Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng chương trình đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên...

Tài liệu Xây dựng chương trình đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên

.PDF
121
850
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN XWXW KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN TIN HỌC ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN ™ SINH VIÊN THỰC HIỆN : TSẰN NGỌC NGÂN – MSSV 106H1257 ™ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Thầy HỒ QUANG KHẢI TP HCM - Tháng 02 Năm 2009 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc. Máy tính đã trở thành công cụ làm việc thông dụng nhất của con ngừơi. Với sự hỗ trợ của các phần mềm, các hoạt động quản lý, tác nghiệp của con ngừơi được giải quyết nhanh chóng và tiện lợi. Không riêng gì các tổ chức doanh nghiệp, các công tác quản lý trong nhà trường cũng đều đã được tin học hóa. Mỗi Khoa, mỗi bộ phận đều được sử dụng các phần mềm quản lý được áp dụng trong phạm vi toàn trường, cho phép quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, do công tác văn phòng còn chia nhỏ thành nhiều khâu quản lý khác nhau do vậy vẫn cần sử dụng thêm các phần mềm nhỏ để hỗ trợ thêm trong công việc. Một trong đó là công tác quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên. Đề tài: “ Xây dựng chương trình quản lý kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên” sẽ hỗ trợ công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên của các Khoa bằng việc lưu trữ , xử lý các thông tin về sinh viên và điểm rèn luyện học tập trong mỗi học kỳ của năm học cũng như thống kê được kết quả rèn luyện của mỗi sinh viên trong suốt quá trình học tập. Kết quả chương trình đã đáp ứng được khá đầy đủ các chức năng cơ bản mà đề tài yêu cầu, tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm của em còn hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn thêm của các Thầy, các Cô và các bạn để có thể hoàn thiện chưong trình này. Em xin chân thành cảm ơn! TP.Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2009 Sinh viên thực hiện TSẰN NGỌC NGÂN Trang 2 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đồng nghĩa với hoàn thành một quá trình học tập. Tuy không phải là những tân sinh viên lần đầu bước chân vào Giảng đường và cũng chỉ với thời gian gần 02 năm học tập tại Trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh nhưng với em – Sinh viên Hệ Hoàn Chỉnh Kiến Thức từ Cao Đẳng lên Đại Học khóa 2006 thì khoảng thời gian đó đã để lại trong em vẹn nguyên những tình cảm sâu sắc dành cho mái trường này. Với cả tấm lòng mình, em xin chân thành cảm ơn: Ba và Mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng dục và hỗ trợ mọi điều kiện về tinh thần lẫn vật chất cho con trên con đường học vấn. Ban Giám Hiệu, Các Thầy Cô Giáo trong Khoa Tin Học và các Thầy Cô trợ lý giáo vụ, trợ lý sinh viên trong Văn Phòng KhoaTin học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm sống quý báu và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình theo học tại nhà trường. Thầy Hồ Quang Khải – Giáo viên hứơng dẫn khóa luận đã tận tình hướng dẫn cho em để hoàn thành khóa luận này. Những người bạn đã luôn bên em động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian làm khóa luận. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2009 Sinh viên thực hiện TSẰN NGỌC NGÂN Trang 3 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN A: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG..........................................................................6 I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC KHOA CNTT - TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM ........7 II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CNTT..............................................................................7 III. CÁC NHU CẦU VỀ CNTT ..................................................................................7 IV. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI QUẢN LÝ: “ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN”................8 1. Công tác “Đánh giá kết quả rèn luyện học sinh, sinh viên” ............................... 8 Nguyên tắc đánh giá:............................................................................................... 9 2. Chức năng chính của chương trình ................................................................... 17 PHẦN B: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ ..............................................................................18 I. PHÂN TÍCH MỨC Ý NIỆM .................................................................................19 1. Mô hình ý niệm truyền thông............................................................................ 19 2. Mô hình ý niệm dữ liệu..................................................................................... 27 II. PHÂN TÍCH MỨC VẬT LÝ/TỔ CHỨC.............................................................55 1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC XỬ LÝ ......................................................................... 55 2. MÔ HÌNH VẬT LÝ DỮ LIỆU......................................................................... 86 PHẦN C: TÌM HIỂU CÁC KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN .......................................96 I. GIỚI THIỆU CÔNG CỤ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU AMC*DESIGNOR ..........97 1. Một vài nét lịch sử của AMC* DESIGNOR..................................................... 97 2. Kiến trúc AMC * DESIGNOR ......................................................................... 97 3. Môi trường làm việc của AMC * DESIGNOR................................................. 98 II. GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ CSDL ACCESS....................................................99 1. Giới thiệu........................................................................................................... 99 2. Khả năng và ứng dụng của Access ................................................................... 99 3. Ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu .......................................................... 99 III. GIỚI THIỆU CÔNG CỤ LẬP TRÌNH GIAO DIỆN VISUAL BASIC 6.0 .......99 1. Giới thiệu........................................................................................................... 99 2. Những ưu điểm và hạn chế của Visual Basic 6.0: .......................................... 100 3. Thuộc tính , phương thức và sự kiện .............................................................. 101 4. Các loại giao diện người dùng ........................................................................ 103 PHẦN D: THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.................................................................................104 I. XÂY DỰNG CSDL .........................................................................................105 II. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH...............................................108 1. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ........................................................ 108 2. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG – CT ĐÁNH GIÁ KQRL .......................................... 109 3. GIAO DIỆN VÀ CÁC CHỨC NĂNG THỰC HIỆN ĐƯỢC........................ 110 PHẦN E: KẾT LUẬN.................................................................................................120 I. CÁC ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH .......................121 II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................122 Trang 5 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. PHẦN A: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG Trang 6 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC KHOA CNTT - TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM Khoa Công Nghệ Thông Tin phụ trách quá trình đào tạo các ngành công nghệ thông tin và các môn Tin học không chuyên (Tin học đại cương, Tin học chuyên ngành) thuộc các Khoa khác. Khoa đào tạo nhân lực cho ngành công nghệ thông tin có đạo đức, có kiến thức lý thuyết tốt, có kỹ năng thực hành thông thạo, có khả năng nắm bắt được những vấn đề mới của sự phát triển ngành, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thông qua quá trình tin học hóa các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý sản xuất, quản lý xã hội. Khoa công nghệ thông tin có hai ngành đào tạo là khoa học máy tính và hệ thống thông tin kinh tế. Tổ chức khoa Tổ chức Khoa gồm có Ban chủ nhiệm Khoa, Hội đồng Khoa học & Đào tạo, Văn phòng Khoa, các Giảng viên cơ hữu, các cán bộ phòng máy; Trung tâm Tin học ứng dụng trực thuộc Khoa. Văn phòng Khoa bao gồm : 01 trợ lý giáo vụ, 01 trợ lý sinh viên và các nhân viên phụ trách các công tác văn phòng, quản lý thông tin giáo vụ, thông tin sinh viên thuộc Khoa. Khoa đào tạo theo hình thức tín chỉ, tuy nhiên để dễ dàng cho việc quản lý và giúp đỡ sinh viên học tập, các sinh viên được tổ chức thành lớp. Khoa được phép đào tạo các cấp: Cử nhân Cao đẳng Cử nhân Cử nhân bằng hai Hoàn chỉnh kiến thức II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CNTT Các công tác quản lý trong nhà trường đều đã được tin học hóa. Mỗi Khoa, mỗi bộ phận đều được sử dụng các phần mềm quản lý được áp dụng trong phạm vi toàn trường. III. CÁC NHU CẦU VỀ CNTT Văn phòng Khoa hiện sử dụng chung các chương trình quản lý của nhà Trường: cho phép quản lý, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, do công tác văn phòng còn chia nhỏ thành nhiều khâu quản lý khác nhau do vậy vẫn cần sử dụng thêm các phần mềm nhỏ để hổ trợ thêm trong công việc. Một trong đó là công tác quản lý đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên. Trang 7 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. IV. MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI QUẢN LÝ: “ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN” 1. Công tác “Đánh giá kết quả rèn luyện học sinh, sinh viên” Công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên dựa trên Quyết định của Bộ Giáo dục & Đào tạo thông qua việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và THCN hệ chính qui. Việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên được thực hiện vào cuối học kỳ, cuối năm học và toàn khoá học thông qua “ Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên” Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Tp.HCM đã thông qua công văn hướng dẫn thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ chính quy như sau: 1.1. Quy định chung Điều 1: Đối tượng đánh giá Tất cả sinh viên đang theo học hệ chính quy tập trung ( đại học, cao đẳng, THCN). Điều 2: Mục đích, yêu cầu của việc đánh giá kết quả rèn luyện a. Mục đích Việc đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trong học tập, rèn luyện đạo đức. b. Kết quả điểm đánh giá rèn luyện của sinh viên là một trong những điều kiện để xét tốt nghiệp, được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập rèn luyện của từng sinh viên khi ra trường. Điều 3: Nội dung đánh giá và thang điểm Xem xét, đánh giá kết quả của học sinh, sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng học sinh, sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt: - Ý thức học tập - Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường - Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, phòng chống tệ nạn xã hội. - Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng. - Ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp học sinh, sinh viên, các đoàn thể,… Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100. Trang 8 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. Nguyên tắc đánh giá: Sinh viên tự cho điểm theo từng mục, GVCN và Khoa đánh giá cho điểm theo mức 0,1,2,3…->10 không cho điểm lẻ. Tổng số điểm của các hoạt động không vượt quá số điểm tối đa theo khung điểm của từng điều. Điều 4: Đánh giá về ý thức học tập: tối đa 30 điểm Mục a: Chấp hành tốt quy chế đào tạo, kiểm tra, thi cử: từ 0-10 điểm - Đánh giá về ý thức của sinh viên trong các kỳ kiểm tra, thi cử và mức độ chấp hành quy chế thi cử. - Nếu bị đình chỉ trong khi thi học kỳ: 0 điểm Mục b: Tham gia tích cực các hoạt động học tập của lớp: từ 0-10 điểm Là các hoạt động liên quan đến thái độ học tập của sinh viên trong lớp như: đi học đầy đủ, chuẩn bị tốt bài học, các chuyên đề mà giảng viên phân công chuẩn bị), tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài học, tham gia học nhóm… Mục c: Tích cực tham gia các kỳ thi học thuật, NCKH: tối đa 10 điểm - Đánh giá về ý thức và việc tham gia cac1 cuộc thi học thuật do nhà trường, Đoàn trường, Hội sinh viên trường Đoàn khoa, liên chi Hội Sinh viên khoa tổ chức hoặc tham gia với các tổ chức bên ngoài. - Đánh giá về ý thức và việc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, hoặc viết bài được đăng trên tập san, tạp chí của trường hoặc những tạp chí, tập san khoa học báo chí ngoài trường. Điều 5: Đánh giá về ý thức, kết quả chấp hành nội quy, quy định của nhà trường: tối đa 25điểm Mục a: Đánh giá về ý thức của sinh viên trong việc chấp hành nội quy, quy định của nhà trường: từ 0-10 điểm. - Trang phục chỉnh tề, lễ phép với thầy cô, tác phong nghiêm túc trong ăn mặc, giao tiếp với bạn bè. - Thực hiện nội quy thư viên, mượn trả sách đầy đủ, đúng hạn. - Giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh trong nhà trường, bảo vệ tài sản của trường. - Thực hiện tốt các nội quy quy định của nhà trường. Mục b: Tham dự đầy đủ tuần lễ sinh hoạt công dân: từ 0 -10 điểm - Sinh viên tham dự đầy đủ tuần lễ sinh hoạt sinh viên đầu khoá, đầu năm học, viết và làm bài thu hoạch đầy đủ. - Tham dự đầy đủ các buổi báo cáo chính trị, chuyên đề do nhà trường, đoàn trường, hội sinh viên, khoa, đoàn khoa tổ chức. Trang 9 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. - ( Nếu vắng quá 50% số buổi sinh hoạt sinh viên đầu khoá, đầu năm học, chính trị, báo cáo chuyên đề hoặc không làm bài thu hoạch: 0 điểm ) Mục c: Đóng học phí đầy đủ, đúng hạn: 0 hoặc 5 điểm Nếu sinh viên đăng ký môn học và đóng học phí đầy đủ, đúng hạn theo quy định của nhà trừơng: 5 điểm. Ngược lại: 0 điểm Ghi chú: Các quy định nêu trong điều 5 không xét về quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi cử và công nhận tốt nghiệp ĐH, CĐ & THCN hệ chính quy. Điều 6: Đánh giá về ý thức, kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội: tối đa 20 điểm. Mục a: Đánh giá về ý thức chấp hành của sinh viên trong sinh hoạt: từ 0 -10 điểm Sinh viên tham dự đầy đủ, tích cực các buổi sinh hoạt về chính trị - xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội…do trường, khoa, lớp, chi đoàn, chi hội tổ chức. Mục b: Đánh giá về kết quả tham gia các hoạt động: tối đa 10 điểm. - Là thành viên đội tuyển TDTT văn nghệ của khoa: 5 điểm - Là thành viên đội tuyển TDTT văn nghệ của trường: 10 điểm - Hiến máu nhân đạo 10 điểm - Tham dự chiến dịch Mùa hè xanh 10 điểm - Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá do khoa hoặc trừơng tổ chức 5điểm/lần Điều 7: Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng: tối đa 15Đ Mục a: Ý thức về phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng: từ 0 -15 điểm - Ý thức chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nứơc. - Có thành tích trong công tác xã hội và gìn giũ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Tích cực tham gia, vận động, giúp đỡ bạn vượt khó khăn trong học tập, hiến máu nhân đạo, những người có hoàn cảnh khó khăn.. - Tích cực tham gia công tác cứu người bị nạn, các hoạt động từ thiện, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự và xây dựng nếp sống mới của chính quyền địa phương nơi cư trú. - Khi sinh viên có các vi phạm nghĩa vụ công dân nơi cư trú, vi phạm pháp luật do công an địa phương hoặc các đơn vị khác gửi cho nhà trường sẽ chuyển về các khoa để có cơ sở đánh giá mục này. Trang 10 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. Mục b: Kết quả (Cộng thêm điểm) Được các tổ chức xã hội tặng giấy khen về các thành tích tham gia công tác xã hội và cộng đồng được cộng thêm 5 điểm. Điều 8: Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp học, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường: tối đa 10 điểm Chỉ ghi chức vụ công tác cao nhất Các chức vụ bao gồm: Cán bộ lớp, cán bộ các cấp bộ đoàn, Hội (trường, khoa, lớp), chi uỷ viên chi bộ sinh viên, ban chủ nhiệm các câu lạc bộ của khoa hoặc đoàn trường. Trách nhiệm đánh giá: ƒ Tập thể lớp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn, Chi hội. ƒ Đoàn trường, hội sinh viên trường chịu trách nhiệm đánh giá những sinh viên là UVBCH Đoàn trường, Hội sinh viên trừơng, Khoa, Chi uỷ viên chi bộ sinh viên, Ban chủ nhiệm các CLB trực thuộc đoàn trường. Mức độ đánh giá: ƒ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 10 điểm ƒ Hoàn thành nhiệm vụ: 5 điểm ƒ Không hoàn thành nhiệm vụ: 0 điểm Điều 9: Các trường hợp đặc biệt tối đa 10 điểm - Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên trường xem xét quyết định nếu sinh viên đạt một trong các thành tích sau: ( 10 điểm ) - Sinh viên đạt giải I, II cấp thành phố, khu vực, giải I, II, III, KK cấp toàn quốc về học tập, NCKH - Sinh viên được tặng bằng khen của UBND tỉnh, thành phố (trực thuộc TW) về các hoạt động chính trị, văn hoá – xã hội, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự xã hội, cứu người… - Sinh viên được tặng bằng khen của các cấp trung ương về công tác đoàn, hội sinh viên, hội liên hiệp thanh niên. - Sinh viên được kết nạp Đảng Điều 10: Quy định phân loại kết quả rèn luyện Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình khá, trungbình, yếu, kém - Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc Trang 11 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. - Từ 80 đến 89 điểm: loại tốt - Từ 70 đến 79 điểm: loại khá - Từ 60 đến 69 điểm: loại trung bình khá - Từ 50 đến 59 điểm: loại trung bình - Từ 30 đến 49 điểm: loại yếu - Dưới 30 điểm: loại kém Những sinh viên bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên khi phân loại KQRL không vượt quá loại trung bình. Điều 11: Quy trình đánh giá và thời gian thực hiện Việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên được thực hiện vào cuối học kỳ, cuối năm học và toàn khoá học. Việc theo dõi bằng “ Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên” và đánh giá theo quy trình sau: ƒ Thời gian đánh giá: Theo từng học kỳ, triển khai đầu mỗi học kỳ và cuối học kỳ ƒ Các bước tiến hành: Bước 1: Sinh viên tự đánh - Trợ lý khoa nhận “ Phiếu đánh giá Kết quả rèn luyện sinh viên” ( Mẫu số 1) tại phòng Công tác Chính trị Và Sinh viên thông qua Ban cán sự lớp phát cho mỗi sinh viên một tờ và hướng dẫn sinh viên kê khai đầy đủ các nội dung trong phiếu. - Sinh viên tự đánh giá và cho điểm sau đó nộp lại cho Ban cán sự lớp. Bước 2: Trước khi thi học kỳ, họp lớp để đánh giá kết quả và nộp lên cho Hội đồng Khoa Thành phần họp lớp bao gồm: ƒ Giáo viên chủ nhiệm: Chủ trì họp ƒ BCS lớp, BCH Chi đoàn, chi hội.. ƒ Toàn thể sinh viên lớp Nội dung: xem xét và thông qua mức điểm của từng sinh viên Hồ sơ lớp gửi về khoa: ƒ Toàn bộ các phiếu đánh giá KQRL của sinh viên ( Mẫu số 1) ƒ Danh sách theo mẫu số 2 ƒ Biên bản họp lớp trong đó ghi rõ các thay đổi trong việc đánh giá KQRL và kết quả biểu quyết ( nếu có). ƒ Danh sách các trường hợp xét đặc cách theo điều 9 đính kèm bản sao giấy khen, bằng khen. Trang 12 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. ƒ Danh sách điều chỉnh nếu có ( Mẫu số 5) Bước 3: hội đồng Khoa tổ chức đánh giá. - Căn cứ vào phiếu đánh giá tự cho điểm của sinh viên, phần cho điểm của lớp và GVCN, biên bản họp lớp. - Căn cứ vào các thông tin của Đoàn TN, Hội SV, các biên bản vi phạm trong năm học. Nếu điểm của lớp không có thay đổi, HĐK cho điểm và xếp loại. Ngược lại, HĐK tiến hành cho điểm và xếp loại lại và ghi điều chỉnh vào danh sách theo mẫu số 5. Hồ sơ khoa gửi về trường: ƒ Biên bản họp lớp và biên bản họp khoa. ƒ Danh sách tổng hợp chung (mẫu số 2) ƒ Danh sách các trường hợp xét đặc cách theo điều 9 ( mẫu số 3 ) đính kèm bảng sao giấy khen, bằng khen. ƒ Danh sách điều chỉnh nếu có ( mẫu số 5) Bước 4: Hội đồng trường thông qua kết quả đánh giá rèn luyện của sinh viên và thông báo điểm đến từng SV thông qua Khoa. Bứơc 5: Bổ sung kết quả vào bảng điểm sinh viên. Hội đồng trường chuyển kết quả đánh giá KQRL sinh viên cho Trung tâm khảo thí nhập điểm vào bảng điểm chung của sinh viên. 1.2 Một số biểu mẫu Trang 13 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. MẪU SỐ 01 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN NĂM HỌC: 200…-200… Họ và tên sinh viên:…………………….. Mã số SV: …………………... Ngày và nơi sinh:…./…../19……..tại ……………………………………… Địa chỉ thường trú (theo hộ khẩu): ……………………………………………….. Địa chỉ tạm trú ( tại TP.HCM): Điện thoại liên lạc: DĐ: ……………………………………………….. ……………………….. NR:………………………….. Email: ……………………………………………. Năm thứ: ……………………..(Khoá học 200…..-200…...) Khoa (Ngành đào tạo): ………………….. Lớp: …………………………... Mức khung điểm SV tự đánh giá BCS Lớp/ GVCN đánh giá Hội đồng khoa đánh giá (3) (4) (5) (6) ĐIỀU NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ (1) (2) Điều 4 ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỨC HỌC TẬP 20Đ a. Chấp hành tốt quy chế đào tạo, kiểm tra, thi cử: 0-10đ …………………….... ……………………… b. Tham gia tích cực các hoạt động học tập của lớp c. Điều 5 ……………….. ĐÁNH GIÁ VỀ Ý THỪC, KẾT QUẢ CHẤP HÀNH NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG 0-10đ 25Đ a. …………………………………….. b. ……………………………………. c. ……………………………………. ………. ……………………………………………… Điều 9 ĐÁNH GIÁ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT 10Đ Do Hội đồng xem xét đánh giá TỔNG CỘNG (Tối đa 100điểm) XẾP LOẠI SINH VIÊN KÝ TÊN Trang 14 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. b. MẪU SỐ 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐH MỞ THP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHỊA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc DANH SÁCH TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN NĂM HỌC 200…- 200.. STT HỌ TÊN MSSV (1) (2) (3) Điều 4 (4) Điểm đánh giá của khoa Điều 5 Điều 6 Điều 7 Điều 8 (5) (6) (7) (8) Điều 9 (9) Tổng cộng (10) Xếp loại (11) Ngày …tháng…..năm 200… HỘI ĐỒNG KHOA GVCN c. MẪU SỐ 5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐH MỞ THP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHỊA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc DANH SÁCH ĐIỀU CHỈNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN NĂM HỌC 200…- 200.. STT HỌ TÊN MSSV LỚP (1) (2) (3) (4) Điểm đánh giá của các bộ phận Sinh viên Lớp Khoa (5) (6) (7) Lý do Ghi chú (8) (9) GVCN Trang 15 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. 1.3. Quy trình thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên thực tế tại Khoa CNTT Công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên thực hiện mỗi đầu học kỳ do vậy mỗi sinh viên sẽ có 2 phiếu đánh giá kết quả rèn luyện trong 01 năm học. Thông tin trên phiếu đánh giá kết quả rèn luyện bao gồm: Thông tin sinh viên và điểm đánh giá trong học kỳ mấy của năm học nào. Điểm đánh giá được sinh viên tự cho điểm vào các khoản mục của từng điều mục và chỉ tổng điểm mỗi điều đựơc nhập. Điểm của từng khoản mục chỉ mang tính chất tham khảo. Cán bộ lớp sẽ nộp về khoa : - Tất cả các phiếu đánh giá của sinh viên đã sắp xếp theo thứ tự. - Danh sách tổng điểm của sinh viên theo mẫu số 02 - Biên bản họp lớp - Danh sách các trường hợp xét đặc cách theo điều 9 đính kèm bản sao giấy khen, bằng khen nếu có. - File excell chứa danh sách tổng điểm của sinh viên và thông tin sinh viên thuộc lớp đó. Khoa tổng hợp lại toàn bộ danh sách các phiếu đánh giá của các lớp. - Chép các file excell của mỗi lớp, kiểm tra lại điểm và thông tin từng sinh viên sau đó tổng hợp vào một file lưu trữ theo học kỳ của năm học. - Toàn bộ kết quả rèn luyện của sinh viên sẽ được gửi về HĐ Trường ( Phòng Công tác sinh viên) để thông qua và sẽ trả về kết quả cuối cùng cho sinh viên thông qua Khoa. - Kết quả điểm đánh giá được sử dụng trong công tác xét khen thửơng, học bổng và xét điều kiện tốt nghiệp cho sinh viên. Tình hình xử lý Khoa chủ yếu lưu trữ và xử lý thông tin thủ công các phiếu đánh giá qua các file mẫu bằng chương trình Microsoft Excell. Ưu điểm: ƒ Dễ thao tác. ƒ Không cần phải chuyển đổi dữ liệu do đã tổng hợp từ các file sẵn có của các lớp. Nhược điểm: ƒ Dễ sai sót trong nhập liệu ƒ Tìm kiếm chậm. ƒ Mất nhiều thời gian lập báo cáo. Trang 16 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. ---> tin học hóa khâu quản lý thông tin đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên các lớp theo từng học kỳ và từng năm học. 2. Chức năng chính của chương trình Dựa vào mục đích và yêu cầu của việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên, em xây dựng đề tài với các chức năng chính là quản lý điểm đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên bao gồm nhập điểm, lưu trữ, tìm kiếm, thống kê, xuất các biểu mẫu báo cáo,… Trang 17 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. PHẦN B: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ Trang 18 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. Xây dựng các mô hình bằng công cụ thiết kế hệ thống thông tin AMC*Designer và vận dụng phương pháp phân tích MERISE trong phân tích và thiết kế hệ thống thông tin I. PHÂN TÍCH MỨC Ý NIỆM 1. Mô hình ý niệm truyền thông Dựa vào quy trình thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, em thiết lập mô hình ý niệm truyền thông như sau: Modèle Conceptuel de Communication Projet : DANH GIA KET QUA REN LUYEN SINH VIEN Modèle: MO HINH Y NIEM TRUYEN THONG Auteur : TSAN NGOC NGAN Version: 1.2 22/09/2008 4_Danh gia lai ket qua 2_Sinh vien tu danh gia SINH VIEN BCS_GVCN LOP 3_Nop phieu danh gia 6_Danh gia lai ket qua 5_Nop phieu danh gia 1a_Phat phieu danh gia 1b_Phat phieu danh gia HOI DONG KHOA 8_Thong qua ket qua HOI DONG TRUONG 9_Thong bao ket qua thong qua khoa 7_Gui ket qua danh gia 10_Chuyen diem TRUNG TAM KHAO THI 11_Nhap diem vao bang diem chung cua SV Danh sách các đối tượng Trang 19 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. Danh sách các tác nhân Tên các tác nhân Mã các tác nhân BCS_GVCN LOP BCS_GVCN_LOP HOI DONG KHOA HOI_DONG_KHOA HOI DONG TRUONG HOI_DONG_TRUONG SINH VIEN SINH_VIEN TRUNG TAM KHAO THI TRUNG_TAM_KHAO_THI Danh sách các dòng Tên các dòng Mã các dòng 10_Chuyen diem 10_CHUYEN_DIEM 11_Nhap diem vao bang diem chung cua 11_NHAP_DIEM SV 1a_Phat phieu danh gia 1A_PHAT_PHIEU_DANH_GIA 1b_Phat phieu danh gia 1B_PHAT_PHIEU_DANH_GIA 2_Sinh vien tu danh gia 2_SINH_VIEN_TU_DANH_GIA 3_Nop phieu danh gia 3_NOP_PHIEU_DANH_GIA 4_Danh gia lai ket qua 4_DANH_GIA_LAI_KET_QUA 5_Nop phieu danh gia 5_NOP_PHIEU_DANH_GIA 6_Danh gia lai ket qua 6_DANH_GIA_LAI_KET_QUA 7_Gui ket qua danh gia 7_GUI_KET_QUA_DANH_GIA 8_Thong qua ket qua 8_THONG_QUA_KET_QUA 9_Thong bao ket qua thong qua khoa 9_THONG_BAO_KET_QUA_THONG_Q UA_KHOA Trang 20 Đề tài: Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. Thông tin các tác nhân Tác nhân BCS_GVCN LOP Tên : Mã : Nhãn: Loại : BCS_GVCN LOP BCS_GVCN_LOP Ban cán sự - Giáo viên chủ nhiệm lớp Tác nhân nội Danh sách các tác nhân phát Dòng nhận Tác nhân phát 1a_Phat phieu danh gia HOI DONG KHOA 3_Nop phieu danh gia SINH VIEN 4_Danh gia lai ket qua BCS_GVCN LOP Danh sách các tác nhân nhận Dòng phát Tác nhân nhận 1b_Phat phieu danh gia SINH VIEN 4_Danh gia lai ket qua BCS_GVCN LOP 5_Nop phieu danh gia HOI DONG KHOA Tác nhân HOI DONG KHOA Tên : Mã : Nhãn: Loại : HOI DONG KHOA HOI_DONG_KHOA Hội đồng khoa Tác nhân nội Danh sách các tác nhân phát Dòng nhận Tác nhân phát 5_Nop phieu danh gia BCS_GVCN LOP 6_Danh gia lai ket qua HOI DONG KHOA Trang 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan