Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng cảnh vệ công an nhân dân việt nam hiện...

Tài liệu Xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng cảnh vệ công an nhân dân việt nam hiện nay.

.DOC
208
1500
72

Mô tả:

2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 Chữ viết đầy đủ An ninh quốc gia An ninh trật tự Chủ nghĩa xã hội Công an nhân dân Chữ viết tắt ANQG ANTT CNXH CAND MỤC LỤC Trang 3 TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến bản lĩnh chính trị và xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng vũ trang, của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Chương 2 THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH VỆ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1. Thực chất xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam 2.2. Những nhân tố cơ bản quy định xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH VỆ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 3.1. Thực trạng xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay 3.2. Những vấn đề đặt ra trong xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH VỆ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, chỉ huy các cấp và đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện trong xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam 4.2. Phát huy tác động tích cực của điều kiện kinh tế - xã hội và xây dựng môi trường chính trị để xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam 4.3. Phát huy nhân tố chủ quan của cán bộ, chiến sĩ trong xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 9 9 24 29 29 57 78 78 104 117 117 135 147 165 167 168 176 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Cảnh vệ Công an nhân dân là một trong những thành phần của lực lượng vũ trang trọng yếu, sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đảm trách nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho lãnh đạo cấp cao, các cơ quan trọng yếu, các sự kiện mít tinh, hội nghị, lễ hội quan trọng do Đảng, Nhà nước tổ chức và các đoàn khách quốc tế tới thăm, làm việc tại Việt Nam. Bản lĩnh chính trị là một thành tố quan trọng trong phẩm chất, nhân cách người cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ, có vai trò định hướng, tạo động lực cho cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Phát huy vai trò của cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, bảo đảm bí mật, bất ngờ để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống, gắn với xây dựng bản lĩnh chính trị của họ. Trong những năm qua, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tổ chức đảng, chỉ huy các cấp thường xuyên quan tâm xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân. Do đó, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nhận thức đúng đắn, có tình cảm chân thành, sâu sắc, gắn bó với nghề, đơn vị, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước và sức mạnh chiến đấu, bảo vệ tuyệt đối an toàn đối tượng cảnh vệ, luôn trung thành tuyệt đối, tận tụy, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ sự an toàn cho các đối tượng cảnh vệ. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ chưa nhận thức đầy đủ về tri thức chính trị, tình cảm, niềm tin chính trị chưa sâu sắc, vững chắc, còn có biểu hiện ngại khó, ngại khổ, chưa tích cực tự giác, chủ động trong giáo dục, rèn luyện và tự giáo dục, tự rèn luyện, trải nghiệm và tu dưỡng; còn có biểu hiện lúng túng, hoang mang, dao động trước những khó khăn, gian khổ, trước những tình huống phức tạp, còn bị ảnh hưởng trước những tác động của các tệ nạn xã hội dẫn đến vi phạm điều lệnh, kỷ luật của Công an nhân dân, pháp luật của Nhà nước. 5 Hiện nay tình hình thế giới, khu vực đang có những biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, xung đột sắc tộc, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với tính chất, mức động ngày càng nghiêm trọng hơn. Ở trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, số đối tượng phản động, cơ hội chính trị, cực đoan lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền tìm cách chống phá ta quyết liệt hơn. Tác động mặt trái của cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng bộc lộ rõ và gay gắt. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngày càng nghiêm trọng...đã tác động trực tiếp, nhiều mặt và đặt ra yêu cầu khách quan cần xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân kiên định, vững vàng. Đây là vấn đề cấp bách và cơ bản mang tính chiến lược, lâu dài; là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả các mặt công tác cảnh vệ, bảo đảm bí mật, bất ngờ trong bảo vệ các đối tượng cảnh vệ tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống. Nghiên cứu về xây dựng bản lĩnh chính trị, đã có một số công trình khoa học, tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề xây dựng bản lĩnh chính trị của đối tượng cụ thể là lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam dưới góc độ triết học. Vì vậy, “Xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay” là yêu cầu khách quan, cấp thiết, đồng thời là vấn đề cơ bản lâu dài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ, góp phần xây dựng Công an nhân dân 6 Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc. * Nhiệm vụ - Tổng quan những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài. - Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam. - Đánh giá thực trạng và luận giải những vấn đề đặt ra trong xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. - Đề xuất giải pháp cơ bản xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề bản chất xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam. Đối tượng khảo sát là cán bộ, chiến sĩ ở một số cơ quan Bộ Tư lệnh, trung tâm huấn luyện và các trung đoàn cảnh vệ. Các số liệu sử dụng chủ yếu trong thời gian từ 2011 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, xây dựng bản lĩnh chính trị; quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an về giáo dục, rèn luyện xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và các công trình khoa học có liên quan. * Cơ sở thực tiễn Luận án dựa vào những nhận định, đánh giá trong các văn kiện, nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; các tài liệu, báo cáo tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, công tác cán bộ, 7 công tác quần chúng các đơn vị. Kết quả tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát, kết quả xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị cảnh vệ. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam. Đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho lãnh đạo chỉ huy các cấp, các cơ quan, đơn vị trong Bộ Tư lệnh Cảnh vệ về giáo dục, rèn luyện, quản lý, xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam. * Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ. Những giải pháp, biện pháp được luận án đề xuất góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam đang đặt ra. 7. Kết cấu của luận án 8 Gồm mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến bản lĩnh chính trị và xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng vũ trang, của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam 1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến bản lĩnh chính trị và xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng vũ trang Bàn về quan niệm bản lĩnh chính trị trong giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị của cán bộ, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có các công trình: “Bản lĩnh chính trị Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới” [68]; “Giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ quân đội trong hội nhập kinh tế quốc tế” [69]; “Bản lĩnh chính trị - chuẩn mực cơ bản trong đào tạo chính ủy, chính trị viên” [92]. Các công trình khoa học trên đã bàn khá sâu sắc về bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội. Trước tình hình, yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, đòi hỏi Quân đội nhân dân phải nâng cao sức mạnh tổng hợp, trước hết là bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ để xử lý đúng đắn những vấn đề thực tiễn. Bản lĩnh chính trị của cán bộ quân đội trong thời kỳ mới được thể hiện ở việc “nắm vững mục tiêu chiến đấu; trước những diễn biến phức tạp của tình hình và sự tấn công hiểm độc của các thế lực thù địch, luôn luôn vững vàng không dao động, ngả nghiêng, kiên định nguyên tắc, quan điểm, đường lối của Đảng, đồng thời biết cách xử lý những vấn đề phức tạp một cách khôn khéo, mềm dẻo để giành thắng lợi trong những hoàn cảnh cụ thể” [68, tr.11]. Do đó, để có bản lĩnh vững vàng, cần thực hiện đồng bộ việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành, thực tập, rèn luyện trong thực tiễn, trên cơ sở tính tự giác cao, gắn tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí và nghị lực. Đây là những cơ sơ lý luận và dẫn dắt khoa học để nghiên cứu sinh luận giải vấn đề bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ trong đề tài luận án. 10 Bàn về quan niệm, cấu trúc, đặc điểm bản lĩnh chính trị trong nâng cao, phát triển bản lĩnh chính trị có các công trình khoa học: Tác giả Trần Danh Bích “Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở đơn vị cơ sở” [3]. Công trình khoa học đã nghiên cứu bản lĩnh chính trị trong mối quan hệ với năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở cơ sở. Đây là biểu hiện tập trung nhất hai mặt đức và tài của người cán bộ. Hai yếu tố này thống nhất với nhau đều được hình thành từ quá trình giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện trong thực tiễn. Khi bản lĩnh chính trị đã được hình thành phát triển trong nhân cách của người cán bộ thì sẽ đóng góp vai trò định hướng chính trị cho mọi hoạt động của người cán bộ chính trị ở cơ sở, có như vậy mới không sa vào tình trạng mò mẫm, lúng túng hoặc mắc bệnh chủ nghĩa kinh viện trong hoạt động thực tiễn. Đây là những dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải về mối quan hệ giữa xây dựng bản lĩnh chính trị với hoạt động thực tiễn của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong đề tài luận án. Tác giả Nguyễn Mạnh Hải, “Nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ phi công quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” [52]. Công trình khoa học đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ phi công quân sự. “Để hình thành và nâng cao bản lĩnh chính trị phải có thêm nhiều yếu tố, điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là những yêu cầu cao hơn về năng lực trí tuệ và hành động, trải nghiệm thực tiễn và các cơ hội được thử thách, rèn luyện trong các môi trường công tác” [52, tr.16-17]. Tác giả Nguyễn Đình Tu, “Nâng cao bản lĩnh chính trị của người sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [88], đã đưa ra quan niệm bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ là phẩm chất xã hội cơ bản, chủ đạo trong nhân cách, là phẩm chất chính trị tinh thần phản ánh mặt giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, đã phát triển đến một trình độ nhất định làm cho sĩ 11 quan trẻ tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo ý nghĩ và hành vi chính trị của mình, có niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng. Tác giả chỉ ra cấu trúc bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ là tổng hợp những nhận thức, tình cảm và hành vi chính trị đã phát triển đạt tới trình độ tự giác, thể hiện tập trung ở sự vững vàng, kiên định, đồng thời nhạy cảm trước những biến động chính trị - xã hội, ở sự giải quyết chính xác và mau lẹ những vấn đề chính trị thực tiễn. Tác giả phân tích, chỉ rõ, để nâng cao bản lĩnh chính trị của người sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay cần tiến hành đồng bộ hệ thống các giải pháp; cần phải gia tăng hàm lượng trí tuệ trong mỗi sĩ quan trẻ; cần phải rèn luyện năng lực, kinh nghiệm thực tiễn; đồng thời phải tạo môi trường chính trị thuận lợi ở các đơn vị để bảo đảm dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa đời sống chính trị để sĩ quan trẻ phấn đấu, rèn luyện và thể hiện mình. Đây là những dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải cấu trúc bản lĩnh chính trị, nhân tố quy định, cũng như một số giải pháp trong đề tài luận án của mình. Tác giả Lương Thanh Hân, “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [53], đã đi sâu phân tích và chỉ ra quan niệm, cấu trúc bản lĩnh chính trị của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn là sự thống nhất hữu cơ giữa nhận thức, thái độ và hành vi chính trị tạo ra năng lực tự khẳng định tính chủ thể về chính trị của người giảng viên khoa học xã hội nhân văn. Tác giả luận án đi sâu phân tích những vấn đề có tính quy luật về phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan phụ thuộc vào chất lượng giáo dục; môi trường hoạt động của giáo viên; sự nỗ lực chủ quan của họ. Dưới góc độ triết học tác giả đã phân tích, chỉ rõ để phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trường sĩ quan cần tiến hành hệ thống các giải pháp; Một là, nâng cao chất lượng đào tạo tuyển 12 dụng; Hai là, xây dựng môi trường giáo dục, bồi dưỡng theo hướng phát triển hài hòa; Ba là, tích cực hóa đội ngũ giảng viên. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã bàn khá sâu sắc về giáo dục, nâng cao, phát triển bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên trong quân đội. Các công trình khoa học đã đưa ra quan niệm, đặc điểm bản lĩnh chính trị. Đa số các công trình này đều thống nhất ở cấu trúc của bản lĩnh chính trị: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí. Các tác giả về cơ bản đã luận giải làm rõ đối tượng, chủ thể nâng cao, xây dựng, phát triển bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân, chưa có sự so sánh với các đối tượng và chủ thể khác trong xã hội, nhất là với lực lượng CAND về xây dựng bản lĩnh chính trị trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến bản lĩnh chính trị và xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Trong suốt chiều dài xây dựng và phát triển toàn diện của lực lượng CAND Việt Nam, vấn đề xây dựng, đào tạo lực lượng CAND luôn chiếm được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, có các công trình tiêu biểu sau: Công trình, “60 năm Công an nhân dân Việt Nam 1945 - 2005” [10], đã khái quát quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của CAND Việt Nam từ 1945 – 2005, trong đó có quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của lực lượng Cảnh vệ. Đây là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về sự hình thành, phát triển của lực lượng CAND từ khi thành lập đến năm 2005. Tuy nhiên, đây là cuốn thông sử, do đó những vấn đề được trình bày khái quát, toàn diện tất cả các mặt công tác và rút ra bài học kinh nghiệm, không đi sâu vào phân tích cụ thể nội dung xây dựng bản lĩnh chính trị, nhất là bản lĩnh chính trị của từng đối tượng cụ thể trong tình hình mới, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Công trình có giá trị lý luận và thực tiễn phong phú để nghiên cứu sinh khái quát, đánh giá khách quan thực tiễn xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân trong đề tài luận án. 13 Trong công trình “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [1], tác giả Nguyễn Bình Ban đã phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng CAND nói chung; những mặt tích cực cũng như tồn tại, hạn chế và những yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với việc xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề xuất hệ thống giải pháp xây dựng lực lượng CAND theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là những luận cứ khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải những vấn đề đặt ra trong xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong đề tài luận án của mình. Bàn về góc độ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng bản chất, phong cách, góp phần xây dựng lực lượng CAND ngày càng vững mạnh về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới có các công trình. “Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới” [51]; “Xây dựng lực lượng CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ” [86]; “Xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp” [85]. Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích những yêu cầu cụ thể dưới các góc độ khác nhau về xây dựng phẩm chất của người Công an cách mạng trong thời kỳ mới; đề xuất các giải pháp cơ bản để xây dựng lực lượng CAND thực sự vững mạnh, phát triển toàn diện đáp ứng tốt mọi yêu cầu nhiệm vụ hiện nay theo nghị quyết của Đảng về xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đây là những chỉ dẫn khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong các giải pháp của đề tài luận án. Trong công trình, “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới” [11], các tác giả đã xác định, đây là yêu cầu khách quan, bức thiết 14 nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội hiện nay. Trên cơ sở đó, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và các giải pháp cơ bản xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới. Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống các lĩnh vực về xây dựng lực lượng CAND. Qua đó góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn về xây dựng lực lượng CAND Việt Nam trong tình hình mới. Tuy nhiên, công trình ít đề cập đến nội dung giáo dục, rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị đối với lực lượng CAND trong tình hình mới. Bàn về vấn đề giáo dục, nâng cao trình độ tri thức chính trị cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới có công trình: “Xây dựng đội ngũ trí thức trong lực lượng CAND đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [12]. Tập thể tác giả của cuốn sách đã luận giải trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cán bộ công an cần phải có trình độ tri thức để góp một phần vào phát triển kinh tế của đất nước, trước hết là tri thức về nghiệp vụ, pháp luật thì những tri thức về mọi mặt cũng có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức, tự khẳng định mình, tự tin, chủ động trong công việc, luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, không dao động trước mọi tình huống phức tạp và nhận diện, phân biệt, đấu tranh với các loại tội phạm hiện nay; đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ trí thức trong lực lượng CAND đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là những cơ sở lý luận và dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh luận giải yếu tố trí thức trong cấu trúc bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ CAND, cũng như giải pháp xây dựng yếu tố này trong đề tài luận án của mình. Dưới góc độ khoa học CAND, có nhiều công trình khoa học liên quan đến xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ, trong đó tiêu biểu là các công trình: “Đổi mới tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp CAND 15 giữ gìn an ninh trật tự trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [73], tác giả Đỗ Ngọc Quang đã đi sâu luận giải mối quan hệ trong lĩnh vực tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp CAND giữ gìn an ninh trật tự trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp CAND giữ gìn an ninh trật tự; đề ra những giải pháp thiết thực để đổi mới tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp CAND giữ gìn an ninh trật tự trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là những chỉ dẫn khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh luận giải mối quan hệ tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp của lực lượng Cảnh vệ trong đề tài luận án, cũng như quan sát, nghiên cứu thực tiễn sinh hoạt, công tác, chiến đấu của các đơn vị cảnh vệ. Tác giả Trần Đại Quang, “Khoa học Công an nhân dân Việt Nam” tập 7, “Lý luận về xây dựng lực lượng Công an nhân dân” [75], đã chỉ ra những yêu cầu khách quan về xây dựng, lịch sử và những bài học kinh nghiệm về lực lượng CAND trong tình hình mới, đã chỉ rõ hệ thống chủ thể quản lý nhà nước, nội dung và phương pháp quản lý trong lĩnh vực xây dựng lực lượng CAND; công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực; bảo vệ chính trị nội bộ. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp quá trình xây dựng lực lượng CAND, rút ra cơ sở lý luận của việc xây dựng lực lượng CAND tình hình mới phải là những người có trình độ, nghiệp vụ, pháp luật, đặc biệt là những người có bản lĩnh chính trị, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu về âm mưu thủ đoạn, nhận diện và dự báo nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an tiêu biểu có công trình: “Âm mưu, ý đồ chiến lược và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch trong thời gian tới - Đối sách của ta” [84]. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Khánh Toàn đã phân tích, tổng hợp các âm mưu, phương thức hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch; phân tích đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ an 16 ninh quốc gia; dự báo tình tình hình, ý đồ chiến lược và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch trong thời gian tiếp theo; đề xuất đối sách đấu tranh cụ thể với từng nhóm đối tượng cụ thể. Đây là những cơ sở lý luận và dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải những nhân tố cơ bản quy định xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân Việt Nam trong đề tài luận án. Trong các công trình: “Dự báo xu hướng vận động của một số loại tội phạm hình sự trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO và giải pháp phòng, chống” [57]; “Dự báo xu hướng vận động của tệ tham nhũng và sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên khi Việt Nam gia nhập WTO” [81]; “Dự báo tình hình an ninh chính trị nội bộ 2011- 2015 và một số kiến nghị” [56], các tác giả đã phân tích đặc điểm tình hình quốc tế trong nước ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của lực lượng CAND trong bối cảnh Việt Nam ra nhập WTO; dự kiến các kịch bản có thể xảy ra; đề xuất hệ thống đối sách, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tập trung xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại tích cực, chủ động, sẵn sàng đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của địch. Đây là những luận cứ khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải về thực trạng và giải pháp trong đề tài luận án của mình. Tập thể tác giả công trình chuyên khảo “Công tác tổ chức xây dựng Đảng trong Công an nhân dân thời kỳ mới” [14], đã luận giải, làm rõ vị trí, vai trò của công tác tổ chức xây dựng Đảng trong CAND, đồng thời nhóm tác giả đi sâu phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ đảng viên trong CAND đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên trong CAND thực sự trong sạch, vững mạnh về mọi 17 mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đây là những cơ sở lý luận và chỉ dẫn khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải những giải pháp trong đề tài luận án. Trong công trình “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong Công an nhân dân hiện nay” [72], tác giả Bùi Đức Quang tập trung luận giải đặc điểm các tổ chức đảng trong CAND, thực trạng hoạt động của các tổ chức này, chỉ ra những mặt tích cực, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân; đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong CAND hiện nay. Trong công trình “Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảng, công tác chính trị Công an nhân dân trong tình hình hiện nay” [47]. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá và chỉ ra yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lượng CAND trong tình hình mới, tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong Công an nhân dân là nguyên tắc cơ bản, then chốt, quan trọng hàng đầu trong xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh; nhằm khẳng định, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Công an; bảo đảm cho lực lượng CAND tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đây là những cơ sở lý luận khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong xây dựng hệ thống các giải pháp của đề tài luận án. Tác giả Nguyễn Bình Ban, “Công tác giáo dục truyền thống lịch sử góp phần xây dựng Công an nhân dân có bản lĩnh chính trị vững vàng trong tình hình mới” [16], đã luận giải một vấn đề hết sức quan trọng của việc giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc, của lực lượng CAND đến việc xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng của cán bộ, chiến sĩ CAND hiện nay. Tác giả 18 nhấn mạnh vai trò của công tác giáo dục truyền thống lịch sử, kết hợp với giáo dục chính trị tư tưởng trong CAND với nhiều hình thức, phương pháp, biện pháp và sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các đơn vị trong CAND sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng lực lượng CAND có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đây là những dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải về chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân trong đề tài luận án. Tập thể tác giả công trình “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên CAND hiện nay [15], đã nghiên cứu một cách toàn diện, khá phong phú về những âm mưu, hoạt động thúc đẩy nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch đối với thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên trong CAND nói riêng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với tác động đa dạng, phức tạp, nhiều chiều đối với niềm tin, lý tưởng cách mạng của thanh niên CAND. Vấn đề giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên CAND trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nhóm tác giả đi sâu phân tích chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan đang tác động, chi phối thường xuyên đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, đồng thời chỉ ra những biện pháp cơ bản nhằm phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với thanh niên CAND. Đây là cơ sở lý luận và chỉ dẫn khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải nội dung, biện pháp nhằm xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định của thanh niên, một bộ phận quan trọng trong lực lượng Cảnh vệ. Tập thể tác giả công trình “Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng Công an nhân dân hiện nay” [13], đã luận giải vai trò hết sức quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ CAND, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng 19 lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong giai đoạn cách mạng mới. Nhóm tác giả đi sâu luận giải làm rõ những cơ sở lý luận về giáo dục chính trị, tư tưởng trong CAND, từ đó chỉ ra nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong CAND, đồng thời đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng góp phần xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng CAND. Đây là cơ sở lý luận khoa học quan trọng, để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải trong xây dựng hệ thống các giải pháp của đề tài luận án. Trong công trình“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình hiện nay” [50], tác giả Đặng Thái Giáp đã luận giải làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm hoạt động của công tác tư tưởng trong CAND; khảo sát thực trạng công tác tư tưởng trong CAND, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác này; đề xuất hệ thống giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của lực lượng CAND trong tình hình hiện nay. Đây là những luận cứ khoa học hết sức quý báu để nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong xây dựng hệ thống giải pháp của đề tài luận án. Bàn về xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng CAND tiêu biểu có các công trình: “Xây dựng bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” [16, tr.62], tác giả Phạm Ngọc Anh đã đưa ra cơ sở khoa học về bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh được thôi thúc và định hình từ truyền thống một gia đình, quê hương. Bản lĩnh chính trị ấy được khẳng định từ buổi đầu của hành trình tìm đường cứu nước với hai bàn tay và nghị lực phi thường được nung nấu từ trái tim yêu nước mãnh liệt của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh được hun đúc từ truyền thống dân tộc, một dân tộc vốn nằm trong thế kẹt oái oăm của vị trí địa - chính trị, mà muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng phát huy đến mức cao nhất khí phách “có cứng mới đứng được đầu gió”, “sóng cả không ngả tay chèo”. Tác giả đã nhấn mạnh, cần phải giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ CAND một số nội dung trọng yếu: Bồi 20 dưỡng đạo lý, nền móng tận trung với Đảng, tận trung với nước, tận hiếu với dân; có ý thức nêu cao tinh thần cảnh giác, tư tưởng tiến công, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiên cường, bất khuất, trung thực, tận tụy, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng trong mọi tình huống; có tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung, sẵn sàng giúp đỡ bạn, chia sẻ khó khăn với bạn, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng. Đây là những cơ sở lý luận khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải về quan niệm, đặc điểm xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ CAND trong đề tài luận án. Trong công trình “Nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” [16, tr.23], tác giả Bùi Quang Bền chỉ ra thực chất việc xây dựng bản lĩnh chính trị là mục tiêu hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới, đòi hỏi người cán bộ, chiến sĩ CAND phải biết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hiểm nguy, có cả sự cám dỗ, mua chuộc của các thế lực thù địch, các loại tội phạm, để tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chủ động đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nêu cao cảnh giác cách mạng mưu trí, dũng cảm, cương quyết, khôn khéo trong phòng ngừa, tiến công kẻ địch và các loại tội phạm. Tác giả cũng chỉ ra những nhiệm vụ cơ bản nhằm xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Trong công trình “Nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an - nhân tố then chốt bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của lực lượng Công an nhân dân” [16, tr.145], tác giả Trần Bá Thiều đã khái quát bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND là tổng hợp các phẩm chất 21 chính trị, đạo đức, văn hóa và năng lực hoạt động thực tiễn, là yếu tố có tính bền vững, ổn định mang tính định hướng, bảo đảm vững vàng, kiên định về lập trường, quan điểm và thái độ ứng xử trước các tình huống, tác động nhiều chiều, đan xen phức tạp của thực tiễn. Tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Đây là những chỉ dẫn khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, rèn luyện xây dựng bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ luôn vững vàng, kiên định, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Trong công trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vững vàng về bản lĩnh chính trị - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” [16, tr.167], tác giả Trương Giang Long đã khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của hình thành bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ CAND, đồng thời nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an vững vàng về bản lĩnh chính trị là nhiệm vụ cốt lõi, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng lực lượng CAND. Trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ là vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng, người lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp, sự tích cực tự giác học tập, rèn luyện thường xuyên về bản lĩnh chính trị, xây dựng bản lĩnh chính trị là xây dựng cái gốc để cán bộ, chiến sĩ phát huy mọi khả năng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đây là những dẫn dắt khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa, luận giải luận những giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị của lực lượng Cảnh vệ CAND trong đề tài luận án. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, “Yêu cầu và giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị của đoàn viên, thanh niên Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay” [16, tr.264], nhấn mạnh và chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của đoàn viên thanh niên CAND đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đây là lực lượng hiện chiếm 50% biên chế toàn lực lượng CAND, và có mặt ở hầu hết các lĩnh vực công tác công an, đây là lực lượng xung kích cách mạng trong sự nghiệp bảo vệ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan