Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chiến lược marketing cho chuỗi cửa hàng quán ăn nhanh pizza hut tại thị...

Tài liệu Xây dựng chiến lược marketing cho chuỗi cửa hàng quán ăn nhanh pizza hut tại thị trường việt nam

.PDF
74
1
69

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA MARKETING MARKETING CHIẾN LƯỢC Mã học phần: 202170230804 Đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHUỖI CỬA HÀNG QUÁN ĂN NHANH PIZZA HUT TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Giảng viên: Th.S Trần Nhật Minh Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 4/2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC 1. Thời gian: Tháng 4/2021. 2. Hình thức: Các thành viên tự đánh giá bản thân và các thành viên khác về mức độ hoàn thành công việc, mức độ đóng góp. 3. Thành viên có mặt: Đầy đủ 5 thành viên. 4. Thành viên vắng mặt: Không có thành viên nào vắng mặt. 5. Chủ trì cuộc họp: Nhóm trưởng – Nguyễn Thị Lan Trinh. 6. Thư kí cuộc họp: Phan Huỳnh Phương Thanh. 7. Kết quả của buổi đánh giá: STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành 1 Nguyễn Thị Lan 1821003922 - Phân tích mô hình Ansoff và đưa 100% ra chiến lược. Trinh - Phân tích PEST: yếu tố chính trị pháp luật - Phân tích khách hàng. - Vị thế cạnh tranh - Chia bài, tổng hợp, sửa bài, trình bày word. 2 Phan Huỳnh Phương Thanh 1821003830 - Phân tích PEST: Yếu tố xã hội Phân tích mô hình SWOT và đưa ra chiến lược. - Phân tích môi trường nội vi - Phân tích 5C: Yếu tố đối thủ cạnh tranh. 100% 3 Nguyễn Hà Minh Thuận 1821003858 - Phân tích ma trận BCG. 95% Phân tích PEST (môi trường công nghệ) - Phân tích SWOT. - Đánh giá và phân tích đối thủ cạnh tranh tổng quan bằng bảng, - Phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết, đối thủ cạnh tranh trực tiếp, mục tiêu và chiến lược tương lai. - So sánh Pizza Hut và Domino’s Pizza. 4 Nguyễn Vĩnh Mai Thảo 1821002654 - Phân tích vị thế cạnh tranh. Phân tích PEST (kinh tế) 96% Phân tích khách hàng Phân tích STP - Tổng quan doanh nghiệp 5C (Company) 5 Trần Gia Hân 1821002739 - Phân tích STP Phân tích PEST (kinh tế) 95% Phân tích khách hàng Phân tích STP - Tổng quan doanh nghiệp 5C (Company) Thư kí (Ký và ghi rõ họ tên) Phân tích STP Nhóm trưởng (Ký và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC Tổng quan về Pizza Hut...................................................................................................................... 1 I. 1. Lịch sử hình thành............................................................................................................................. 1 2. Tầm nhìn ........................................................................................................................................... 2 3. Sứ mệnh ............................................................................................................................................ 3 4. Thành tích đạt được: ......................................................................................................................... 3 Phân tích môi trường vĩ mô ............................................................................................................... 3 II. Môi trường chính trị - luật pháp ........................................................................................................ 3 1. a. Cấu trúc chính trị - luật pháp ....................................................................................................... 3 b. Chính sách thuế, lao động, thương mại,….................................................................................... 4 c. Chính sách bảo vệ môi trường ...................................................................................................... 7 Môi trường kinh tế ............................................................................................................................ 8 2. a. Chu kỳ kinh tế................................................................................................................................ 8 b. Tốc độ phát triển và lạm phát ..................................................................................................... 10 c. Mức độ đầu tư ............................................................................................................................. 11 d. Tỷ lệ thất nghiệp.......................................................................................................................... 12 e. Cạnh tranh nội địa và quốc tế..................................................................................................... 13 f. Các ngành hàng .......................................................................................................................... 14 g. Rào cản thương mại .................................................................................................................... 15 Môi trường văn hóa – xã hội ........................................................................................................... 16 3. a. Nhân khẩu học ............................................................................................................................ 16 b. Phong cách sống ......................................................................................................................... 17 c. Trình độ dân trí ........................................................................................................................... 17 d. Thái độ, thói quen tiêu dùng ....................................................................................................... 18 e. Hành vi và các khuôn mẫu hành vi ............................................................................................. 18 Môi trường công nghệ..................................................................................................................... 19 4. a. Người dùng Internet ở Việt Nam ................................................................................................. 19 b. Xu hướng công nghệ hiện nay ..................................................................................................... 20 c. Mức độ và lĩnh vực đầu tư của nhà nước.................................................................................... 20 d. Thói quen sử dụng mạng xã hội .................................................................................................. 21 Phân tích khách hàng ................................................................................................................... 22 III. Các yếu tố tác động đến hành vi khách hàng .................................................................................. 22 1. a. Văn hóa ....................................................................................................................................... 22 b. Xã hội .......................................................................................................................................... 25 2. Quá trình ra quyết định mua hàng ................................................................................................... 27 3. Các nhóm khách hàng của Pizza Hut: ............................................................................................. 28 4. Mô tả và đưa ra đánh giá ................................................................................................................. 30 Phân tích đối thủ cạnh tranh ....................................................................................................... 32 IV. 1. Đối thủ cạnh tranh theo 3 cấp độ .................................................................................................... 32 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tổng quan cùng ngành ....................................................................... 33 3. Các đối thủ cạnh tranh chính của Pizza Hut ................................................................................... 33 4. Chân dung đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Domino’s Pizza ............................................................... 35 5. Phân tích đổi thủ cạnh tranh trực tiếp ............................................................................................. 37 a. Mục tiêu và chiến lược tương lai ................................................................................................ 38 b. Chiến lược kinh doanh của Domino’s Pizza ............................................................................... 38 Môi trường nội vi .............................................................................................................................. 40 V. Nhóm yếu tố Marketing .................................................................................................................. 40 1. a. Thị phần tương đối ...................................................................................................................... 40 b. Danh tiếng................................................................................................................................... 40 c. Vị thế cạnh tranh ......................................................................................................................... 41 c. Lòng trung thành của khách hàng .............................................................................................. 42 d. Chiều rộng của tập hợp sản phẩm .............................................................................................. 42 e. Chất lượng sản phẩm .................................................................................................................. 43 f. Mạng lưới phân phối................................................................................................................... 43 g. Sự trung thành của nhà phân phối .............................................................................................. 43 h. Lực lượng bán hàng .................................................................................................................... 44 i. Quảng cáo ................................................................................................................................... 44 j. Định vị......................................................................................................................................... 44 Nhóm yếu tố Tài chính.................................................................................................................... 45 2. a. Chi phí vốn .................................................................................................................................. 45 b. Khả năng sinh lời ........................................................................................................................ 45 Nhóm yếu tố cấu trúc ...................................................................................................................... 45 3. a. Lực lượng lao động ..................................................................................................................... 45 b. Trình độ kỹ thuật ......................................................................................................................... 46 c. Năng lực giao hàng ..................................................................................................................... 46 d. Phân tích môi trường nội vi của Pizza Hut ................................................................................. 46 e. Tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu của Pizza Hut ....................................................................... 47 Mô hình SWOT và đề xuất chiến lược ........................................................................................ 48 VI. 1. Cơ hội của thị trường ...................................................................................................................... 48 2. Thách thức của thị trường ............................................................................................................... 49 3. Mô hình SWOT............................................................................................................................... 50 4. Mô hình chiến lược SWOT ............................................................................................................. 51 VII. Mô hình STP.................................................................................................................................. 51 1. Segmentation................................................................................................................................... 51 2. Targeting ......................................................................................................................................... 53 3. Positioning ...................................................................................................................................... 54 VIII. 1. Tốc độ tăng trưởng thị trường ......................................................................................................... 55 2. Thị phần .......................................................................................................................................... 56 IX. X. Ma trận BCG ............................................................................................................................. 55 Ma trận Ansoff .............................................................................................................................. 58 1. Toàn cảnh thị trường ....................................................................................................................... 58 2. Chiến lược cho Pizza Hut theo mô hình Ansoff ............................................................................. 60 Vị thế cạnh tranh và chiến lược cho Pizza Hut .............................................................................. 65 I. Tổng quan về Pizza Hut 1. Lịch sử hình thành Pizza Hut Inc là một chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Texas, Mỹ. Là một công ty con thuộc sở hữu của Yum! Brands, Inc. Pizza Hut chuyên cung cấp các loại bánh pizza khác nhau và các món ăn phụ bao gồm mì ống, salad, bánh mì que và cánh trâu. Xuyên suốt lịch sử, các logo của họ với các màu chủ đạo như đỏ, đen và màu (đôi khi là màu xanh lá cây) đã được nhận biết một cách rộng rãi trên toàn thế giới. Nhờ vào thế mạnh sẵn có về thương hiệu cũng như tiềm lực tài chính của chủ đầu tư, Pizza Hut đã nhanh chóng dẫn đầu ở phân khúc pizza trong ngành fastfood tại Việt Nam. Và gần đây nhất, Pizza Hut vừa mới khai trương cửa hàng thứ 100 tại Đồng Nai. Điều này đã khiến họ khẳng định được vị trí đầu tiên của mình tại thị trường Việt Nam. Các cửa hàng Pizza Hut được xây dựng theo mô hình Fast Casual Dine-in, không chỉ phù hợp cho nhóm khách hàng ăn tại chỗ mà còn hướng đến các khách hàng mua mang về và giao hàng tận nơi với nhiều ưu đãi phong phú, hấp dẫn. Đáp ứng với xu thế của thời đại số, sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng và một thế giới siêu kết nối, Pizza Hut Việt Nam đã từng bước chuyển mình để thay đổi cả trong tổ chức và kinh doanh. Thương hiệu này tập trung phát triển đa dạng các kênh đặt hàng kỹ thuật số như trang web (www.pizzahut.vn) và gần đây nhất là Chatbot -kênh đặt hàng mới qua Facebook Messenger, giúp việc đặt hàng trở nên thuận tiện và nhanh chóng chỉ trong 45 giây. Ngoài ra, Pizza Hut Việt Nam đã nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ việc quản lý và vận hành các cửa hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả. Năm 2007, Pizza Hut chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam nhờ sự bắt tay của IFB Holdings - chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng tại Việt Nam và Jardine Restaurant Group - tập đoàn dày dạn kinh nghiệm xây dựng và điều hành Pizza Hut tại Đài Loan và Hong Kong. Tại Việt Nam, thương hiệu Pizza Hut được nhượng quyền cho đối tác nhận quyền là công ty Pizza Hut Việt Nam với 100% vốn nước ngoài. Pizza Hut được nhượng quyền theo hình thức độc quyền (master franchise) cho công ty Pizza Hut Việt Nam là IFB 1 Holdings – chuyên gia trong lĩnh vực nhà hàng và Jardine Restaurant Group – tập đoàn đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng và điều hành Pizza Hut tại Đài Loan và Hồng Kông. Với thời hạn nhượng quyền là 20 năm, nhà hàng này mang thương hiệu Pizza Hut đến vIệt Nam và khai trương tại Diamond Plaza vào tháng 01 năm 2007. Đến nay, Pizza Hut sở hữu 80 nhà hàng tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Con số này vượt trội hẳn so với tổng cộng 44 nhà hàng Al Fresco’s và Pepperonis vốn có mặt từ năm 1996, đồng thời tạo cách biệt lớn với các chuỗi pizza còn lại như The Pizza Company và Domino’s Pizza. Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường cùng đam mê vốn có với món pizza, năm 2011, một chàng trai Nhật Bản 38 tuổi đã cùng vợ mở nhà hàng đầu tiên của riêng mình với số vốn 100.000 USD. Đến nay, nhà hàng ấy đã nhân rộng ra 11 địa điểm khác nhau ở TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. • Hệ thống pháp luật hiện nay: 2. Tầm nhìn Từ suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Pizza luôn cố gắng phấn đấu và trở thành thương hiệu pizza dẫn đầu xu hướng. Pizza Hut luôn muốn “Trở thành thương hiệu kinh doanh chuỗi nhà hàng phát triển nhanh nhất Việt Nam thông qua việc liên tục phát triển Con Người và không ngừng đổi mới.” 2 3. Sứ mệnh Pizza Hut luôn nhắm đến việc không chỉ phục vụ thực phẩm, mà còn phục vụ cả những dịch vụ tuyệt vời nhất. “Phục vụ những miếng pizza mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người” là lời tuyên bố sứ mệnh tương lai của Pizza Hut. - Đối với khách hàng: Chúng tôi phấn đấu để mang đến sự hân hoan và hạnh phúc đến những vị khách thông qua dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó là thức ăn ngon, giá cả phải chăng, có tiêu chuẩn cao về sự an toàn và chất lượng. - Đối với nhân viên: Chúng tôi cung cấp cho nhân viên của mình một thử thách chăm sóc và một môi trường thú vị nhằm giúp họ trở nên tuyệt vời nhất. - Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư tự hào và hạnh phúc khi trở thành một phần của hành trình phát triển nhanh chóng của Pizza Hut Việt Nam. - Đối với cộng đồng: Chúng tôi giữ vững lời hứa là sẽ bảo vệ môi trường và ủng hộ nền kinh tế địa phương. 4. Thành tích đạt được: Năm 2019, chuỗi Pizza Hut đạt doanh thu 749 tỷ đồng, tuy nhiên, trong khoảng 5 năm gần đây, tốc độ của Pizza Hut chậm lại khi áp lực cạnh tranh trên thị trường gia tăng. Sự xuất hiện của những tên tuổi mới, cùng mô hình kinh doanh pizza những cửa hàng nhỏ lẻ khiến họ chững lại. Giai đoạn 2015-2018, doanh thu của chuỗi này không năm nào tăng quá 20%, thậm chí năm 2017-2018, mức tăng trưởng chỉ còn hơn 6%. Phải tới 2019, doanh thu của chuỗi này mới bật trở lại nhờ tốc độ mở rộng và đưa thêm nhiều dịch vụ mới. II. Phân tích môi trường vĩ mô 1. Môi trường chính trị - luật pháp a. Cấu trúc chính trị - luật pháp Yếu tố này được đánh giá là có sự quyết định lớn tới việc hình thành và những cách hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ. Tất cả những phương thức hoạt động chung như phân phối, kế hoạch hóa, tự do buôn bán, hoạt động theo cơ chế thị trường có quản lý,... Tất cả những hoạt động và định hướng của doanh nghiệp đều bị tác động trực tiếp bởi những văn bản, những chính sách được ban hành bởi chính phủ. Hiện nay trên thị 3 trường, Việt Nam chủ yếu phát triển theo hình thức kinh tế thị trường có quản lý. Các chính sách này có vai trò góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ. - Hiện nay, hệ thống chính trị của Việt Nam gồm có: Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gồm có: Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam. - Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một tổ chức thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị; Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị. - Sự ổn định về chính trị ở Việt Nam được xem như là điều kiện, là cơ sở vững chắc để Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng trưởng đồng đều. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay tạo sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, huy động nguồn lực, sức mạnh của toàn thể nhân dân vào xây dựng đảng, chính quyền, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Ở Việt Nam, chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. - Tại Việt Nam, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) được khẳng định hầu như trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. - Mặc dù Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ quan điểm triết học chính trị, nhưng nhiều chính sách kinh tế của Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc tư bản chủ nghĩa. - Việt Nam theo đuổi chính sách xây dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới bất kể quan điểm chính trị của họ đối với các vấn đề toàn cầu. b. Chính sách thuế, lao động, thương mại,… • Luật thương mại: 4 Luật này quy định về điều kiện hoạt động kinh doanh của thương nhân, áp dụng cho chủ thể kinh doanh bán lẻ dưới hình thức hộ kinh doanh (cơ sở kinh doanh cá thể). Luật này điều chỉnh các giao dịch thương mại, trong đó các giao dịch sử dụng phổ biến trong hoạt động bán lẻ (mua bán, vận chuyển, bảo hiểm, quảng cáo…). Các văn bản hướng dẫn các Luật này, trong đó đáng chú ý có Nghị định 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ 2 cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; Nghị định 89/2006/NĐCP về nhãn hàng hóa; Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại; Nghị định 09/2018/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,… các văn bản pháp luật này áp dụng cho hoạt động bán lẻ hàng ngày của các nhà bán lẻ trong từng khía cạnh cụ thể. • Chính sách thuế hiện hành: Hiện nay, nhằm quản lý những hoạt động kinh doanh mua bán trên thị trường, bộ luật Việt Nam có quy định về việc: - Đăng ký thuế - Lệ phí môn bài - Thuế thu nhập cá nhân - Thuế giá trị gia tăng - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Quy định về hóa đơn bán hàng - Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế - Và một vài quy định khác có đề cập trong bộ luật. • Luật lao động: Để bảo vệ an toàn và đảm bảo công bằng cho người lao động và người sử dụng lao động, bộ luật Việt Nam hiện hành có quy định: - Về quyền của người lao động: 5 _ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được _ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; _ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; _ Đình công. - Nghĩa vụ của người lao động: _ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác. _ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động. - Quyền của người sử dụng lao động _ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật _ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc - Nghĩa vụ của người sử dụng lao động _ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc _ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động _ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động. • Những hành vi bị nghiêm cấm - Nghiêm cấm hành vi Sử dụng lao động chưa thành niên, đây là việc làm trái pháp - Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp luật. của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây: 6 1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; 2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; 3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; 4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. - Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. - Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. c. Chính sách bảo vệ môi trường Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, các vấn nạn môi trường khó có thể cải thiện sau này, bộ luật Việt Nam đã ban hành ra những quy định: Những nguyên tắc bảo vệ môi trường: 1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. 2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành. 3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải. 4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia. 5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường. 7 7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. 8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm đối với những hành vi: - Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí. - Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật. - Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường. - Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức. - Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường. 2. Môi trường kinh tế a. Chu kỳ kinh tế Theo báo cáo chiến lược 2020 mới công bố, Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 sẽ ở trong mức 6.6 - 6.9% so với năm 2019. Năm 2019, kinh tế Việt Nam nhìn chung giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực. Mặc dù yếu tố bất định từ căng thẳng thương mại Mỹ Trung và các biến động địa chính trị toàn cầu, việc các Ngân hàng Trung ương trên thế giới, bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì liên tục cắt giảm lãi suất đã hạn chế những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. 8 Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 7% so với năm trước và thấp hơn so với mức tăng 7.1% của năm 2018 nhưng cao hơn giai đoạn 2012-2017 và mục tiêu được Quốc hội đề ra là 6.8% so với năm 2018. Trong khi lạm phát bình quân cả năm 2019 chỉ ở mức 2.8% so với năm trước, thấp hơn mức 3.5% của năm 2018. Bên cạnh đó, thặng dư thương mại cũng được ghi nhận kỷ lục 9.9 tỷ USD, trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định được củng cố khi tỷ lệ nợ công/GDP liên tục giảm dần về ngưỡng 57.4% so với mức đỉnh 63.7% năm 2016. Trong năm 20202021, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ kiên định với mục tiêu ổn định tài chính và hạn chế dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro. Nhận xét chung về chu kỳ kinh tế: Việt Nam có sự tăng trưởng kinh tế tăng giảm liên tục trong 2 chu kỳ vừa qua, giai đoạn 2000-2020, diễn biến tăng trưởng kinh tế hiện tại “lành mạnh hơn” khi vai trò chi phối của tăng trưởng cung tiền đã suy giảm đáng kể. Động lực tăng trưởng kinh tế đến từ nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, gồm sắt thép, lọc dầu, ô tô, thiết bị điện và điện tử, dệt may,…thay vì phụ thuộc lớn vào lĩnh vực bất động sản như trước kia. Theo VDSC cụ thể tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, theo giá hiện hành, tăng 11.6% so với năm 2018 trong 11 tháng 2019, thấp hơn mức tăng 12% của cùng kỳ năm 2018. Trong cơ cấu GDP, ngành bán buôn, bán lẻ năm 2019 tăng trưởng 7.9% so với năm 2018, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành trong tháng 11 chỉ đạt 5.4% so với năm 2018, qua đó kéo mức tăng trưởng trung bình ba tháng liên tiếp xuống mức 8.2% so với năm 2018, thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tác động của các dự án lọc hóa dầu lên tăng trưởng toàn ngành suy yếu trong khi hoạt động sản xuất hàng điện tử của khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chậm lại. Điều này được thể hiện thông qua chỉ số sản xuất của Bắc Ninh (giảm 15.8% so với năm 2018) và Thanh Hóa (giảm 29.7% so với năm 2018) trong tháng 11 vừa qua. Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 của Việt Nam là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất khẩu siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim 9 ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU. Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước[3]. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. b. Tốc độ phát triển và lạm phát Tốc độ phát triển: Năm 2020, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2020 đạt ở mức 2,12%, dự kiến cả năm ước đạt mức tăng trưởng 2%-3%. Mức tăng trưởng này khiến Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tăng trưởng cao nhất trong khu vực và và trên thế giới nhờ có nội lực kinh tế, tận dụng các cơ hội và khả năng đa dạng hóa, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa được công bố vào tháng 11/2020 của Quỹ Tiền tệ quốc tế, dự báo năm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2,4% và là một trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người (Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc) cao nhất. Vào tháng 10/2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 1,6% trong cùng năm. Quy mô GDP Việt Nam là 340,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Đông Nam Á (vượt Singapore với 337,5 tỷ USD. Tới năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 5.211,90 USD. Và sang năm 2021, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ với GDP dự kiến tăng 6,5%. Tốc độ lạm phát: Năm 2020 là năm có giá cả tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ngay từ tháng 1/2020 đã tăng 6,43%, khiến công tác quản lý, điều hành giá của năm đó bị gián đoạn, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đưa ra gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên dưới sự điều hành và chỉ đạo 10 của các Chính phủ và sự phối hợp của các Bộ, chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm 2020 cũng dần được kiểm soát theo xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm 2020 tăng 3.23% so với năm trước, nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân của tháng 12/2020 chỉ tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. c. Mức độ đầu tư Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tính đến 20/12/2020, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt được 19.98 tỷ USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm ngoái. - Theo lĩnh vực đầu tư: Đã có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2020. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,46 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,… - Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất (609 dự án); Trung Quốc đứng vị trí thứ hai (342 dự án); Nhật Bản đứng thứ ba (272 dự án); Hồng Kông đứng thứ tư (211 dự án);… - Theo địa bàn đầu tư: Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh và thành phố trên cả nước. TP Hồ Chí Minh vươn lên dẫn đầu với tổng vốn đăng ký đạt 4,36 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư (trong đó đầu tư theo phương thức góp vốn mua cổ phần chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 72,9% tổng vốn đầu tư của Thành Phố). Bạc Liêu đứng thứ hai với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội đứng thứ 3 với gần 3,6 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư (trong đó vốn đầu tư tập trung nhiều vào phương thức mở rộng dự án hiện có và góp vốn mua cổ phần, chiếm lần lượt 35,2% và 45% tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Nội). Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng,… - Nếu xét theo số lượng dự án mới thì TP Hồ Chí Minh vẫn dẫn đầu (950 dự án); Hà Nội đứng thứ hai (496 dự án); Bắc Ninh đứng thứ ba (153 dự án),…. 11 - Nhận xét về tình hình đầu tư: Năm 2020 là một năm đầy biến động do dịch Covid- 19 hoành hành, khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong năm này cũng bị giảm 2% so với năm 2019, nhưng cũng cũng đang dần phục hồi và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án. Điểm nhấn của năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. - Hiện nay có nhiều nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đi lại của các nhà đầu tư và những quyết định đầu tư, mở rộng quy mô dự án đều bị ảnh hưởng. Mặc dù số dự án, vốn và số lượt mua cổ phần của các nhà đầu tư trong 2020 bị giảm so với cùng kỳ, nhưng dần được cải thiện ở các tháng cuối năm. Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch, thì đây là kết quả tốt so với nhiều quốc gia khác, thể hiện được sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế. d. Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31% so với năm 2019; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2020 là 7,10%. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 3,88%, tăng 0,77%. Dù tăng cao hơn năm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị năm 2020 đã không vượt quá 4,0%, đạt mục tiêu như Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 85/2019/QH-14 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu tăng trưởng GDP và các chỉ tiêu cân đối vĩ mô khác thì được xem là bằng chứng quan trọng về thành công của Chính phủ trong nỗ lực thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội. An sinh xã hội thì được chính phủ đảm bảo, còn quốc phòng an ninh, công tác đối ngoại thì đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện nay chỉ có 3% dân số Việt Nam và 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ tiêu chuẩn được hưởng trợ cấp thường xuyên; người cao tuổi, người khuyết tật được quan tâm, trợ giúp theo quy định của chính phủ. 12 Trong đó ngân sách nhà nước chi trực tiếp 12,9 nghìn tỷ đồng cho trên 13 triệu người dân bị ảnh hưởng, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân, tạo công ăn, việc làm cho người lao động và giúp ổn định tình hình lao động. Nhận xét thu nhập của người lao động: Năm 2020, thu nhập bình quân tháng đạt 5,5 triệu đồng, giảm 128 nghìn đồng so với năm trước. Thu nhập bình quân tháng người lao động năm 2020 của lao động nam cao hơn lao động nữ 1,4 lần (tương ứng 6,4 triệu đồng và 4,5 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động thành thị cao hơn của lao động nông thôn 1,5 lần (tương ứng là 7,0 triệu đồng và 4,7 triệu đồng) e. Cạnh tranh nội địa và quốc tế Hàng Việt cho đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (hơn 90%), tại các hệ thống siêu thị nước ngoài chiếm từ 60 - 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt Nam tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, có đến 88% số người tiêu dùng được hỏi cho biết, họ quan tâm tới Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có 67% số người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam và có 52% số người tiêu dùng được hỏi cho biết luôn khuyên người thân, bạn bè của mình nên sử dụng hàng Việt Nam. Hàng Việt vẫn đang được đánh giá cao và được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên trong cơ cấu hàng hóa bày bán trên quầy kệ. Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao. Cụ thể, hàng hóa Việt ở các hệ thống siêu thị Co.opmart chiếm từ 90-93%, Satra từ 90-95%, Vinmart 96%, Vissan 95%, Hapro 95%…Tuy nhiên, các sản phẩm hàng hóa trong nước cũng đứng trước nhiều thách thức khi hàng hóa của các quốc gia khác sẽ tăng nhập khẩu vào Việt Nam nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan. Sắp tới, hàng Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập về chất lượng, mẫu mã... Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Riêng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA) vừa có hiệu lực vào ngày 1/8, những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của Liên hiệp châu Âu (EU) được thuận lợi hơn 13 trong việc tiếp cận thị trường 100 triệu dân Việt Nam, vì thế gia tăng áp lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam với các doanh nghiệp phân phối, sản xuất lớn đến từ các nước thuộc EU vốn đã có tiềm lực rất mạnh, nguồn hàng hóa phong phú, dồi dào. Trong khi đó, hệ thống phân phối hàng Việt vẫn còn tồn tại một số bất cập, hệ thống hạ tầng thương mại xuống cấp, khu vực nông thôn, miền núi còn thưa thớt, còn kẽ hở cho hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng,...Bên cạnh đó thì hàng Việt cũng ít được cải tiến mẫu mã, bao bì, hình thức chưa bắt mắt, khâu trung gian và lưu thông phân phối còn chiếm tỷ trọng cao, dẫn đến giá thành chưa chiếm được lợi thế. f. Các ngành hàng Trong 6 tháng đầu năm 2020 hầu hết các ngành nghề đều bị ảnh hưởng nhiều từ dịch Covid-19. Một số ngành công nghiệp giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản cũng gặp khó khăn, thậm chí ngưng trệ. Theo số liệu thống kê từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký Doanh nghiệp (2020), trong 9 tháng đầu năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký mới sụt giảm nghiêm trọng, giảm 3,2% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực giảm mạnh mẽ nhất là nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí, tổng 9 tháng năm 2020 giảm 37,2% so cùng kỳ 2019; kinh doanh bất động sản 9 tháng đầu năm 2020 giảm 19,2% so cùng kỳ 2019; trong khi đó, các doanh nghiệp lĩnh vực hoạt động dịch vụ khác trong 9 tháng đầu năm 2020 có số lượng đăng ký mới giảm 32,1% so cùng kỳ 2019. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh hoặc giải thể. Số lượng doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục giải thể trong 9 tháng đầu năm 2020 là 12.089 đơn vị. Phần lớn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, lĩnh vực giáo dục và đào tạo, lĩnh vực dịch vụ việc làm và du lịch, kinh doanh bất động sản. Nhóm ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, kho bãi, bán lẻ, tài chính ngân hàng bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo chịu ảnh hưởng mạnh do biến động về tổng cầu. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là ngành Du lịch (dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và lữ hành). Do dịch bệnh lan rộng, nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan