), giới thiệu khái quát hoặc một vài nghiên cứu đơn lẻ. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào về văn học dân gian Cao Lan từ góc độ văn hóa tộc người. Trước tình hình đó, nhiều vấn đề đặt ra cần được giải đáp: Từ những cạnh khía của văn hóa tộc người ta khám phá được gì về văn học dân gian của người Cao Lan? Ngược lại, qua văn học dân gian, ta nhận biết thêm gì về văn hóa Cao Lan? Đặt trong không gian văn hóa tộc người, văn học dân gian góp phần giúp Cao Lan xác định vị thế của mình trong mối quan hệ với các tộc người khác như thế nào? Và đặc biệt, qua việc giải quyết các nghi vấn này, ta định hình được gì về bản sắc văn hóa của Cao Lan?... Nghiên cứu Văn học dân gian Cao Lan từ văn hóa tộc người chính là cái nhìn nội – ngoại quan, sử dụng những tri thức văn hóa tộc người để minh giải các hiện tượng văn học, qua đó đưa ra một phương cách giải đáp những vấn đề nêu trên. Nghiên cứu này cũng xuất phát từ thực tiễn về sự mai một nhanh chóng của văn hóa Cao Lan những năm gần đây. Vì thế, luận án tận dụng hoạt động thực địa để nghiên cứu, mong góp vào hiểu biết, ở chiều sâu, văn học dân gian Cao Lan và tộc người Cao Lan. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu văn học dân gian Cao Lan từ văn hóa tộc người, luận án hướng tới vận dụng văn hóa học như một công cụ, lấy các tri thức văn hóa tộc người để lí giải các hiện tượng văn học dân gian. Qua thao tác đó, luận án góp phần khẳng định mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa tộc người trong tính tương tác đa chiều, đồng thời hiểu thêm về những đặc điểm văn hóa trong đời sống cũng như những đặc điểm tâm thức của người Cao Lan. Với hướng tiếp cận từ văn hóa tộc người, luận án cũng mong muốn tham góp về mặt phương pháp luận đối với việc nghiên cứu văn học dân gian. Bởi nghiên cứu văn học nói chung, nhất là văn học dân gian không thể tách rời nó trong mối tương quan với bối cảnh sản sinh, lưu truyền và phát triển nó. Mặt khác, văn hóa tộc người với những đặc thù (không phải văn hóa nói chung) sẽ là 11 chiều hướng tích cực và khả thi khi soi chiếu vào các vấn đề văn học dân gian của tộc người cụ thể. Vì thế, cách tiếp cận này không chỉ làm sáng tỏ những đặc trưng văn hóa của một tộc người mà đặt văn hóa tộc người trong trạng thái động, có sự tương tác giữa các tộc người. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những lí thuyết về văn học dân gian, văn hóa tộc người, không gian xã hội như những công cụ nền tảng làm cơ sở lí thuyết cho luận án. Bên cạnh đó cần tìm hiểu những vấn đề cơ bản của dân tộc học, nhân học, tâm lí học tộc người... để bổ trợ các lí thuyết trong quá trình nghiên cứu. - Phân tích, lí giải các hiện tượng văn học dân gian Cao Lan qua góc nhìn văn hóa tộc người. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của luận án. - Định hình bản sắc văn hóa Cao Lan trong mối quan hệ với các tộc người lân cận. Nhiệm vụ này sẽ được giải quyết lồng ghép trong các phân tích cụ thể ở những khía cạnh văn hóa – văn học Cao Lan. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn học dân gian Cao Lan nhìn từ văn hóa tộc người. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về ngữ liệu khảo sát: Văn học dân gian Cao Lan rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung khảo sát hai loại hình đã được sưu tầm tương đối phong phú là truyện cổ và dân ca (sịnh ca) Cao Lan. Về hai loại hình này, chúng tôi khảo sát ngữ liệu chính trong các sách của Lâm Quý, Phương Bằng, Ngô Văn Trụ, Đỗ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Cần, Trần Văn Lạng; một số tư liệu mới được sưu tầm trong luận án của Đặng Thị Hường. Bên cạnh đó là nguồn ngữ liệu do chúng tôi trực tiếp sưu tầm, thuê dịch trong quá trình thực địa, trong đó có truyện cổ và đáng kể nhất là các đêm hát (ngoài đêm thứ nhất đã được công bố) được các thầy 12 cúng người Cao Lan cung cấp, lược dịch và giải thích ý nghĩa từng đêm hát. Đây sẽ là một ngữ liệu quan trọng để chúng tôi bổ sung cho các vấn đề văn hóa truyền thống, cũng như góp phần nhận diện không gian văn hóa đặc thù của người Cao Lan. Các thể loại khác như tục ngữ, câu đố, truyện thơ (mới được sưu tầm rải rác ở một số địa phương) được sử dụng như những dẫn dụ trong những tình huống cụ thể. Để tiện theo dõi, chúng tôi lập bảng thống kê nguồn ngữ liệu khảo sát trong luận án: Bảng 1: Thống kê nguồn ngữ liệu khảo sát trong luận án STT Năm công bố Văn bản 1 1981 Dân ca Cao Lan 2 1983 Truyện cổ Cao Lan 3 1994 4 1995 5 Tác giả Nhà xuất bản Phương Bằng Văn hóa Lâm Quý, Phương Bằng Kó Lau Slam: Truyện tình Văn hóa Lâm Quý Văn hóa dân tộc Chàng Út của ông trời Lâm Quý Văn hóa dân tộc 2002 Truyện cổ Sán Chay Lâm Quý Văn hóa dân tộc 6 2003 Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất Lâm Quý Văn hóa dân tộc 7 2006 Dân ca Cao Lan Ngô Văn Trụ Văn hóa dân tộc 8 2010 Dân ca Cao Lan ở Bắc Giang Ngô Văn Trụ 9 2011 Ca thư, những câu hát của người Sán Chay Đỗ Thị Hảo 2012 Dân ca Sán Chí ở Kiên Nguyễn Xuân Cần, Lao – Lục Ngạn – Bắc Trần Văn Lạng Giang 10 thơ Cao Lan Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội Thời đại - Về phạm vi lí thuyết: Văn hóa tộc người là khái niệm rộng, bao gồm mọi yếu tố văn hóa cấu thành và làm nên đặc trưng của tộc người này so với tộc 13 người khác. Trong phạm vi luận án, chúng tôi vận dụng những quan điểm về không gian xã hội của G. Condominas như công cụ để khảo sát, soi chiếu vào các hiện tượng văn học dân gian Cao Lan. Việc lựa chọn không gian xã hội một khái niệm mang tính tổng thể, bao gồm cả xã hội, lịch sử, văn hóa; có mối liên hệ chặt chẽ với văn hóa tộc người - một mặt đảm bảo hướng tiếp cận văn hóa tộc người, mặt khác, quan trọng hơn, nó thể hiện nổi bật nét đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người qua các tầng lớp không gian và các quan hệ chứa đựng trong các không gian ấy. - Về không gian/địa bàn khảo sát thực địa: Đây là phạm vi quan trọng, bởi nó sẽ là căn cứ để chúng tôi đưa ra những kiến giải, những kết luận khoa học. Việc nghiên cứu các vấn đề văn học, văn hóa dân gian cần được đối chứng với không gian, địa bàn sinh sống của tộc người. Mặt khác, với đặc trưng của loại hình văn chương truyền khẩu, nên phạm vi khảo sát sẽ được mở rộng trong thao tác so sánh, đối chiếu các ngữ liệu văn học và cả những đặc điểm văn hóa của tộc người ở những địa phương khác nhau. Theo đó, chúng tôi khảo sát người Cao Lan đang sinh sống tại các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang... trong đó trọng tâm là ở Tuyên Quang. Việc xác định phạm vi này xuất phát từ các lí do sau: 1/ Theo các nguồn tư liệu, Tuyên Quang là nơi mà người Cao Lan đến sau so với các địa phương khác như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, nhưng là nơi định cư đông đúc nhất. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, người Cao Lan có 61.343 người, chiếm 8,46% tộc người tỉnh Tuyên Quang (đứng thứ 4, sau tộc người Kinh, Tày, Dao) và 36,2 % số người Cao Lan trong cả nước. 2/ Tuyên Quang là địa phương có nhiều tộc người sinh sống theo cụm hoặc đan xen. Đặc điểm này thuận tiện cho việc so sánh các đặc điểm văn hóa của các tộc người, qua đó định hình được sự tương tác cũng như những đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người, trong đó có Cao Lan. Bảng 2: Thống kê số ngƣời Cao Lan ở một số địa phƣơng (Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009) Tỉnh Tổng dân số Ngƣời Cao Lan 14 Tỉ lệ/tổng số ngƣời Cao Lan ở Việt Nam (169.410 người) Tuyên Quang 724.821 61.343 36,2 % Thái Nguyên 1.123.116 32.483 19,2% Bắc Giang 1.554.131 25.821 15,2% Quảng Ninh 1.144.988 13.786 8,1% Yên Bái 740.397 8.461 4,9% Lạng Sơn 732.515 4.384 2,5% 1.316.389 3.294 1,9% 999.786 1.611 0,9% Phú Thọ Vĩnh Phúc 15 Bảng 3: Thống kê một số tộc ngƣời ở Tuyên Quang (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009) Tỉ lệ/ Tổng dân số Tộc ngƣời Dân số Tuyên Quang (724.821 người) Kinh 334.993 46,21% Tày 185.464 25,58% Dao 90.618 12,50% Cao Lan 61.343 8,46% Mông 16.974 2,34% Nùng 14.214 1,96% Sán Dìu 12.565 1,73% 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Tiếp cận văn học dân gian Cao Lan từ văn hóa tộc người, chúng tôi tuân thủ tính hệ thống – tổng thể của văn hóa tộc người. Theo đó, luận án nhận định các yếu tố của văn hóa tộc người (kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v...) đều có liên quan, tác động qua lại với con người của tộc người đó, và qua đó, có liên hệ, tác động qua lại với nhau theo một cấu trúc nhất định. Mặt khác, chúng tôi quán triệt một số nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa tộc người như: nguyên tắc tổng thể, nguyên tắc phân cấp, nguyên tắc phát triển. Văn hóa tộc người là tổng thể các yếu tố làm nên đặc trưng văn hóa của tộc người này phân biệt với tộc người khác. Đó là các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán canh nông... tồn tại trong mối tương quan với nhau, trong những không gian nhất định. Khi cụ thể hóa ở phạm vi không gian xã hội, chúng tôi sẽ tập trung làm nổi bật những mối quan hệ cơ 16 bản nhất của văn hóa tộc người và từ những quan hệ ấy soi chiếu vào các hiện tượng, các mối quan hệ có trong văn học dân gian. Thao tác này yêu cầu tuân thủ tính liên hệ chặt chẽ giữa văn hóa và văn học trong sự tương tác, chiếu ứng lẫn nhau. Vì vậy, xác định những đặc điểm văn hóa để lí giải các hiện tượng văn học, ngược lại, từ các hiện tượng văn học định hình rõ nét hơn cấu trúc, bản sắc văn hóa tộc người. Đó chính là tinh thần chung, là ý tưởng mang tính phương pháp luận của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp chính sau đây : - Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hóa học nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó văn hóa học văn học như một tiểu hệ thống. Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ tìm thấy những mối quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học, sử dụng tri thức văn hóa để minh giải các vấn đề văn học, mà ở đây là văn học dân gian Cao Lan. Các thao tác phân tích biểu tượng, cổ mẫu trong văn học dân gian Cao Lan sẽ được vận dụng thường xuyên theo phương pháp này. - Phƣơng pháp điền dã dân tộc học: Để tìm hiểu văn học dân gian, văn hóa tộc người, thì điền dã dân tộc học là đòi hỏi tất yếu. Phương pháp này thể hiện ở những hình thức tiến hành cụ thể: Một là, lấy quan sát thực địa làm cơ sở thẩm định những tư liệu đã có, đồng thời thu thập thêm tư liệu mới. Hai là, phỏng vấn cá nhân nhằm giúp tìm hiểu rõ hơn về nhận thức, thái độ, hành vi của người địa phương về các vấn đề của văn hóa tộc người mà họ là những thành viên. Đối tượng được áp dụng phỏng vấn và thảo luận chủ yếu là người Cao Lan cư trú tại Tuyên Quang có độ tuổi thuộc 3 thế hệ (10 - 20, 40 – 60 và trên 70 tuổi). Ngoài ra còn có các đối tượng khác như cán bộ quản lí hoạt động văn hóa ở địa phương, người cai quản và điều hành các cơ sở di tích tín ngưỡng cùng những người dân khác sinh sống trên địa bàn. Ba là, ghi chép tư liệu hồi cố, khôi phục lại sự kiện từ trí nhớ của người dân nhằm tìm hiểu một số sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ; những ý nghĩa của bối cảnh lưu 17 giữ hoặc biến đổi của các thành tố văn hóa truyền thống trong các tình huống xã hội cụ thể. - Phƣơng pháp so sánh: So sánh là một yêu cầu tự nhiên trong cuộc sống và trong khoa học. Nhiệm vụ của nó là “xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ trong mối tương quan với các sự vật khác”[48, tr.262]. Để thực hiện nhiệm vụ của luận án (từ cái nhìn văn hóa tộc người để minh định những đặc điểm văn học – văn hóa Cao Lan), chúng tôi cần đặt Cao Lan trong các mối quan hệ với các tộc người lân cận như Tày, Nùng, Thái, H’mông… Bằng cái nhìn so sánh, luận án sẽ khái quát được những điểm tương đồng, khác biệt, những mối liên hệ, giao lưu, tiếp biến văn hóa, văn học giữa các tộc người, từ đó bước đầu định hình bản sắc Cao Lan. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Bản chất văn hóa học là khoa học liên ngành cũng như văn hóa tộc người là sự hội tụ của nhiều yếu tố. Vì thế, để lí giải các hiện tượng văn học dân gian Cao Lan từ văn hóa tộc người cần vận dụng kết hợp tri thức của nhiều ngành khoa học, như văn hóa học, nhân học, ngôn ngữ học, xã hội học… Dĩ nhiên, với mỗi ngành khoa học này, chúng tôi chỉ vận dụng những quan điểm liên quan trực tiếp, có chức năng như những công cụ phục vụ trực tiếp cho đề tài. Vì thế, nghiên cứu liên ngành (không phải đa ngành) đặt ra yêu cầu cần xác định được những điểm liên kết/giao thoa mấu chốt ấy để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu. Bên cạnh những phương pháp chính nêu trên, các phương pháp thống kê, sơ đồ hóa cũng được chúng tôi sử dụng như những thao tác với từng nội dung cụ thể của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là nghiên cứu đầu tiên về văn học dân gian Cao Lan từ góc nhìn văn hóa tộc người; qua đó, tạo dựng bức tranh tổng thể của văn học dân gian Cao Lan, đồng thời nhận diện những đặc điểm bản sắc văn hóa Cao Lan trong mối quan hệ với các tộc người lân cận. Trong khi đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau đối với văn học dân gian nói chung và văn học dân gian Cao Lan nói riêng, thì tiếp cận không gian xã hội là sự thử nghiệm một hướng nghiên cứu 18 mới đối với một đối tượng vốn đã trở nên quen thuộc - văn học dân gian Cao Lan. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án - Về lí luận: Với những mối quan hệ đặc thù, không gian xã hội sẽ là bộ công cụ quan trọng để chúng tôi đối chiếu, lí giải văn học – văn hóa Cao Lan trong mối quan hệ tương tác. Vì vậy, luận án có thể cung cấp một hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu về văn học dân gian từ góc độ văn hóa tộc người. Cách tiếp cận này không đồng nhất với cách tiếp cận văn hóa nói chung, bởi văn hóa là chung cho mọi cộng đồng tộc người, còn văn hóa tộc người xác định những dấu ấn, những bản sắc văn hóa của tộc người này có thể phân biệt với tộc người khác. Với những phân tích trong luận án, chúng tôi hướng tới làm rõ giả thuyết khoa học: Các phương diện của không gian xã hội là sự cụ thể hóa, ở chiều sâu văn hóa tộc người. Với những không gian xã hội khác nhau sẽ cho những đặc điểm bản sắc văn hóa khác nhau. Và, trong bản thân một không gian xã hội, với những quan hệ cụ thể khác nhau cũng sẽ cho những nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng. - Về thực tiễn: Nghiên cứu này cũng xuất phát từ thực tiễn về sự mai một nhanh chóng của văn hóa Cao Lan những năm gần đây. Vì vậy, khi được thực hiện, luận án sẽ cung cấp thêm những hiểu biết về Cao Lan, qua đó góp phần vào việc bảo tồn văn hóa tộc người. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành văn học, văn hóa học, những nghiên cứu về tộc người Cao Lan và văn hóa tộc người nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2: Khái quát văn học dân gian Cao Lan Chương 3: Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ không gian sinh tồn Chương 4: Văn học dân gian Cao Lan nhìn từ không gian thiêng 19 20 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN  1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Về nguồn gốc và lịch sử tộc người Cao Lan ở Việt Nam Với vị trí chiến lược đặc biệt và những trầm tích văn hóa độc đáo, từ lâu Việt Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Với tộc người Cao Lan, từ đầu những năm 1900, lần đầu tiên, các học giả người Pháp đã điều tra, khảo sát về nguồn gốc tộc người, các đặc điểm đất đai, canh tác và một số nét văn hóa truyền thống của Cao Lan. Năm 1902, Bonifacy đã công bố công trình Một cuộc công cán ở vùng đất người Mán từ tháng Mười 1901 đến cuối tháng Chạp 1902, trong đó ông tập trung nghiên cứu ngọn nguồn tên gọi, nguồn gốc tộc người từ truyền thuyết dân gian và các yếu tố dân tộc chí của các tộc người phía Bắc Việt Nam. Theo tư liệu này, “Người Cao Lan cư trú ở khắp vùng trung du Bắc Kỳ, người ta thấy họ ở Trung Quốc, trong tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Họ không vượt qua sông Hồng ở phía Tây. Họ đều nói một thứ phương ngôn Tày và người ta có thể cho rằng đó hoặc là một hình thức chuyển từ tiếng Mán (Dao) sang tiếng Tày, hoặc – điều này có vẻ dễ chấp nhận hơn – họ đã bỏ tiếng nói xưa kia của mình để thu nhận thứ tiếng được nói trong vùng mà họ cư trú, như người Mán Quần Cộc”[23]. Về quá trình di cư, tác giả viết: “Ở thời kỳ giặc giã, phần lớn người Cao Lan đã chạy trốn vào vùng Đồng Văn gần sông Đà. Năm 1893 họ trở về vùng Phú Yên, nhưng mãi sau này họ mới tới ở các làng cũ của họ”[23]. Ở vùng Cao Lan, tác giả đã chứng kiến và theo dõi việc may quần áo, trồng bông trên rẫy, tuốt bông, kéo sợi, dệt, nhuộm chàm hoặc nhuộm củ nâu. Chế độ của họ là chế độ phụ quyền, nhưng người đàn bà được hưởng quyền tự 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan