Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng chương trình chuyển đổi từ tập tin văn bản sang sơ đồ tư duy dạng hình ...

Tài liệu Xây dựng chương trình chuyển đổi từ tập tin văn bản sang sơ đồ tư duy dạng hình ảnh

.PDF
29
923
144

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU Hiện nay, Sơ đồ tư duy hay Bản đồ tư duy ngày càng được nhiều người biết đến và được sử dụng như là một phương pháp ghi nhớ vô cùng hiệu quả, bằng cách khai thác khả năng ghi nhớ của cả hai bán cầu não, dựa trên sự kết hợp giữa văn bản, hình ảnh, màu sắc, các liên kết và các yếu tố khác đã tạo nên một công cụ ghi nhớ đầy quyền năng cho bộ não. Theo thống kê hiện nay, sơ đồ tư duy đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc [1]. Với số lượng người sử dụng ngày càng tăng thì nhu cầu về việc xây dựng các ứng dụng hỗ trợ SĐTD ngày càng cần thiết. Hiện tại đã có một số ứng dụng hỗ trợ SĐTD, nhưng các ứng dụng hiện nay vẫn chưa đáp ứng hết các nhu cầu của người sử dụng và một số tính năng vẫn còn nhiều hạn chế. Các ứng dụng hỗ trợ xử lý SĐTD trên máy tính đa số chỉ cho phép tạo các SĐTD trên giao diện đồ họa trực quan của SĐTD, mà điều này dẫn đến mốt số nhu cầu cần thiết mà SĐTD dạng trực quan giải quyết không hiệu quả. Về hướng xử lý khác, hiện tại chỉ có một trang web [2] hỗ trợ tao SĐTD bằng văn bản nhưng chỉ có tính năng đơn giản và chưa giải quyết được nhu cầu thực tiển. Hiện nay, tuy có nhiều nghiên cứu về khả năng ứng dụng, lợi ích của SĐTD và các nghiên cứu về việc ứng dụng SĐTD. Trong thực tế, các nghiên cứu về các kỹ thuật xử lý trên SĐTD hiện nay vẫn chưa được phổ biến. Ngoài ra, SĐTD phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau 2 và nhiều người dùng khác nhau, mà không có sự phân loại rõ ràng các loại SĐTD làm cho các kỹ thuật xử lý trên SĐTD chưa thực sự hiệu quả so với mong muốn. Xuất phát từ nhu cầu thực tế chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất các phương pháp kỹ thuật xử lý trên SĐTD và dựa trên các phương pháp kỹ thuật đã đề xuất để xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi từ tập tin văn bản sang sơ đồ tư duy trực quan và các xử lý liên quan. Thông qua đó, nhằm góp phần làm phong phú thêm các phương pháp, kỹ thuật hỗ trợ SĐTD hiện tại, góp phần vào việc biểu diễn thông tin trực quan, và gần gũi hơn với con người và sử dụng SĐTD cho các xử lý khác trên máy tính. Nội dung luận văn gồm bốn chương, Chƣơng 1 giới thiệu tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu, chỉ ra các vấn đề đang tồn tại của SĐTD, sau đó khảo sát các công trình đã đăng tải liên quan đến vấn đề của luận văn từ đó nêu lên những vấn đề còn tồn tại và chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận văn quan tâm. Chƣơng 2 mô tả một số lý thuyết về SĐTD, phân loại SĐTD và đồng thời mô hình hóa SĐTD theo từng loại. Chƣơng 3 trình bày phương pháp đặc tả SĐTD, các giải thuật chuyển đổi văn bản với dạng ngôn ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên thành dạng ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD và thành SĐTD dạng hình ảnh trực quan và đồng thời trình bày một số kỹ thuật xử lý trên SĐTD. Chƣơng 4 tiến hành cài đặt thực nghiệm chương trình ứng dụng dựa trên các kỹ thuật đề ra, đánh giá hiệu quả của các phương pháp kỹ thuật đề ra, và khả năng ứng dụng trong thực tế. 3 4 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN Để mang lại cái tổng quan về các vấn đề sẽ được đề cấp đến trong luận văn, chương này sẽ khái quát các vấn đề mà chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu. Dựa trên những nhu cầu của thực tiển về SĐTD và những công nghệ, kỹ thuật hiện đang có, chúng tôi đúc kết những thành tựu có thể kế thừa và vận dụng vào luận văn. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra một số mặt hạn chế của các công nghệ và kỹ thuật hiện có để giải quyết các nhu cầu về SĐTD. Dựa vào đó cho thấy được các vấn đề mà luận văn đang quan tâm. Ngoài ra chương này còn đề cập đến một số ý nghĩa mà luận văn mang lại để giải quyết các nhu cầu thực tiển cũng như đống gốp một phần nhỏ đề làm phong phú thêm các kỹ thuật xử lý trên SĐTD trong tương lai. 1.1 Giới thiệu tổng quan 1.1.1 Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu 1.1.2 Các vấn đề của sơ đồ tư duy hiện nay 1.1.3 Các công trình liên quan 1.2 Mục tiêu và giới hạn của luận văn Luận văn sẽ tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật để thực hiện mục tiêu chính là xây dựng chương trình chuyển đổi từ tập tin văn bản sang SĐTD dạng hình ảnh. 5 Nhằm đạt được mục tiêu chính kể trên, chúng tôi đặt ra một số mục tiêu chi tiết như sau: - Phân loại SĐTD và dựa trên các loại SĐTD đã phân loại được, đề xuất ngôn ngữ quy ước đặc tả cho SĐTD tương ứng với từng loại, nhằm phục vụ cho các phương pháp, kỹ thuật xử lý trên SĐTD. - Đề xuất ngôn ngữ quy ước cho SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên nhằm phục vụ cho việc trình bày SĐTD dạng văn bản. - Tìm hiểu và nghiên cứu một số giải thuật để chuyển đổi từ văn bản với dạng ngôn ngữ quy ước cho SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên sang dạng văn bản với dạng ngôn ngữ đặc tả SĐTD và từ ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD thành dạng hình ảnh dạng trực quan. - Tìm hiểu một số kỹ thuật trên SĐTD nhằm giải quyết một số nhu cầu về SĐTD. - Xây dựng chương trình chuyển đổi từ văn bản với dạng ngôn ngữ quy ước cho SĐTD thành dạng SĐTD trực quan hỗ trợ cho việc giảng dạy bằng SĐTD. Giới hạn của luận văn là: Văn bản phải được trình bày theo cú pháp của ngôn ngữ đặc tả SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên. Ứng dụng chủ yếu cho việc hỗ trợ giảng dạy bằng SĐTD 6 1.3 Ý nghĩa của luận văn Nhu cầu thực tiển về một chương trình hỗ trợ hiệu quả về SĐTD là khá cao và cần thiết. Do đó, mục tiêu của ứng dụng đặt ra là xây dựng một chương trình hỗ trợ chuyển đổi văn bản dạng đặc tả SĐTD sang dạng SĐTD trực quan. Ứng dụng này không mang tính chất phủ định tính hiệu quả của các ứng dụng hỗ trợ SĐTD trên phương diện SĐTD dạng trực quan đã có. Mà nó góp phần bổ xung thêm các tiện ích nhằm khắc phục một số hạn chế mà các ứng dụng trên phương diện SĐTD dạng trực quan mắc phải như sau: - Tận dụng tài nguyên văn bản: Việc soạn thảo SĐTD dạng văn bản tận dụng được các tài nguyên dạng văn bản hiện có, thông qua một số hiệu chỉnh về cú pháp có thể chuyển đổi thành dạng SĐTD dạng trực quan. - Tận dụng đƣợc tài nguyên SĐTD: Dữ liệu SĐTD của chương trình có đặc tả cụ thể, có thể được khai thác sử dụng cho các mục đích khác. - Tiện ích hơn khi SĐTD lớn: Việc hiệu chỉnh SĐTD dạng văn bản có thể hỗ trợ một số tiện ích như : xóa, di chuyển các nút hoặc nhánh trên SĐTD một cách khá dễ dàng, gióng như trên văn bản thông thường, đặc biệt khi SĐTD càng nhiều chủ đề, vượt quá khung nhìn trên SĐTD thì việc sử dụng văn bản vẫn tỏ ra hiệu quả, trong khi trên giao diện trực quan gặp khá nhiều khó khăn. - Việc ghép, nối, tách SĐTD khá dễ dàng: Việc ghép các SĐTD lại với nhau hoặc chèn một SĐTD vào một SĐTD hiện có hay tách 7 một nhánh SĐTD thành một SĐTD mới trở nên dễ dàng như thao tác copy văn bản thông thường. - Dễ dàng chuyển đồi thành dạng văn bản thông thƣờng: Việc lưu trữ SĐTD dạng văn bản có thể chuyển đổi thành dạng văn bản thông thường dễ dàng hơn. Nhằm phục vụ cho viêc sử dụng văn bản theo một số nhu cầu thực tế hoặc lưu trữ tài nguyên dạng văn bản. - Tiếc kiệm thời gian hơn: Việc soạn thảo SĐTD dạng văn bản có thể rút ngắn thời gian tạo SĐTD hơn trong một số trường hợp có thể rút ngắn thời gian hơn. Bên cạnh việc nghiên cứu xây dựng ứng dụng đáp ứng nhu cầu thực tiễn, đề tài còn có những đóng góp phát triển, đề xuất mới về kỹ thuật cũng như giải pháp thiết kế tốt hơn các giải pháp hiện có theo mục tiêu ứng dụng được đặt ra. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về cấu trúc và các kỹ thuật trên SĐTD cho thấy được có thể sử dụng SĐTD như một mô hình biểu diễn tri thức, vừa đáp ứng được các xử lý tri thức trên máy tính đồng thời còn đem lại sự trực quan về tri thức cho con người. 1.4 Kết luận chƣơng 1 Trong chương này đã sơ lược, khái quát một số vấn đề liên quan đến SĐTD. Thông qua đó chúng tôi kế thừa được một số thành tựu như: các ý nghĩa, lợi ích và ứng dụng của SĐTD trong thực tế, một số kỹ thuật xử lý trên SĐTD đã có, các ý tưởng, kỹ thuật đồ họa về 8 SĐTD, và số lượng phong phú các SĐTD đang có hiện nay. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được những vấn đề về SĐTD hiện đang tồn tại cần phải cải thiện và phát triển như: cần có sự phân loại cụ thể các dạng SĐTD, và bổ xung thêm một số kỹ thuật mới để tạo nên sự tiện ích cũng như góp phần làm phong phú thêm các kỹ thuật xử lý trên SĐTD. Thông qua việc khái quát tình hình nghiên cứu về xử lý văn bản dạng ngôn ngữ tự nhiên chúng tôi nhận thấy sưu hướng này vẫn còn nhiều hạn chế, do đó định hướng xử lý văn bản dựa trên phương pháp đặc tả SĐTD và dạng ngôn ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên. 9 Chƣơng 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương này sẽ đề cập đến một số lý thuyết liên quan đến SĐTD như: Nguồn gốc ra đời của SĐTD, ý nghĩa của SĐTD đối với người dùng, một số lý thuyết về hình ảnh màu sắc ảnh hưởng đến quá thị giác cũng như quá trình ghi nhớ của người sử dụng SĐTD. Tiếp theo trong chương này đề cập đến các loại SĐTD. Để có cái nhìn khái quát, hệ thống hóa về SĐTD chúng tôi dựa trên các tính chất ý nghĩa và đặc trưng của các SĐTD để phân loại chúng thành từng loại riêng biệt. Thông qua việc phân loại và mô hình hóa các loại SĐTD sẽ cho thấy đặc điểm, cấu trúc của từng loại SĐTD, ứng dụng của từng loại SĐTD riêng biệt, nhằm đưa các kỹ thuật xử lý phù hợp với từng loại SĐTD tương ứng. 2.1 Giới thiệu về Sơ đồ tƣ duy 2.1.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của Sơ đồ tư duy 2.1.2 Một số khái niệm về Sơ đồ tư duy và ý nghĩa 2.1.3 Các thành phần quan trọng tạo nên ý nghĩa của Sơ đồ tư duy 2.2 Phân loại Sơ đồ tƣ duy 2.2.1 Sơ đồ tư duy dạng Đỉnh Khái niệm: Là loại SĐTD dùng để biểu diễn thông tin một cách trực quan, với thông tin các chủ đề con được thể hiện trên các cung 10 của SĐTD. Tuy nhiên thông tin của chủ đề trung tâm được thể hiện trên một nút, còn được gọi là nút gốc. Sử dụng loại SĐTD này để thu thập, tổng kết thông tin hoặc trình bày các khái niệm, ý tưởng, các hướng dẫn hay tóm tắc nội dung cho các bày giảng, các kế hoạch v.v… Một SĐTD dạng Đỉnh được ký hiệu là VTOM (Vertex Type Of Mindmap). Và được biểu diễn như sau: VTOM = 2.2.2 Sơ đồ tư duy dạng Khối Khái niệm: Là loại SĐTD dùng để sắp xếp thông tin một cách trực quan, với thông tin các chủ đề được thể hiện trên các nút của SĐTD. Các nút chưa thông tin thông thường có dạng hình chữ nhật, hình elip hoặc hình đám mây v.v... Thông thường sử dụng SĐTD dạng Khối để thu thập, tổng kết thông tin hoặc trình bày các khái niệm, ý tưởng, các hướng dẫn hay tóm tắt nội dung cho các bày giảng, các kế hoạch v.v… Một SĐTD dạng Khối được ký hiệu là BTOM (Block Type Of MindMap) và được biểu diễn như sau: BTOM = 2.2.3 Sơ đồ tư duy dạng Trình bày Khái niệm: Là loại SĐTD được thiết kế để hỗ trợ trình bày, diễn thuyết.Với mục đích hướng người dùng tập trung vào thông điệp mà người trình bày đang muốn nói. SĐTD dạng trình bày là một loại 11 được phát triển từ SĐTD dạng khối. Tuy nhiên, các nút được tổ chức theo cấu trúc cây chỉ có một cấp và các nút lá có cung liên kết với nhau theo dạng danh sách liên kết đơn. Khi trình bày bằng SĐTD loại này, thông tin được trình bày bắt đầu từ các chủ đề phía bên phải, làm việc theo chiều kim đồng hồ, đến khi gặp chủ đề cuối cùng. Sử dụng SĐTD dạng trình bày khi người sử dụng cần kể các câu chuyện hay dẫn dắt người dùng tới một hành động, một kết quả nào đó. Đặc điểm của loại SĐTD này là giúp người xem có thể nhìn tổng quan từ điểm bắt đầu quá trình diễn ra và kết quả đạt được. Khắc phục được một nhược điểm khá lớn khi trình bày bằng các dạng văn bản, khi đó thông tin nhanh chóng trôi dần từ đầu đến cuối, đôi khi vấn đề trình bày khá dài dòng, tới điểm cuối thì người nghe lại quên dần các điểm đầu và giữa. Hơn nữa, khi trình bày theo dạng văn bản theo trình tự từ đầu đến cuối sẽ gặp trường hợp không trình bày được tới đích khi nội dung quá dài, do các vấn đề về thời lượng trình bày, hoặc nội dung trình bày. Loại SĐTD này có xu hướng hiện thị thông tin theo dòng chảy của các ý tưởng để người xem theo dõi các bước và các thông tin liên quan đến từng bước của quá trình đang trình bày. Do đó người trình bày có thể trình bày được quy trình của kịch bản từ đầu đến cuối. Không giống như các sơ đồ dạng tham khảo ý kiến, SĐTD dạng trình bày được thiết kế để theo dõi các cuộc thảo luận và hình dung 12 dòng chảy cụ thể của nó, chứ không phải là kiểm soát các phiên thông qua những ý tưởng thu thập. Chủ đề chính đầu tiên thông thường là phần tổng quan vấn đề cần trình bày và chủ đề kết thúc là kết quả cần trình bày. SĐTD dạng trình bày ký hiệu là PTOM (Presentation Type Of MindMap) và được biểu diễn như sau: PTOM = 2.2.4 Sơ đồ tư duy dạng Kế hoạch Khái niệm: Là loại SĐTD được thiết kế để trình bày kế hoạch hoạt động. Với mục đích tổng hợp các hoạt động riêng lẻ để hướng tới hoàn thành kế hoạch chính cần đạt được. SĐTD dạng kế hoạch là một loại được phát triển từ SĐTD dạng khối. SĐTD dạng kế hoạch các chủ đề có hướng thông tin từ ngoài vào trong. Thông tin của các chủ đề là các từ, hình ảnh chỉ các hành động cụ thể liên quan nội dung kế hoạch ở chủ đề trung tâm. Để xây dựng SĐTD dạng này đầu tiên cần xác định chủ đề trung tâm, sau đó thêm các chủ đề chính, và sau đó tạo ra các ý tưởng cho các tiểu chủ đề . Giai đoạn thứ hai là tổ chức, và xác định phạm vi. Ở giai đoạn này, cần so sánh những điều đang đặt trên SĐTD với các kế hoạch chiến lược, để đảm bảo rằng chúng ta đang đi đúng hướng, và cũng nhìn vào tính khả thi và mong muốn của các ý tưởng. Từ các kết quả trên SĐTD, tiếp tục tinh chỉnh nó cho đến khi có được một kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực, bằng cách xác nhận các mục tiêu 13 và đảm bảo các nhiệm vụ đã được xác định đúng, và sau đó ưu tiên và lập kế hoạch cho chúng. Cuối cùng và quan trọng nhất của quá trình này là để đảm bảo rằng có biện pháp thích hợp để theo dõi và phản hồi vào các kế hoạch tương lai. Những cơ chế này có thể được xây dựng thành các SĐTD tổng hợp và tạo các link đến các kế hoạch cụ thể, vì vậy cần ghi lại các thông tin phản hồi ở các vị trí thích hợp trên SĐTD khi kế hoạch này được đưa vào hoạt động. Sơ đồ dạng kế hoạch ký hiệu PNTOM(Planning Type Of MindMap) và được biểu diễn như sau: PNTOM = 2.2.5 Sơ đồ tư duy dạng Cây Khái niệm: Là dạng SĐTD trình bày thông tin theo cấu trúc cây, một cách trực quan. Thông tin được trình bày theo chiều hướng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, từ phải qua trái chỉ theo một chiều nhất định. SĐTD sẽ có đặc điểm đặc trưng là , có thể sử dụng màu sắc phân biệt các nhánh, có thể dùng hình ảnh, icon để minh họa cho mỗi hoạt động, dùng các liên kết để liên kết đến các vấn đề liên quan đến hoạt động v.v.. Sơ đồ dạng này được ký hiệu là TTOM(Tree Type Of MindMap), và được biểu diễn như sau: TTOM = 14 2.3 Kết luận chƣơng 2 Trong chương này đã trình bày các lý thuyết cơ bản của SĐTD, lý do ra đời của SĐTD, một số khái niệm liên quan SĐTD, và ý nghĩa của chúng. Đồng thời, cũng đề cập đến các thành phần quan trọng trên SĐTD là hình ảnh và màu sắc cũng như ý nghĩa của chúng với thị giác và quá trình ghi nhớ thông tin. Dựa vào các đặc điểm trên SĐTD đã phân loại SĐTD thành 5 loại chính, đưa ra khái niệm, ý nghĩa, mô hình và cấu trúc các thành phần thông tin trên từng loại SĐTD. Thông qua việc phân loại SĐTD cũng đưa ra các minh họa cụ thể tương ứng từng loại SĐTD, làm rõ các thành phần trên SĐTD và sự kết hợp của các thành phần riêng lẻ tạo nên SĐTD. 15 Chƣơng 3 - PHƢƠNG PHÁP ĐẶC TẢ VÀ KỸ THUẬT XỬ LÝ TRÊN SƠ ĐỒ TƢ DUY Trong chương này trình bày ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD, từ ngôn ngữ đặc tả trên sẽ đề cập đến giải thuật chuyển đổi từ ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD thành dạng hình ảnh trực quan. Để thuận tiện hơn cho việc sử dụng SĐTD, trong phần này cũng đề cập đến ngôn ngữ SĐTD hướng tự nhiên, nhằm hỗ trợ người sử dụng SĐTD có thể tạo ra SĐTD bằng dạng văn bản dưới dạng ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, thay vì sử dụng phương pháp đồ họa như trước đây. Bên cạnh đó, trong chương này cũng đề cập giải thuật chuyển đồi từ văn bản dưới dạng ngôn ngữ SĐTD hướng tự nhiên sang dạng ngôn ngữ đặc tả SĐTD và hiển thị SĐTD dạng trực quan. Cuối cùng chương này sẽ trình bày một số kỹ thuật xử lý trên SĐTD nhằm đem lại hiệu quả cho người sử dụng SĐTD. 3.1 Đề xuất ngôn ngữ quy ƣớc đặc tả Sơ đồ tƣ duy Để phục vụ cho các xử lý trên SĐTD trong mục này sẽ đề cập đến ngôn ngữ quy ước đặc tả trên SĐTD. Là đặc tả các cấu trúc thành phần của SĐTD dạng văn bản máy tính có thể xử lý được. Với cấu trúc đặc tả này thông qua giải thuật chuyển đổi có thể hiển thị thành SĐTD dạng hình ảnh trực quan. Để tiện cho việc trình bày các phần sau chúng tôi ký hiệu ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD là: MMSL(Mind Map Specification Language). Để tận dụng công nghệ 16 hiện có và tiện ích xử lý sau này, các đặc tả trong mục này chúng tôi dựa trên ngôn ngữ XML. 3.1.1 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Đỉnh 3.1.2 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Khối 3.1.3 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Trình bày 3.1.4 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Kế hoạch 3.1.5 Đặc tả cho Sơ đồ tư duy dạng Cây 3.2 Đề xuất ngôn ngữ đặc tả cho Sơ đồ tƣ duy dựa trên ngôn ngữ tự nhiên Ở mục trước chúng ta đã được giới thiệu về ngôn ngữ quy ước đặc tả SĐTD hay còn gọi là MMSL. Như chúng ta đã thấy, SĐTD được trình bày dạng MMSL thì tính xử lý được. Tuy nhiên văn bản trình bày dạng MMLS cấu trúc tương đối phức tạp, đối với những người dùng thông thường thì việc này tương đối khó khăn. Để đơn giản hơn về cú pháp, chúng ta đặc tả thêm một ngôn ngữ trung gian đơn giản để giao tiếp giữa máy tính và người sử dụng. Ở đây chúng tôi tạm gọi là Ngôn ngữ SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, gọi tắc là NLMM(Natural Language - based Mind Map). Quy trình chuyển đổi từ văn bản dưới dạng NLMM sang hình thức SĐTD dạng hình ảnh trực quan được minh họa như hình bên dưới: 17 Văn bản dạng NLMM Trình dịch Văn bản dang MMSL Trình hiển thị SĐTD dạng Hình ảnh trực quan Hình 3.4: Mô hình chuyển đổi từ MMSL sang SĐTD trực quan Trong đó trình dịch sẽ được trình bày trong mục tiếp theo. MMSL là ngôn ngữ đặc tả SĐTD đã được trình bày ở chương trước. Trong mục này sẽ tập trung tìm hiểu về NLMM các cấu trúc và thành phần của nó. Một văn bản thông thường có thể được soạn thảo trên trình soạn thảo bất kỳ được xem là văn bản dưới dạng NLMM khi nội dung văn bản trình bày đúng cú pháp được đặc tả trong NLMM. NLMM bao gồm các thành phần sau: NLMM = <Σ, S, R>  Trong đó:  Σ là bảng từ vựng. Bao gồm một số từ khóa đơn giản liên quan đến cách thành phần trên SĐTD, các từ khóa này cũng thường được con người sử dụng ví dụ: Σ ={Tilte, MainTopic, Topic, Bound, Callout, Image, Link, Note, Comment, Child, End}  S là tập cú pháp (Systax) để trình bày văn bản. 18 Tập cú pháp của NLMM được hình thành từ các biểu thức (Expression) dựa trên bảng từ vựng cho trước. Sau đây là một số cú pháp thông dụng trong NLMM:  R: Luật(Rules) để cho biết mối quan hệ giữa các từ khóa của dạng NLMM tương ứng với thành phần nào trên đặc tả dạng MMSL. Ở đây chúng tôi sử dụng các luật sinh dạng đơn giản dạng a => b và không có luật sinh qua nhiều cấp. 3.3 Giải thuật chuyển đồi Sơ đồ tƣ duy dạng văn bản NLMM sang dạng MMSL và hình ảnh trực quan 3.4 Một số kỹ thuật xử lý trên Sơ đồ tƣ duy 3.4.1 Kỹ thuật hiện lần lược các nút trên Sơ đồ tư duy 3.4.2 Kỹ thuật che dấu các nút, nhánh trên Sơ đồ tư duy 3.4.3 Kỹ thuật trên nhánh của Sơ đồ tư duy 3.4.4 Một vài kỹ thuật hỗ trợ trình chiếu trên nhiều SĐTD 3.5 Kết luận chƣơng 3 Chương này đã trình bày về MMSL một ngôn ngữ đặc tả SĐTD. Các cấu trúc tương ứng của MMSL theo từng loại SĐTD, tuy nhiên MMSL có cấu trúc khá phức tập khó sử dụng. Nhằm giảm độ phức tạp cho người sử dụng chúng tôi đã trình bày về NLMM một dạng đặc tả SĐTD dựa trên ngôn ngữ tự nhiên, nghĩa là ngôn ngữ này gần gióng 19 ngôn ngữ tự nhiên và chỉ phục vụ cho các xử lý trên SĐTD. Nhằm phục vụ cho mục đích trình bày SĐTD dạng văn bản dựa trên NLMM. Bên cạnh đó, chương này cũng đề cập đến giải thuật để chuyển đổi từ đặc tả dạng MMSL sang dạng NLMM và dạng SĐTD trực quan. Nhằm phục vụ cho mục đích trình bày SĐTD dạng văn bản. Cuối cùng, trong chương này đề cập đến một số kỹ thuật trên SĐTD như là: các kỹ thuật hiển thị, che dấu các nút và nhánh trên SĐTD, các kỹ thuật xử lý trên nhánh của SĐTD và trên các SĐTD. 20 Chƣơng 4 - CÀI ĐẶT VÀ KIỂM THỬ Trên cơ sở ứng dụng các giải pháp đã được nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thử nghiệm chương trình chuyển đổi tập tin văn bản dưới dạng NLMM thành dạng SĐTD dạng hình ảnh trực quan phục vụ cho mục đích hỗ trợ tạo và trình bày bài giảng điện tử bằng SĐTD. Trong đó chúng tôi đưa ra mô hình cài đặt thử nghiệm và sau đó cài đặt chương trình cho phép người dùng soạn thảo SĐTD bằng văn bản dưới dạng NLMM, rút trích nội dung văn bản từ tập tin định dạng word dựa vào đặc trưng của văn bản, hỗ trợ chèn các cú pháp tương ứng các thành phần trên SĐTD, chèn một SĐTD dạng văn bản với định dạng NLMM vào một văn bản dưới định dạng NLMM khác. Chương trình cung cấp chức năng chuyển đổi văn bản dưới dạng NLMM sang dạng MMSL thông qua việc cài đặt các giải thuật chuyển đổi NLMM sang dạng MMSL. Ngoài ra chương trình còn hỗ trợ một số chỉnh sửa trên SĐTD dạng hình và hỗ trợ chức năng trình chiếu. Tiếp theo là thử nghiệm chương trình trên một số dữ liệu mẫu đánh giá và đưa ra kết quả. 4.1 Thiết kế hệ thống 4.1.1 Mục tiêu ứng dụng Mục tiêu của ứng dụng là xây dựng một chương trình hỗ trợ SĐTD, cho phép người dùng chuyển đổi SĐTD bằng dạng văn bản theo cấu trúc của MMSL thành SĐTD dạng hình ảnh và hỗ trợ một số
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan