Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng chương trình đào tạo hướng dẫn viên aerobic tại trường đại học thể dục ...

Tài liệu Xây dựng chương trình đào tạo hướng dẫn viên aerobic tại trường đại học thể dục thể thao thành phố hồ chí minh

.PDF
331
997
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN TRUNG KIÊN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN AEROBIC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh, năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN TRUNG KIÊN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN AEROBIC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn: HD 1: PGS.TS Nguyễn Tiên Tiến HD 2: GS.TS Nguyễn Xuân Sinh TP. Hồ Chí Minh, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của tác giả khác. Tác giả MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 5 1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển môn Aerobic: ......................................... 5 1.1.1. Lịch sử phát triển môn Aerobic thế giới: ................................................ 5 1.1.2. Sự phát triển môn Aerobic tại Việt Nam: ............................................... 8 1.1.3 Đặc điểm về môn Aerobic: .................................................................... 12 1.2. Nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực: .................................................. 15 1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực: ................................................................... 15 1.2.2. Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực .................................................. 16 1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực: .................................................................. 17 1.3. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo: ................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm chương trình đào tạo: .......................................................... 17 1.3.2. Phân loại chương trình đào tạo: ............................................................ 19 1.3.3. Khái niệm đào tạo: ................................................................................ 21 1.3.4. Đặc điểm của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: ................. 22 1.4. Mục tiêu, tác dụng của công tác đào tạo: ......................................................... 23 1.4.1. Mục tiêu đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực: .............................. 23 1.4.2. Tác dụng của công tác đào tạo: ............................................................. 23 1.5. Nguyên tắc của công tác đào tạo: ..................................................................... 24 1.6. Nội dung công tác đào tạo và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên: ...................... 25 1.6.1. Xác định nhu cầu đào tạo: ..................................................................... 25 1.6.2. Xác định mục tiêu đào tạo: ................................................................... 26 1.6.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo: ................................................................. 26 1.6.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo: ................. 26 1.6.5. Dự trù kinh phí đào tạo: ........................................................................ 27 1.6.6. Lựa chọn và đào tạo huấn luyện viên: .................................................. 27 1.6.7. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển: ................................ 27 1.7. Quá trình Đào tạo ............................................................................................. 28 1.7.1. Xác định nhu cầu Đào tạo ..................................................................... 28 1.7.2. Lập kế hoạch Đào tạo............................................................................ 31 1.7.3. Thực hiện Đào tạo ................................................................................. 34 1.7.4. Đánh giá chương trình đào tạo .............................................................. 35 1.8. Cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn nghiệp vụ Hướng dẫn viên thể thao .................. 35 1.9. Một số quan niệm, khái niệm liên quan đến chuẩn đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra. ............................................................................................................................. 38 1.9.1. Một số quan niệm về chất lượng: ......................................................... 38 1.9.2. Khái niệm về tiêu chuẩn, tiêu chí đầu vào ........................................... 40 1.9.3. Khái niệm chuẩn đầu ra, chỉ số thực hiện, ITU. ................................... 41 1.10. Mục tiêu giáo dục .......................................................................................... 44 1.11. Lý thuyết Bloom ........................................................................................... 44 1.11.1 Các mục tiêu nhận thức ....................................................................... 45 1.11.2 Các mục tiêu về kỹ năng ..................................................................... 46 1.11.3. Các mục tiêu về thái độ, tình cảm ...................................................... 47 1.12. Chương trình đào tạo thiết kế theo CDIO. .................................................... 47 1.13. Một số công trình nghiên cứu có liên quan .................................................... 51 1.13.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xây dựng chương trình đào tạo ở nước ngoài: ...................................................................................................... 51 1.13.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xây dựng chương trình đào tạo ở Việt Nam: ........................................................................................................ 52 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................. 55 2.1. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................. 55 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan: ........................ 55 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 55 2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: ........................................................... 56 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: .................................................... 60 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 62 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 62 2.2.2. Khách thể nghiên cứu: .......................................................................... 62 2.3. Tổ chức nghiên cứu: ......................................................................................... 62 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................................................... 64 3.1. Đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.64 3.1.1. Xác định hệ thống các tiêu chí thang đo và đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. ............................... 64 3.1.2. Thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. ................................................................................................................ 71 3.1.3. Bàn luận kết quả thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. .............. 86 3.2. Xây dựng và ứng dụng các chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. ....................................... 87 3.2.1. Cơ sở xác định và xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic. .................................................................................... 87 3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn nội dung và xây dựng chương trình đào tạo HDV môn Aerobic. ................................................................................................. 107 3.2.3. Tổ chức đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic: ......................................... 113 3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh ........................................................................................... 115 3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic của Trường ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh.................................................................... 121 3.3.1. Tổng hợp, tham khảo các tài liệu có liên quan: .................................. 122 3.3.2. Tham khảo ý kiến chuyên gia về cấu trúc, nội dung phiếu khảo sát .. 123 3.3.3. Phỏng vấn, đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo: .......................... 125 3.3.4. Bàn luận hiệu quả chương trình công tác đào tạo HDV môn Aerobic tại trường Đại học TDTT TP.HCM .............................................................. 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 147 KẾT LUẬN: .................................................................................................. 148 KIẾN NGHỊ: ................................................................................................. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVHTTDL Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch CĐ Cao đẳng CDIO Conceive - Design - Implement – Operate CĐR Chuẩn đầu ra CLB Câu lạc bộ CTĐT Chương trình đào tạo ĐH Đại học CDR_A Chuẩn đầu ra cấp cao CDR_B Chuẩn đầu ra trung cấp CDR_C Chuẩn đầu ra cơ bản CDR_D Chuẩn đầu ra sơ cấp GS.TS Giáo sư tiến sĩ HLV Huấn luyện viên HDV Hướng dẫn viên KHHL Kế hoạch huấn luyện KN Kỹ năng NK Năng khiếu PC Phong cách PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ PPHL Phương pháp huấn luyện SDB Sự đảm bảo SHLCT_A Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 4 SHLCT_B Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 3 SHLCT_C Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 2 SHLCT_D Sự hài lòng chương trình đào tạo Cấp độ 1 STT Sự tự tin TC Tính cách TDTT Thể dục thể thao TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tiến sĩ YC Yêu cầu VĐV Vận động viên DANH SÁCH CÁC BẢNG NỘI DUNG BẢNG TT Bảng 1.1 Bảng 1.2 Phân loại các hình hình thức đào tạo Những định nghĩa chính thức về Giới thiệu, Giảng dạy và Sử dụng TRANG 34 43 Chuẩn đầu ra Cấp độ 3 theo phương pháp CDIO cho Bảng 1.3 ngành kỹ sư cơ khí tại Học viện Công nghệ Sau 47 Machassusette (MIT), Hoa kỳ [90] Bảng 3.1 Bảng 3.2 Ý kiến của chuyên gia về 34 biến thang đo sơ bộ ban đầu. Hình thức trả lời bảng câu hỏi Sau 65 67 Hệ số tin cậy của Cronbach's Alpha về thực trạng Bảng 3.3 nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic Sau 67 tại các trường học ở TP. Hồ Chí Minh. Bảng 3.4 KMO and Bartlett's Test 69 Kết quả phân tích nhân tô về khảo sát nhu cầu tập Bảng 3.5 Aerobic đối với công tác giảng dạy của hướng dẫn 70 viên Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Kết quả thống kê về thực trạng nhu cầu học tập của học viên Tính cách của HVD trong công tác giảng dạy môn Aerobic Kỹ năng của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic Phong cách của HDV trong công tác giảng dạy môn Aerobic Bảng 3.10 Yêu cầu của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic Sau 71 81 83 84 Sau 84 NỘI DUNG BẢNG TT TRANG Chuẩn đầu ra Cấp độ 4 theo phương pháp CDIO cho Bảng 3.11 chương trình đào tạo HDV các cấp Aerobic tại Sau 90 trường ĐH TDTT TP.HCM Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 1 Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 2 Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 3. Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 4. 92 93 94 95 Bảng 3.16 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 1 97 Bảng 3.17 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 2 Sau 97 Bảng 3.18 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 3 99 Bảng 3.19 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 4 Sau 99 Bảng 3.20 Bảng 3.21 Bảng 3.22 Bảng 3.23 Bảng 3.24 Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động về CĐR Cấp độ 1 Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động về CĐR Cấp độ 2 Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động về CĐR Cấp độ 3 Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động về CĐR Cấp độ 4 Kết quả phỏng vấn về lựa chọn nội dung chương trình Cấp độ 1 101 103 Sau 103 105 Sau 109 NỘI DUNG BẢNG TT Bảng 3.25 Bảng 3.26 Bảng 3.27 Bảng 3.28 Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình Cấp độ 2 Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình Cấp độ 3 Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chương trình Cấp độ 4 Thống kê số lượng học viên tham gia chương trình học HDV Aerobic tại trường ĐH TDTT TP.HCM TRANG Sau 110 Sau 111 Sau 112 114 Thống kê số lượng học viên tham gia chương trình Bảng 3.29 học HDV Aerobic của trường ĐH TDTT TP.HCM 120 tại tỉnh Đồng Nai Bảng 3.30 Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp độ 1 Bảng 3.31 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 1 Bảng 3.32 Bảng 3.33 Kết quả ý kiến học viên về phương pháp kiểm tra, tổ chức thực hiện Cấp độ 1 Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp độ 2 Bảng 3.34 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 2 Bảng 3.35 Bảng 3.36 Kết quả ý kiến học viên về phương pháp kiểm tra, tổ chức thực hiện Cấp độ 2 Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp độ 3 Bảng 3.37 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 3 Bảng 3.38 Kết quả ý kiến học viên về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 3 127 129 Sau 130 Sau 132 Sau 133 Sau 134 Sau 135 Sau 136 Sau 137 NỘI DUNG BẢNG TT Bảng 3.39 Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức Cấp độ 4 Bảng 3.40 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 4 Bảng 3.41 Bảng 3.42 Kết quả ý kiến học viên về kiểm tra, phương pháp tổ chứcthực hiện Cấp độ 4 Kết quả ý kiến phản hồi của nhà quản lý có học viên tham gia chương trình đào tạo TRANG Sau 138 140 Sau 140 Sau 142 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ NỘI DUNG BIỂU ĐỒ TT Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ % các chuyên gia được khảo sát Biểu đồ 3.2 Nguyên nhân học viên tham gia lớp hướng dẫn viên Aerobic TRANG 65 73 Biểu đồ 3.3 Nhu cầu tham gia học môn Aerobic 74 Biểu đồ 3.4 Động cơ tham gia giảng dạy môn Aerobic 74 Biểu đồ 3.5 Sự hiểu biết về Aerobic của học viên 75 Biểu đồ 3.6 Tham gia tập luyện môn Aerobic của học viên 75 Biểu đồ 3.7 Thâm niên giảng dạy Aerobic của các học viên 76 Biểu đồ 3.8 Nhu cầu tham gia lớp học của học viên 76 Biểu đồ 3.9 Nguyên nhân tham gia công tác giảng dạy Aeobic 77 Biểu đồ 3.10 Sự phát triển phong trào Aerobic tại địa phương 77 Biểu đồ 3.11 Số CLB, trường học tổ chức giảng dạy môn Aerobic 78 Biểu đồ 3.12 Số lượng giáo viên, HDV tham gia giảng dạy Aerobic 78 Biểu đồ 3.13 Trình độ chuyên môn Aerobic của hướng dẫn viên 79 Biểu đồ 3.14 Số lượng học sinh tham gia tập luyện thường xuyên 80 Biểu đồ 3.15 Nguồn kinh phí dành cho môn Aerobic tại các đơn vị 80 Biểu đồ 3.16 Tính cách của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic 82 Biểu đồ 3.17 Phong cách của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic 83 Biểu đồ 3.18 Biểu đồ 3.19 Biểu đồ 3.20 Những kỹ năng của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic Những yêu cầu của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic Thông tin về học hàm, học vị của người được phỏng vấn Sau 84 Sau 84 91 Biểu đồ 3.21 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 1 Sau 97 Biểu đồ 3.22 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 2 98 NỘI DUNG BIỂU ĐỒ TT TRANG Biểu đồ 3.23 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 3 Sau 99 Biểu đồ 3.24 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 4 100 Biểu đồ 3.25 Thông tin về trình độ học vấn người được phỏng vấn CĐR 101 Biểu đồ 3.26 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 1 102 Biểu đồ 3.27 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 2 Sau 103 Biểu đồ 3.28 Ý kiến của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 3 104 Biểu đồ 3.29 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 4 106 Biểu đồ 3.30 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 1 125 Biểu đồ 3.31 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 2 126 Biểu đồ 3.32 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 3 126 Biểu đồ 3.33 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 4 127 Biểu đồ 3.34 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức chương trình Cấp độ 1 129 Biểu đồ 3.35 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 1 130 Biểu đồ 3.36 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 1 Sau 132 Biểu đồ 3.37 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức chương trình Cấp độ 2 Sau 133 Biểu đồ 3.38 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 2 134 Biểu đồ 3.39 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 2 Sau 135 Biểu đồ 3.40 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức của chương trình Cấp độ 3 Sau 136 Biểu đồ 3.41 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 3 137 Biểu đồ 3.42 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 3 Sau 138 Biểu đồ 3.43 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức của chương trình Cấp độ 4 139 Biểu đồ 3.44 Ý kiến về kỹ năng của chương trình Cấp độ 4 Biểu đồ 3.45 Ý kiến về kiểm tra, phương pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 4 Biểu đồ 3.46 Biểu đồ 3.47 So sánh 4 cấp của chương trình về ý kiến phản hồi của học viên Sự hài lòng của nhà quản lý về chương trình đào tạo có học viên sau khi tham gia chương trình học. Sau 140 141 141 144 DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ TT NỘI DUNG HÌNH, SƠ ĐỒ TRANG Hình 1.1 Các bước của công tác đào tạo 28 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình CDIO 50 Hình 1.3 Chuẩn đầu ra CDIO 50 Sơ đồ 2.1 Quy trình lập phiếu khảo sát của đề tài 55 Sơ đồ 2.2 .Mô hình chương trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic 61 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đầu tư cho Thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỉ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; Đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển Thể dục thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động Thể dục thể thao. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ngành không ngừng được đẩy mạnh với nhiều kế hoạch và hình thức như đào tạo Đại học và Sau đại học đối với nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ ngành ở quận - huyện, phường - xã. Aerobic (Thể dục Nhịp điệu) là hình thức tập luyện phổ biến, nó được xem là phương pháp tập tuyệt vời để nâng cao sức khoẻ cho mọi người. Từ “Aerobic” được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1875 do Bác sĩ người Pháp Pasteur giải nghĩa rằng Oxy cần cho cuộc sống tức là “Aerobic”. Theo gốc Hy Lạp, từ này mang nghĩa chính là “Oxy cho cuộc sống” (Oxygen for life). Nhu cầu tập luyện Aerobic tại các phòng tập của các câu lạc bộ, các trung tâm chăm sóc sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tại các trường phổ thông từ những trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học. Hiện nay theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh [86] thì tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 1830 trường Mầm non, Nhà trẻ, Nhóm trẻ công lập và tư thục; 498 trường Tiểu học công lập và tư thục; 259 trường THCS và 188 trường THPT. Đại đa số các trường Mầm non, Tiểu học và THCS đều có nhu cầu tập luyện Aerobic. Trường Đại học TDTT TP.HCM, là một ngôi trường đào tạo trong lĩnh vực Thể dục thể thao chuyên nghiệp với hơn 40 năm phát triển, mỗi năm nhà trường đào tạo được rất nhiều sinh viên Chính quy và Vừa làm vừa học. Bên 2 cạnh đó, cũng có rất nhiều trường đào tạo ra Cử nhân TDTT như: ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng,…Tuy nhiên, đa số những sinh viên tốt nghiệp với tâm lý thường có xu hướng tìm các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học Phổ thông hoặc về các Sở, ngành thuộc lĩnh vực TDTT, rất hiếm khi chịu đứng lớp giảng dạy tại các trường Mầm non, Tiểu học. Do đó, lượng giáo viên vừa thừa và vừa thiếu. Thừa là rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, nhưng vừa thiếu là không có giáo viên giảng dạy tại các trường Mầm non và tiểu học. Hiện nay, nhiệm vụ giảng dạy này do lực lượng giáo viên thuộc các Công ty tư nhân, các Trung tâm tư nhân và các CLB tư nhân đảm nhiệm, nhưng lực lượng tham gia giảng dạy thì vừa yếu vừa thiếu nghiệp vụ chuyên môn, chưa được đào tạo sâu… Đặc biệt là một số người tham gia đứng lớp, nhưng chưa bao giờ được tham dự qua các lớp chuyên môn, chỉ được hướng dẫn một hoặc vài bài tập rồi đứng lớp hướng dẫn giảng dạy, cho nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người học. Đây là một mối hiểm họa vô cùng to lớn, vì sản phẩm của họ tạo ra là những động tác, bài tập rèn luyện thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến con người, mà lại là những trẻ em. Trẻ em là tương lai của đất nước với cấu trúc cơ thể đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, nếu tác động không đúng và chính xác sẽ để lại những di chứng, hay tổn thương nghiêm trọng đến hình thái, chức năng, cũng như cơ quan vận động của cơ thể, nếu đó là những bài tập sai. Bản thân tham gia góp ý và giảng dạy một số tiết trong chương trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic tại một số trung tâm, câu lạc bộ, Hội Aerobic TP.HCM của Liên đoàn Thể dục TP.HCM và đặc biệt là Liên đoàn Thể dục Việt Nam, nhưng chưa thấy có một đơn vị chuyên môn nào, tổ chức chương trình học tập cho một lớp học cho học viên một cách đầy đủ và chính xác. Cho nên, cần phải có một nơi đứng tổ chức một chương trình các lớp học để học viên được 3 tham gia nâng cao kiến thức, nhưng phải đảm bảo kiến thức, đúng chức năng và phải đảm bảo tính khoa học. Liên đoàn Thể dục Việt Nam cũng có phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở các lớp bồi dưỡng môn Aerobic cho các tỉnh, thành trước các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, nhưng với thời gian quá ngắn, tài liệu đơn giản, người tham dự thì không phải là những giáo viên, huấn luyện các đội, cho nên hiệu quả không cao. Hội Aerobic TP.HCM thuộc liên đoàn Thể dục TP.HCM cũng thường mở các lớp đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic, nhưng chỉ đào tạo về chuyên môn kỹ năng giảng dạy, thiếu những phần kiến thức lý luận, phương pháp giảng dạy cơ bản và nền tảng dành cho các giáo viên giảng dạy môn Aerobic. Tổ chức này không đủ chức năng pháp lý đào tạo các lớp học cho các cá nhân ngoài tỉnh. Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh có đủ chức năng và quyền hạn trong việc tổ chức các lớp học mang tính nghiệp vụ chuyên môn cao, đảm bảo tính pháp lý theo quy định của Nhà nước. Cho nên, việc xây dựng chương trình đào tạo và phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn có trình độ cao, là một việc hết sức dễ dàng nhưng mang lại hiệu quả cao trong xã hội. Từ những vấn đề trên chúng tôi chọn hướng nghiên cứu: “Xây dựng chương trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh”. 4 Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những nội dung, yêu cầu, kiến thức cần thiết để xây dựng chương trình đào tạo hướng dẫn viên Aerobic 4 Cấp độ khác nhau, có trình độ phù hợp với yêu cầu xã hội, có sự khác biệt với các chương trình đào tạo một số quốc gia trên thế giới và của Liên đoàn Thể dục thế giới, phù hợp nhu cầu thực tiễn của Việt Nam tại trường Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. Có thể ứng dụng vào trong công tác đào tạo Huớng dẫn viên môn Aerobic cho Liên đoàn Thể dục TP. Hồ Chí Minh và Liên đoàn Thể dục Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trường học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam Việt Nam. 2. Xây dựng và ứng dụng các chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic tại trường Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. 3. Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo hướng dẫn viên môn Aerobic của Trường ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh. Giả thuyết khoa học của đề tài: - Không có sự khác biệt về nhu cầu tham gia tập luyện giữa các đối tượng môn Aerobic (Câu lạc bộ, Mầm non, Tiểu học, THCS,...); về chất lượng đào tạo giữa các đối tượng tham gia học tập; cũng như về chất lượng giảng dạy của chương trình đào tạo các Cấp độ. - Có sự khác biệt về nhu cầu chuyên môn cho đội ngũ hướng dẫn viên Aerobic giữa các đơn vị quản lý (Câu lạc bộ, Mầm non, Tiểu học, THCS,...), cũng như có sự khác biệt về chương trình giảng dạy và phân cấp hướng dẫn viên. - Có sự hài lòng của các hướng dẫn viên Aerobic sau khi tham gia chương trình học của từng Cấp độ và sự hài lòng của các nhà quản lý có học viên tham gia chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan