Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng mô đun bài thực hành môn cung cấp điện ở trườngcao đẳng nghề cơ khí nôn...

Tài liệu Xây dựng mô đun bài thực hành môn cung cấp điện ở trườngcao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp

.PDF
114
393
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN BÁ THANH XÂY DỰNG MÔ ĐUN BÀI THỰC HÀNH MÔN CUNG CẤP ĐIỆN Ở TRƯỜNGCAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC HÀ NỘI – 2014 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Viện Sư phạm kỹ thuật – Trường đại học Bách khoa Hà Nội, các đồng nghiệp, gia đình và người thân đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn cán bộ và giáo viên trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp cùng các bạn học viên cao học khóa 2012A đã giúp đỡ, cung cấp thêm tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Khánh Đức, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và sau này là quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và bạn đọc xem xét cùng đóng góp ý kiến bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014 Tác giả Nguyễn Bá Thanh Nguyễn Bá Thanh 1 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì viết trong luận văn là do sự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Khánh Đức. Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng nào và cũng chưa hề được công bố trên bất kỳ một phương tiện nào. Tác giả xin chịu trách nghiệm về những lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014 Tác giả Nguyễn Bá Thanh Nguyễn Bá Thanh 2 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 7 MỞ ĐẦU 8 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 8 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 9 2.1 Ngoài nước 2.2 Ở trong nước CHƯƠNG 1 9 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG MÔ ĐUN DẠY THỰC HÀNH 1.1. Cơ sở lý luận phát triển chương trình đào tạo 15 1.1.1. Khái niệm về chương trình và phát triển chương trình đào tạo 15 1.1.2. Các cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo 18 1.1.3. Các kiểu cấu trúc chương trình đào tạo 19 1.1.4. Chương trình đào tạo cấu trúc kết hợp môn học – mô đun 21 1.2. Mô đun và mô đun trong đào tạo nghề 23 1.2.1. Khái niệm mô đun trong kỹ thuật 23 1.2.2. Khái niệm về mô đun dạy học 24 1.3. Đào tạo theo năng lực thực hiện và mô đun kĩ năng nghề 25 1.3.1. Đào tạo theo năng lực thực hiện 25 1.3.2. Mô đun kĩ năng hành nghề (MES) 27 1.4. Quy trình xây dựng mô đun dạy học thực hành 29 1.4.1. Xác định các nhiệm vụ, công việc thực hành 30 Nguyễn Bá Thanh 3 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ 1.4.2. Xác định mục tiêu dạy học 31 1.4.3. Xây dựng cấu trúc và nội dung dạy học thực hành 34 1.4.4. Xác định đầu vào và các điều kiện đảm bảo 34 1.4.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo mô đun 35 Kết luận chương 1 38 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP 2.1. Giới thiệu tổng quan về trường cao đẳng nghề cơ khí nông nghiệp 39 2.1.1. Lược sử hình thành và phát triển nhà trường 39 2.1.2. Quy mô và cơ cấu ngành /nghề đào tạo 44 2.2. Thực trạng chương trình thực hành nghề điện công nghiệp 48 2.3. Đánh giá chung 50 Kết luận chương 2 52 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC MÔ ĐUN THỰC HÀNH MÔN CUNG CẤP ĐIỆN VÀ THỬ NGHIỆM 3.1. Quy trình và các yêu cầu trong thiết kế chương trình mô đun 53 3.2. Xây dựng hệ thống các mô đun bài thực hành môn Cung cấp Điện 55 3.3. Xây dựng bài giảng cho một số mô đun thành phần 61 3.4. Lấy ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên 88 Kết luận chương 3 93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 99 Nguyễn Bá Thanh 4 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT NỘI DUNG VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 AC Điện áp xoay chiều 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CKNN Cơ khí Nông nghiệp 4 CĐN Cao đẳng Nghề 5 CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 6 DC Điện áp một chiều 7 GD Giáo dục 8 GV Giáo viên 9 HSSV Học sinh sinh viên 10 KTĐG Kiểm tra đánh giá 11 LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội 12 MĐ Mô đun 13 NLTH Năng lực thực hiện 14 PPDH Phương pháp dạy học 15 QTDH Quá trình dạy học 16 TCDN Tổng cục dạy nghề Nguyễn Bá Thanh 5 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các mức độ hình thành kỹ năng Bảng 1.2 Mục tiêu bài dạy thực hành Bảng 1.3 Các mức độ nắm vững kiến thức Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ, giáo viên từ năm 2004 - 2013 Bảng 2.2: Số liệu thống kê đội ngũ cán bộ quản lý Bảng 2.3: Quy mô đào tạo từ năm 2005 - 2008 Bảng 2.4: Kết quả tham gia hội giảng các cấp. Bảng 2.5: Kết quả thi học sinh giỏi các cấp Bảng 2.6: Kết quả thi tốt nghiệp những năm gần đây. Bảng 3.1 Bảng số liệu khảo sát ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên về tính cấp thiết về việc xây dựng mô đun bài thực hành môn Cung cấp điện Bảng 3.2 Bảng số liệu khảo sát lấy ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên về tính khoa học của việc xây dựng cấu trúc mô đun bài thực hành Cung cấp điện Bảng 3.3 Bảng số liệu khảo sát ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên về tính logic của việc xây dựng cấu trúc mô đun bài thực hành Cung cấp điện Bảng 3.4 Bảng số liệu khảo sát ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên về tính khả thi của việc xây dựng cấu trúc mô đun bài thực hành Cung cấp điện Bảng 3.5 Bảng số liệu khảo sát ý kiến chuyên gia, cán bộ giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng tới việc triểm khai đào tạo mô đun bài thực hành Cung cấp điện Nguyễn Bá Thanh 6 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Những cách tiếp cận chương trình đào tạo Hình 1.2: Chương trình cấu trúc theo hệ thống môn/bài học Hình 1.3: Chương trình đào tạo cấu trúc theo Mô đun Hình 1.4: Chương trình đào tạo cấu trúc kết hợp môn học- mô đun Hình 1.5: Sơ đồ cấu trúc mục tiêu bài giảng Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình đào tạo theo Mô đun Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc chương trình đào tạo Mô đun thực hành Cung cấp Điện cho nghề điện Công nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp. Hình 3.3 Cầu dao 1 pha Hình 3.4 Cầu dao 3 pha Hình 3.5 Cầu chì Hình 3.6 Áp tô mát Hình 3.7 Dây cáp điện Hình 3.8 Hình 3.9 Các giai đoạn phóng sét và biến thiên dòng điện sét theo thời gian Hình 3.10a Hệ thống chống sét nhà cao tầng Hình 3.10b Kim Dynasphere của hãng ERICO Hình 3.11 Hệ thống chống sét tích cực. Hình 3.12 Chống sét cột điện cao thế Nguyễn Bá Thanh 7 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi bộ mặt của nền sản xuất, làm cho cơ chế nghề nghiệp luôn luôn biến động. Nhiều nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi và những nghề còn lại cũng thường xuyên phát triển. Khái niệm học một nghề “hoàn chỉnh” để phục vụ suốt đời đã trở nên lỗi thời. “Học suốt đời”, “Cần gì học nấy” và không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu luôn luôn biến đổi của thị trường lao động đã trở nên nhu cầu tất yếu của con người. Bởi vậy quá trình đào tạo nghề theo niên chế với một kế hoạch đào tạo cứng nhắc đã trở nên kém linh hoạt và kém hiệu quả. Cách tổ chức quá trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện, thể hiện một phương pháp đào tạo mang tính hiện đại, mềm dẻo, linh hoạt, đào tạo theo kiểu tích lũy dần kiến thức. Các kiến thức được bố trí thành các giai đoạn có tính cơ bản và phân thành các Mô đun có thể lắp ghép được với nhau, học đến đâu người học được công nhận trình độ đến đó theo một cơ chế đánh giá đủ tin cậy. Dạy học theo Mô đun luôn bám sát được nhu cầu của sản xuất, nhanh chóng, kịp thời bổ sung những kiến thức và kỹ năng thực hành phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Đây là hệ thống mở có thể bổ sung hoặc thay đổi các đơn nguyên học tập một cách dễ dàng. Nội dung đào tạo được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, thực hiện tốt nguyên lý học đi đôi với hành để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Luật Giáo dục 2009 (Sửa đổi) cũng đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triểm nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc”. Trong Chiến lược giáo dục 2011 - 2020 đã khẳng định:“ Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng Nguyễn Bá Thanh 8 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức”. Đất nước đang trên bước đường đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điện là nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và sinh hoạt, là yếu tố mũi nhọn tham gia vào quá trình phát triểm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Điện là thành phần trực tiếp để duy trì hoạt động của máy móc công nghiệp. Chương trình đào tạo nghề điện công nghiệp của trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp trong đó có môn thực hành Cung cấp điện vẫn đang thực hiện theo niên chế không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. Do vậy, tác giả luận văn đã nghiên cứu đề tài: “Xây dựng Môđun bài thực hành môn cung cấp Điện ở trường Cao đẳng Nghề Cơ khí Nông nghiệp” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2.1 Ngoài nước. Ở Mỹ, đã sớm sử dụng Mô đun trong đào tạo công nhân đó là việc đào tạo bổ túc tức thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng General Motor và Ford vào những năm hai mười của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kiểu Taylor vốn thống trị bấy giờ, công nhân được đào tạo cấp tốc trong các khóa học chỉ kéo dài 2-3 ngày. Học viên được làm quen với mục tiêu công việc và được đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm đảm nhận được công việc cụ thể trong dây chuyền. Khi có sự thuyên chuyển vị trí làm việc (nội dung làm việc khác), người công nhân phải qua một khóa học ngắn hạn tương tự [12]. Nguyễn Bá Thanh 9 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ Phương pháp và hình thức đào tạo này đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nước Tây Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo. Tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp (The center for Vocational Education ) ở bang Ohio người ta sử dụng hệ thống bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ( Performance – Base Tescher Education ) trên cơ sở sử dụng 100 môđun thuộc 10 loại ( category ) nghiệp vụ sư phạm khác nhau [12] Ở Pháp, những khóa học tương tự ở các hãng Genreral Motor và Ford đã được tổ chức trong thời gian sau thế chiến thứ II tại các vùng mỏ than. Điểm khác biệt giữa Pháp và Mỹ là: Nếu ở Mỹ công nhân được đào tạo nhằm đáp ứng cho các dây chuyền sản xuất thì ở Pháp nhằm giải quyết công ăn việc làm cho công nhân bắt buộc phải làm việc làm trong các lĩnh vực khác.Tuy nhiên trong cả hai tương hợp trên các khóa học đều mang tính trọn vẹn rất cao. Ở Úc, đào tạo theo môđun được áp dụng từ năm 1975, đặc biệt trong hệ thống kỹ năng nâng cao (hệ thống TAEE). Trong các hệ thống này, các mô đun đào tạo và trong các khóa học theo môđun ngày càng được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi. Vi dụ như ở bang New South Wales, các ngề cơ khí và ô tô và máy bay, thương nghiệp, xây dựng, hàn (các loại),… đã được tổ chức theo môđun (chiếm 30% số chương trình đào tạo). Cũng tại đây năm 1983, người ta đã tiến hành điều tra tại 15 cơ sở vói 25 khóa học theo môđun, các đối chứng, phân tích được tiến hành và các chuyên gia thuộc Ban soạn thảo và cải tiến chương trình đã đưa ra khuyến cáo nhằm khuyến khích, hướng dẫn việc sử dụng mô đun trong đào tạo. Ở Thụy Điển, chương trình đào tạo công nhân khai thác gỗ được cấu trúc theo trình tự và nội dung cơ bản của quy trình khai thác gỗ. Mỗi nội dung cơ bản được thể hiện qua môđun đào tạo, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành nhằm đảm bảo cho công nhân có thể đảm nhận được một công việc cụ thể trong quy trình khai thác gỗ. Ở Liên Xô (cũ) đã có những nghiên cứu về cá đơn vị kiến thức những năm 70 của Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề Liên Xô, các hình thức “phiếu công Nguyễn Bá Thanh 10 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ nghệ’’ trong các chương trình thực tập sản xuất, các phiếu lắp đặt ( ví dụ như phiếu lắp đặt điện) và gần đây năm 1989 những thử nhiệm biên soạn chương trình theo khối có thể “lắp sẵn’’ và sử dụng chung (ví dụ chương trình môn học ‘‘tự động hóa và tin học” do Trung tâm phương pháp dạy nghề Liên Xô (cũ) biên soạn. Ở nhiều nước khác như Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philippin,… cũng đã áp dụng môđun trong đào tạo nghề. Gần đây, trong sự cải tổ bậc trung học, ở nhiều nước như New Zealand, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan,…đã đưa kế hoạch dạy học chính khóa của trường trung học phổ thông cá chương trình đào tạo nghề theo mô đun [12]. 2.2 Ở trong nước Ở nước ta, năm 1986 Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, với sự tài trợ của UNESCO đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp biên soạn nội dung đào tạo nghề, trong đó có đề cập đến kinh nghiệm đào tạo nghề theo mô đun ở một số nước. Tiếp đó, năm 1990 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một cuộc hội thảo với sự tài trợ của ILO nhằm tìm hiểu khả năng ứng dụng phương pháo đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề (MES) ở Việt Nam. Tháng 5-1992, Trung tâm Phương tiện kĩ thuật dạy nghề (CREDEPRO) cũng đã tổ chức cuộc hội thảo về phương pháp tiếp cận MES với sự tài trợ của UNDP. Trong thời gian những năm 1897-1994, một số Trung tâm dạy nghề, dưới sự chỉ đạo của Vụ dạy nghề đã thử nghiệm biên soạn tài liệu và đào tọa nghề ngắn hạn theo mô đun. Sau đó việc đào tạo nghề theo mô đun MES tạm thời lắng xuống vì mặt hạn chế của nó. Khi đề cương của ILO năm 1993 báo cáo lại hướng tới mô đun năng lực thì tình hình đổi khác [14]. Trong Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề đã nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng bước đầu những tư tưởng mới của việc đào tạo nghề theo mô đun năng lực thực hiện trình độ [5]. Nguyễn Minh Đường đã có các công trình : “Mô đun kỹ năng hành nghề Phương pháp tiếp cận và hướng dẫn sử dụng” (1993) [6], “Phương pháp đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng nghề” (1990) [7], “Đào tạo nghề theo NLTH” (2004) [8], Nguyễn Đức Trí đã có các công trình như : “Đào tạo nghề dựa trên NLTH – khái Nguyễn Bá Thanh 11 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ niệm và đặc trưng cơ bản”(1995) [10] ; “Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề (Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ năm 1996) [11]. Cũng đã có một số luận án Tiến sĩ và luận văn cao học nghiên cứu về đào tạo theo mô đun như: Luận án Tiến sĩ “Các giải pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành tiếp cận NLTH cho sinh viên sư phạm kỹ thuật” của Nguyễn Ngọc Hùng (2005), Luận văn thạc sĩ “Đổi mới dạy học thực hành kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội theo NLTH” của Vũ Văn Thảo ,v.v.. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phát triển chương trình đào tạo thực hành cung cấp điện ở trường Cao đẳng nghề CKNN theo cấu trúc mô đun nhằm đạt mục tiêu đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay. 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHÊN CỨU 4.1 Khách thể nghiên cứu Chương trình thực hành cung cấp điện ở các trường cao đẳng nghề 4.2 Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng phương thức đào tạo theo mô đun vào xây dựng mô đun thực hành cung cấp Điện ở trường cao đẳng nghề CKNN 5. NHIỆM VỤ NGHÊN CỨU - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và phương thức đào tạo theo mô đun. - Khảo sát & Đánh giá thực trạng đào tạo thực hành môn cung cấp Điện của Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp - Xây dựng và thử nghiệm hệ thống mô đun thực hành môn cung cấp Điện ở trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng nghề CKNN chưa cao do chưa vận dụng được những phương thức đào tạo hiện đại vào quá trình dạy học. Nếu xây dựng và triển khai thực hiện đào tạo theo Mô đun thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo thực hành môn cung cấp điện tại trường cao đẳng nghề CKNN. Nguyễn Bá Thanh 12 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống các môđun thực hành môn Cung cấp điện ở trường Cao đẳng nghề CKNN tại Tam Hợp – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc. 8. LUẬN ĐIỂM CỦA LUẬN VĂN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA TÁC GIẢ 8.1 Luận điểm của luận văn. - Học nghề không phải để học để “biết” mà học để “làm”. Thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, cần đổi mới dạy học từ kiểu dạy học truyền thống sang dạy học theo môđun. - Để dạy học theo môđun, chương trình đào tạo cần được cấu trúc lại theo Mô đun, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. 8.2 Đóng góp mới của tác giả - Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về đào tạo thực hành theo Mô đun. - Cấu trúc lại chương trình thực hành cung cấp điện theo môđun. - Xây dựng được một số bài giảng trong mô đun thực hành cung cấp điện. 9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận đề tài. 9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Tổ chức trao đổi lấy ý kiến của CBQL,giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, khảo sát lấy ý kiến của những chuyên gia về thiết kế bài giảng theo Mô đun. 10. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục của luận văn, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về xây dựng chương trình mô đun dạy học thực hành. Nguyễn Bá Thanh 13 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ Chương 2. Thực trạng về chương trình thực hành nghề điện công nghiệp tại Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp. Chương 3. Xây dựng hệ thống các mô đun thực hành môn cung cấp Điện và thực nghiệm Nguyễn Bá Thanh 14 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN DẠY HỌC THỰC HÀNH 1.1 Cơ sở lý luận phát triển chương trình đào tạo 1.1.1. Khái niệm về chương trình và phát triển chương trình đào tạo: a, Khái niệm về chương trình Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục – 1998, chương trình được giải nghĩa như sau: a) Là : “Các mục, các vấn đề,các nhiệm vụ đề ra và được sắp xếp theo trình tự thực hiện trong một thời gian”. b) Là : “Nội dung kiến thức về một môn học ấn định cho từng lớp, từng cấp, trong từng năm”. b, Chương trình đào tạo Theo Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa – 2001, khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là :”Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực hiện theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy dịnh phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo”. [13] Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể các hoạt động của quá trình đào tạo cho một khóa hoặc một loại hình đào tạo nhất định, trong đó xác định rõ mục tiêu chung, các thành phần, nội dung cơ bản, phương pháp đào tạo, hình thức tổ chức, lịch trình (kế hoạch) đào tạo tổng thể, cũng như các yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo trong quá trình và kết thúc khóa đào tạo. Chương trình giảng dạy (Curriculum): Là một bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khóa đào tạo, phản ánh nội dung, cấu trúc, trình tự, cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh gí các hoạt động giảng dạy cho toàn khóa đào tạo mà từng môn học, phần học, chương, mục, bài giảng. Chương trình giảng day Nguyễn Bá Thanh 15 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục đã được các cấp phê duyệt. Chương trình khung hay chương trình đào tạo khung : Là bản thiết kế phản ánh cấu trúc tổng thể về thời lượng và các thành phần, nội dung đào tạo cơ bản của chương trình đào tạo, làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình đào tạo theo các nhóm, ngành, nghề cụ thể ở từng cấp, bậc học hoặc loại chương trình đào tạo. Có thể hiểu chương trình khung là khung chương trình và phần nội dung đào tạo cơ bản, nó tương ứng với những thời lượng nhất định để đảm bảo đạt mục tiêu đào tạo với chuẩn trình độ tương ứng. LÝ THUYẾT THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH QUÁ TRÌNH SẢN PHẨM SẢN PHẨM (THỰC TẾ) TỔ CHỨC THỰC HIỆN Hình 1.1: Những cách tiếp cận chương trình đào tạo Với quan điểm quá trình có thể xem hình 1.1 1.Chương trình như là một thành phần của khối lượng kiến thức được chuyển hóa qua khâu thiết kế. Nguyễn Bá Thanh 16 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ 2.Chương trình như là kết quả chắc chắn đạt được của người học vào cuối khóa học – Sản phẩm đào tạo. 3. Chương trình đào tạo là một quá trình (tổ chức thực hiện). Trong sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy mạch chuyển tiếp rõ ràng. Từ đầu khối kiến thức chuẩn hóa hay đề cương chi tiết (Syllabus) được chuyển hóa qua quá trình thực hiện (process and praxis). Từ quá trình tổ chức thực hiện dẫn đến sản phẩm (kết quả) thể hiện hay phản ánh logic chuyển tiếp của quá trình nhận thức. Theo Wentling (1993), “Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khóa đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ nhữn gì có thể trông đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, cá phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”. Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình dạy không phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay thiết kế thể hiện tổng thể hay các thành phần của quá trình đào tạo, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo. 1. Là những kiến thức cơ bản mà tất cả học sinh, sinh viên phải bắt buộc phải học trong nhà trường. 2. Chương trình đào tạo có nhiều hình thức khác nhau. Có thể bao gồm tất cả các kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo. Cũng có thể được cho như là một cuộc đàm thoại, có mối liên hệ, và đó cũng là những yếu tố mà đa phần được chiếm cố hữu trong mẫu mới tổng quan về chương trình. 3. Chương trình có nghĩa là kế hoạch tương tác giữa người học và nội dung giảng dạy, trang thiết bị, nguồn lực và quá trình đánh giá việc đạt được mục tiêu đào tạo. 4. Một chương trình có thể được định nghĩa như là một trải nghiệm đào tạo được kế hoạch hóa bởi nhà trường, và có thể dạy ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời điểm nào. Nguyễn Bá Thanh 17 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ Ở nước ta, Điều 6 Luật Giáo dục năm 2009 (Sửa đổi) quy định: “Chương trình giáo dục thể hiện ở mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. “Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; đảm bảo liên thông với các chương trình giáo dục khác”. 1.1.2. Các cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo [9] a/Tiếp cận nội dung (Content Approach) Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung – kiến thức, chương trình đào tạo chú trọng hình thành hệ thống nội dung đào tạo và việc trang bị cho người học hệ thống tri thức, kỹ năng cơ bản. Cách tiếp cận này tạo điều kiện hình thành ở hệ thống các tri thức khoa học đầy đủ, song dễ gây hiện tượng dạy học thụ động, quá tải năng lực về ghi nhớ, nhồi nhét nội dung trong một thời gian đào tạo hạn chế, không phù hợp với sự phát triển nhanh chóng về KH&CN hiện nay khi có sự bùng nổ theo hàm số mũ về tri thức khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người ta dự tính sau 5-6 năm khối lượng tri thức nhân loại sẽ tăng gấp đôi. b/Tiếp cận mục tiêu (Objective Approach) Chương trình đào tạo được thiết kế xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Chương trình thể hiện cả quá trình đào tạo (mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình, đánh giá) và chú trọng kết quả đầu ra (mục tiêu) của quá trình đào tạo. Mục tiêu được xác định rõ ràng cụ thể, có thể định lượng được để là cơ sở đánh giá. Ưu điểm cơ bản của cách tiếp cận này là tạo sự tường minh và quy trình chặt chẽ, quy chuẩn của cả quá trình đào tạo, dễ kiểm tra, đánh giá nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra sự cứng rắn, khuôn mẫu, đồng nhất trong quá trình đào tạo, chưa quan tâm đến tính Nguyễn Bá Thanh 18 Viện Sư phạm kĩ thuật Luận văn thạc sĩ đa dạng và nhiều khác biệt của nhân tố trong quá trình đào tạo như người học, môi trường văn hóa – xã hội, … c/Cách tiếp cận phát triển (Developmental Approach) Trên cơ sở quan niệm “Chương trình là một quá trình và giáo dục là sự phát triển”, giáo dục là học tập suốt đời (không chỉ đơn thuần là vì một mục đích cụ thể nào) và phải góp phần phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người. Do đó chương trình đào tạo phải chú trọng đến sự hiểu biết và năng lực, đến nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị người học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã được xác định trước hay tạo nên sự thay đổi hành vi nào đó ở người học. Cách tiếp cận này tập trung vào tổ chức hoạt động dạy và học với nhiều hình thức linh hoạt và đa dạng, tạo cơ hội cho người học tìm kiếm, thu thập thông tin và chiếm lĩnh tri thức … Cách tiếp cận này có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những khó khăn khi tổ chức thực hiện do tính đa dạng về sở thích, khả năng, nhu cầu của người học và những hạn chế về các điều kiện đào tạo (phương tiện, tài liệu, …). 1.1.3. Các kiểu cấu trúc chương trình đào tạo: a/ Chương trình cấu trúc theo hệ thống môn/bài học Trong kiểu chương trình này, các môn học được thiết kế độc lập, riêng rẽ và được sắp xếp tổ chức trong chương trình đào tạo như “ những lát cắt ngang ”, gồm các môn học chung. Các môn kỹ thuật cơ sở, các môn lý thuyết chuyên môn và phần thực hành nghề được bố trí ở cùng chương trình học như hình 1.2 Đây là kiểu chương trình đào tạo theo kiểu chương trình truyền thống , theo thời gian lớp, bài, khóa học, ít bám sát với nghề thường được thực hiện trong phương pháp tổ chức dạy học cơ bản “lớp bài”. Nguyễn Bá Thanh 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan