Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị...

Tài liệu Việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở hà nội

.PDF
178
379
82

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------- LƯƠNG NGỌC HIẾU VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - Năm 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------- LƯƠNG NGỌC HIẾU VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phí Văn Kỷ 2. TS. Nguyễn Tiến Mạnh Hà Nội - Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lương Ngọc Hiếu MỤC LỤC Trang bìa .............................................................................................................................. i Lời cam đoan ....................................................................................................................... ii Mục lục ................................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... iv Danh mục bảng biểu ........................................................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................................ 7 1.1. Kết quả nghiên cứu trong nước, ngoài nước liên quan đến đề tài luận án ...................... 7 1.2. Những vấn đề trọng yếu của luận án, nhưng chưa được đề cập ở các công trình nêu trên ....................................................................................................................................... 21 Tóm tắt chương 1: ................................................................................................................ 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ....................................................................................................... 25 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án .................................................. 25 2.2. Những vấn đề của việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa .............................................................................................................. 40 2.3. Các tiêu chí đánh giá việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa .................................................................................................................................. 55 2.4. Bài học về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở trong nước, quốc tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Nội ........................................... 57 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................................. 67 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI ....... 68 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội ............................................ 68 3.2. Khái quát về thực trạng đô thị hoá và tình hình thu hồi đất ở Hà Nội ......................... 75 3.3 Thực trạng tình hình việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá đô thị hoá ở Hà Nội…………………………………………………………......…….79 3.4 Đánh giá chung về việc làm bền vững của lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội .............................................................................................. 98 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................... 111 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM BỀN VỮNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ........................................................ 112 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến giải quyết việc làm ......................... 112 4.2. Định hướng và dự báo về việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp ở Hà Nội giai đoạn 2016-2025 ................................................................................................................. 116 4.3. Những quan điểm, mục tiêu giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội ................................................................. 120 4.4. Một số giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm bền vững và ổn định cuộc sống cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở Hà Nội......................................................................... 124 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................... 143 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 145 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASXH : An sinh xã hội BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp CNH : Công nghiệp hoá DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐTH : Đô thị hóa GQVL : Giải quyết việc làm GTVL : Giới thiệu việc làm HĐH : Hiện đại hoá HĐND :Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế Xã hội KCN :Khu công nghiệp KCX :Khu chế xuất LĐNN : Lao động nông nghiệp NIC :Các nước công nghiệp mới SL :Số lượng TBXH : Thương binh Xã hội. TL :Tỷ lệ TP : Thành phố CPTPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương XKLĐ : Xuất khẩu lao động WTO :Tổ chức thương mại thế giới UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1 Thực trạng dân số TP Hà Nội phân theo giới tính và khu 71 vực ( 2010-2015) Bảng 3.2 Tình hình thu hồi, bàn giao đất cho các chủ dự án tại Hà 77 Nội giai đoạn 2010-2015 Bảng 3.3 Số hộ và lao động bị ảnh hưởng việc làm do thu hồi đất 79 nông nghiệp trong 3 năm 2013-2015 ở Hà Nội Bảng 3.4 Tình trạng việc làm sau khi thu hồi đất ở một số huyện ở Hà Nội 80 Bảng 3.5 Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp của một số huyện 80 ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2010-2014 Bảng 3.6 Thực trạng nghề nghiệp chính của Lao động vùng bị thu hồi 81 đất tại một số huyện ngoại thành Hà Nội Bảng 3.7 Thực trạng giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai ở các hộ 81 bị thu hồi đất thuộc các huyện vùng nghiên cứu Bảng 3.8 Tỷ lệ lao động nữ bị thu hồi đất làm việc ở trong các ngành 83 nghề kinh tế Bảng 3.9 Nhân khẩu có thu nhập trung bình tại một số huyện ở Hà Nội 84 Bảng 3.10 Việc làm mới của lao động sau khi bị thu hồi đất qua khảo 85 sát 4 huyện ở Hà Nội Bảng 3.11 Số lượng và tỷ lệ lao động được điều tra có thể tìm được 85 nghề mới Bảng 3.12 Tình hình đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động thu 88 hồi đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Bảng 3.13 Số hộ dân bị thu hồi đất và số hộ dân cần giải quyết việc 89 làm tại 4 huyện điều tra Bảng 3.14 Thực trạng và nhu cầu của lao động thu hồi đất tham gia 91 bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở địa bàn nghiên cứu Bảng 3.15 Mức độ quan tâm về các hình thức an sinh xã hội của lao 92 động thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu Bảng 3.16 Số hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi 93 Bảng 3.17 Số hộ dân bị thu hồi đất được vay vốn ưu đãi ở địa bàn 94 nghiên cứu Bảng 3.18 Ý kiến người lao động bị thu hồi đất được vay vốn 95 Bảng 3.19 Các khiếu nại của người dân vùng nghiên cứu năm 2016 97 Bảng 3.20 Thực trạng tình hình tham gia các tổ chức đoàn thể, hiệp 97 hội của các hộ dân địa bàn nghiên cứu Bảng 3.21 Số VL được tạo ra từ các hộ vay vốn GQVL phân theo huyện 100 Bảng 3.22 Tỷ lệ người lao động đi tìm việc và tìm được việc làm qua 101 trung tâm dịch vụ việc Bảng 3.23 Tình hình quan tâm đến việc mở lớp dạy nghề của người 104 dân Bảng 3.24 Tỷ lệ lao động bị thu hồi đất nông nghiệp phân theo độ tuổi 105 và giới tính Bảng 3.25 Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động 106 Bảng 3.26 Việc sử dụng tiền đền bù của người dân 107 Bảng 3.27 Tình hình đền bù và đời sống của người dân sau thu hồi đất 108 giai đoạn 2011-2015 Bảng 3.28 Tình hình hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất 111 Bảng 4.1 Dự báo dân số và cung lao động TP Hà Nội đến năm 2025 118 Bảng 4.2 Dự báo cầu lao động giữa các khu vực kinh tế 119 Bảng 4.3 Tổng cung – cầu lao động giai đoạn 2016-2025 119 Bảng 4.4 Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và người lao động bị thu 122 hồi đất có nhu cầu việc làm Bảng 4.5 Dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội 124 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, trên cơ sở đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đồng thời cũng là quá trình đô thị hoá đó là xu hướng tất yếu. Đây cũng là xu hướng chung của các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Việt Nam quá trình ĐTH đã và đang phát triển với tốc độ nhanh, rộng rãi trên mọi miền đất nước. Năm 1990, tỷ lệ đô thị hoá của cả nước mới đạt khoảng 17-18%, đến năm 2000 con số này đã là 23,6% và năm 2016 đã đạt 34,5%. Dự báo, đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ đạt khoảng 40%, năm 2025 đạt khoảng 45%. Trong xu thế đó, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa đạt cao nhất. Tính đến năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa ở Hà Nội đạt 30 - 32% và dự báo sẽ nhảy vọt thành 58 - 60% vào năm 2020 và từ 65% - 68% vào năm 2025. Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa nhanh [73]. Ở tầm vĩ mô, đô thị hoá là giải pháp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu CNH – HĐH. Điều kiện để thực hiện quá trình đô thị hoá là phải thu hồi đất, trong đó có diện tích đất nông nghiệp, tăng quy mô dân số và xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng. Bên cạnh những mặt tích cực của đô thị hoá đem lại thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất cần đặc biệt quan tâm. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân, vậy khi bị thu hồi đất thì họ phải làm gì để sống và đảm bảo sinh kế cho họ sau này. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa tất yếu sẽ dẫn đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ quá trình phát triển đô thị và xây dựng các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp và quá trình tập trung dân cư. Vì vậy, có hàng chục vạn hộ gia đình nông dân phải nhường đất sản xuất - nguồn sinh kế chủ yếu của họ để phục vụ cho quá trình đó và tất yếu có hàng vạn lao động cần tìm việc làm mới. Điều đó đã tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội của đối tượng dân cư, những tác động lớn nhất là người nông dân rơi vào trạng thái bị động và thiếu các điều kiện đảm bảo cuộc sống khi họ bị mất việc làm và buộc phải chuyển đổi nghề từ sản xuất nông nghiệp sang nghề khác.[1] Thực tiễn cho thấy, việc hình thành khu đô thị và khu công nghiệp mới một 1 mặt là nơi tập trung những ưu thế của nền văn minh công nghiệp, mặt khác cũng là nơi nảy sinh những mặt trái hay những vấn nạn của quá trình đô thị hoá bắt nguồn từ tình trạng mất việc làm của nông dân bị thu hồi đất. Giải quyết việc làm (GQVL) cho người dân bị thu hồi đất vì mục tiêu đô thị hoá, công nghiệp hoá là yêu cầu cấp bách, đồng thời tạo tiền đề cần thiết bảo đảm đô thị hoá, công nghiệp hoá thành công bền vững. Những năm qua, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu về GQVL cho người lao động thông qua v i ệ c triển khai hàng loạt các chương trình phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và gắn với vấn đề GQVL của TP. Hà Nội đã có tác động tích cực đến tăng cầu lao động, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo môi trường và cơ hội cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tìm được việc làm, ổn định đời sống. Tuy nhiên, kết quả trên chưa phải là nhiều trong điều kiện sức ép rất lớn về việc làm tại Thành phố, đặc biệt là đối với nông dân khi thu hồi đất ở các huyện ngoại thành ngày càng gia tăng, một số người đã tìm được việc làm nhưng thu nhập còn thấp và không ổn định. Thực tế cũng cho thấy, đã có một số nông dân bị thu hồi đất rơi vào cảnh 3 không: không đất, không nghề nghiệp và không nhà cửa. Hơn nữa, tỷ lệ lao động nông nghiệp có chuyên môn kỹ thuật không cao, phần lớn là lao động lớn tuổi, nên trong quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp, vẫn còn một bộ phận lao động tuy đáp ứng được một số yêu cầu mới về tuyển dụng, nhưng không thể đào tạo lại - nên vẫn không tìm được việc làm; vấn đề chuyển đổi ngành nghề, đào tạo và đào tạo lại, phục hồi thu nhập cho số lao động trong diện thu hồi đất còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ lao động thất nghiệp của Thành phố còn cao (3,37% năm 2015), từ đó nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Mặt khác, vấn đề việc làm bền vững, giải quyết việc làm bền vững, nội dung và chỉ tiêu đánh giá việc làm bền vững ở nước ta chỉ mới được đề cập trong mấy năm gần đây, vấn đề này chưa được nghiên cứu sâu cả về mặt lý luận và đánh giá trên thực tế. Những tồn tại trên làm cho vấn đề GQVL bền vững ngày càng trở nên bức xúc. Xuất phát từ những vấn đề đó tác giả đã chọn đề tài “Việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội” để nghiên cứu và làm đề tài luận án tiến sĩ. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở luận giải nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm bền vững, giải quyết việc làm bền vững cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng, phân tích mối quan hệ giữa vấn đề việc làm bền vững và lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại của quá trình đó, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH ở Thủ đô Hà Nội. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải quyết việc làm bền vững cho người lao động nông nghiệp khi thu hồi đất. - Nghiên cứu và đánh giá kinh nghiệm của một số thành phố trong và ngoài nước về giải quyết việc làm cho người lao động khi thu hồi đất từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Hà Nội. - Phân tích thực trạng về giải quyết việc làm bền vững cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong thời gian qua. - Dự báo cung – cầu lao động của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2016 – 2025, luận án đưa ra các các giải pháp giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đó, luận án cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: - Nội dung chủ yếu của việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp là gì? - Hà Nội đã có những chính sách gì hỗ trợ GQVL bền vững cho người dân bị thu hồi đất? Những chính sách đó có ảnh hưởng như thế nào đến người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất khi thực hiện mục tiêu trên? Kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những chính sách đó là gì ? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm của lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội? - Làm thế nào để lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất được tiếp cận chính sách dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm mới? Những giải pháp gì để giải 3 quyết việc làm bền vững và ổn định đời sống cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp khi họ bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá. Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở Thủ đô Hà Nội và khảo sát tại 16 xã trong 4 huyện gồm huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì, huyện Hoài Đức và huyện Thạch Thất vì ở 4 huyện này đại diện cho các huyện ngoại thành, có tốc độ ĐTH cao và có nhiều LĐNN bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa. Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị mất đất ở Hà Nội trong giai đoạn 2017-2020 và định hướng tới năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Để làm nổi bật những ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến việc làm bền vững của LĐNN, tác giả đã tập trung nghiên cứu, khảo sát, điều tra ở 4 huyện gồm huyện Thường Tín (Xã Chương Dương, Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến, Đại Áng), huyện Thanh Trì ( Xã Niên Ninh, Hữu Hoà, Vĩnh Quỳnh, Tân Triều), huyện Hoài Đức (Xã La Phù, Kim Chung, Di Trạch, Đức Thượng) và huyện Thạch Thất (Xã Phú Kim, Lai Thượng, Yên Trung, Thạch Xá) (16 xã). - Trên địa bàn 4 huyện, tác giả thu thập số liệu thống kê, các báo cáo, phỏng vấn sâu và thảo luận với cán bộ quản lý, điều tra trực tiếp 200 hộ gia đình ( mỗi huyện 50 hộ) thông qua bảng hỏi in sẵn. Khi sử dụng xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, tuỳ vào câu hỏi khác nhau sẽ có số mẫu trả lời khác nhau, tuy nhiên tác giả cho rằng, đối tượng nghiên cứu của mình, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và có độ tin cậy cao cho kết quả nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn theo các tiêu chí sau: + Chọn các điểm có tốc độ đô thị hoá cao trong thời gian qua + Chọn các địa bàn có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn. + Các địa bàn có số LĐNN bị thu hồi đất nhiều và nhu cầu việc làm 4 * Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu - Số liệu thứ cấp: Sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin thu thập được qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực việc làm, dân số và lao động, phát triển kinh tế xã hội… Các số liệu đã công bố được thu thập tại các cơ quan lưu trữ số liệu ở các Bộ, thành phố Hà Nội và các huyện… Các công trình nghiên cứu đã công bố bằng phương pháp sao chép, truy cập internet… - Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo các phương pháp như điều tra trực tiếp bằng biểu mẫu in sẵn. Thu thập các thông tin, số liệu bằng phương pháp phỏng vấn, thảo luận sâu. * Phương pháp hệ thống hóa: được sử dụng với mục đích xây dựng cơ sở lý luận của luận án thông qua việc thu thập thông tin, tư liệu và phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến GQVL bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá của Hà Nội, nhằm đánh giá đúng và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu để xác định chính xác trọng tâm nghiên cứu của luận án. * Phương pháp thống kê - phân tích - tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích số liệu của các hộ dân, thống kê các số liệu và tỷ lệ người bị mất đất, phân tích đánh giá thực trạng GQVL cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình ĐTH. * Phương pháp SWOT: Đánh giá mặt mạnh và mặt yếu, cơ hội và thách thức liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã tạo ra được khung lý thuyết và các tiêu chí đánh giá về việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. - Hệ thống hoá các chính sách ảnh hưởng đến giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá. - Luận án đã tổng kết kinh nghiệm giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở một số địa phương và rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được ở Hà Nội. - Luận án đã đề xuất một hệ thống các quan điểm đổi mới, hoàn thiện GQVL bền vững cho LĐNN trong giai đoạn tới. - Luận án đóng góp các giải pháp giải quyết việc làm bền vững là cơ sở để 5 ổn định đời sống và kinh tế xã hội. - Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển KT-XH. 6. Ý nghĩa của luận án Ý nghĩa về lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quá trình đô thị hoá, việc làm và giải quyết việc làm bền vững. Kết quả nghiên cứu lý luận của đề tài còn là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này. Ý nghĩa thực tiễn * Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho cơ quan hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp nông thôn về giải quyết việc làm bền vững đối với lao động bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá, như: Hoàn thiện chính sách quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập và phát triển sản xuất hàng hoá theo kinh tế thị trường. * Phân tích đánh giá ưu nhược điểm của các chính sách về việc làm bền vững cho lao động bị thu hồi đất ở Hà Nội và hoàn thiện các giải pháp cho người lao động bị thu hồi đất ở Hà Nội trong những năm tới. * Đề tài luận án không những góp phần quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn đưa ra các giải pháp tư vấn tham khảo cho các địa phương trong việc giải quyết việc làm bền vững cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá hiện nay và những năm sau. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương II. Cơ sở lý luận và những tác động đến việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở Hà Nội. Chương III. Thực trạng việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội. Chương IV. Quan điểm mục tiêu và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội. 6 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Kết quả nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp là vấn đề nan giải đối với rất nhiều quốc gia, nhất là ở các nước đang trong quá trình CNH, đồng thời cũng là sự phát triển của ĐTH, điều kiện tất yếu để CNH-HĐH phát triển là đất đai nông nghiệp bị thu hẹp, quy mô dân số đô thị tăng nhanh và những lao động nông thôn bị mất việc làm ngày càng gia tăng, giải quyết việc làm và chuyển dịch lao động nông thôn sang sản xuất phi nông nghiệp là vấn đề cấp bách ở các Quốc gia cũng như ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nói chung và cho LĐNN trong quá trình CNH, ĐTH nói riêng, theo tác giả có thể phân thành các nhóm sau: 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở các địa phương trong cả nước * Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc làm nói chung - Ở Việt Nam, Nhà nước ban hành Bộ luật Lao động vào năm 1994, đã đầu tư nhân lực và kinh phí cho nhiều công trình nghiên cứu lao động, việc làm và tạo việc làm nói chung, lao động dôi dư trong nông nghiệp bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá. Đồng thời trước nhiệm vụ cấp bách này nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, các cá nhân đã tiến hành đi sâu nghiên cứu nhằm tạo luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách giải quyết việc làm đối với lao động dôi dư. Trước hết phải kể đến đề tài cấp Nhà nước KX 04-04 về “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, do TS. Nguyễn Hữu Dũng làm chủ nhiệm đề tài. Đây là công trình khoa học lớn trong hệ thống 17 chương trình khoa học – công nghệ được Nhà nước đầu tư triển khai nghiên cứu giai đoạn 1990-1995. [12] - Đề tài cấp nhà nước 70A.02.02 , (1998) “ Sử dụng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Việt Nam”, do PGS.TS. Trần Đình Hoan và TS. Lê Mạnh Khoa chủ biên, NXB Sự thật, Hà Nội. 7 - Đề án “Chiến lược lao động và phát triển nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn thời kì CNH, HĐH 2000-2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2000. Các tác giả đã tổng kết quá trình diễn biến trong lĩnh vực việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới 1986-2000, phân tích đánh giá tác động của quá trình đổi mới ở Việt Nam đối với lao động, việc làm và đã nhấn mạnh rằng công cuộc đổi mới đã tháo gỡ nhiều rào cản và giải phóng sức sản xuất góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, phục hồi và tăng trưởng. Tác giả cho rằng, tăng trưởng kinh tế là nhân tố quan trọng để giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, khẳng định Việt Nam đang trong tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng, còn phải đối mặt với nhiều thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra khuyến nghị: Việt Nam cần quan tâm đến phát triển đồng bộ các loại thị trường lao động, đặc biệt là phải phát triển mạnh mẽ thị trường lao động trong và ngoài nước. - Đỗ Đức Quân, (2010), “Một số giải pháp phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc bộ, qua khảo sát các tỉnh Vĩnh phúc, Hải Dương, Ninh Bình”, tác giả đã khảo sát một số vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ và đã chỉ ra thực trạng nông thôn đồng bằng trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, chỉ ra tình trạng chung trong nông thôn hiện nay đó là hiện tượng thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, từ đó có một bộ phận dân cư nông thôn mất việc làm, chất lượng môi trường bị suy giảm, mất cân đối và thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển nông thôn... nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp về kinh tế, xã hội và các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trên. - Các công trình đã đề cập đến các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp cho 8 huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, những giải pháp thách thức và hướng đi thích hợp để phát triển như theo Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đến năm 2025” đã phần nào giải quyết được nhu cầu học nghề và việc làm cho lao động nông nghiệp. Song, con số đạt được còn chưa cao là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động. Trước tiên là về phía quản lý, nhận thức của một số cấp ủy Đảng - Chính quyền cấp huyện, xã chưa xác định rõ vai trò của công tác dạy nghề cho lao động nông nghiệp trong sự nghiệp đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế nên chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác tuyên truyền, phổ biến tới người dân về đề án ở một số địa phương chưa được chú trọng. Đội ngũ cán bộ của các Phòng Lao động Thương binh và Xã hội 8 còn ít về số lượng và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Mặt khác, việc tổ chức các khóa đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, khoảng 3 tháng/khóa, trong khi đó, khả năng tiếp thu của các học viên không đồng đều, hoàn cảnh gia đình của học viên đa phần khó khăn nên việc học tập không được xuyên suốt. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và khả năng làm việc sau này của chính các học viên... - Triệu Đức Hạnh (2013), “ Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả đã xây dựng một khung chương trình về lý thuyết tạo việc làm, việc làm bền vững, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, từ đó tác giả đưa ra những quan điểm và những tác động trong quá trình tạo việc làm cho lao động nông thôn, những ưu điểm và hạn chế. Thực trạng về tạo việc làm bền vững, tác giả đã nêu ra một số các yếu tố như: quyền tại nơi làm việc, việc làm và thu nhập, xúc tiến việc làm, bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội. Từ những thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những định hướng và giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn ở Thái Nguyên như: (1) Tạo sự hoà hợp giữa các chính sách của Nhà nước và địa phương, (2) ổn định thu nhập và việc làm, (3) thúc đẩy bảo trợ xã hội, (4) dự kiến mức độ bền vững việc làm đối với lao động nông thôn tại Thái Nguyên giai đoạn 2012-2015.[24 ] - Đề án “ Tạo việc làm bền vững cho nhóm lao động yếu thế ở Việt Nam” do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp thực hiện với chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (2013). Trong đề án này, đưa ra thực tiễn là phải GQVL cho lao động trong những nhóm đặc thù, yếu thế bao gồm người khuyết tật, lao động nông thôn nghèo, lao động nữ, lao động tiểu số là nội dung quan trọng để thực hiện xoá đói giảm nghèo của mỗi nước. Vì vậy việc thúc đẩy việc làm, tạo việc làm bền vững cho nhóm lao động này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển việc làm nói riêng. * Các công trình liên quan đến tạo và GQVL cho người dân bị thu hồi đất - Đề tài “Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất” năm 2008 của tác giả Nguyễn Tiệp, Trường Đại học Lao động Xã Hội là một báo cáo đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nước ta hiện nay. Thông qua quá trình thống kê, phân tích số liệu từ các cuộc điều tra, tác giả đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình GQVL cho lao động tại các hộ gia đình bị thu hồi đất nông 9 nghiệp như: chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do trình độ thấp, ngoài độ tuổi tuyển dụng của doanh nghiệp, sự ỷ lại của người lao động vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự hiệu quả...Ngoài việc phân tích những khó khăn của người dân tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp GQVL hiệu quả ở một số địa phương, hiện nay điển hình như đào tạo nghề, thu hút lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp, triển khai các quy hoạch phát triển KT-XH, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề tại địa phương vùng chuyển đổi mục đích sử dụng gắn với GQVL cho người lao động. [18, tr19] - Lê Phan Minh Tùng, (2014), “ Giải quyết việc làm bền vững cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng”. Tác giả đã nêu lên khung các quan điểm lý luận về GQVL, lao động, việc làm, đề tài đã phân tích thực trạng về việc làm nói chung và số lao động bị ảnh hưởng diện thu hồi đất nói riêng, như công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với lao động bị thu hồi đất, công tác đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất, hỗ trợ vốn cho người bị thu hồi đất. Qua thực trạng trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản như: Hoàn thiện chính sách cơ chế hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, thu nhập, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, hỗ trợ về vốn cho lao động. [70] - Lê Du Phong (2007), “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích Quốc gia” . Tác giả đã đưa ra những giải pháp và cung cấp nhiều luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn liên quan đến các chính sách, giải pháp hữu ích để phục vụ cho lợi ích của người nông dân, từ đó tác giả đã đưa ra những quan điểm như: Làm thế nào để thu nhập của người nông dân ổn định, việc làm và tạo việc làm bền vững cho đối tượng bị thu hồi đất phải được ưu tiên hàng đầu... Từ đó tác giả đưa ra những biện pháp, chính sách thiết thực để giúp cho chính quyền có thể áp dụng như một công cụ quản lý chính sách vĩ mô của mình. - Đề tài cấp Bộ (2011), “ Việc làm và thu nhập của người nông dân vùng Đông Nam Bộ dưới tác động của quá trình CNH, ĐTH”. Trong đề tài đã có những lập luận về quan điểm và mục tiêu rõ ràng về những ảnh hưởng của nó đến việc làm của người lao động nông thôn, vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Từ những ảnh hưởng đó phân tích các tác động trong GQVL cho lao động nông thôn vùng Đông Nam Bộ, phân tích tác động của quá trình tạo việc làm, đề xuất phương hướng và giải pháp GQVL và tăng thu nhập của người dân, hạn chế những 10 khuyết điểm, nâng cao chất lượng sống của người dân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, ĐTH. [16] - PGS.TS Võ Xuân Tiến (năm 2003) từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động ở Đà nẵng đã đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động: Đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung (đầu tư có tính đột phá cho những ngành công nghiệp mũi nhọn. Hình thành và phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp) gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp. Nâng cao chất lượng lao động trong ngành thương mại dịch vụ (đẩy mạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, phát triển nhanh chóng mạng lưới thương mại, dịch vụ trên địa bàn nông thôn). Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo nghề, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và xuất khẩu lao động kỹ thuật [68, tr22-25]. - PGS.TS Lê Xuân Bá (năm 2008) phân tích phát triển việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn - thành thị ở cấp độ địa phương. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm không phải lúc nào cũng cùng chung một tốc độ, quan trọng hơn, việc làm và thu nhập từ việc làm đó thường là mối quan tâm đầu tiên của người dân. Thách thức về việc làm nói chung và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn - thành thị nói riêng thường có thể thấy rõ hơn ở cấp tỉnh, nơi gặp nhiều khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và những thách thức của việc thúc đẩy việc làm ở cấp tỉnh, hoạt động của thị trường lao động địa phương và chuyển dịch cơ cấu việc làm giữa nông thôn và thành thị ở cấp tỉnh. Từ đó tác giả đã đưa ra các khuyến nghị: Thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp, phát triển hạ tầng, phát triển doanh nghiệp trên cơ sở phát triển sản xuất và tự tạo việc làm [2, tr9-12]. - Hà Thị Hằng (2009), “ Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất ở nước ta hiện nay” tác giả đã nêu và phân tích khái quát những vấn đề về GQVL sau thu hồi đất ở nước ta, phân tích và đưa ra những luận điểm liên quan đến đề tài. Qua đó chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong các chính sách. Từ những ưu và nhược điểm trên, tác giả đã đưa ra các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất trong thời gian tới.[25] 11 - Lê Văn Lợi (2014), “ Những vấn đề Xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông nghiệp cho phát triển khu công nghiệp”. Đề tài là một ví dụ điển hình cho việc đưa ra những khái quát chung và mới nhất về các ảnh hưởng phát sinh về thu hồi đất đai, từ đó tác giả đưa ra những khái quát về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, đưa ra những nội dung liên quan để nói rõ hơn về các chủ thể phát sinh trong quá trình thu hồi đất đai. Tác giả đã đưa ra một số thực trạng liên quan như: Người dân mất tư liệu sản xuất, cuộc sống bếp bênh, tình trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm, tranh chấp khiếu kiện và đền bù, tệ nạn xã hội gia tăng. Trên cơ sở những hạn chế về thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những đề xuất để giảm những bế tắc và ảnh hưởng trong khâu quản lý như: Phải hiểu rõ quy trình xử lý thu hồi đất, cách thức thu hồi phải đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả nhất là phải đảm bảo quyền lợi của người dân lên trên hết... Từ những đề xuất đó tác gải đã đưa ra các giải pháp an sinh xã hội, đảm bảo cuộc sống cho người lao động bị thu hồi đất được tốt nhất.[41] - Ngô Thị Cẩm Linh (2014), “ Đô thị hoá ảnh hưởng đến việc làm của nông dân Vĩnh Phúc”- Tác giả cho rằng ĐTH là tạo ra những “ cực tăng trưởng” có sức lan toả rộng lớn đến vùng nôn thôn: sự thay đổi về KT-XH, sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế, lao động, sự dịch chuyển nguồn cung cấp nguyên liệu, di dân giữa các vùng. Mặt khác ĐTH cũng để lại nhiều hệ luỵ trên nhiều phương diện trong đời sốngnhw nảy sinh những vấn đề xã hội nhức nhối, gây bất ổn xã hội, cản trở quá trình phát triển bền vững. Qua đó tác giả đã nêu những ảnh hưởng của đô thị hoá đến việc làm của nông dân như tạo được nhiều cơ hội việc làm mới, thay đổi cơ cấu việc làm, tạo cơ hội kiếm việc làm theo hướng phù hợp với năng lực, khả năng của họ, ĐTH làm tăng thất nghiệp ở một vài bộ phận nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội việc làm cho một số lĩnh vực khác cho người nông dân. Bên cạnh những tích cực, tác giả đã phản ánh một số tiêu cực gây ra do tác động của ĐTH như sự quá tải về dân số, mất cân đối cơ hôi việc làm và việc làm giữa các vùng, tăng sự chênh lệch về các cơ hội giáo dục đào tạo, làm giảm quỹ đất đai nông nghiệp dẫn đến tình trạng người dân phải chuyển đổi mục đích rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Từ đó tác giả đưa ra một số nhóm giải pháp như (1) về chất lượng lao động, (2) nhóm giải pháp về cơ cấu lao động, (3) hỗ trợ chính sách của nhà nước. [42] - Trần Thị Thanh Thuỷ (2017), “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Tỉnh Hưng Yên”, Tác giả luận án đã đưa ra những đóng góp mới của luận án là phân tích hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo việc làm cho 12 nông dân bị thu hồi đất trên 3 khía cạnh cơ bản là hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ cho bên cầu thị trường lao động để tăng khả năng tiếp nhận, hấp thụ lượng lao động để các trung gian này làm cầu nối, xúc tác, thúc đẩy thị trường lao động hoạt động một cách hiệu quả nhất. Tác giả đã đưa ra các 07 giải pháp chính là xây dựng kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm cho người nông dân. Tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất. Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất tham gia vào chương trình xuất khẩu lao động. Hoàn thiện môi trường đầu tư để thúc đẩy phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm. Hỗ trợ phát triển hệ thống đào tạo nghề. [67] Tóm lại, những công trình nghiên cứu nêu trên đã thể hiện một số ưu điểm là đều được tiếp cận một cách bài bản, khoa học dựa trên tổng thể những quy định của Pháp luật hiện hành về đất đai, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong những báo cáo trên đôi khi những giải pháp còn quá xa vời với thực tế, chưa sát với nhu cầu của người dân, hơn nữa khi đánh giá thực trạng còn chưa đầy đủ, thiếu tính khách quan mà chỉ là cảm tính trong quan điểm của tác giả. Những công trình nghiên cứu trên thể hiện luận điểm, luận chứng các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý nhà nước về biến động đất đai, xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động, đô thị hoá, công nghiệp hoá trong thời gian vừa qua, một số nghiên cứu đi sâu phân tích về mức sống, việc làm, thu nhập lao động của nông dân ở một số địa phương trên cả nước. [1] Như vậy, đối với các công trình này, việc nghiên cứu về vấn đề lao động, việc làm được tác giả đề cập trong nghiên cứu đã nêu lên những quan niệm cơ bản, định hướng và kinh nghiệm phát triển về tạo việc làm và giải quyết việc làm, các chính sách tạo sinh kế và thu nhập, ASXH, ... Những nghiên cứu đó đã giúp cho tác giả có được nhiều luận chứng và luận cứ khoa học cũng như thực tiễn khi triển khai nghiên cứu đề tài của mình được thuận lợi hơn. Tuy nhiên các báo cáo trên cần phải tiếp tục nghiên cứu đồng bộ các giải pháp chiến lược của Nhà nước, đa dạng hoá các chính sách hỗ trợ người lao động, đảm bảo chính sách an sinh đối với người lao động bị thu hồi đất và góp phần ổn định trật tự và phát triển xã hội trên địa bàn, những nghiên cứu trên cũng chưa phân tích sâu sắc những cục diện của tình hình biến động và áp lực tạo việc làm cho đối tượng là người lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH trong thời gian qua. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan