Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Vùng đất hà tiên thế kỷ xviii xix...

Tài liệu Vùng đất hà tiên thế kỷ xviii xix

.PDF
164
551
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lâm Trần Thứ VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN THẾ KỶ XVIII- XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lâm Trần Thứ VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN THẾ KỶ XVIII- XIX Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã số: 60 22 03 13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HUỲNH HOA Thành phố Hồ Chí Minh 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và không có trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2014. Tác giả luận văn LÂM TRẦN THỨ LỜI CÁM ƠN Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa lịch sử, Phòng Sau Đại học và quý thầy, cô trong Khoa lịch sử của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập ở trường. Trong thời gian làm và hoàn thành luận văn em đặc biệt nhận được sự quan tâm của TS. Lê Huỳnh Hoa, cám ơn cô đã chỉ bảo tận tình suốt thời gian em thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cám ơn thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học xã hội, trung tâm lưu trữ tỉnh Kiên Giang, thư viện tỉnh Kiên Giang đã giúp đỡ trong quá trình thu thập tư liệu để nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến tập thể trường THPT Bàn Tân Định đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thời gian hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè thân quen, những người luôn bên cạnh chăm sóc giúp đỡ tôi trong thời gian tôi tập trung hoàn thành luận văn. Với khả năng hiểu biết có hạn, chưa có kinh nghiệm trong nghiên cứu, chắc rằng nội dung của luận văn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp, hướng dẫn từ phía thầy, cô. Xin chân thành cám ơn. Lâm Trần Thứ MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, HÀNH CHÍNH CỦA HÀ TIÊN (1700- 1867).......................................................... 10 1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Hà Tiên ...................... 10 1.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 10 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................... 12 1.2. Lược sử vùng đất Hà Tiên (1700- 1867) .............................................. 14 1.2.1. Vùng đất Hà Tiên trước năm 1700................................................. 14 1.2.2. Vùng đất Hà Tiên (1700- 1867) ..................................................... 18 1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Hà Tiên trong phát triển kinh tế ..... 30 Chương 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN (1700- 1867) ......................................................................................... 35 2.1. Hà Tiên một trung tâm kinh tế.............................................................. 35 2.1.1. Nền nông nghiệp đa dạng ............................................................... 35 2.1.2. Hoạt động thủ công nghiệp với nhiều nghề đặc trưng độc đáo ..... 42 2.1.3. Nội- ngoại thương phát triển .......................................................... 51 2.2. Hà tiên một trung tâm văn hóa nổi tiếng .............................................. 64 2.2.1. Văn hóa vật chất ............................................................................. 64 2.2.2. Văn hóa tinh thần ........................................................................... 73 Chương 3. HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ- NGOẠI GIAO CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN VÀ VUA NGUYỄN TRÊN VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN THẾ KỶ XVIII - XIX ................................................................................. 101 3.1. Tình hình ba nước Đại Việt- Chân Lạp- Xiêm La trong thế kỷ XVIII- XIX ................................................................................................ 101 3.1.1. Tình hình Đại Việt........................................................................ 101 3.1.2. Tình hình Chân Lạp...................................................................... 102 3.1.3. Tình hình Xiêm La ....................................................................... 104 3.2. Hoạt động quân sự - ngoại giao của Hà Tiên với Chân Lạp và Xiêm La thế kỷ XVIII- XIX ............................................................................... 107 3.2.1. Với Chân Lạp ............................................................................... 107 3.2.2. Với Xiêm La ................................................................................. 116 3.2.3. Với các nước khác ........................................................................ 125 3.3. Những hệ quả trong mối quan hệ quân sự - ngoại giao của Hà Tiên đối với các nước thế kỷ XVIII- XIX ......................................................... 126 3.3.1. Về kinh tế ..................................................................................... 126 3.3.2. Về văn hóa- xã hội ....................................................................... 130 KẾT LUẬN .................................................................................................. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 139 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Tiên ở cực Tây Nam của lãnh thổ Tổ quốc, sát biên giới Việt Nam Campuchia, cũng được coi là vùng đất biên cương ở cuối đường đất nước. Nơi hội tụ nguồn sinh lực mạnh mẽ của 3 dân tộc Việt- Hoa - Khmer một cách sâu sắc. Hà Tiên là một vùng đất có cảnh quan đặc sắc với rừng nguyên sơ xanh thẳm cùng nhiều cụm núi thấp, hình dáng ngộ nghĩnh, ngoạn mục; hồ nước thơ mộng, dòng sông mênh mang trữ tình và nhất là những dãi bờ xinh đẹp của một vùng biển rộng có nhiều đảo đá kỳ thú. Tất cả tạo nên một Hà Tiên rất riêng về cảnh sắc và lịch sử khiến bao người vừa say mê phong cảnh ở đây vừa lại muốn biết gốc tích vùng đất này một cách tường tận. Hà Tiên ngày nay, dù vẫn là một vùng đất khuất nẻo ở cuối đường đất nước nhưng vẫn hòa chung nhịp điệu phát triển chung của cả nước. Chính vì vậy đó cũng chính là một phần niềm tự hào của người dân Kiên Giang nói riêng và người Việt Nam nói chung. Và dù ở đâu chăng nữa, bất cứ vùng đất nào cũng có quá trình phát triển lịch sử của nó. Hiểu biết đầy đủ và đúng đắn lịch sử của mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam là nhu cầu tự thân của người dân Việt và của sử Việt. Nhìn lại chặng đường hơn 300 năm, Hà Tiên xưa vốn là vùng đất rộng lớn có tên gọi là Mang Khảm hay Phương Thành, trên danh nghĩa thuộc phủ Sài Mạt của Chân Lạp. Cho đến đầu thế kỷ XVII, Hà Tiên vẫn là một vùng đất hoang vu, rừng sác mịt mùng có các tộc người Khmer, người Việt…định cư, sinh sống và phát triển kinh tế ở mức độ nhất định. Đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một người Hoa tên là Mạc Cửu, đã đến định cư khai phá vùng đất Mang Khảm, giữ chức Ốc nha của Chân Lạp; với tài trí của mình, ông đã xây dựng nên một Hà Tiên trù phú bậc nhất lúc bấy giờ. Năm 1708, trước sự quấy phá của quân Xiêm và sự suy yếu của Chân Lạp, Mạc Cửu có 2 một quyết định sáng suốt xin chúa Nguyễn cho sáp nhập Hà Tiên vào lãnh thổ Đại Việt. Rồi từ đó, Mạc Cửu và sau này là con trai kế nghiệp đã luôn trung thành với chúa Nguyễn, quyết lòng xây dựng một Hà Tiên phát triển toàn diện về mọi mặt, cùng với chúa Nguyễn đối phó với giặc ngoại xâm bảo vệ vùng đất xinh đẹp này. Việc Mạc Cửu dâng vùng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình Nam tiến, mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt. Vì vậy có thể coi Hà Tiên là mảnh ghép cuối cùng để có được lãnh thổ của nước ta như ngày nay. Mặc dù trên lý thuyết Hà Tiên chịu sự bảo hộ của chính quyền chúa Nguyễn, nhưng trên thực tế, Hà Tiên giống như một tiểu quốc tự trị. Họ Mạc được chủ động trong tổ chức, quản lý các mặt quân sự, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa ở Hà Tiên. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về những gì mà họ Mạc và cư dân Hà Tiên đã thực hiện góp phần để Hà Tiên trở thành một trung tâm phát triển khá sầm uất và toàn diện ở phía Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, để làm sao cho người dân Hà Tiên nói riêng và Kiên Giang nói chung hiểu rõ hơn về lịch sử vùng đất mình đang ở hiện nay một cách phổ biến. Làm sao để thế hệ thanh niên, nhất là các em học sinh trong các trường phổ thông trong những giờ học lịch sử địa phương được tiếp cận mảng kiến thức lịch sử sinh động và chân xác về Hà Tiên. Tất cả những lý do và trăn trở đó thúc đẩy tôi đi đến quyết định chọn đề tài “Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII- XIX” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nhỏ bé nhưng hữu ích cho quá trình giảng dạy của tôi và những thầy cô dạy sử địa phương ở Hà Tiên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hà Tiên được hình thành gắn với quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ. Vì vậy cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu Nam Bộ đề cập đến Hà 3 Tiên và cả những công trình chỉ nghiên cứu riêng về Hà Tiên; có thể kể đến một số tác phẩm sau: - Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn được Minh Mạng cho biên soạn vào năm 1821, gồm 2 phần: Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép giai đoạn lịch sử từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) đến đời Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777), Đại Nam thực lục chính biên ghi chép giai đoạn từ khi Nguyễn Ánh bôn ba tìm cách khôi phục dòng họ (1777) đến khi Đồng Khánh mất (1889). Bộ sách là tập hợp các ghi chép dưới dạng biên niên về những sự việc cụ thể, những lời nói, việc làm của vua, lời tâu trình của quần thần, việc nội trị, ngoại giao trong đó ghi chép rất rõ về sự quấy phá của Chân Lạp và Xiêm La đối với Hà Tiên và việc họ Mạc phải đối phó như thế nào; đồng thời sách cũng ghi chép rõ điều lệ ngạch thuế cho các thuyền buôn Hà Tiên và các nước lân cận lúc bấy giờ. - Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1841, hoàn thành vào năm 1895 và được khắc in năm 1909. Nội dung chủ yếu là ghi chép về hàng trăm nhân vật lịch sử, được chia thành các mục: hậu phi, hoàng tử, công chúa, chư thần; trong đó các nhân vật quan trọng của vùng đất Hà Tiên như Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ được phản ánh khá rõ. - Đại Nam nhất thống chí - Lục tỉnh Việt Nam quyển XXVI, (dịch giả Nguyễn Tạo), Nha văn hóa Phủ Quốc vụ khanh Sài Gòn tái bản năm 1973, có ghi chép khái quát về vùng đất Hà Tiên như khí hậu, phong tục, thành trì, thổ sản…Ngoài ra sách có nhắc qua việc Mạc Cửu thấy vùng đất này có lái buôn các nước tụ tập buôn bán. - Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, hậu học Lý Việt Dũng dịch và chú giải, Huỳnh Văn Tới hiệu đính và giới thiệu, Nxb tổng hợp Đồng Nai ấn hành. Tác phẩm này viết về Hà Tiên tương đối đầy đủ về vị trí, hình thể, núi sông, sản vật…Qua đó có thể hình dung khái quát bộ mặt Hà Tiên trong các thế kỷ XVIII- XIX. 4 - Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Nguyễn Khắc Thuần dịch và hiệu đính, Nxb Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 2008. Sách đề cập tới ưu thế của Hà Tiên trong phát triển kinh tế và mối quan hệ buôn bán của Hà Tiên với Đàng Ngoài và các nước trong khu vực. Bên cạnh nguồn sử liệu gốc còn một số sách thông sử và công trình biên khảo cũng đề cập đến Hà Tiên trong giai đoạn này; có thể nêu một số công trình tiêu biểu như sau: - Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ của Huỳnh Lứa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1987. Trong tác phẩm, tác giả trình bày một cách rõ nét quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Nội dung sách có đề cập đến vùng đất Hà Tiên trong quá trình khai hoang vùng đất Nam Bộ. - Việt sử xứ Đàng Trong 1588-1777 của Phan Khoang, Nxb Văn học Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001 cũng có nêu lên sự trao đổi buôn bán qua lại và mối quan hệ ngoại giao của Hà Tiên với các nước lúc đó. - Tác phẩm Lịch sử khẩn hoang miền Nam Việt Nam của Sơn Nam, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1973 cũng đề cập qua vấn đề an ninh, chính trị của Hà Tiên; đồng thời cũng có nội dung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với hoạt động ngoại thương và ngoại giao vùng đất này. - Và khi nói đến Hà Tiên không thể không đề cập đến tác phẩm Hà Tiên trấn Hiệp trấn của Nguyễn Văn Nguyên, Nxb Thế giới Hà Nội ấn hành năm 2006. Cho dù sách có một số hạn chế là chưa xác định rõ niên đại Mạc Cửu đến lập nghiệp ở đất Mang Khảm (cho rằng đó là năm 1671), trong khi nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt thì lại xác định là năm 1700…Tuy nhiên sách đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng giúp người đọc hiểu đúng về họ dòng Mạc, về vùng đất Hà Tiên nói riêng và cả xứ Đàng Trong nói chung trong các thế kỷ XVII- XIX. 5 - Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt có nhiều công trình nghiên cứu về Hà Tiên, đặc biệt là tác phẩm Nghiên cứu Hà Tiên do Tạp chí Xưa và Nay cùng Nxb Trẻ ấn hành năm 2008. Đây là công trình chuyên khảo rất có giá trị về vùng đất Hà Tiên với tập hợp gồm 35 bài khảo cứu - đính chính tư liệu liên quan đến Hà Tiên. Nhưng rất tiếc trong công trình này tác giả Trương Minh Đạt không đề cập gì tới vấn đề phát triển kinh tế vùng đất Hà Tiên. - Một công trình khác là tác phẩm Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Hà Tiên (Kiên Giang- Minh Hải) do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1999 của tác giả Nguyễn Đình Đầu. Dựa trên nguồn tài liệu quý giá là 35 tập, gồm 144 quyển địa bạ của tỉnh Hà Tiên được triều Nguyễn lập năm 1836; tác giả đã miêu tả kỹ lưỡng, chính xác địa lí lịch sử Hà Tiên, địa bàn từng huyện của tỉnh, thống kê diện tích điền thổ của các xã thôn. Tác phẩm này đã góp phần căn bản vào việc tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tiên thế kỷ XIX. Ngoài ra còn có các luận văn, luận án, báo cáo của các tác giả nghiên cứu về Hà Tiên như: - Luận án tiến sĩ sử học của Nguyễn Thùy Dương về Kinh tế Rạch GiáHà Tiên thời Pháp thuộc (1867-1939). Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về Hà Tiên ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX. - Luận văn thạc sĩ sử học của Trần Việt Nhân Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (thế kỷ XVII-XIX) đề cập một cách tập trung hoạt động kinh tế ngoại thương của Hà Tiên. - Báo cáo của Nguyễn Diệp Mai về Thực trạng một số nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Kiên Giang và định hướng bảo tồn, phát huy đề cập chủ yếu đến các nghề truyền thống của Kiên Giang. Bên cạnh đó, có thể tìm thấy nhiều bài chuyên khảo về vùng đất Hà Tiên như: 6 - Bài viết Mạc Cửu trong cuộc mở mang khai hóa trấn Hà Tiên của Trương Minh Đạt đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số 316 năm 2008. Trong công trình, tác giả đã trình bày nhiều ý kiến mới; làm nổi bật vai trò, công lao mở mang khai hóa trấn Hà Tiên xưa của Mạc Cửu. - Bài báo Nam Bộ Việt Nam - Môi trường kinh tế biển và mối quan hệ với các quốc gia khu vực thế kỷ XVII- XVIII của tác giả Nguyễn Văn Kim đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1 năm 2006 đã phản ánh nhiều chi tiết liên quan đến việc buôn bán ở Hà Tiên trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực, nhất là đối với Xiêm. - Bài viết Hà Tiên trong lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XVIII của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu, đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số 314 năm 2008 cũng đề cập đến Hà Tiên nhưng tập trung ở sự kiện Mạc Cửu xin dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn. - Tham luận Vị trí và vị thế của Nam Bộ thế kỷ XVII- XIX của PGS.TS. Trần Thị Mai trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Văn hoá phi vật thể người Việt miền Tây Nam bộ năm 2010. Trong tham luận, tác giả đã đề cập tới vị thế của Nam Bộ đối với quốc gia và quốc tế trong việc củng cố nến độc lập cũng như tạo thế và lực thúc đẩy giao lưu kinh tế. Có thể nói, trên đây là những bài viết cung cấp nhiều luận điểm quan trọng, giúp luận văn tiếp tục phát triển để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, do đặc thù lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên gắn với tên tuổi của một số nhân vật như các Chúa Nguyễn, vua Nguyễn và Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ nên cũng có các công trình, ấn phẩm nghiên cứu không chỉ vùng đất mà cả con người Hà Tiên như: Nhân vật chí Việt Nam của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2009. Nhìn chung, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hà Tiên được công bố nhưng điểm quá lịch sử nghiên cứu, tôi nhận thấy chưa có công trình 7 nào nghiên cứu một cách hệ thống và tập trung về vùng đất Hà Tiên ở các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị, ngoại giao… Vì vậy, kết hợp với các lý do đã trình bày ở trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII- XIX” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 1. Góp phần phục dựng lại bức tranh toàn cảnh của vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao. 2. Làm rõ thêm vai trò của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong công cuộc mở cỏi về phương Nam. Đồng thời cũng khắc họa những đóng góp của họ Mạc trong việc xây dựng và phát triển Hà Tiên thế kỷ XVIII, XIX 3. Cuối cùng bước đầu sử dụng kết quả nghiên cứu để giảng dạy lịch sử địa phương Hà Tiên, để giáo dục lòng tự hào và ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của Hà Tiên nói riêng và của quốc gia nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất Hà Tiên trong thời gian và không gian cụ thể được xác định như sau: Không gian nghiên cứu là vùng đất Hà Tiên xưa tức là vùng đất gồm Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu ngày nay. Thời gian nghiên cứu có giới hạn từ đầu thế kỷ XVIII với mốc thời gian bắt đầu là năm 1700, khi Mạc Cửu đến khai phá Hà Tiên và mốc kết thúc là năm 1867 khi Hà Tiên rơi vào tay Pháp. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu - Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIIXIX” tác giả đã tiếp cận các nguồn tài liệu sau: + Nguồn tài liệu chính sử Việt Nam từ thời Phong kiến đến nay và các sách chuyên khảo ghi chép về quá trình mở đất phía Nam, mối bang giao của 8 Đại Việt với các nước láng giềng có liên quan đến đề tài. + Các tác phẩm, các bài nghiên cứu của các sử gia Việt Nam hiện đại đề cập đến những hoạt động về mọi mặt của Nam Bộ và Hà Tiên. + Các tạp chí trong nước, luận văn, luận án liên quan đến đề tài. + Các tư liệu được khai thác từ internet. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh để tiến hành nghiên cứu. Cụ thể : Phương pháp lịch sử là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn, vận dụng phương pháp này là dựa trên những sử liệu lịch sử và thời gian lịch sử, bối cảnh lịch sử để xem xét và phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII, XIX và trước đó một ít. Phương pháp logic dùng để nghiên cứu Hà Tiên thông qua việc hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, qua đó đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về mặt khoa học của vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp liên ngành được dùng để khai thác các nguồn tư liệu, kế thừa kết quả của các ngành khoa học khác. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp quan sát thực tiển, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6. Những đóng góp mới của luận văn Tác giả không có tham vọng lớn lao chỉ đặt mục tiêu vừa phải và hy vọng góp phần nhỏ bé của mình như sau : - Từ những hiểu biết tổng quát về vùng đất Hà Tiên lúc bấy giờ có thể nhận thức và xác định vị trí và vị thế của Hà Tiên đối với sự phát triển của đất nước và cả khu vực. - Bước đầu cung cấp có hệ thống những hiểu biết về vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII- XIX trên các lĩnh vực chủ yếu để góp phần nhận thức tính chất 9 “trung tâm” của Hà Tiên trong quá khứ ở mức độ “tương đối”. - Giới thiệu kết quả nghiên cứu của đề tài như là nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương Hà Tiên trước và cả sau này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương. Chương 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, HÀNH CHÍNH CỦA HÀ TIÊN (1700- 1867) 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hà Tiên. 1.2. Lược sử vùng đất Hà Tiên. Chương 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ VĂN HÓA VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN (1700- 1867) 2.1. Hà Tiên một trung tâm kinh tế. 2.2. Hà tiên một trung tâm văn hóa nổi tiếng. Chương 3. HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ- NGOẠI GIAO CỦA CHÚA NGUYỄN VÀ CÁC VUA NGUYỄN TRÊN VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN THẾ KỶ XVIII- XIX 3.1. Tình hình ba nước Đại Việt- Chân Lạp- Xiêm La trong thế kỷ XVIII- XIX 3.2. Hoạt động quân sự- ngoại giao của Hà Tiên với Chân Lạp và Xiêm La thế kỷ XVIII- XIX. 3.3. Những hệ quả trong mối quan hệ quân sự- ngoại giao của Hà Tiên đối với Chân Lạp và Xiêm La thế kỷ XVIII- XIX.. 10 Chương 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, HÀNH CHÍNH CỦA HÀ TIÊN (1700- 1867) 1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Hà Tiên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Hà Tiên xưa là vùng đất rộng lớn bao gồm cả tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và một phần của tỉnh An Giang và Sóc Trăng ngày nay. Và giờ đây Hà Tiên là một thị xã của tỉnh Kiên Giang, năm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, phía Đông và phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây giáp biển Tây, phía Bắc giáp Camphuchia. Có đường biên giới trên đất liền dài 13,7 km, đường bờ biển dài 26 km. Thị xã Hà Tiên là một dải đất hẹp nằm ven biển, với đầy đủ các dạng địa hình: vũng, vịnh, đồng bằng, núi, sông, hang động, hải đảo...tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Sông Giang Thành bắt nguồn từ Campuchia, chảy vào khu vực Hà Tiên, dài khoảng 23 km, sông đổ vào vũng Đông Hồ với chiều rộng cửa sông trên 200 m. Sông Giang Thành nối liền với kênh Vĩnh Tế tạo nên tuyến đường thủy quan trọng từ thị xã Châu Đốc đến thị xã Hà Tiên, ngoài ra còn có sông Tô Châu và kênh Hà Tiên - Rạch Giá. Các ngọn núi trên địa bàn thị xã hầu hết đều là những thắng cảnh như: núi Tô Châu, núi Đá Dựng, núi Bình San, núi Thạch Động...Ven biển Hà Tiên có nhiều bãi biển đẹp như: bãi biển Lộc Trĩ (bãi biển Mũi Nai). Ngoài khơi có quần đảo Hải Tặc với nhiều đảo đẹp. Hà Tiên với nhiều cảnh đẹp (Hà Tiên thập vịnh) đã là đề tài xướng họa của Tao đàn Chiêu Anh Các dưới thời Đô đốc Mạc Thiên Tứ cai quản xứ sở này. Đây là vùng “đất mới” theo đúng nghĩa của nó và về mặt địa mạo, là một đồng bằng rìa châu thổ. “Bản thân vùng đất này là một bán đảo ngày càng thon về phía nam đến mức chỉ còn là một mũi đất nhọn hoắt có nhiều vụng biển ăn sâu vào đất liền làm cho chiều ngang giữa thân chỉ còn rộng chừng vài chục kilomet” [58, tr 279]. 11 Hà Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ở đây có những đặc điểm chính như sau: Số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến 7,5 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ trung bình 150 - 160 kcal/cm² năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 23,9°C, thường rơi vào khoảng tháng 12, tháng 1; nhiệt độ cao nhất là 30,20C, thường rơi vào tháng 4, tháng 5. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất có lần đo được là 14,8°C, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là 37,6°C. Độ ẩm trung bình 81,9%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm. Gió có 2 hướng chính là gió mùa Đông Bắc mang theo thời tiết se lạnh; gió mùa Tây Nam mang theo thời tiết nóng, ẩm và mưa giông , ít xảy ra bão ảnh hưởng trực tiếp, có độ ẩm trung bình hàng năm từ 80- 82%. Về thủy văn với biên độ triều cường đạt 1,1m; biến thiên từ 0,5 đến 1m biên độ triều kém từ 0,2 đến 0,5m. Chế độ hải văn ở đây có nhiều sông lớn như sông Cái Lớn, Cái Bé, Giang Thành và nhiều sông rạch nhỏ không chỉ có vai trò điều tiết khí hậu trong vùng, giá trị trong thủy lợi, giao thông mà còn có giá trị kinh tế biển. Địa hình của Hà Tiên rất đa dạng bao gồm đồng bằng, núi, biển, đầm, quần đảo… có nhiều núi thấp như núi Đại Tô Châu (cao 178m), núi Hòn Sóc (cao 187m), núi Hòn Đất (cao 260m), núi Vân Sơn, núi Địa Tạng…Trong vịnh Thái Lan, có hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ như Hòn Tre, hòn Thổ Châu, hòn Chông, hòn Rai, hòn Mấu, hòn Nam Du... Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất với 566 km vuông, dài 50km, chiều ngang rộng nhất là 29 km, trên đảo có dãy núi Tà Lơn với những ngọn cao như Hàm Rồng (cao 365m), núi Chúa (cao 603m), núi Mắt Quỷ (cao 360m). Điều kiện tự nhiên nêu trên tạo cho Hà Tiên có thể phát triển kinh tế đa dạng. Mặt khác, điều kiện địa hình và khí hậu 12 nóng ẩm tạo cơ sở tự nhiên để Hà Tiên có thể phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng, cây trồng vật nuôi phong phú, góp phần thuận lợi để phát triển kinh tế. 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Hà Tiên là vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên đất: Đất Hà Tiên chủ yếu là đất phù sa trẻ, đất thịt pha sét, giàu chất hữu cơ và được đánh giá là một nhân tố chủ lực không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp của vùng đất Hà Tiên. Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất mặn, đất phèn. Nhóm đất này thường thấy ở vùng Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá- Hà Tiên. Tuy nhiên muốn khai thác trồng trọt cư dân ở đây phải làm tốt việc tiêu thoát phèn mặn. Tạo hóa đã giúp sức cho họ vì nơi đây biên độ triều lớn nên việc tiêu thoát nước cũng có phần dễ dàng. Riêng vùng U Minh lại có loại đất than bùn dày từ 2 đến 5m, “được cấu tạo bằng xác thực vật như sú, vẹt, bần, mắm, trải qua hàng triệu năm đã bị chôn vùi ở đây trong một lớp bùn lỏng” [58, tr 285]. Vì có nhiều đất than bùn nên ở Hà Tiên rừng mọc bạt ngàn. - Tài nguyên rừng: Rừng Hà Tiên có nhiều nhất ở vùng U Minh và đảo Phú Quốc. Rừng U Minh là khu rừng rộng lớn nằm giữa sông Cái Lớn ở phía Bắc và sông Ông Đốc ở phía Nam, diện tích rộng đến 190.000 ha. Cây tràm là cây thống trị trong khu rừng rộng lớn này, tràm có thân cao từ 10 - 20m tạo ra một kiểu rừng thuần nhất chỉ mọc sau rừng Sú Vẹt. Vào mùa hè, hoa tràm nở trắng xóa mời gọi vô số những đàn ong dại đến hút nhụy làm mật, vì vậy U Minh có nghề “ăn ong” nổi tiếng khắp vùng. Mật tràm ngon có tiếng, “Người ta cho rằng cây tràm có tác dụng làm khô cạn đầm lầy và hương tràm góp phần làm cho khí hậu trong vùng trở nên trong sạch hơn” [58, tr 285]. Bản thân cây tràm là một cây thuốc quý, gỗ tràm trắng và mịn được dùng trong xây dựng và trang trí. 13 Còn rừng ở Phú Quốc chủ yếu phân bố ở phía Bắc của đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn, trải dài từ 10°12' đến 10°27' vĩ Bắc và từ 103°50' đến 104°04' kinh Đông. Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp. Rừng Phú Quốc có nhiều động vật, đáng kể nhất là chim, vịt trời, ngỗng trời, giang, sếu…vì vậy nơi đây trở thành một khu dự trữ sinh thái. Không ở nơi đâu có những sân chim rộng như ở Cà Mau, Rạch Giá “Riêng ở Cà Mau có các sân chim vào loại lớn nhất: đấy là sân chim Tân Hương và sân chim Ngọc Hiển…các sân chim này có đến 40 loài làm tổ” [58, tr286]. Rừng ở Phú Quốc nói riêng, ở Hà Tiên nói chung có vai trò quan trọng trong giữ nguồn nước ngọt cho đảo Phú Quốc, bảo vệ môi trường sinh thái cho bán đảo Cà Mau và là nguồn lợi tự nhiên có giá trị kinh tế cao. -Tài nguyên nước: Hà Tiên có nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá. Toàn vùng Hà Tiên có nhiều con sông chảy qua: sông Cái Lớn (60km), sông Cái Bé (70km) và sông Giang Thành (27,5km). Ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch, chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ, phục vụ giao thông đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô. Ở Hà Tiên, nước ngọt ở trong toàn khu vực nằm rất sâu. Do đó, người dân chủ yếu dùng nước trên mặt và nước mưa, vì vậy mùa khô sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cấy lúa. Tuy nhiên, vùng Rạch Giá- Hà Tiên thì có phần thuận lợi hơn, vì vậy ở đây đã hình thành nên vùng trồng lúa phát triển nhất vùng nhờ mạng lưới kênh đào khá dày đặt giúp cho sự quần cư và trồng trọt được dễ dàng. Hà Tiên nhận nước ngọt cung cấp từ sông Hậu qua kênh Vĩnh Tế, sông Giang Thành, kênh Rạch Giá - Hà Tiên. - Tài nguyên biển: Nhờ biển mà Hà Tiên thu hoạch được nhiều hải sản từ các vùng biển khơi, trong các vụng và dải ven bờ. Dọc theo kênh Rạch Giá 14 cũng có thể thấy sự giàu có đó. Vùng Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau quanh năm đầy những đàn cá lớn gồm: đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu, lụa, ngọc trai, bào ngư, mực…, Riêng biển Phú Quốc còn có các rặng san hô, bên trong có các loài họ cá Mú, họ cá Bướm và nhiều loài có giá trị kinh tế khác. - Các tài nguyên khác: Hà Tiên là một trong những vùng đất ở Nam Bộ có nguồn đá vôi khá phong phú, không những có giá trị về sản xuất vật liệu xây dựng mà còn tạo ra những hang động và những thắng cảnh đẹp. Đá vôi ở Hà Tiên được khai thác từ hơn 20 ngọn núi, phân bố trên một không gian kéo dài tới 35km dọc bờ biển, có trữ lượng lớn. Chất lượng đá vôi tương đối tốt vì thế sau này thực dân Pháp đã cho lập nhà máy sản xuất xi măng tại hà Tiên. Ngoài ra, cấu tạo các mỏ đá không phức tạp, dễ khai thác. Lại thêm đất sét để sản xuất xi măng phân bố trên diện rộng, có trữ lượng lớn, đảm bảo lâu dài cho sản xuất xi măng. Bên cạnh đó là đất sét làm gốm sứ chủ yếu phân bố trên đảo Phú Quốc, là nguyên liệu tiềm năng cho ngành gốm sau này. Tóm lại, vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Hà Tiên có nhiều điểm thuận lợi để phát triển kinh tế. Phân bố tự nhiên, sinh thái này cũng dường như gắn chặt với quá trình lịch sử lâu đời của vùng đất. Quá trình lịch sử của Hà Tiên thế kỷ XVIII, XIX sẽ được tìm hiểu tổng quan dưới đây. 1.2. Lược sử vùng đất Hà Tiên (1700- 1867) 1.2.1. Vùng đất Hà Tiên trước năm 1700 Những di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Óc Eo do nhà khảo cổ Malleret của Pháp khai quật hồi thập niên 1940 cho thấy vùng đất Hà Tiên xưa là một trung tâm, có thể là một đô thị vừa là một thương cảng quan trọng của vương quốc Phù Nam. Óc Eo hiện nay nằm trong tỉnh An Giang, ở chân núi Ba Thê, cách biển hơn 20 km. Địa bàn của vương quốc Phù Nam trải rộng cả vùng Đồng Nai Cửu Long qua tận Campuchia trong khoảng thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ VII của thiên niên kỷ thứ nhất. Dấu tích của vương quốc Phù
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan