Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại v...

Tài liệu Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại việt nam

.DOC
147
573
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI LÊ ĐÌNH KHẢN XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO DUY TRÌ VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN CHĂN NUÔI LÊ ĐÌNH KHẢN XÁC ĐỊNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO DUY TRÌ VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ LAI NUÔI THỊT TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62. 62. 01. 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Bùi Quang Tuấn 2. GS.TS. Vũ Chí Cương HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo của các thầy cô. Đồng thời tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của vợ, con, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp hoàn thành luận án này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc tới các thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Chí Cương Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, PGS.TS. Bùi Quang Tuấn giảng viên cao cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hai thầy đã dành nhiều công sức, thời gian hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo Viện Chăn nuôi, các thầy cô giáo của Viện, các cán bộ viên chức của phòng Đào tạo và Thông tin, Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn vật nuôi đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tới GS. TS. Vũ Chí Cương, chủ dự án ACIAR-LPS/2008/049 phía Việt Nam đã cho phép tôi được sử dụng một phần kết quả của dự án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ viên chức của Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Và tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể gia đình, bố, mẹ, vợ, con, các anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Lê Đình Khản ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục bảng biểu vii Danh mục sơ đồ hình x Danh mục các chữ viết tắt xii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2 4.1. Về mặt khoa học 2 4.2. Về thực tiễn 2 5. Những đóng góp mới của luận án 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản 3 1.2. Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho bò 4 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì 4 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu nhu cầu năng lượng cho tăng trọng 6 1.3. 7 Nhu cầu năng lượng cho bò thịt và các yếu tố ảnh hưởng 1.3.1. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và các yếu tố ảnh hưởng 7 1.3.2. Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng và các yếu tố ảnh hưởng iii 14 1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 16 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 16 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 24 1.5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NGHIÊN CỨU 25 CHƯƠNG II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Nghiên cứu 1: Xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm) của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 27 2.1.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 27 2.1.2. Gia súc 27 2.1.3. Bố trí thí nghiệm 27 2.1.4. Thức ăn và khẩu phần 28 2.1.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 29 2.1.6. Phương pháp phân tích thành phần hóa học 31 2.1.7. Tính toán và xử lý số liệu 31 2.2. Nghiên cứu 2: Xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng (MEg) của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 32 2.2.1. Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất để ước tính nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng (MEg) 32 2.2.2. Phân tích bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai để ước tính nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng (MEg) 2.3. 33 Nghiên cứu 3: So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì, tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam với các nhu cầu tương đương của Thái Lan 34 2.3.1. So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất với các nhu cầu tương đương của Thái Lan iv 35 2.3.2. So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì, tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai với các nhu cầu tương đương của Thái Lan 2.4. 40 Nghiên cứu 4: Kiểm chứng các kết quả xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì, tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam bằng các thí nghiệm trong thực tế 41 2.4.1. Thí nghiệm bổ sung keo dậu nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết quả về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 42 2.4.2. Thí nghiệm bổ sung lá dâu tằm nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết quả về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 45 2.4.3. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung bột củ sắn có hoặc không bổ sung khô dầu lạc đến năng suất vỗ béo của bò Lai Sind để kiểm chứng kết quả về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 47 CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. 51 Kết quả nghiên cứu 1: Xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (MEm) của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 51 3.1.1. Kết quả 51 3.1.2. Thảo luận 53 3.2. Kết quả nghiên cứu 2: Xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng (MEg) của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 59 3.2.1. Kết quả 59 3.2.2. Thảo luận 62 v 3.3. Kết quả nghiên cứu 3: So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì, tăng trọng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam với các nhu cầu tương đương của Thái Lan 64 3.3.1. So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất với các nhu cầu tương đương của Thái Lan 64 3.3.2. So sánh nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì, tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam xác định được trong bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai với các nhu cầu tương đương của Thái Lan 3.4. 78 Kết quả nghiên cứu 4: Kiểm chứng các kết quả xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì, tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam bằng các thí nghiệm trong thực tế 94 3.4.1. Kết quả của thí nghiệm bổ sung keo dậu nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết quả về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 94 3.4.2. Kết quả thí nghiệm bổ sung lá dâu tằm nuôi vỗ béo bò để kiểm chứng kết quả về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 96 3.4.3. Kết quả thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung bột củ sắn có hoặc không bổ sung khô dầu lạc đến năng suất vỗ béo của bò Lai Sind để kiểm chứng kết quả về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và nhu cầu năng lượng cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 98 3.4.4. Thảo luận 99 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 103 4.1. 103 Kết luận vi 4.2. Đề nghị 103 Tài liệu tham khảo 104 Phụ lục122 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phương trình dùng để tính năng lượng thuần cho duy trì (Mj/ngày) trong bốn hệ thống dinh dưỡng 8 Bảng 1.2. Phương trình sử dụng để tính nhu cầu năng lượng thuần cho tăng trọng 14 Bảng 1.3. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của bò thịt từ bốn hệ thống dinh dưỡng và từ các nghiên cứu của Viện Nông nghiệp, Thực phẩm và Sinh học (AFBI -Agri-food and Biosciences, Northern Ireland, dẫn theo Cottrill và cs., 2010) sử dụng số liệu từ buồng hô hấp 17 Bảng 1.4. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và năng lượng thuần cho duy trì ở bò thịt được công bố trên thế giới từ 1989 19 Bảng 2.1. Thành phần hóa học (%) và giá trị năng lượng trao đổi (Mj/kg) của thức ăn 29 Bảng 2.2. Tổng hợp bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất 33 Bảng 2.3. Tổng hợp bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai 33 Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 42 Bảng 2.5. Tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm 43 Bảng 2.6. Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm nuôi dưỡng bổ sung lá dâu tằm 46 Bảng 2.7. Tỷ lệ các nguyên liệu thức ăn và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thí nghiệm 46 Bảng 2.8. Sơ đồ và khẩu phần thí nghiệm 48 Bảng 2.9. Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 48 Bảng 2.10. Thành phần nguyên liệu hỗn hợp thức ăn tinh sử dụng trong thí nghiệm 49 viii Bảng 3.1. Số liệu trao đổi năng lượng từng cá thể bò nuôi duy trì và trao đổi đói 51 Bảng 3.2. Giá trị trung bình về trao đổi năng lượng của bò nuôi duy trì (nhiệt sản xuất ra) và trao đổi cơ bản (nhiệt sản xuất lúc đói) 53 Bảng 3.3. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng của bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất 59 Bảng 3.4. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng của bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai 60 Bảng 3.5. So sánh tăng trọng trung bình hàng ngày theo công thức và tăng trọng trung bình hàng ngày thực trong nghiên cứu 62 Bảng 3.6. Giá trị năng lượng trao đổi ăn vào ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất tại Việt Nam với giá trị năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan 65 Bảng 3.7. Giá trị năng lượng trao đổi cho duy trì ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất tại Việt Nam với giá trị năng lượng trao đổi cho duy trì lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan 68 Bảng 3.8. Giá trị năng lượng trao đổi cho tăng trọng ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ nhất tại Việt Nam với giá trị năng lượng trao đổi cho tăng trọng lý thuyết của bò thịt ở Thái Lan 74 Bảng 3.9. Giá trị năng lượng trao đổi ăn vào (MEI) của bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai và MEI lý thuyết của các giống bò thịt ở Thái Lan 79 Bảng 3.10. Phân tích phương sai cho các phương trình hồi qui 3.9; 3.10 và 3.11 82 Bảng 3.11. Giá trị năng lượng trao đổi cho duy trì (ME m) ở bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai tại Việt Nam và (ME m) lý thuyết ở các giống bò thịt tại Thái Lan 83 ix Bảng 3.12. Giá trị nhu cầu năng lượng trao đổi cho tăng trọng (MEg) của bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai tại Việt Nam và MEg lý thuyết của các giống bò thịt ở Thái Lan 86 Bảng 3.13. Tăng trọng giữa bộ số liệu vỗ béo bò thứ hai tại Việt Nam và tăng trọng lý thuyết của các giống bò thịt ở Thái Lan 90 Bảng 3.14. Nhu cầu năng lượng trao đổi cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 93 Bảng 3.15. Kết quả tính nhu cầu duy trì theo nhu cầu tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam 95 Bảng 3.16. Kết quả kiểm chứng nhu cầu ME cho duy trì và tăng trọng theo nhu cầu của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong thí nghiệm sử dụng lá dâu tằm* 97 Bảng 3.17. Kết quả kiểm chứng nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong thí nghiệm bổ sung bột củ sắn có hoặc không bổ sung khô dầu lạc 99 x DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH Đồ thị 1.1. Quan hệ giữa khối lượng bò đực và nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì tính theo bốn hệ thống dinh dưỡng Đồ thị 1.2. Quan hệ giữa khối lượng bò đực và năng lượng trao đổi cho tăng trọng tính từ bốn hệ thống dinh dưỡng Đồ thị 1.3. 18 Hồi quy giữa tăng trọng lý thuyết và năng lượng trao đổi ăn vào thực tế Đồ thị 3.2. 15 Quan hệ giữa lượng năng lượng trao đổi ăn vào và cân bằng năng lượng ở bò thịt Đồ thị 3.1. 9 61 Hồi quy giữa năng lượng trao đổi ăn vào với nhu cầu năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của bò Brahman Thái Lan Đồ thị 3.3. 66 Hồi quy giữa năng lượng trao đổi ăn vào với nhu cầu năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của bò địa phương Thái Lan Đồ thị 3.4. 67 Hồi quy giữa năng lượng trao đổi ăn vào với nhu cầu năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của bò lai Brahman Thái Lan Đồ thị 3.5. 67 Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết cho bò Brahman Thái Lan Đồ thị 3.6. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết cho bò địa phương Thái Lan Đồ thị 3.7. 76 Tương quan hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết cho bò lai Brahman Thái Lan Đồ thị 3.8. 76 77 Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết trong nghiên cứu vỗ béo của chúng tôi xi 77 Đồ thị 3.9. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi ăn vào với tổng nhu cầu năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của bò Brahman Thái Lan 80 Đồ thị 3.10. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi ăn vào với tổng nhu cầu năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của địa phương Thái Lan 81 Đồ thị 3.11. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi ăn vào với tổng nhu cầu năng lượng trao đổi ăn vào lý thuyết của bò lai Brahman Thái Lan 81 Đồ thị 3.12. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết cho bò Brahman Thái Lan 88 Đồ thị 3.13. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết cho bò địa phương Thái Lan 88 Đồ thị 3.14. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết cho bò lai Brahman Thái Lan 89 Đồ thị 3.15. Hồi quy giữa tăng trọng với tổng năng lượng trao đổi lý thuyết với nghiên cứu 3.2 của chúng tôi xii 89 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADF ADG AFBI Xơ không tan trong môi trường a xít (Acid detergent fiber) Tăng trọng trung bình hàng ngày (Average daily gain) Viện sinh học, thực phẩm và nông nghiệp, Bắc Ailen AFFRC (Agriculture, food biotechnology Institude Ban thư ký, ủy ban nghiên cứu nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề cá AFRC (Agriculture, forestry và fisheries reseach council secreteriat) Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp và lâm nghiệp ARC Ash BW BW0,75 (Agriculture, forestry reseach council) Hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ (National resach council) Khoáng tổng số (Total ash) Khối lượng (Body weight) -LW0,75 CF CP CRD Cs DE DM DMI EB EBG Khối lượng trao đổi (Metabolic body weight -Metabolic weight) Xơ thô (Crude fiber) Protein thô (Crude protein) Thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely rendomized design) Cộng sự Năng lượng tiêu hóa (Digestible energy) Chất khô (Dry matter) Chất khô ăn vào (Dry matter intake) Cân bằng năng lượng (Energy blance) Tăng trọng tính theo khối lượng không có chất chứa ở đường tiêu hóa EBW EE FCR FHP FM FUEU (Empty body weight gain) Khối lượng không có chất chứa ở đường tiêu hóa (Empty body weight) Mỡ thô (Este extract) Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed conversion ratio) Nhiệt sản xuất lúc đói (Fasting heat production) Trao đổi đói (Fasting metabolism) Năng lượng thải ra qua nước tiểu ở trạng thái đói GE GP24 HI HP INRA (Fasting urinary nergy utput) Năng lượng thô (Gross energy) 24 giờ ủ thức ăn với dịch dạ cỏ (24 hours gas production) Năng lượng gia nhiệt của khẩu phần thức ăn (Heat Increment) Nhiệt sản xuất ra (Heat production) Viện nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Pháp km (National Institute of Agricultural Research of France) Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho duy trì xiii kg kl kf ME MEg MEI MEm Mean Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng trọng Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho tiết sữa Hệ số sử dụng năng lượng trao đổi cho nuôi thai Năng lượng trao đổi (Metabolizable energy) Năng lượng trao đổi cho tăng trọng (Metabolizable energy for growth) Năng lượng trao đổi ăn vào (Metabolizable energy intake) Năng lượng trao đổi cho duy trì (Metabolizable energy for maintenance) Giá trị trung bình N NDF NE NEg NEI NEm NRC NTl OM R2 SD SE PDI SCA TB TCVN TDN THI TKL TMR TN UFL Ni tơ Xơ không tan trong môi trường trung tính (Neutral detergent fiber) Năng lượng thuần (Net energy) Năng lượng thuần cho tăng trọng (Net enery for growth) Năng lượng thuần của thức ăn ăn vào (Net energy intex) Năng lượng thuần cho duy trì (Net enery for maintenance) Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ (National research council) Nghiệm thức Chất hữu cơ (Organic matter) Hệ số xác định Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn (Standard error) Protein tiêu hóa ở ruột non (Digestible protein in small intestine) Tiểu ban nông nghiệp (Sub commitee for agriculture) Trung bình Tiêu chuẩn Việt Nam Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (Total of digestible nutrients) Chỉ số ẩm nhiệt (Temperature humidity index) Tăng trọng Khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (Total mixed ration) Thí nghiệm Đơn vị thức ăn cho tạo sữa xiv MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việc xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc nói chung cũng như cho bò thịt nói riêng ở nước ta chủ yếu dựa theo các hệ thống tiêu chuẩn của nước ngoài như: ARC (1980), AFRC (1993), INRA (1989), SCA (1990), NRC (2000)... Trong đó, nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì (Metabolizable energy for maintenance: MEm) trong các hệ thống năng lượng được sử dụng hiện nay tại châu Âu và Bắc Mỹ được tính toán trên cơ sở các số liệu của các thí nghiệm đo trao đổi nhiệt. Ví dụ, trong hệ thống năng lượng trao đổi (Metabolizable energy: ME) của ARC (1980), nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (Net enery for maintenance: NEm) được tính toán dựa trên các số liệu về trao đổi đói (Fasting metabolism: FM) cộng với năng lượng thải ra qua nước tiểu ở trạng thái đói (Fasting urinary energy utput), ở bò đực thiến giống chuyên dụng thịt và bò cái sữa không chửa cho ăn hạn chế một thời gian dài (thường là ở mức duy trì). Tuy nhiên, việc áp dụng nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì cũ ở bò thịt hiện không còn chính xác nữa, một số nước như Anh, Mỹ và cả Châu Âu đang hiệu chỉnh để có hệ thống mới. Ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây thường áp dụng nhu cầu năng lượng (cho duy trì và tăng trọng) của các nước trên thế giới, cho đến nay chưa có số liệu về nhu cầu năng lượng duy trì, nhu cầu tăng trọng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Việc xác định các nhu cầu này là rất cần thiết và cấp bách, có tính khoa học và thực tiễn cao trong sản xuất hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định được nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam. 1 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam được tiến hành trên bò đực Lai Sind và bò đực lai nuôi thịt các giống Droughtmaster, Red Angus, Brahman với bò cái Lai Sind nuôi ở các vùng khác nhau với các điều kiện sinh thái, khí hậu thời tiết và chế độ dinh dưỡng khác nhau. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 4.1. Về mặt khoa học Kết quả luận án là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng và cân đối năng lượng trong khẩu phần của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam nhằm đảm bảo tiết kiệm được thức ăn, đem lại lợi nhuận cho người chăn nuôi bò lai nuôi thịt tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu năng lượng trao đổi cho độ tuổi nhỏ hơn của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam và các nhu cầu ME cho nuôi thai, tiết sữa ở bò cái lai nuôi thịt. Kết quả này cũng là tài liệu tham khảo có giá trị khoa học cho giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. 4.2. Về thực tiễn Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo có ích cho các doanh nghiệp, chủ trang trại, người chăn nuôi trong xây dựng các khẩu phần phù hợp về năng lượng cho bò lai nuôi thịt tại Việt Nam. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án là công trình khoa học đầu tiên - Nghiên cứu có hệ thống về xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì và tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam. - Ước tính được nhu cầu ME cho duy trì và cho tăng trọng của bò lai nuôi thịt tại Việt Nam. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Số lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc được gọi bằng thuật ngữ nhu cầu dinh dưỡng hay tiêu chuẩn ăn. Tuy nhiên trong thực tế giữa hai thuật ngữ trên không hoàn toàn giống nhau. Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà gia súc cần cho một chức năng nào đó của cơ thể. Còn tiêu chuẩn ăn thường được các hệ thống dinh dưỡng (NRC, AFRC, SCA, ARC…), đưa ra cao hơn nhu cầu một chút nhằm tạo một hành lang an toàn trong nuôi dưỡng. Điều này là do có sự khác nhau chút ít về nhu cầu dinh dưỡng cho cùng một chức năng giữa các gia súc khác nhau (Mc Donald và cs., 2002). Theo định nghĩa của Mc Donald và cs. (2002), nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì của một gia súc là lượng năng lượng cần thiết để gia súc đó duy trì trạng thái cơ thể ổn định, không sản xuất (không cho sữa, không tăng trọng, không mang thai...) và không đi lại hoặc làm bất cứ việc gì. Vì gia súc rất hiếm khi được nuôi ở trạng thái không sản xuất nên dường như trạng thái duy trì chỉ là khái niệm khoa học thuần tuý (Mc Donald và cs., 2002). Hơn nữa “Năng lượng trao đổi cho duy trì”, cũng không phải là một khái niệm chặt chẽ, vì nó không tách được phần năng lượng cần cho các hoạt động nhằm duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể và phần mất đi cho việc kích hoạt hay do hiệu suất thấp của các phản ứng sinh hóa trong cơ thể (Van Soest, 1994). Mặc dù vậy, các khái niệm này vẫn được tất cả các hệ thống dinh dưỡng hiện hành sử dụng để xác định tiêu chuẩn ăn cho gia súc, gia cầm. Nhu cầu năng lượng cho sản xuất là lượng năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất thịt, sữa và nuôi thai của gia súc. Trong vài thập kỷ qua, việc nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của bò được thực hiện chủ yếu 3 bởi một số nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Australia và do đó tất cả các hệ thống dinh dưỡng hiện nay trên thế giới đều được xây dựng từ các khu vực này. Đối với các khu vực còn lại trên thế giới, hầu hết đều áp dụng những hệ thống dinh dưỡng trên để xây dựng khẩu phần ăn. Các nghiên cứu cơ bản chỉ mới được bắt đầu trong những năm gần đây. Tổng nhu cầu năng lượng của một gia súc hay một gia cầm, chính là tổng các nhu cầu cần cho duy trì và sản xuất của gia súc hay gia cầm đó. Ở bò nói chung, nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì chiếm từ 34 đến 59% tổng nhu cầu năng lượng (Mc Donald và cs., 2002), nhu cầu này phụ thuộc rất nhiều vào loại hình sản xuất (Ferrel và Jenkens, 1987). Ví dụ như ở bò cái sinh sản hướng thịt, nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu hàng ngày, trong khi giá trị này là 90% đối với bò đực giống và dưới 40% đối với bò đang sinh trưởng. Điều này cho thấy, sự thành công trong chăn nuôi bò ở bất kỳ hệ thống chăn nuôi nào (trong điều kiện nuôi tận thu, nghèo dinh dưỡng hay trong điều kiện nuôi dưỡng đáp ứng đầy đủ tiềm năng di truyền của giống), đều phụ thuộc rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết về nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CHO BÒ 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì Theo Mc Donald và cs. (2002), có 4 phương pháp có thể sử dụng để xác định nhu cầu năng lượng trao đổi cho duy trì ở gia súc nhai lại là: (1) Đo nhiệt lượng trực tiếp (Animal calorimetry). (2) Đo nhiệt lượng gián tiếp (Indirect calorimetry) thông qua hô hấp sử dụng buồng hô hấp (Respiration chamber). (3) Đo năng lượng tích lũy bằng kỹ thuật cân bằng Carbon-Nitơ. (4) Đo năng lượng tích lũy bằng kỹ thuật giết mổ so sánh (Comparative slaughter technique). 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan