Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam...

Tài liệu Xây dựng liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam

.PDF
183
347
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH TÙNG XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM Ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 9013105 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. VÕ HÙNG DŨNG 2. TS. NGUYỄN VĂN BẢNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án, LỜI CẢM ƠN Để công trình này được hoàn thành, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: thầy Bùi Quang Tuấn (Viện kinh tế Việt Nam) đã gợi ý và giao nhiệm vụ cho tôi thực hiện đề tài; thầy Võ Hùng Dũng và thầy Nguyễn Văn Bảng đã hỗ trợ về tinh thần trong suốt quá trình nghiên cứu mặc dù có nhiều khó khăn về thủ tục; các chuyên gia nghiên cứu: GS. TS. Đỗ Hoài Nam, PGS. TS. Nguyễn Danh Sơn, PGS. TS. Trần Công Sách, PGS. TS. Cù Chí Lợi, TS. Dương Đình Giám, PGS. TS. Nguyễn Đình Long và Hội đồng đã có những góp ý về nội dung và hình thức. Thầy Nguyễn Bá Ân đã cung cấp các tư liệu cần thiết để kết quả luận án có được cơ sở thực tiễn tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn đội ngũ cộng tác viên của Viện phát triển Bền Vững Nam Bộ đã không ngại khó khăn giúp thu thập các dữ liệu phỏng vấn sâu các chuyên gia tại VKTTĐPN mặc dù điều kiện đi lại, phương tiện hết sức khó khăn và ngân sách eo hẹp. Sự tham gia đóng góp của các chính quyền địa phương tại Tiền Giang, TP. HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; Trường Đại học Kỹ thuật TP. HCM, Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương, Sở kế hoạch và đầu tư Tiền Giang, Sở công thương Tiền Giang, Ban quản lý khu công nghiệp Bình Dương, Ban quản lý khu công nghiệp Tiền Giang, Hội cơ khí Bà Rịa Vũng Tàu, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất TP. HCM, Hội dệt may thêu đan TP. HCM, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy Sản 2, Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Công ty cổ phần Đường Bình Dương, Công ty TNHH MTV may mặc Bình Dương, và nhiều các công ty khác đã giúp luận án có đủ thông tin hơn về thực trạng của liên kết kinh tế tại VKTTĐPN. Công trình nghiên cứu cũng không thể hoàn thành nếu không có các tài liệu chuyên sâu về liên kết kinh tế của các tác giả nghiên cứu liên kết kinh tế tại các nước thành viên thuộc OECD, các tác giả khác tại Việt Nam và trên thế giới. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời kính chúc sức khỏe đến tất cả các quý cơ quan, tổ chức, và cá nhân ở trên. Tp. HCM, ngày 18 tháng 8 năm 2018 Nguyễn Thanh Tùng. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ..................................... 10 1.1 Nghiên cứu về vùng và phát triển kinh tế vùng ....................................................... 10 1.2 Nghiên cứu về cực tăng trưởng với phát triển vùng trọng điể m ............................. 13 1.3 Nghiên cứu về liên kết kinh tế ..................................................................................... 14 1.3.1 Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô ............................................................................... 15 1.3.2 Liên kết giữa các chủ thể vi mô, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng............................. 17 1.3.3 Liên kết mang tính chất lãnh thổ, liên kết nông thôn – đô thị .............................. 18 1.3.4 Nghiên cứu về liên kết kinh tế hiện đại ................................................................... 19 1.4 Khoảng trống nghiên cứu về liên kết kinh tế vùng ................................................... 23 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ................................................................................................................................. 27 2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm .......... 27 2.1.1 Vùng kinh tế trọng điểm........................................................................................... 27  Vùng kinh tế................................................................................................................... 27  Vùng kinh tế trọng điểm ............................................................................................... 29  Mô hình phát triển kinh tế vùng .................................................................................. 30 2.1.2 Liên kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điể m ............................................................ 33  Khái niệ m liê n kết kinh tế ở vùng kinh tế trọng điể m ............................................... 33  Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận truyền thống ....................................................... 33  Liên kết kinh tế theo cách tiếp cận hiện đại................................................................ 34  Các hình thức liên kết kinh tế hiện đại........................................................................ 38  Các chủ thể liên kết kinh tế hiện đại............................................................................ 42  Lợi ích và rủi ro từ liên kết kinh tế.............................................................................. 45 2.1.3 Xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở vùng kinh tế trọng điểm ............................. 47 2.1.3.1 Yêu cầu và nội dung xây dựng liên kết kinh tế hiện đại..................................... 47  Môi trường - Chính sách cho liên kết kinh tế ............................................................. 47  Xây dựng chương trình liên kết ................................................................................... 51  Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế .................................................... 54 2.1.3.2 Các yếu tố tác động đến việc xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ....................... 56 2.1.3.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả liên kết kinh tế hiện đại....................................... 58  Đánh giá hiệu quả liên kết kinh tế thông qua mô hình CIPM .................................. 59  Đánh giá mức độ trưởng thành qua mô hình 5 mức.................................................. 60  Đánh giá thông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo............................................ 61 2.2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng liên kết kinh tế vùng và một số gợi mở cho Việt nam ...................................................................................................................................... 62 2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................................. 62 2.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế của CANADA....................................... 62  Bối cảnh .......................................................................................................................... 62  Môi trường: thể chế và chính sách .............................................................................. 62  Chương trình liên kết kinh tế ....................................................................................... 65  Công cụ quản lý và hoạt động của các liên kết kinh tế .............................................. 65 2.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Đức .................................................. 67  Bối cảnh .......................................................................................................................... 67  Môi trường: thể chế và chính sách .............................................................................. 68  Chương trình liên kết kinh tế ....................................................................................... 69  Công cụ quản lý và hoạt động của các liên kết kinh tế .............................................. 70 2.2.1.3 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Phần Lan......................................... 71  Bối cảnh .......................................................................................................................... 72  Môi trường: thể chế và chính sách .............................................................................. 72  Chương trình liên kết kinh tế ....................................................................................... 75  Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế .................................................... 76 2.2.1.4 Kinh nghiệm xây dựng liên kết kinh tế tại Hoa Kỳ ............................................ 76  Bối cảnh .......................................................................................................................... 77  Môi trường: thể chế và chính sách .............................................................................. 77  Chương trình liên kết kinh tế ....................................................................................... 79  Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế .................................................... 80 2.2.2 Một số gợi mở tham khảo cho Việt Nam ................................................................ 80 Chương 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ......................................................................................................... 82 3.1 Một vài nét khái quát về vùng và phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.. 82 3.2 Thực trạng liên kết....................................................................................................... 87 3.2.1 Hình thức liên kết...................................................................................................... 87  Hình thức hội tụ thuần túy – khu công nghiệp........................................................... 88  Hình thức liên kết kinh tế theo quan hệ khách hàng – nhà cung cấp ...................... 90  Hình thức liên kết kinh tế sơ khai– liên kết 4 nhà...................................................... 92  Hình thức liên kết theo mô hình kinh tế chia sẻ ......................................................... 93  Liên kết theo mô hình chuỗi cung ứng ........................................................................ 94  Liên kết theo cấu trúc quản trị của các tập đoàn lớn tại Việt Nam ......................... 94  Liên kết các chính quyền địa phương giải quyết vấn đề chung của vùng ................ 95  Liên kết theo mô hình liên kết kinh tế hiện đại .......................................................... 95 3.2.2 Chủ thể liên kết ......................................................................................................... 96  Liên kết môi trường vĩ mô dưới góc nhìn của doanh nghiệp .................................... 97  Liên kết với trường đại học dưới góc nhìn của doanh nghiệp .................................. 97  Liên kết với viện nghiên cứu dưới góc nhìn của doanh nghiệp................................. 97  Liên kết với hội nghề nghiệp dưới góc nhìn của doanh nghiệp................................. 98  Liên kết với doanh nghiệp dưới góc nhìn của hiệp hội .............................................. 98  Liên kết với doanh nghiệp dưới góc nhìn của trường đại học .................................. 98  Liên kết kinh tế dưới góc nhìn của Ban quản lý khu công nghiệp ........................... 99 3.2.3 Chính sách liên kết .................................................................................................... 99  Chính sách phát triển vùng .......................................................................................... 99  Chính sách khoa học và công nghệ ............................................................................ 101  Chính sách công nghiệp .............................................................................................. 102 3.2.4 Thể chế điều phối liên kết....................................................................................... 102 3.3 Đánh giá thực trạng .................................................................................................. 106  Nhận thức và vai trò của chính phủ .......................................................................... 106  Thực trạng về quy hoạch trong vùng ........................................................................ 106  Thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông .................................................................... 108  Thực trạng đào tạo nhân lực trong vùng .................................................................. 109  Thực trạng về trình độ công nghệ.............................................................................. 111  Thực trạng về năng lực doanh nghiệp trong vùng ................................................... 113  Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên quan......................... 114  Thị trường và hội nhập quốc tế.................................................................................. 115  Đánh giá kết quả liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điể m phía Nam .............. 116  Đánh giá hiệu quả của liên kết trong mô hình CIPM .............................................. 116  Đánh giá mức độ trưởng thành của liên kết kinh tế ................................................ 116 3.4 Nguyên nhân thực trạng ............................................................................................ 118 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ HIỆN ĐẠI Ở VÙNG KINH TẾ TRONG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN MỚI.............................................................. 123 4.1 Bối cảnh phát triển mới và những vấn đề đặt ra cho xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ................................................................................ 123 4.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực .................................................................................. 123  Toàn cầu hóa................................................................................................................ 123  Về chính trị .................................................................................................................. 125  Về kinh tế ..................................................................................................................... 125 4.1.2 Bối cảnh phát triển mới trong nước ...................................................................... 126 4.1.3 Bối cảnh phát triển mới của Vùng......................................................................... 127 4.1.4 Những vấn đề đặt ra cho liên kết kinh tế Vùng.................................................... 128 4.2 Quan điểm thúc đẩy xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh phát triển mới ....................................................................... 129 4.3 Định hướng thúc đẩy xây dựng liên kết kinh tế hiện đại ở Vùng kinh tế trọng điể m phía Nam đến năm 2035......................................................................................... 131 4.4 Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy liên kết ............................................................. 134 4.4.1. Phân tích SWOT .................................................................................................... 134 4.4.2 Đổi mới nhận thức về liên kết: liên kết hiện đại và xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo quan điểm hiện đại...................................... 137 4.4.3 Phát triển cụm liên kết kinh tế hiện đại trong vùng ............................................ 141  Xây dựng bản đồ liên kết kinh tế tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam............. 141  Ví dụ về xây dựng chương trình liên kết nông nghiệp thông minh ........................ 143  Ví dụ về xây dựng liên kết “nhân lực trình độ cao – xây dựng thương hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt”...................................................................................................... 147 4.4.4 Tạo lập môi trường chính sách thúc đẩy liên kết hiện đại .................................. 151  Chính sách ngành/ thị trường .................................................................................... 152  Chính sách công nghệ ................................................................................................. 154  Chính sách vùng .......................................................................................................... 155 4.4.5 Đổi mới bộ máy và thể chế điều phối sự phát triển và liên kết vùng ................. 157  Cơ cấu tổ chức quản trị chung của liên kết kinh tế vùng ........................................ 157  Bộ máy vận hành cho trường hợp liên kết kinh tế Nông nghiệp thông minh........ 157  Bộ máy vận hành cho trường hợp liên kết kinh tế Nhân lực trình độ cao – Thương hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt................................................................................ 158 4.4.6 Tiến hành đánh giá liên kết kinh tế ....................................................................... 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .............................................. 163 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHH Bán lẻ hàng hóa CLKKT Cụm liên kết kinh tế CIPM Cluster Initiatives Performance Model Mô hình thực hiện xây dựng liên kết CNCB Công nghiệp chế biến CNTT Công nghệ thông tin ĐHSPKT Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật EU European Châu Âu EZ Economic Zone Vùng Kinh tế FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GCIS Global Cluster Initiatives Survey Thống kê xây dựng liên kết toàn cầu Giá trị sản xuất công nghiệp GTSXCN ICT ICOR Information and Communication Công nghệ thông tin và Technology truyền thông Incremental Capital Output Ratio Tỉ lệ đầu ra vốn gia tăng KHCN Khoa học công nghệ LKKT Liên kết kinh tế NGTK Niên giám thống kê OECD SEZ Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát Cooperation and Development triển kinh tế Special Economic Zone Đặc khu kinh tế SIC Standard Industrial Classification SWOT Strength Weakness Phân loại tiểu chuẩn ngành Opportunity Ma trận mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ Threat SKHĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư SSP Công viên phần mềm Sài Gòn TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TP Thành phố TCCN Trung cấp chuyên nghiệp UNIDO United Industrial Tổ chức phát triển công Nations Development Organization USAID United States Agency International Development nghiệp Liên Hiệp Quốc for Tổ chức Hoa Kỳ về phát triển quốc tế VLXD Vật liệu xây dựng VKTTĐPN Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam VKTTĐPB Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc VKTTĐ Vùng kinh tế trọng điểm VKTTĐMT Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung WB World Bank Ngân hàng thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1 Mô hình liên kết nông thôn – đô thị..................................................................... 19 Hình 2. 1 Mô hình 3 lớp trong liên kết kinh tế .................................................................... 47 Hình 2. 4 Liên kết tĩnh và động ........................................................................................... 58 Hình 2. 2 Mô hình CIPM ..................................................................................................... 59 Hình 2. 3 Mô hình 5 cấp độ trưởng thành của liên kết kinh tế ............................................ 61 Hình 2. 5: Sơ đồ tổ chức của liên kết kinh tế ....................................................................... 78 Hình 4. 1 The House of Cluster Initiatives ........................................................................ 137 Hình 4. 2 Bản đồ liên kết VKTTĐPN................................................................................ 142 Hình 4. 3 Nông nghiệp thông minh ................................................................................... 145 Hình 4. 4 Tương quan các chính sách ................................................................................ 152 Hình 4. 5 Bộ máy vận hành liên kết kinh tế Nông nghiệp thông minh ............................. 158 Hình 4. 6 Liên kết nhân lực trình độ cao – thương hiệu toàn cầu doanh nghiệp Việt ....... 159 Hình 4. 7 Phương pháp đánh giá các liên kết kinh tế ........................................................ 160 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3. 1 Phỏng vấn Sở KHĐT Bình Dương (2015).......................................................... 107 Hộp 3. 2 Khảo sát tại Sở Công Thương Tiền Giang 2015................................................. 108 Hộp 3. 3 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 .......................................................... 109 Hộp 3. 4 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 .......................................................... 111 Hộp 3. 5 Khảo sát tại Sở KHĐT Tiền Giang 2015 ............................................................ 114 Hộp 3. 6 Khảo sát tại Sở KHĐT Bình Dương 2015 .......................................................... 115 Hộp 4. 1 Hộp tham khảo kinh nghiệm Hàn Quốc.............................................................. 154 Hộp 4. 2 Tham khảo kinh nghiệm Cộng hòa SÉC ............................................................. 155 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Các quốc gia đã và đang phải đối mặt với việc duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh và phải thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp 4.0 đang chi phối hầu hết các lĩnh vực trong khu vực công và tư, từ đó dẫn đến các chiến lược phát triển vùng đã và đang áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới có nhiều thay đổi. Nhiều khu vực từng là trung tâm sản xuất của thế giới nay đã trở lên lạc hậu và nhường chỗ lại cho những khu vực mới nổi có chi phí sản xuất thấp hơn nhưng lại tạo ra giá trị cộng thêm cao hơn. Hơn nữa, ngày càng nhiều các ngành sản xuất và các lĩnh vực nghiên cứu phát triển sáng tạo có giá trị gia tăng cao ra đời và trở thành trọng tâm phát triển của nhiều vùng và khu vực trên thế giới. Nhiều mô hình kinh tế ra đời và phát triển theo cách thức mới với tốc độ (time-to-market) và quy mô mở rộng (scale of scope) nhanh chưa từng có, làm thay đổi hoàn toàn cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp và các nền kinh tế ở mọi châu lục. Nền kinh tế hiện đại đã chuyển từ hình thức cạnh tranh đơn lẻ, truyền thống sang hình thức cạnh tranh bằng liên minh, liên kết, dựa trên nền tảng công nghệ, và mô hình quản trị hiện đại. Câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là làm cách nào để phát triển kinh tế của vùng và quốc gia để tạo ra được năng lực cạnh tranh mạnh và nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo để giải quyết bài toán phát triển kinh tế đất nước trong tình hình hiện tại? Giải pháp đang được quan tâm hiện nay của nhiều chính phủ là thực hiện các liên kết kinh tế trong vùng đối với các doanh nghiệp, con người, kiến thức, công nghệ, năng lực cốt lõi,.. để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng khả năng sáng tạo trên nền tảng những vấn đề mới nổi như: bối cảnh của công nghiệp 4.0; sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI); thời đại kỹ thuật số; nền kinh tế chia sẻ (sharing economy); phát triển bền vững vùng (sustainable development); công cụ quản trị hiện đại ở cấp chính phủ (tích hợp cả phương pháp vĩ mô và vi mô vào trong chính sách trong đó xem doanh nghiệp là trọng tâm, cơ chế thị trường là nền tảng); sự phát triển của chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain); mô hình và cấu trúc quản trị hiện đại (modern governance framework) thay đổi của các doanh nghiệp,… Có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều chính phủ đã đổi mới và cho ra đời các chính sách vùng, chính sách khoa học công nghệ, và chính sách cho doanh nghiệp nhằm vào mục tiêu xây dựng liên kết kinh tế ở cấp vùng đồng thời vận dụng 1 các lý thuyết hiện đại nhất về liên kết kinh tế vùng theo những quan điểm mới nhất, phù hợp với bối cảnh hiện nay của nền kinh tế toàn cầu. Về ý nghĩa, liên kết kinh tế thể hiện sự kết nối giữa cá nhân, tổ chức, kiến thức, kỹ năng,… mang lại giá trị và phát triển ở cấp độ vùng. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc liên kết như vậy làm cho các doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ hơn đối thủ của họ ngay cả khi họ ở những vị trí địa lý khó khăn hơn. Sự liên kết cho phép doanh nghiệp hình thành các liên minh giúp vượt qua được các khó khăn mà lẽ ra họ khó có thể vượt qua khi hoạt động đơn lẻ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quốc gia tìm kiếm và nhân rộng các nhân tố thành công quan trọng đã sử dụng liên kết kinh tế để hội tụ các doanh nghiệp sáng tạo lại với nhau tạo thành sức bật cho nền kinh tế tri thức. Liên kết kinh tế còn mang ý nghĩa tối ưu hóa hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên, tạo mối quan hệ hợp tác, tăng khả năng kết nối, giảm chi phí giao dịch cho vùng. Liên kết kinh tế là nội dung không mới. Nhiều nước thuộc OECD đã áp dụng phương pháp này từ những năm 1990 để tạo sức bật cho sự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi từ chiến lược phát triển dựa vào khai thác tài nguyên và chiến lược phát triển dựa vào vốn đầu tư sang chiến lược phát triển dựa vào tri thức; phát triển những sản phẩm giá trị gia tăng cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu; chuyển đổi từ chiến lược tập trung vào các doanh nghiệp chủ chốt, doanh nghiệp nhà nước (national champion) sang hình thức thị trường, xây dựng liên minh liên kết, liên kết chuỗi giá trị, và đặc biệt là giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm số lượng lớn ở đại đa số các nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu, sự ra đời của công nghệ 4.0, công cụ về xã hội thông tin, nhiều vấn đề mới nổi như đã đề cập ở trên, làm cho các liên kết vượt trên cả khu vực địa lý, gắn kết với công nghệ, gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu, làm thay đổi cơ bản về quan điểm liên kết kinh tế và phương pháp tiến hành liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế hiện đại đã được định nghĩa lại, đưa ra phương pháp và nội dung mới cho phù hợp với bối cảnh hiện tại và tương lai. Liên kết kinh tế hiện đại được xem như là công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển vùng của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên kết kinh tế là nhu cầu tất yếu trong phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp 4.0 cần sự phối hợp của nhiều bên tham gia (chính phủ, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, tổ chức tài chính, chuyên gia công nghệ, …). 2 Đối với Việt Nam nói chung và VKTTĐPN nói riêng, các liên kết kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp đột phá và tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia cũng như của các địa phương, vùng lãnh thổ. Liên kết kinh tế thực sự là thành tố quyết định để vùng phát huy thế mạnh của mình, trở thành đầu tàu lôi kéo, lan tỏa đến các khu vực lân cận và các vùng khác. Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp như: thành lập ra các ban chỉ đạo phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, họp bàn nêu ra các bất cập trong liên kết vùng,… nhưng dường như các giải pháp vẫn nằm ở phần hình thức mà chưa tác động vào bản chất để làm thức tỉnh liên kết này, cũng như tạo được các cực tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết 23-NG/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn 2045, ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2018 nhấn mạnh: “Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp, giữa chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác để hình thành các vùng công nghiệp, cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp, trong đó cụm liên kết ngành công nghiệp là trọng tâm” đã cho thấy sự quan tâm và đề cao liên kết kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia của Nhà nước. Tại VKTTĐPN, với vai trò là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, VKTTĐPN cần nhiều hơn nữa những phương thức phát triển mới, mang tính đột phá, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh và tình hình mới hiện nay. Tại Việt Nam, mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này nhưng đa phần là bàn về một góc nào đó của liên kết hoặc theo những quan điểm liên kết kinh tế truyền thống, bị chia chẻ, hoặc tiếp cận theo cách cổ điển vĩ mô, hoặc nhiều công trình nghiên cứu về VKTTĐ khác mà chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựng liên kết kinh tế cho VKTTĐPN theo quan điểm liên kết kinh tế hiện đại trong bối cảnh của công nghiệp 4.0 và các vấn đề mới nổi, cần cách tiếp cận mới về phương pháp luận cũng như hệ thống lý luận mới phù hợp với thời đại. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả tập trung nghiên cứu về “Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Luận án tập trung vào nghiên cứu việc xây dựng liên kết kinh tế tại VKTTĐPN, đưa ra cơ sở lý luận về 3 liên kết, giới thiệu một số mô hình mới về liên kết kinh tế theo phương pháp tiếp cận hiện đại, xây dựng liên kết kinh tế, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế của VKTTĐPN, và đề xuất giải pháp để thúc đẩy liên kết trong vùng kinh tế này trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu liên kết kinh tế phổ biến hiện nay của các nước thuộc OECD, và tích hợp các nhân tố mới trong bối cảnh toàn cầu hiện tại, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0, và các lý thuyết quản trị hiện đại hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Trên cơ sở làm rõ lý luâṇ và thực trang ̣ liên kết kinh tế của VKTTĐPN hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế vùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của VKTTĐPN. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ những lý luận cơ bản về liên kết kinh tế; - Phát triển một số cơ sở lý luận mới về liên kết kinh tế phù hợp với bối cảnh hiện tại; - Tìm hiể u kinh nghiê ̣m quố c tế về liên kết kinh tế của các vùng trên thế giới và cách tổ chức, triển khai; - Làm rõ thư ̣c trang ̣ của liên kết kinh tế của VKTTĐPN, phát hiện các mặt được, haṇ chế và nguyên nhân của các haṇ chế của VKTTĐPN; - Đề xuất các giải pháp xây dựng và tăng cường liên kết kinh tế nhằm thúc đẩy năng lực sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của VKTTĐPN. 3. Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là liên kết kinh tế hiện đại và tình hình liên kết kinh tế của VKTTĐPN. Về mặt không gian: nghiên cứu các liên kết kinh tế đại diện trên địa bàn của VKTTĐPN là: Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Về mặt thời gian: dữ liệu được thu thập từ năm 2004 (năm có quyết định điều chỉnh ranh giới VKTTĐPN) đến cuối năm 2017. Về mặt nội dung nghiên cứu: tập trung chính yếu các liên kết kinh tế và các nhân tố liên quan tại địa bàn VKTTĐPN. 4 Phương pháp nghiên cứu - Về cách tiếp cận chung: luận án sử du ̣ng cách tiế p câṇ hê ̣ thố ng, đề câp̣ cả các vấ n đề lý luâṇ đến các vấn đề thực tiễn. Luận án áp du ̣ng phương pháp luâṇ duy vật biện chứng và duy vâṭ lịch sử, đăṭ đối tươ ̣ng nghiên cứu trong hoàn cảnh cu ̣ thể hiê ̣n nay và trong sư ̣ phát triể n liên tu ̣c. - Về phương pháp cu ̣ thể : + Nguồ n tư liệu và số liê ̣u: Luận án đã chọn ra 4 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 tỉnh, thành phố của VKTTĐPN theo các đặc điểm về kinh tế - xã hội, sự phát triển của công nghiệp hóa và đô thị hóa,… để thực hiện khảo sát, thu thập thông tin. Đó là các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tỉnh Tiền Giang. Các tỉnh còn lại có đặc điểm tương đồng, cùng là vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Luận án thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu thứ cấp từ Internet, dữ liệu từ tổng cục thống kê, văn bản pháp luật, các báo cáo kết quả của các địa phương; thực hiện phỏng vấn chuyên gia sâu những người đại diện cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, hiệp hội, và trường đại học ở 4 tỉnh, thành thuộc VKTTĐPN. Ngoài việc sử dụng các dữ liệu thống kê, luận án còn mở rộng điều tra bổ sung thông qua phỏng vấn sâu, nhằm làm rõ hơn những đặc điểm mà phương pháp thống kê không thể quan sát được về chiều sâu cũng như mức độ bao quát của nội dung nghiên cứu. Nội dung mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được giới thiệu bên dưới đây và được thể hiện chi tiết trong phụ lục đính kèm. Mô tả mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu Luận án đã áp du ̣ng phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, thực hiện phỏng vấn sâu đại diện các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, ban quản lý khu công nghiệp, hiệp hội, và trường đại học: Bảng 1. 1 Mô tả mẫu nghiên cứu ở 4 tỉnh, thành của VKTTĐPN Loại hình tổ chức STT Tỉnh, thành phố Doanh Hội BQL Cơ quan, Viện nghiệp nghề KCN, tổ chức nghiên nghiệp KCX Nhà nước cứu, 5 Tổng Trường Đại học 1 Tp.Hồ 3 1 1 1 1 1 2 8 Chí Minh 2 Bình 3 5 Dương 3 Bà Rịa 3 1 4 Vũng Tàu 4 Tiền 4 1 2 3 4 7 Giang Tổng 13 2 2 24 Nội dung thực hiện phỏng vấn sâu và các chi tiết cụ thể được ghi chép trong tư liệu đính kèm với nội dung hơn 290 trang (tham khảo phụ lục đính kèm). Trong đó, tiêu chí của mẫu nghiên cứu: (i) Những người tham gia phỏng vấn là những chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực – thông thường là đại diện cấp quản lý của tổ chức được nghiên cứu (ii) Phiếu phỏng vấn đủ về cơ cấu (các tỉnh thành tham gia, đại diện từ các nhóm: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp, ban quản lý khu công nghiệp) (iii) Nội dung của phỏng vấn bao trùm đầy đủ các vấn đề cần nghiên cứu. 6 4. Quy trình nghiên cứu của luận án Vấn đề nghiên cứu: xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN - Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống lý thuyết về xây dựng liên kết kinh tế Đánh giá thực trạng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Đề xuất giải pháp xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng liên kết kinh tế trên thế giới Tìm hiểu thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Phân tích so sánh chuẩn và đánh giá (Benchmarking) Đề xuất giải pháp cho xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN 5. Khung phân tích của luận án Khung phân tích liên kết kinh tế VKTTĐPN Mô hình 3 lớp về liên kết kinh tế Lớp 1: Môi trường – chính sách và thể chế của liên kết kinh tế Lớp 2: Xây dựng chương trình liên kết - Trọng tâm, mục tiêu của chương trình liên kết - Phương pháp nhận diện liên kết kinh tế - Cơ chế lựa chọn chương trình liên kết 7 - Huy động ngân sách cho liên kết kinh tế Lớp 3: Công cụ quản lý và hoạt động của liên kết kinh tế Đánh giá liên kết kinh tế Đánh giá hiệu quả liên kết qua mô hình CIPM Đánh giá mức độ trưởng thành liên kết qua mô hình 5 cấp độ trưởng thành Đánh giá thông qua các chỉ số kết quả và chỉ số dự báo vĩ mô và vi mô Các yếu tố tác động đến việc hình thành liên kết kinh tế - Nhận thức và vai trò chỉ đạo của chính phủ - Quy hoạch - Kết cấu hạ tầng - Trình độ nhân lực của vùng - Trình độ công nghệ - Năng lực doanh nghiệp trong vùng - Nhận thức về giá trị lợi ích của liên kết của các chủ thể liên quan - Thị trường và hội nhập quốc tế Mô hình xây dựng và mục tiêu hàng đầu của liên kết kinh tế - Mô hình HCI: triết lý và trụ cột xây dựng liên kết kinh tế - 10 mục tiêu hàng đầu về xây dựng liên kết kinh tế - Bản đồ liên kết kinh tế - 5 chương trình liên kết kinh tế cụ thể ưu tiên triển khai tại VKTTĐPN 8 6. Tính mới và đóng góp của luận án (i) Cụ thể cơ sở lý luận về liên kết kinh tế cho phát triển kinh tế vùng (ii) Đưa ra một số khái niệm mới, mô hình, và phương pháp liên kết kinh tế theo quan điểm hiện đại (iii) Đề xuất mô hình 3 lớp (3 layers of Cluster Initiatives) làm cơ sở quan trọng để xây dựng các liên kết kinh tế ở VKTTĐPN nói riêng và các vùng kinh tế trọng điểm khác tại Việt Nam nói chung (iv) Làm rõ thực trạng liên kết vùng VKTTĐPN và những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân cản trở liên kết kinh tế; (v) Đề xuất mô hình 5 mức trưởng thành (Cluster Maturiry Model) giúp đánh giá mức độ phát triển của liên kết kinh tế (vi) Đề xuất một số giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế ở VKTTĐPN. (vii) Đề xuất ra mô hình HCI (the House of Cluster Initiatives) thể hiện triết lý và nguyên tắc để triển khai liên kết kinh tế hiện đại trong bối cảnh công nghiệp 4.0 (viii) Đề xuất bản đồ liên kết (Cluster Mapping) và một số chương trình liên kết cụ thể tại VKTTĐPN (ix) Đề xuất hiện thực 10 mục tiêu hàng đầu trong đó bao gồm 5 mục tiêu nền tảng và 5 mục tiêu đột phá cho VKTTĐPN 7. Cấu trúc của luận án Cấu trúc luận án, ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến xây dựng liên kết kinh tế Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng liên kết kinh tế vùng kinh tế trọng điểm Chương 3: Thực trạng xây dựng liên kết kinh tế ở VKTTĐPN Chương 4: Đề xuất các giải pháp xây dựng và thúc đẩy liên kết kinh tế ở VKTTĐPN. 9 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1.1 Nghiên cứu về vùng và phát triển kinh tế vùng Các nghiên cứu về vùng và phát triển kinh tế vùng đã được tiến hành rất sớm từ những năm đầu thế kỷ 19 và được nhiều nhà nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh theo thời gian. Vào thế kỷ thứ 19, Ricardian bắt đầu sử dụng khái niệm lợi thế cạnh tranh để giải thích về quá trình chuyên môn hóa của vùng và quốc gia. Ông cho rằng: với đặc trưng khác nhau về vị trí địa lý, nguyên vật liệu, nguồn lao động giá rẻ của từng khu vực sẽ tạo ra vùng kinh tế có năng lực sản xuất cạnh tranh hơn những vùng khác, từ đó dẫn đến hoạt động sản xuất này sẽ được chuyên môn hóa. Quá trình chuyên môn hóa này giúp doanh nghiệp tại mỗi địa phương có khuynh hướng thực hiện những chuyên môn nhất định và những doanh nghiệp có hoạt động giống nhau hoặc liên quan thường có sự liên kết với nhau một cách tự nhiên. Một thế kỷ sau, Alfred Marshall cho rằng năng suất sẽ tăng hơn nếu nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành hội tụ tại các vị trí địa lý gần nhau (co-location). Điều này làm tăng khả năng chia sẻ nguồn lực, lan tỏa tri thức và chuyên môn.Việc hội tụ sẽ mang đến sự tự hoàn chỉnh một cách tự nhiên, làm gia tăng tích lũy tài sản và lợi thế cho vùng đó. Nghiên cứu của nhà địa kinh tế như Krugman và Venables (1990) cho rằng các lực lượng thị trường (doanh nghiệp, tổ chức, tổ chức tài chính,…) có khuynh hướng tập trung đầu tư vào những vùng thịnh vượng nơi có thể sử dụng thuận tiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đồng thời ít rủi ro, và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Nghiên cứu cũng đề cao tầm quan trọng của những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí của vùng như thiết lập mạng lưới và liên kết hợp tác trong vùng. Như vậy, việc các doanh nghiệp có ngành nghề giống nhau hoặc liên quan nhau thường hội tụ tại những vị trí địa lý gần nhau nhằm chia sẻ tri thức, lao động, nguồn lực, thông tin, hình thành các vùng kinh tế là một quá trình tự nhiên. Quá trình này sẽ làm năng suất tăng, tạo ra sự hội tụ về mặt kinh tế, và là tiền đề quan trọng của các liên kết kinh tế. Các nghiên cứu mới hơn nổi bật bao gồm nghiên cứu của Porter (1999) đề cao việc đổi mới quy trình, chất lượng đầu vào, giáo dục, sự cạnh tranh, thể chế hỗ trợ cho việc đổi mới,… dẫn đến cải tiến hiệu quả của vùng. Công trình nghiên cứu của Casey J. Dawkins (2003) về “lý thuyết phát triển vùng: cơ sở khái niệm, các phát 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan