Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doan...

Tài liệu Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất cao su việt nam

.PDF
267
243
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN — — LƯƠNG THỊ THANH VIỆT XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN — — LƯƠNG THỊ THANH VIỆT XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN - PHÂN TÍCH MÃ SỐ: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG HÀ NỘI, 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS. Nguyễn Minh Phương Lương Thị Thanh Việt ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà khoa học, các thầy cô đã giảng dạy, góp ý luận án cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thứ hai, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Minh Phương- Người đã tận tình hướng dẫn, khuyến khích, động viên tác giả tập trung, kiên định nghiên cứu và hoàn thành luận án. Thứ ba, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên sâu. Thứ tư, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Tài chính – Kế toán đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng, tác giả xin được gửi những tình cảm thân thương của mình đến gia đình, là điểm tựa cho tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án./. Nghiên cứu sinh LƯƠNG THỊ THANH VIỆT iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................vii DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU ........................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................... xi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................................................................. 11 1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 11 1.1.1. Các kết quả nghiên cứu chung về kế toán trách nhiệm ................................ 11 1.1.2. Các kết quả nghiên cứu về trung tâm trách nhiệm quản lý và hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý .......................................................... 14 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................... 23 1.2.1. Các kết quả nghiên cứu chung về kế toán trách nhiệm ................................ 23 1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về các trung tâm trách nhiệm quản lý và hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý .................................................... 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 27 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ....... 28 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu quản lý và sự hình thành các chỉ tiêu quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất ................ 28 2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất .............. 28 2.1.2.Yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất ............. 29 2.1.3. Sự hình thành các chỉ tiêu quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất ....................................................................................................... 30 iv 2.1.4. Phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh và việc hình thành các trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất ........................................... 30 2.2. Trung tâm trách nhiệm và vai trò của kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất ......................................................................................................... 34 2.2.1. Trung tâm trách nhiệm quản lý và các loại trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất ............................................................................ 34 2.2.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất ............... 36 2.3. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất ...................... 37 2.3.1 Chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu .......................................................................... 37 2.3.2. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ và hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất .................................................... 40 2.3.3. Phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất................................................................ 44 2.4. Nội dung hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất ...................................................................................... 51 2.4.1. Nội dung hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí ................................ 51 2.4.2. Nội dung hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu ........................... 54 2.4.3. Nội dung hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận ............................ 56 2.4.4. Nội dung hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư ................................. 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 60 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU VIỆT NAM ............................. 61 3.1. Tổng quan các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam ....... 61 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 61 3.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh ..................... 64 3.1.3. Đặc điểm phân cấp quản lý kinh doanh ....................................................... 70 3.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 72 3.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam .................................. 76 v 3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí ............................................... 76 3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu .......................................... 82 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận ........................................... 85 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư ................................................ 87 3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm trong các DN ngành sản xuất Cao su Việt Nam ............ 90 3.3.1. Về đặc điểm tổ chức và phân cấp quản lý .................................................... 90 3.3.2. Về công tác tổ chức bộ máy kế toán............................................................. 91 3.3.3. Về công tác xác định các chỉ tiêu định mức ................................................. 91 3.3.4. Về hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí .......................................... 92 3.3.5. Về hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu ...................................... 94 3.3.6. Về hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận ...................................... 94 3.3.7. Về hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư ........................................... 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 96 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU VIỆT NAM ............. 97 4.1. Định hướng phát triển ngành sản xuất Cao su Việt Nam và yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm ..................................... 97 4.1.1. Định hướng phát triển ngành sản xuất Cao su Việt Nam ............................. 97 4.1.2. Yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam ........................... 98 4.2. Nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam ................................................................................................................... 99 4.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý .................................................................................................................... 99 4.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý .................................................................................................................. 100 4.3. Phương hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam ......................... 101 vi 4.4. Vận dụng Bảng điểm cân bằng để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam ..................................................................................................... 103 4.4.1. Vận dụng BSC để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN có quy mô lớn, phân cấp quản lý tương đối rõ ràng và đã vận dụng một số chỉ tiêu tài chính đánh giá TTTN quản lý............................................................. 105 4.4.2. Vận dụng BSC để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN có quy mô vừa, phân cấp quản lý chưa rõ ràng và mới vận dụng một vài chỉ tiêu tài chính đánh giá TTTN quản lý............................................................. 129 4.5. Điều kiện để thực hiện các đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam ................................................................................................................. 132 4.5.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam .............................................................................................. 132 4.5.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất Cao su Việt Nam................................ 133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 136 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 139 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 140 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 151 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BCTC : Tên đầy đủ Tiếng việt Báo cáo tài chính BEP BHLĐ : : Tỷ suất sinh lợi căn bản Bảo hộ lao động BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm Y tế CLSP CN : : Chất lượng sản phẩm Công nhân CPVLTT CPNCTT CSH CTCP : : : : Chi phí vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chủ sở hữu Công ty cổ phần CTCT : Chủ tịch công ty ĐHĐCĐ ĐM DN DNSX DNTN DRC DT : : : : : : : Đại hội đồng cổ đông Định mức Doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp tư nhân Tỷ lệ mủ quy khô Dự toán EVA GĐ HĐKD HĐQT HĐTV KPCĐ KTCB KTQT : : : : : : : : Giá trị kinh tế gia tăng Giám đốc Hoạt động kinh doanh Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên Kinh phí công đoàn Kiến thiết cơ bản Kế toán quản trị KTTC KTTN MVA NQT : : : : Kế toán tài chính Kế toán trách nhiệm Giá trị thị trường gia tăng Nhà quản trị viii Chữ viết tắt NTCS : Tên đầy đủ Tiếng việt Nông trường cao su NV : Nhân viên PRI QĐPX QLDN : : : Chỉ số duy trì độ dẽo Quản đốc phân xưởng Quản lý doanh nghiệp QS RI : : Quan sát Lợi nhuận thặng dư ROA : Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản ROE ROI : : Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu Tỷ suất hoàn vốn đầu tư SP SXKD TH TNHH HTV TNHH MTV : : : : : Sản phẩm Sản xuất kinh doanh Thực hiện Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TSCĐ TTCP TTDT TTĐT TTLN TTTN VFA VRA : : : : : : : : Tài sản cố định Trung tâm chi phí Trung tâm doanh thu Trung tâm đầu tư Trung tâm lợi nhuận Trung tâm trách nhiệm Chỉ số nhiễm khuẩn Hiệp hội Cao su Việt Nam XDCB XNCB : : Xây dựng cơ bản Xí nghiệp chế biến ix DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý ................... 181 Bảng 3.1. Diện tích, sản lượng, năng suất thu hoạch cao su qua các năm .................... 62 Bảng 3.2. Sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su qua các năm ...................................... 63 Bảng 3.3. Phân định TTTN trong các DNSX Cao su Việt Nam ................................... 71 Bảng 3.4. Phân cấp quản lý kinh doanh theo cấp bậc quản trị và trách nhiệm quản lý 73 Bảng 3.5. Các TTTN trong các DN ngành sản xuất cao su .......................................... 75 Bảng 4.1. Quy hoạch diện tích trồng cao su đến năm 2020 .......................................... 98 x DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Diện tích, sản lượng, năng suất thu hoạch cây cao su qua các năm .............. 63 Hình 3.2. Sản lượng và giá trị xuất khẩu mủ cao su qua các năm ................................ 64 Hình 3.3 và 3.4: Cơ cấu loại hình các DN tham gia ngành sản xuất cao su ................. 65 Hình 3.5. Thị trường xuất khẩu Cao su Việt Nam trong 3 năm 2015-2017.................. 68 Hình 3.6. Việt Nam trong cơ cấu thị phần cao su thế giới năm 2016 ........................... 68 Hình 3.7. Tình hình xác định chỉ tiêu định mức chi phí tại các DNSX cao su ............. 79 Hình 3.8. Tình hình xác định các chỉ tiêu dự toán tại các trung tâm chi phí................. 80 Hình 3.9. Tình hình xác định các chỉ tiêu thực hiện tại TTDT ..................................... 83 Hình 3.10. Tình hình xác định các chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu ................... 84 Hình 3.11. Tình hình xác định các chỉ tiêu đánh giá TTĐT.......................................... 89 xi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án ..................................................... 4 Sơ đồ 2.1. Ma trận đo lường hiệu suất (PMM) ............................................................. 47 Sơ đồ 2.2. Kim tự tháp hiệu suất (SMART) .................................................................. 48 Sơ đồ 2.3. Ma trận nhân tố ảnh hưởng và kết quả (R&DM) ......................................... 48 Sơ đồ 2.4. Hệ thống Đầu vào- Quy trình- Đầu ra- Kết quả ........................................... 49 Sơ đồ 2.5- Bản đồ chiến lược BSC ............................................................................... 50 Sơ đồ 2.6. Lăng kính hiệu suất ...................................................................................... 51 Sơ đồ 3.1. Chuỗi giá trị ngành sản xuất Cao su Việt Nam ............................................ 62 Sơ đồ 4.1. Mô hình một số chỉ tiêu đánh giá TTCP tiêu chuẩn (NTCS) trong các DN có quy mô lớn ............................................................................................. 108 Sơ đồ 4.2. Mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trong mô hình đánh giá TTCP tiêu chuẩn (NTCS) trong các DN có quy mô lớn ............................................ 109 Sơ đồ 4.3. Mô hình một số chỉ tiêu đánh giá TTCP tiêu chuẩn (XNCB) ................... 112 Sơ đồ 4.4. Mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trong mô hình đánh giá TTCP tiêu chuẩn (XNCB) ........................................................................................... 113 Sơ đồ 4.5. Mô hình một số chỉ tiêu đánh giá TTCP dự toán (các phòng, ban) trong các DN có quy mô lớn. ..................................................................................... 116 Sơ đồ 4.6. Mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trong mô hình đánh giá TTCP dự toán tại các DN có quy mô lớn................................................................... 117 Sơ đồ 4.7. Mô hình một số chỉ tiêu đánh giá TTDT trong các DN có quy mô lớn theo các khía cạnh của BSC ............................................................................... 119 Sơ đồ 4.8. Mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trong mô hình đánh giá TTDT trong các DN có quy mô lớn ............................................................................... 120 Sơ đồ 4.9. Mô hình một số chỉ tiêu đánh giá TTLN trong các DN có quy mô lớn ..... 124 Sơ đồ 4.10. Mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trong mô hình đánh giá TTLN trong các DN có quy mô lớn ...................................................................... 125 Sơ đồ 4.11. Mô hình một số chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư ................................. 127 Sơ đồ 4.12. Mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trong mô hình đánh giá trung tâm đầu tư .......................................................................................................... 128 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp (DN) luôn tìm cách để tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD) hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với những thành tựu trong khoa học quản trị như hiện nay thì việc phân cấp quản lý hình thành nên các trung tâm trách nhiệm (TTTN) trong hầu hết các DN là tất yếu. Do vậy để tổ chức SXKD hiệu quả các DN cần phải đánh giá kết quả đạt được của các TTTN quản lý cũng như những tồn tại, nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ phận liên quan – Điều này có nghĩa là các DN cần phải có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá đánh giá các TTTN quản lý một cách phù hợp. Việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu này thuộc về kế toán trách nhiệm (KTTN), một phân hệ quan trọng của kế toán quản trị. Cao su được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển lớn, là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1,5 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Việt Nam hiện vẫn là nước đứng thứ 4 về xuất khẩu mủ cao su trên thế giới chỉ sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia- Mủ cao su Việt Nam đang có mặt hơn 40 nước trên thế giới và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nếu xét riêng các mặt hàng nông sản thì giá trị xuất khẩu mủ cao su đứng thứ 2 trong nước chỉ sau giá trị xuất khẩu gạo. Đã có thời kỳ người ta coi mủ cao su là “vàng trắng” tuy nhiên từ năm 2013 đến nay các DN cao su lại gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường tiêu thụ chậm, giá cao su giảm sâu. Trước những khó khăn đó Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và các DN đầu ngành đã tổ chức các diễn đàn kinh tế đã rút ra những lý do thực sự đang tồn đọng như: Thị trường xuất khẩu vẫn còn hẹp- chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; Hiện tại thị trường trong nước chưa thể tiêu thụ nhiều ngay được; Quản trị nội bộ DN chưa thực sự tốt trong việc khai thác hiệu quả nguồn lực hiện có. Từ những dấu hiệu trên cho thấy rằng các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) cao su cần phải có những đổi mới trong phương thức quản lý từ việc cung ứng, sử dụng các nguồn lực; tổ chức quản lý sản xuất; tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định đến đo lường, đánh giá các kết quả đạt được. Trong khi đó phần lớn các DN lại chưa chú trọng nhiều đến khâu đo lường, đánh giá các kết quả đạt được cũng như xác định rõ các nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan để có những giải pháp phù hợp, sát thực cho sự phát triển của DN trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Nhằm đáp ứng 2 nhu cầu thông tin trên thì việc đề xuất xây dựng và triển khai hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam là cần thiết và hữu ích. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý là một trong những công cụ hỗ trợ thông tin hữu ích cho hoạt động quản trị, đã và đang được sử dụng nhiều ở các nước trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam còn là vấn đề mới. Ưu thế của hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý so với các công cụ quản lý khác là theo dõi, đo lường, đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị. Trong khi đó, phần lớn các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam chưa được khai thác tốt các nguồn lực cả về tiềm lực kinh tế lẫn phương thức tổ chức quản trị DN. Vì vậy việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý là cần thiết và có ý nghĩa trường tồn bởi nó giúp nhà quản trị (NQT) các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam có cơ sở đo lường, đánh giá thành quả, trách nhiệm, quyền hạn và ra quyết định kinh doanh hiệu quả. Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của luận án. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chung ở trên, luận án cần đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: Một là, Tổng kết những vấn đề cơ bản về kế toán TTTN quản lý, nội dung và phương pháp xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX nhằm xây dựng những luận cứ khoa học làm nền tảng cho nghiên cứu của luận án; Hai là, Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam; Ba là, Đề xuất phương hướng và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây: 1) Những lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động kinh doanh, phân cấp quản lý và hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX? 2) Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của các DN thuộc ngành sản xuất Cao su 3 Việt Nam hiện nay? 3) Những đề xuất nào hữu hiệu cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nội dung và phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý một cách phù hợp và hiệu quả nhằm giúp các DN quản trị tốt các hoạt động kinh doanh (HĐKD) của mình. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. Phạm vi không gian: Bao gồm các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ trồng trọt và sơ chế mủ cao su thành phẩm hoạt động tại Việt Nam (trừ các DN có vốn đầu tư nước ngoài) có quy mô trung bình trở lên. Phạm vi thời gian: Việc nghiên cứu được tiến hành từ tìm hiểu, phân loại, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, xử lý dữ liệu, tổng hợp và trình bày kết quả nghiên cứu được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu là việc kết hợp các phương pháp và công cụ nhằm thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của luận án. Với mục tiêu của luận án là đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ thể, tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu và nghiên cứu điển hình (tại 5 công ty tiêu biểu trong ngành) nhằm tìm hiểu thực trạng về tổ chức SXKD, phân cấp quản lý, mức độ vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý từ đó đề xuất phương hướng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý hiệu quả cho các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam. Quy trình nghiên cứu chung của luận án được tác giả mô tả qua sơ đồ 1.1. 4 Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án Nguồn: Tác giả tự xây dựng * Phương pháp thu thập dữ liệu: Để tiến hành thu thập dữ liệu, tác giả đã xác định nguồn dữ liệu thu thập, cách thức thu thập, phạm vi thu thập và công cụ thu thập dữ liệu như sau: (1) Về nguồn dữ liệu thu thập: Tác giả tiến hành thu thập từ hai nguồn chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập trên các tạp chí, ấn phẩm, internet,... và thông qua nghiên cứu điển hình thực tế tại các DN như: dự toán SXKD, hệ thống định mức, quy trình tổ chức sản xuất, sổ kế toán, báo cáo tài chính (BCTC), báo cáo định kỳ (Báo cáo sản xuất, báo cáo tiêu thụ, báo cáo kiểm soát,…), các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình chăm sóc, khai thác, chế biến, tiêu thụ mủ cao su,... Nguồn dữ liệu sơ cấp tác giả thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát (Phụ lục 1.2). Tác giả xây dựng phiếu khảo sát nhằm thu thập ý kiến từ các NQT, kế toán trưởng, phụ trách kế toán tại các DNSX cao su. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn trực tiếp các NQT và các nhân viên kế toán này để kiểm tra lại phiếu khảo sát có nhầm lẫn gì không cũng như làm rõ các vấn đề về quan điểm, phương hướng xây dựng hệ thống chỉ tiêu và nhu cầu vận dụng hệ thống chỉ tiêu trong việc đánh giá các TTTN quản lý của NQT các công ty cao su. 5 Theo công bố của Hiệp hội Cao su Việt Nam (2016), tổng số các DN tham gia ngành sản xuất cao su là 92 DN, trong đó loại hình công ty TNHH MTV là 41 DN, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (TNHH HTV) trở lên là 7 DN, công ty cổ phần là 42 DN và chỉ có 2 doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Các DN trên được phân bố chủ yếu ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Miền Trung, một số ít DN ở Tây Bắc. Vì vậy để đảm bảo cơ sở dữ liệu cho mẫu nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành lấy mẫu khảo sát trên mẫu tổng thể 92 DN này trên tất cả các vùng miền trong cả nước. Tác giả đã thu được 85 phiếu khảo sát trong đó có 77 phiếu trả lời hợp lệ từ 77 DN (gồm 34 công ty TNHH MTV, 4 công ty TNHH HTV trở lên và 39 CTCP). Như vậy mẫu nghiên cứu được xác định cuối cùng là 77 DN đạt 82,8% mẫu tổng thể. Nhằm xem xét tính đầy đủ, tính đại diện của các phiếu khảo sát đã thu thập được để hình hành mẫu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, tác giả đã căn cứ vào một số tiêu thức xác định mẫu như: Quy mô DN phải có cả các DN lớn và vừa; Hình thức sở hữu vốn phải có cả các DN có vốn đầu tư của Nhà nước và vốn đầu tư của tư nhân; Loại hình DN phải có các loại hình DN chủ yếu, bao gồm công ty TNHH MTV, CTCP và công ty TNHH HTV trở lên. (2) Về cách thức thu thập dữ liệu: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua hai công cụ chính là: Gửi phiếu khảo sát qua email thông qua ứng dụng Google Docs và nghiên cứu điển hình tại một số công ty có quy mô lớn và vừa. Trường hợp sử dụng công cụ Google Docs giúp cho việc thu thập dữ liệu được thực hiện tự động, khách quan tuy nhiên cũng có nhược điểm như thông tin trả lời có thể bị sót hoặc nội dung trong phiếu khảo sát mà người trả lời câu hỏi không thật sự am hiểu nên có thể chọn câu trả lời ngẫu nhiên hoặc bỏ qua dẫn tới câu trả lời không đáp ứng được nội dung câu hỏi làm cho kết quả khảo sát không phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị hoặc phiếu trả lời không hợp lệ. Do vậy, sau khi có kết quả trả lời của các DN, tác giả tìm hiểu và đánh dấu các phiếu trả lời khiếm khuyết hoặc câu trả lời hàm chứa mâu thuẫn giữa các phần với nhau. Căn cứ vào các thông tin liên hệ của DN trên từng phiếu trả lời đã đánh dấu, tác giả gọi điện trực tiếp đến người trả lời phiếu để xác nhận lại thông tin (nhiều trường hợp phải giải thích câu hỏi cho người trả lời) và trực tiếp điều chỉnh thông tin trên các phiếu đã nhận. Trong trường hợp người đại diện các DN từ chối trả lời thì các phiếu khiếm khuyết hoặc mâu thuẫn nhau thì tác giả xếp vào loại phiếu không hợp lệ; Trường hợp phỏng vấn sâu: Tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu các Tổng giám đốc, Giám đốc (GĐ), Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng phòng kỹ thuật, GĐ nông trường cao su, GĐ xí nghiệp chế biến,… của Công ty TNHH MTV Cao su Đălăk, Công ty TNHH MTV Cao su Chư sê, Công ty TNHH MTV Cao su 6 Quảng Nam, CTCP Tổng công ty Cao su Đồng Nai, CTCP Cao su Đồng Phú và Công ty TNHH Phương Triều Đại về tổ chức SXKD, phân cấp quản lý, vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý,… mà câu trả lời trong các bảng hỏi chưa được làm rõ. Nội dung câu hỏi phỏng vấn được tác giả chuẩn bị trước các cuộc phỏng vấn sau khi đã phân tích, xử lý, tổng hợp và đánh giá câu trả lời từ các bảng hỏi đã thu về. Thời gian phỏng vấn thường là 30 phút đến 60 phút tùy thuộc vào thời gian của người được phỏng vấn và tác giả đã ghi chú cẩn thận. Sau khi thực hiện phỏng vấn xong, tác giả chuyển thành file word và sắp xếp đưa vào luận án theo từng vấn đề nghiên cứu cụ thể; Trường hợp nghiên cứu điển hình: Tác giả đã chọn 5 công ty để nghiên cứu điển hình từ danh bạ ngành cao su và liên hệ trực tiếp với họ trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu- Đó là các công ty: Công ty TNHH MTV Cao su Đălăk, CTCP Tổng công ty Cao su Đồng Nai, CTCP Cao su Đồng Phú, Công ty TNHH MTV Cao su Chư sê, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam. Đây là những công ty có quy mô trung bình trong nhóm DN có quy mô lớn của ngành bởi các DN thuộc ngành sản xuất cao su đa số có quy mô lớn (66/77 DN). Kết quả nghiên cứu điển hình của tác giả tại các công ty này chủ yếu là thu thập các dữ liệu thứ cấp và những ghi chép từ các quan sát cụ thể ở nông trường cao su, xí nghiệp chế biến và các phòng ban chức năng tại trụ sở chính theo những tình huống nghiên cứu cụ thể. (3) Về phạm vi thời gian thu thập, khảo sát dữ liệu: Tác giả thực hiện khảo sát, phỏng vấn, nghiên cứu điển hình tại các DNSX cao su trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. (4) Công cụ thu thập dữ liệu: Đối với trường hợp sử dụng phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu thông qua ứng dụng Google Docs, tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát trên thông qua các bước công việc như sau: (a) Xây dựng phiếu khảo sát nháp Căn cứ vào những lý luận về hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý trong các DNSX và tình hình quản lý hoạt động SXKD thực tế tại các công ty cao su mà tác giả đã liên hệ thu thập dữ liệu thực tế. Dưới sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học, tác giả tiến hành phác thảo phiếu khảo sát gồm 6 phần: (I) Thông tin chung về công ty; (II) Tổ chức và phân cấp quản lý trong công ty; (III) Lập các chỉ tiêu định mức và chỉ tiêu dự toán kinh doanh; (IV) Thu thập thông tin và xác định các chỉ tiêu thực hiện; (V) Xác định các chỉ tiêu đánh giá, phân tích kết quả và lập báo cáo KTTN; (VI) Câu hỏi định hướng hành vi. Trong mỗi phần gồm nhiều câu hỏi, tổng số câu hỏi là 48 câu. (b) Tham vấn ý kiến chuyên gia 7 Căn cứ vào phiếu khảo sát đã được phác thảo, tác giả xin ý kiến đánh giá của GĐ, Trưởng phòng kế toán, Trưởng phòng kỹ thuật, GĐ nông trường cao su (NTCS), xí nghiệp chế biến (XNCB) của các công ty mà tác giả nghiên cứu điển hình đồng thời tác giả cũng liên hệ với Ban Tài chính Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam để xin ý kiến đánh giá phiếu khảo sát. Sau khi xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, tác giả liên hệ với người hướng dẫn khoa học để điều chỉnh lại phiếu khảo sát. Kết quả phiếu khảo sát ở bước này được tác giả soạn thảo trên ứng dụng Google Docs. (c) Gửi phiếu khảo sát đã điều chỉnh từ ứng dụng Google Docs thông qua địa chỉ mail của các công ty để lấy ý kiến hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức Tác giả liên hệ với người đại diện của 5 công ty (mà tác giả có nghiên cứu điển hình) xin phép được gửi phiếu khảo sát thử nhờ người đại diện công ty (GĐ hoặc kế toán trưởng) trả lời và cho ý kiến đánh giá để kiểm tra lại các câu hỏi trong phiếu khảo sát đã phù hợp chưa. Kết quả đánh giá này được tác giả ghi nhận và hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức. Các nội dung của Phiếu khảo sát gồm: - Giới thiệu thông tin về các công ty trong mẫu khảo sát (Phần 1: Thông tin chung về công ty): Phần này, tác giả thu thập các thông tin chung về các công ty như: Tên, địa chỉ trụ sở và thông tin về người trả lời phiếu để làm cơ sở đánh giá mức độ tin cậy của câu trả lời đồng thời cũng là cơ sở để liên lạc với người trả lời phiếu trong các tình huống phát sinh thêm như xác nhận lại thông tin trên phiếu trả lời hoặc phỏng vấn sâu,… - Nội dung chính của phiếu khảo sát: Gồm nhiều phần câu hỏi xoay quanh các vấn đề về tổ chức, phân cấp quản lý, xác định hệ thống chỉ tiêu định mức, dự toán, tính toán, đánh giá các kết quả đạt được,… nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể: + Để trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Thực trạng vận dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá TTTN quản lý và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của các DN thuộc ngành sản xuất Cao su Việt Nam hiện nay?” tác giả đã thiết kế các phần câu hỏi (mỗi phần gồm nhiều câu hỏi) trong phiếu khảo sát như sau: . Phần 2: Tổ chức và phân cấp quản lý trong công ty: Phần này tác giả thu thập dữ liệu về loại hình công ty, hình thức tổ chức quản lý, công ty có quản lý theo TTTN quản lý hay không? Nếu có thì việc phân chia các TTTN quản lý đó với mục đích gì và dựa trên những tiêu chí nào? Có những loại TTTN quản lý nào và việc phân định ranh giới các trung tâm đó?... Những câu hỏi này tập trung vào vấn đề tổ chức quản lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan