Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ sâm bố chính (abelmoschus moschatus ...

Tài liệu Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ sâm bố chính (abelmoschus moschatus (l.) medik.)

.PDF
102
104
117

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ BAN QUẢN LÝ KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO BÁO CÁO NGHIỆM THU TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC HỮU CƠ SÂM BỐ CHÍNH (Abelmoschus moschatus (L.) Medik.) Chủ nhiệm đề tài : ThS. Nguyễn Chí Dũng KS. Lê Hữu Bảo Dương THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 7/ 2017 BÁO CÁO NGHIỆM THU ********* TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài “Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ Sâm Bố Chính (Abelmoschus moschatus (L.) Medik.)” đƣợc tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu khảo sát đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các loại Sâm Bố Chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, khả năng thích nghi của Sâm Bố Chính thu thập tại An Hạ và Sâm Bố Chính thu thập tại Phú Yên tƣơng đƣơng nhau khi trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong cùng một điều kiện canh tác, Sâm Bố Chính thu thập tại Phú Yên có trọng lƣợng trung bình củ, tiềm năng năng suất và năng suất thu hoạch cao hơn so với Sâm Bố Chính thu thập tại An Hạ với các giá trị lần lƣợt là: trọng lƣợng trung bình củ tƣơi 30,7 g, trọng lƣợng trung bình củ khô 28,1 g, tiềm năng năng suất 5116 kg/ha, năng suất thhu hoạch 4142,1 kg/ha so với 27,4 g, 25,3 g, 4568,8 kg/ha và 3441,9 g. Liều lƣợng phân bón thích hợp khi trồng Sâm Bố Chính theo hƣớng hữu cơ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là: 35 tấn PB + 8 tấn tro trấu + 8 tấn mụn dừa (độ ẩm 40-45%) + 500 kg vôi bột + 2 tấn Cugasa/ha với lƣợng phân bón qua các thời kỳ nhƣ sau: + Bón lót: 20 PB + 5 TT + 5 MD (độ ẩm 40-45%) + 0,5 vôi + 0.5 Cugasa. + Bón thúc (ở các giai đoạn 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng sau trồng): 5 PB + 1 TT+ 1 MD (độ ẩm 40-45%) + 0.5 Cugasa. Khoảng cách trồng thích hợp khi trồng Sâm Bố Chính theo hƣớng hữu cơ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 20 x 20cm. Mô hình sản xuất Sâm Bố Chính theo hƣớng hữu cơ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy đảm bảo đầy đủ các thành phần hoạt chất bên trong củ Sâm Bố Chính. i ABSTRACT This study, “the development of organic farming techniques of Abelmoschus moschatus (L.) Medik. has been conducted at the Center for Research and Development of high-tech agriculture that located at Hamlet 1, Pham Van Coi Commune, Cu Chi District, Ho Chi Minh City. It was showed that Abelmoschus moschatus (L.) Medik. (An Ha) variety and Abelmoschus moschatus (L.) Medik. (Phu Yen) variety were adapted to natural conditions of Ho Chi Minh City. In the same farming method, The average weight of fresh tubers (roots), weight of dry roots, theoretical productivity and Actual yield of Abelmoschus moschatus (L.) Medik. (Phu Yen) variety is higher than Abelmoschus moschatus (L.) Medik. (An Ha) variety respectively: 30.7 g and 27.4 g; 28.1 g and 25.3 g; 5,116.0 kg/ha and 4,568.8 kg/ha, 4142,1 kg/ha and 3441,9 kg/ha. Optimal fertilizers are 35 metric tons of cow dung + 8 metric tons of burned husk + 8 metric tons of coconut coir bran (40-45% humidity) + 500 kgs of Powdered lime + 2 metric tons of Cugasa/ha and fertilization method: + Prepation period: 20 metric tons of cow dung + 5 metric tons of burned husk + 5 metric tons of coconut coir bran (40-45% humidity) + 500 kgs of Powdered lime + 0.5 metric tons of Cugasa/ha. + Fertilization (in period of 3Rd month, 6th month and 9th month after planted trees): 5 metric tons of cow dung + 1 metric tons of burned husk + 1 metric tons of coconut coir bran (40-45% humidity) + 0.5 metric tons of Cugasa/ha The optimal distance between trees 20 centimeters and 20 centimeters. The pilot scale of organic farming techniques of Abelmoschus moschatus (L.) Medik is showed that Abelmoschus moschatus (L.) Medik. has some Biological activities. ii MỤC LỤC Trang TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I MỤC LỤC III DANH SÁCH BẢNG VI DANH SÁCH HÌNH VIII THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 PHẦN BÁO CÁO KẾT QUẢ 2 MỞ ĐẦU 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1 Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ 5 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Nông nghiệp hữu cơ 5 1.1.2 Lợi ích khi sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hữu cơ 7 1.1.3 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới 8 1.1.4 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam 13 1.2 Tổng quan về Sâm Bố Chính 18 1.2.1 Đặc điểm phân bố Sâm Bố Chính 19 1.2.2 Đặc điểm hình thái Sâm Bố Chính 19 1.2.3 Thành phần hóa học rễ củ Sâm Bố Chính 26 1.2.4 Tác dụng dƣợc lý và cách sử dụng Sâm Bố Chính 27 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 Nội dung 1: Khảo sát đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các 29 2.1 loại Sâm Bố Chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1 Mục tiêu 29 2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 29 2.1.3 Phƣơng pháp thí nghiệm 29 2.1.4 Chỉ tiêu theo dõi 30 2.2 Nội dung 2: Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến khả năng sinh 31 trƣởng và phát triển của Sâm Bố Chính 2.2.1 Mục tiêu 31 2.2.2 Vật liệu nghiên cứu 31 2.2.3 Phƣơng pháp thí nghiệm 31 2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi 33 2.3 Nội dung 3: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trƣởng 33 và phát triển của Sâm Bố Chính 2.3.1 Mục tiêu 33 iii 2.3.2 Vật liệu nghiên cứu 33 2.3.3 Phƣơng pháp thí nghiệm 33 2.3.4 Chỉ tiêu theo dõi 34 2.4 Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ Sâm Bố Chính 35 2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề 35 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 Khảo sát đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các loại Sâm Bố 37 3.1 Chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1 Ảnh hƣởng của giống đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ chết của Sâm Bố 37 Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.1.2 Ảnh hƣởng của giống đến chiều cao Sâm Bố Chính trồng trên địa 37 bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.1.3 Ảnh hƣởng của giống đến khả năng ra hoa của Sâm Bố Chính trồng 38 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.1.4 Ảnh hƣởng của giống đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng 39 suất của Sâm Bố Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.1.5 Ảnh hƣởng của giống đến hàm lƣợng hoạt chất có trong Sâm Bố 41 Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.1.6 Tình hình sâu, bệnh gây hại trên Sâm Bố Chính trong quá trình thí 47 nghiệm 3.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến khả năng sinh trƣởng và 47 phát triển của Sâm Bố Chính 3.2.1 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến tỷ lệ sống của Sâm Bố 48 Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.2 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến chiều cao Sâm Bố Chính 49 trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.3 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến khả năng ra hoa của Sâm 49 Bố Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.4 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu 50 thành năng suất của Sâm Bố Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.5 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến hàm lƣợng hoạt chất có 51 trong Sâm Bố Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.2.6 Tình hình sâu, bệnh gây hại trên Sâm Bố Chính trong quá trình thí 52 nghiệm 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển 52 của Sâm Bố Chính iv 3.3.1 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống của Sâm Bố Chính trồng 53 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.3.2 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến chiều cao Sâm Bố Chính trồng trên 53 địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.3.3 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng ra hoa của Sâm Bố 54 Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.3.4 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành 54 năng suất của Sâm Bố Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.3.5 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hàm lƣợng hoạt chất có trong Sâm 55 Bố Chính trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 3.3.6 Tình hình sâu, bệnh gây hại trên Sâm Bố Chính trong quá trình thí 56 nghiệm Xây dựng mô hình sản xuất Sâm Bố Chính theo hƣớng hữu cơ 56 Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 4.1 Kết luận 59 4.2 Đề nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 63 3.4 v DANH SÁCH BẢNG SỐ TÊN BẢNG TRANG 1.1 Bảng 1.1: Diện tích sản xuất chè hữu cơ năm 2000 8 1.2 Bảng 1.2: Thị trƣờng Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nƣớc uống 10 1.3 Bảng 1.3: Thành phần dinh dƣỡng của một số loại phân bón hữu 11 cơ 1.4 Bảng 1.4: Thành phần trung bình của một số vật liệu hữu cơ tự 16 nhiên 1.5 Bảng 1.5: Các đặc điểm về hình thái của Sâm Bố Chính 22 1.6 Bảng 1.6: Các đặc điểm về giải phẫu và soi bột dƣợc liệu của Sâm 24 Bố Chính 2.1 Bảng 2.1: Lƣợng phân bón của các nghiệm thức qua các thời kỳ 32 3.1 Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của giống đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ chết 37 của Sâm Bố Chính 3.2 Bảng 3.2: Ảnh hƣởng của giống đến chiều cao Sâm Bố Chính 38 3.3 Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của giống đến khả năng ra hoa của Sâm Bố 39 Chính 3.4 Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của giống đến năng suất và yếu tố cấu thành 40 năng suất Sâm Bố Chính 3.5 Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của giống đến hàm lƣợng chất nhầy có 41 trong Sâm Bố Chính 3.6 Bảng 3.6: Bảng kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 43 Sâm Bố Chính (mẫu Sâm Bố Chính An Hạ) 3.7 Bảng 3.8: Bảng kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 45 Sâm Bố Chính (mẫu Sâm Bố Chính Phú Yên) 3.8 Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của giống đến hàm lƣợng saponin 47 triterpenoid có trong Sâm Bố Chính 3.9 Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến tỷ lệ sống của 48 Sâm Bố Chính 3.10 Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến chiều cao 49 Sâm Bố Chính 3.11 Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến khả năng ra 49 hoa của Sâm Bố Chính 3.12 Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến năng suất và 50 yếu tố cấu thành năng suất Sâm Bố Chính vi 3.13 Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của lƣợng phân bón đến hàm lƣợng chất 51 nhầy có trong Sâm Bố Chính 3.14 Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống của Sâm 53 Bố Chính 3.15 Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của mạt độ trồng đến chiều cao Sâm Bố 53 Chính 3.16 Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến khả năng ra 54 hoa của Sâm Bố Chính 3.17 Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và yếu tố 54 cấu thành năng suất Sâm Bố Chính 3.18 Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hàm lƣợng chất nhầy 56 có trong Sâm Bố Chính 3.19 Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu cảm quan về củ Sâm Bố Chính 57 3.20 Bảng 3.20: Thành phần hoạt chất có trong củ Sâm Bố Chính 57 3.21 Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Sâm Bố Chính 57 theo hƣớng hữu cơ (đồng/ha) vii DANH SÁCH HÌNH SỐ TÊN HÌNH ẢNH TRANG 1.1 Sâm Bố Chính hoa đỏ 21 1.2 Sâm Bố Chính Hoa vàng 21 3.1 Hình thái Sâm Bố Chính 38 3.2 Sâm Bố Chính giai đoạn ra hoa 39 3.3 Sâm Bố Chính (An Hạ) lúc thu hoạch 40 3.4 Sâm Bố Chính (Phú Yên) lúc thu hoạch 41 3.5 Mẫu củ Sâm Bố Chính (An Hạ) 42 3.6 Mẫu củ Sâm Bố Chính (Phú Yên) 42 3.7 Bố trí thí nghiệm phân bón 48 3.8 Củ Sâm Bố Chính (thí nghiệm phân bón) 51 3.9 Bố trí thí nghiệm mật độ 52 3.10 Củ Sâm Bố Chính (thí nghiệm mật độ) 55 viii BÁO CÁO NGHIỆM THU THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Tên đề tài: Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ Sâm Bố Chính (Abelmoschus moschatus (L.) Medik.). Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Chí Dũng KS. Lê Hữu Bảo Dƣơng Cơ quan chủ trì: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Địa chỉ: Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội , Huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh Điện thoại: (08)85375910; Fax: (08).7949743 Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học & Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ tháng 5/2014 đến tháng 10/2016). Kinh phí đƣợc duyệt: 550.000.000 đồng. Kinh phí đã cấp: 495.000.000 Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát: Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ Sâm Bố Chính (Abelmoschus moschatus (L.) Medik.) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, tạo tiền đề cho việc cung cấp sản phẩm cho các cơ sở chế biến dƣợc phẩm ở trong và ngoài nƣớc. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ Sâm Bố Chính. - Xây dựng mô hình canh tác hữu cơ Sâm Bố Chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung (theo đề cƣơng đã duyệt): Nội dung 1: Khảo sát đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các loại Sâm Bố Chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung 2: Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân bón đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của Sâm Bố Chính. Nội dung 3: Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của Sâm Bố Chính. Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ Sâm Bố Chính. 1 PHẦN BÁO CÁO KẾT QUẢ MỞ ĐẦU Ở các nƣớc trên thế giới, nông dân từ lâu đã trồng trọt theo phƣơng thức hữu cơ, trong khi đó canh tác hữu cơ theo hiểu biết quốc tế lại khá mới đối với Việt Nam. Tháng 12/2007. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các tiêu chuẩn cơ bản cấp quốc gia đối với sản xuất theo hình thức hữu cơ, có thể áp dụng làm quy chiếu cho các nhà sản xuất, chế biến và những ngƣời khác quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ dành cho thị trƣờng trong nƣớc. Dự án Phát triển Khuôn khổ cho sản xuất và Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam do Tổ chức Phát triển nông nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) tài trợ và do Hội Nông dân Việt Nam thực hiện là một trong những dự án phát triển hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam. Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thƣớc nhỏ nhất sống trong đất đến con ngƣời. Từ năm 1978 – 1985 Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng điều tra nguồn tài nguyên dƣợc liệu ở phía Nam và giao nhiệm vụ cho Phân Viện Dƣợc Liệu TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các trạm dƣợc liệu thuộc các tỉnh tiến hành. Trong đó sự phối hợp điều tra với trạm dƣợc liệu tỉnh Sông Bé đã tiến hành điều tra trên địa bàn cho thấy tỉnh Sông Bé có nguồn tài nguyên cây và con thuốc rất phong phú và đa dạng với hơn 600 loài cây làm thuốc đƣợc ghi nhận với nhiều loài là những cây thuốc quí, có giá trị nhƣ Vàng đắng, Nhân trần tía, Kim tiền thảo, Sâm cau, Sâm Bố Chính... Trong những năm qua với những thay đổi lớn về điều kiện kinh tế – xã hội (chia tách tỉnh, tốc độ công nghiệp hóa, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp...) đã ảnh hƣởng đến sự phân bố tự nhiên, thành phần các loài cây thuốc giảm mạnh, trữ lƣợng các cây thuốc ngày càng cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc quí có nguy cơ tuyệt chủng do không đƣợc bảo tồn và khai thác hợp lý, trong khi đó xu hƣớng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ cây cỏ, sử dụng thuốc từ thảo dƣợc trên thế giới ngày càng tăng. Theo báo cáo tổng kết công tác dƣợc của Cục quản lý dƣợc năm 2005 thì ở nƣớc ta hơn 90% nguyên liệu phải nhập khẩu, chủ yếu là sản xuất các dạng thuốc thông thƣờng. Điều đó cho thấy tình trạng sản xuất nguyên liệu dƣợc ở Việt Nam còn bất cập. Trong khi “Chiến lƣợc phát triển Ngành dƣợc giai đoạn đến năm 2010” (tháng 8/2002) đã nêu rõ «Mục tiêu phát triển Ngành dƣợc thành một ngành mũi nhọn theo 2 hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải từng bƣớc đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc bảo đảm sản xuất từ trong nƣớc 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội». Cho đến nay Thủ tƣớng Chính phủ cũng ra hai quyết định trong năm 2007 về phát triển công nghiệp dƣợc, đó là: 1/ Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007 phê duyệt đề án «Phát triển công nghiệp dƣợc và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020», trong đó nêu rõ «Tập trung nghiên cứu và hiện đại hoá công nghệ chế biến, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu; quy hoạch, xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dƣợc liệu theo tiêu chuẩn GACP của WHO để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc; khai thác hợp lý dƣợc liệu tự nhiên, bảo đảm lƣu giữ tái sinh và phát triển nguồn gen dƣợc liệu; tăng cƣờng đầu tƣ phát triển các cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dƣợc liệu sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu». 2/ Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 phê duyệt «Chƣơng trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dƣợc đến năm 2020», trong đó cũng nêu rõ mục tiêu «Nghiên cứu khai thác và sử dụng có hiệu quả các hoạt chất thiên nhiên chiết tách, tổng hợp hoặc bán tổng hợp đƣợc từ các nguồn dƣợc liệu và tài nguyên thiên nhiên quý báu là thế mạnh của nƣớc ta, phục vụ tốt công nghiệp bào chế một số loại thuốc đặc thù của Việt Nam, đáp ứng nhu cấu chữa bệnh và xuất khẩu». Theo thông báo kết luận của Ban Bí thƣ tại văn bản số 143/TB-TW ngày 27/3/2008, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến chỉ đạo và Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và các địa phƣơng liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả toàn diện 20 năm thực hiện Đề án «Bảo tồn gen và giống cây thuốc» vào tháng 5/2009 tại Tam Đảo. Căn cứ kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra sau khi thực hiện Đề án nói trên để xây dựng Đề án «Thành lập Vƣờn quốc gia bảo tồn và phát triển cây thuốc Việt Nam». Sâm Bố Chính là cây thuốc mọc hoang dại và đƣợc trồng ở nhiều nơi trong nƣớc ta. Tuy nhiên do đặc điểm riêng của từng địa phƣơng nên chúng có tên gọi khác nhau nhƣ: Sâm Phú Yên, Sâm Thổ Hào, Sâm Báo… Tên khoa học của Sâm Bố Chính là Abelmoschus moschatus (L.) Medik. thuộc họ Bông Malvaceae. Thực tế chúng có sự khác biệt về hình thái ngoài và chƣa đƣợc nghiên cứu sâu về thành phần hóa học của rễ củ (bộ phận làm thuốc). Theo đông y, Sâm Bố Chính có công dụng chữa cơ thể 3 suy nhƣợc, ít ngủ, lao phổi, kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lƣng, đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hƣ. Theo một số kết quả nghiên cứu trên Sâm Bố Chính, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy có saponin triterpenoid xuất hiện trong thành phần của Sâm Bố Chính, đƣợc xem là nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụng dƣợc lý điển hình của các cây họ Nhân Sâm (Araliaceae); trong đó có tác dụng tăng lực, chống nhƣợc sức. Qua khảo sát điều tra phân bố, điều kiện sinh học sinh thái của cây Sâm Bố Chính cho thấy trữ lƣợng tƣơng đối khá tuy nhiên đây chỉ là trữ lƣợng tạm thời, không bền vững với tốc độ khai hoang, đô thị hóa hiện nay. Chính vì vậy, để đảm bảo duy trì trữ lƣợng sâm Bố Chính một cách ổn định và cung cấp cho thị trƣờng một loại dƣợc liệu quý, có giá trị cao trong y học, duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, hạn chế tác hại gây ô nhiễm môi trƣờng thì việc tiến hành thực hiện đề tài “ Xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác hữu cơ Sâm Bố Chính (Abelmoschus moschatus (L.) Medik.)” là cần thiết. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Nông nghiệp hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho ngƣời và vật nuôi. Thực phẩm hữu cơ từ lâu đƣợc xem là thị trƣờng nhỏ, và xa xỉ chỉ dành cho giới trung và thƣợng lƣu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng sự chuyển dịch phần lớn nền nông nghiệp sang phƣơng thức cách tác hữu cơ vừa có thể giúp hạn chế tình trạng đói nghèo trên thế giới vừa góp phần cải thiện môi trƣờng. Nông nghiệp hữu cơ bao gồm các hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hƣớng có lợi cho môi trƣờng tự nhiên, xã hội và đảm bảo tính an toàn của nông sản cũng nhƣ hiệu quả kinh tế sản xuất. Nông nghiệp hữu cơ khai thác tổng hợp tất cả các yếu tố tự nhiên sẵn có của khu vực sản xuất: - Coi độ phì sẵn có của đất là yếu tố cơ bản của hệ thống trồng trọt. - Sử dụng các nguồn gen, giống cây trồng/vật nuôi địa phƣơng là chính để phát huy tính thích nghi, thích hợp và ổn định của nông nghiệp bền vững. - Khai thác hợp lý nguồn nƣớc, thời vụ gieo trồng và các nguồn phân hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây độc hại cho cây trồng/vật nuôi và môi trƣờng sống nhƣ các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trƣởng/tăng trọng, hóa chất dùng để bảo quản, chế biến nông sản,v.v... Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có chất lƣợng gần giống với sản phẩm của thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe con ngƣời, mùi vị thơm ngon. Ngoài ra, Hội đồng Tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia (NOSB) cho rằng nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý, sản xuất sinh thái, khuyến khích và thúc đẩy đa dạng sinh học, chu kỳ sinh học và hoạt động sinh học đất. Hệ thống này dựa trên cơ sở sử dụng tối thiểu các nguyên liệu đầu vào phi nông nghiệp và các biện pháp quản lý có tác dụng phục hồi, duy trì và thúc đẩy sự hài hoà sinh học. Những ngƣời tiên phong nhƣ Rudolf Steiner, Robert Rodale, Sir Albert Howard và bà Eva Balfour lần đầu tiên xuất bản cuốn sách ý tƣởng của họ về nông nghiệp hữu cơ vào những năm 1920, 1930, 1940, nó đã dần hoàn thiện và đã xác định đƣợc thế 5 nào là phong trào sinh học và nông nghiệp hữu cơ. Họ nêu ra sự quan tâm chú ý về cơ sở sinh học của độ phì đất và mối liên hệ của nó với sức khỏe của ngƣời và động vật. Lớn mạnh cùng với các hoạt động của các nhà tiên phong, đã xuất hiện nhóm các nhà nông dân ở châu Âu. Mỹ phát triển theo hƣớng này. Đến những năm 1940, 1950 mô hình của những nhà sản xuất hữu cơ đã đƣợc hình thành. Vấn đề thanh tra, giám sát đã đƣợc nêu ra, đƣợc thực hiện và hình thành các tiêu chuẩn, hệ thống phát triển ở châu Âu, Mỹ và Úc. Ngƣời đề xuất nhãn hàng hóa cho sản phẩm của phong trào sinh học là Rudolf Steiner và có lẽ đây là nhãn hữu cơ đầu tiên đƣợc phát triển. Năm 1967 hội Đất đƣợc sự giúp đỡ của bà Eva Balfour đã xuất bản tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hữu cơ đầu tiên trên thế giới. Năm 1970, lần đầu tiên các sản phẩm hữu cơ đƣợc ra đời. Trong những năm 1970, nhóm các trang trại khác nhau ở Mỹ đã đƣa ra nguyên tắc của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ trang trại. Nhiều nhóm đã phát triển hệ thống cấp giấy chứng chỉ của họ để đảm bảo với ngƣời mua rằng sản phẩm đƣợc gắn nhãn hữu cơ đã đƣợc sản xuất theo tiêu chuẩn của họ. Vào cuối những năm 1970 và đầu năm 1980, cơ quan chứng nhận đã phát triển và vƣợt ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhiều chƣơng trình công nhận đã sớm phát triển nhƣ công nhận cho ngƣời sản xuất... Phần lớn các tổ chức này thu hút một số hoạt động khác ngoài chứng nhận. Vào giữa những năm 1980, một số cơ quan chuyên về chứng nhận đã đƣợc hình thành nhƣ SKAL (Hà Lan), KRAV (Thụy Điển), FVO (Mỹ)... Cuối cùng, vào năm 1990 với sự ra đời của qui định tại châu Âu về chứng nhận hữu cơ đã trở thành mối quan tâm theo hƣớng thƣơng mại hóa, các công ty chứng nhận đƣợc ra đời. Các cơ quan cấp giấy chứng nhận đƣợc phát triển, các tiêu chuẩn và qui định về sản xuất hữu cơ đƣợc hoàn thiện và phong trào sản xuất hữu cơ đƣợc phát triển trên quy mô toàn thế giới. IFOAM là Liên đoàn Quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ với các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và chƣơng trình công nhận của IFOAM đƣợc tôn trọng nhƣ một hƣớng dẫn quốc tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận của các quốc gia có thể đƣợc xây dựng về sản xuất hữu cơ. Hiện nay, các qui định về sản xuất hữu cơ đã đƣợc ban hành nhƣ năm 1970, các bang Oregon và California ở Mỹ thông qua luật về sản xuất hữu cơ. Năm 1980, một số sản phẩm hữu cơ mới bắt đầu đƣa vào châu Âu nhiều hơn và ở Mỹ các cơ quan thƣơng mại về hữu cơ đƣợc tăng lên và nhanh chóng vƣợt qua ngoài biên giới, ở Mỹ, ngƣời ta đã thông qua sắc luật về sản xuất thực phẩm hữu cơ năm 1990. Cuối cùng, tháng 12 6 năm 2000, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ban hành quy định về thực phẩm hữu cơ và có hiệu lực vào tháng 10 năm 2002. Ở châu Âu, quy định 2092/91 về thực phẩm hữu cơ đƣợc thông qua năm 1991, ở mức quốc tế, các quốc gia đã hợp tác và xây dựng lên tiêu chuẩn Codex Alimentarius hƣớng dẫn nông nghiệp hữu cơ từ năm 1992. Codex Alimentarius tham gia vào nhiệm vụ của tổ chức FAO/WTO về tiêu chuẩn lƣơng thực. Những hƣớng dẫn của Codex Alimentarius về sản phẩm hữu cơ đã đƣợc thông qua năm 1999. 1.1.2 Lợi ích khi sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hữu cơ - Hầu hết nguồn phân hữu cơ đều có sẵn trong tự nhiên, rẻ tiền và dễ tìm nhƣ phân chuồng, xác bã động thực vật, nguồn phế phẩm trong chế biến thuỷ sản, rong biển và than bùn.... - Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về thực phẩm đƣợc sản xuất theo phƣơng pháp canh tác hữu cơ đang tạo ra các cơ hội mới cho nông dân ở các nƣớc đang phát triển. Khi thuận lợi thì lợi nhuận từ nông nghiệp hữu cơ có tiềm năng góp phần vào an ninh lƣơng thực tại chỗ nhờ tăng thu nhập gia đình. - Các kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ đƣợc chấp nhận đồng nghĩa với việc giảm sản xuất - phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp từ đó sẽ giảm các trƣờng hợp ngộ độc thực phẩm, giảm chi phí về y tế cộng đồng. - Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phân khoáng và thuốc bảo vệ thực vật, canh tác hữu cơ có những ƣu điểm về môi trƣờng là nhu cầu sử dụng năng lƣợng hoá thạch không tái tạo và sự thất thoát nitơ đều giảm. - Nông nghiệp hữu cơ sử dụng vật tƣ có sẵn tại chỗ nên thu hút nguồn lực sản xuất tại nông thôn. - Cần nhu cầu lao động khá nhiều và thƣờng xuyên cùng với việc tăng cƣờng cải tạo chất lƣợng đất và quản lý nguồn nƣớc khích lệ lao động nông thôn ổn định, phát triển kinh tế và an ninh xã hội. - Tăng cƣờng và ổn định sự đa dạng trong nông trại, quản lý đất và dinh dƣỡng bền vững, nông nghiệp hữu cơ cố gắng đảm bảo các chất dinh dƣỡng không bị tiêu thụ nhanh hơn trong quá trình chúng đƣợc sinh ra. Quan trọng hơn là canh tác hữu cơ đảm bảo tuần hoàn dinh dƣỡng trong phạm vi nông trại. - Bảo vệ đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất bao gồm việc đảm bảo khả năng sản xuất cho các thế hệ tƣơng lai. 7 1.1.3 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới Trang trại hữu cơ đang đƣợc phát triển trên hầu hết các nƣớc trên thế giới. Tỷ lệ các trang trại sản xuất hữu cơ ngày càng phát triển nhanh. Thị trƣờng cho các sản phẩm hữu cơ cũng phát triển rất nhanh chóng không chỉ ở châu Âu, bắc Mỹ và Nhật Bản, đây là những thị trƣờng lớn về sản phẩm hữu cơ. Sự phát triển này vào những năm gần đây đã đƣợc thúc đẩy ở châu Âu với cơ sở vững chắc là nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng đã gắn bó vì lợi ích xã hội và môi trƣờng sinh thái. Trang trại hữu cơ đƣợc phát triển rất nhanh ở hầu hết các nƣớc châu Âu vào những năm 1990. Từ năm 1988 tới năm 1999 tổng diện tích sản xuất hữu cơ tăng lên tới 46,2%. Những năm gần đây tổng diện tích hữu cơ ở châu Âu hàng năm tăng lên trung bình khoảng 30%/năm.Vào đầu năm 2000, diện tích hơn 3 triệu ha đã đƣợc quản lý với hơn 100,000 trang trại hữu cơ ở trên nhiều nƣớc châu Âu, chiếm tới 2% đất nông nghiệp. Số trang trại hữu cơ tăng từ 830 năm 1990 lên 5300 trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ năm 2000. Bảng 1.1: Diện tích sản xuất chè hữu cơ năm 2000 Nƣớc sản xuất Diện tích (ha) So với % diện Diện tích rau tích sản xuất quả hữu cơ (ha) Anh 472500 2.5 3000 Đức 546023 3.2 7118 Italy 1040377 - - Pháp 371000 1.3 27945 Hà Lan 27820 1.4 2100 Bỉ 20663 0.9 612 Áo 272000 10.0 - Thụy Sĩ 95000 9.0 1238 Đan Mạch 165258 6.2 1912 Thụy Điển 139000 5.1 2300 Mỹ 544000 0.2 41266 Nhật 1000 0.02 (Nguồn FAO 2001) Tại Hội nghị LHQ về “Nông nghiệp hữu cơ và An ninh lương thực” diễn ra ở Rome (Italia), các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và thực phẩm hữu cơ Đan Mạch nhận định an ninh lƣơng thực cho vùng cận sa mạc Sahara (châu Phi) sẽ đƣợc bảo đảm nếu từ nay đến năm 2020, 50% diện tích đất nông nghiệp trong những 8 vùng chuyên canh xuất khẩu ở đây đƣợc chuyển sang sản xuất theo công nghệ hữu cơ. Kết quả nghiên cứu của trung tâm cho thấy khi quay về phƣơng thức canh tác tự nhiên truyền thống, nông dân sẽ không phải tốn tiền mua thuốc và phân hóa học, đồng thời có thể đa dạng hóa mùa vụ và canh tác theo hƣớng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản đƣợc chứng nhận là thực phẩm hữu cơ, ngƣời trồng có thể xuất khẩu với giá cao hơn nông sản bình thƣờng. Theo Tổ chức Lƣơng Nông LHQ (FAO), nền NNHC có khả năng bảo đảm đủ nguồn cung cấp lƣơng thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với giảm thiểu những tác động có hại cho môi trƣờng. Một nghiên cứu do Đại học Michigan (Mỹ) thực hiện cho thấy nếu thế giới chuyển sang nền NNHC sẽ tạo ra từ 2.641 đến 4.381 kilocalorie cho một ngƣời mỗi ngày so với mức sản lƣợng lƣơng thực hiện nay của thế giới là 2.786 kilocalorie cho một ngƣời/ngày. Phƣơng pháp nuôi trồng bằng công nghệ hữu cơ hiện đang đƣợc ứng dụng tại 120 nƣớc. Xu hƣớng này đang tăng nhanh tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nƣớc Mỹ La-tinh. Trên thế giới hiện mới có hơn 26 triệu hécta đất nông nghiệp đang đƣợc quản lý sản xuất theo công nghệ hữu cơ – chiếm tỷ lệ tƣơng đối nhỏ (khoảng 1-2%) trong nền nông nghiệp toàn cầu. Trung Quốc mới có hơn 1.000 công ty nông nghiệp và nông trại đƣợc chứng nhận là sản xuất bằng công nghệ hữu cơ. Tại Ấn Độ, khoảng 2,5 triệu hécta trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận sản xuất sạch theo phƣơng pháp hữu cơ. Năm 2006, thị trƣờng nông sản canh tác bằng công nghệ hữu cơ toàn cầu ƣớc tính đạt 40 tỉ USD, tăng khoảng 10 tỉ so với trƣớc đó 1 năm. Riêng tại Trung Quốc, giá trị xuất khẩu nông sản hữu cơ tăng từ mức dƣới 1 triệu USD giữa thập niên 1990 lên hơn 200 triệu USD hiện nay. Châu Âu và Bắc Mỹ hiện là hai thị trƣờng tiêu thụ nông sản hữu cơ nhiều nhất, và nhu cầu không ngừng tăng. tạo cơ hội cho các nƣớc đang phát triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp sạch sang các thị trƣờng này. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là làm thế nào xác định đƣợc nông sản đƣợc sản xuất theo công nghệ hữu cơ sạch và tiếp thị chúng, ngay cả trong thị trƣờng nội địa ở các nƣớc đang phát triển. Hiện Quỹ Nông nghiệp và Phát triển quốc tế (IFAD), cơ quan chuyên trách của LHQ về các vấn đề xóa đói giảm nghèo, đang giúp các nƣớc tăng nhanh diện tích canh tác bằng công nghệ hữu cơ, và hỗ trợ các nƣớc đang phát triển hội nhập một cách hài hòa lĩnh vực sản xuất tƣ nhân nhằm cung cấp các dịch vụ tiếp thụ nông sản hữu cơ. Theo IFAD, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ canh tác hữu cơ cũng sẽ giúp tạo ra nhiều việc làm mới ở các vùng nông thôn. giúp hạn chế làn sóng di cƣ từ nông thôn ra thành thị. 9 Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nhu cầu thực phẩm trên thị trƣờng. Tỷ lệ thị trƣờng thực phẩm hữu cơ đã tìm thấy ở hầu hết các quốc gia thƣờng xung quanh khoảng 1% tổng số thực phẩm bán ra. Các kết quả ở bảng dƣới đây cho thấy Áo và Thụy Sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 1,8 – 2%. Tỷ lệ thị trƣờng của sản phẩm hữu cơ của Đan Mạch chiếm 3% so với thực phẩm đƣợc lƣu thông. Bảng 1.2: Thị trƣờng Thế giới về thực phẩm hữu cơ và nƣớc uống Năm 2000 Nƣớc GT bán ra Tỷ lệ % so Năm 2010 TD tăng GT bán ra TD tăngTB năm 2000 với thị hàng năm năm 2010 hàng năm (tr.USD) trƣờng (%) (tr.USD) (%) Đức 2200 – 2400 1,25 – 1,5 10 - 15 5706-8900 10-15 Anh 1000 – 1050 1,0 25 – 30 9313-13786 25-30 Italy 1000 – 1050 1,0 15 – 20 4046-6192 15-20 Pháp 750 – 800 1,0 15 – 20 3034-4644 15-20 Thụy sĩ 425 – 450 2,0 – 2,5 15 – 20 1719-2631 10-15 Đan Mạch 350 – 375 2,5 – 3,0 10 – 15 908-1416 10-15 Áo 250 – 300 2,0 10 – 15 648-1011 10-15 Hà Lan 225 – 275 0,75 10 – 20 584-1393 10-20 Thụy Điển 125 – 150 1,0 20 – 25 774-1164 20-25 - - 778-1214 10-15 Các nƣớc châu Âu khác 300 – 400 Mỹ 8000 1,5 15 – 20 32364-49534 15-20 Nhật 300 - 15 – 20 778-1214 10-15 Australia 170 - - 441-668 10-15 New Zealand 59 - - 153-239 10-15 Achentina 20 - - 52-81 10-15 Trung Quốc 12 - - 31-49 10-15 Đài Loan 10 - - 26-40 10-15 Philippin 6 - - 16-24 10-15 10 15 – 20 61372-94220 15-20 Tổng số 15202 – 15827 (Nguồn FAO 2001) Với các yêu cầu của thị trƣờng hữu cơ tại các nƣớc châu Âu, Mỹ và Nhật Bản thì các nƣớc đang phát triển phải hƣớng các hoạt động sản xuất phục vụ cho yêu cầu 10 của thị trƣờng này. Theo kết quả trình bày ở bảng trên cho thấy ƣớc tính thực phẩm hữu cơ và đồ uống đƣợc bán ra vào năm 2010 thì thị trƣờng hữu cơ hàng năm tăng lên khoảng 10 – 25% tùy theo mỗi nƣớc. Năm 2000 thị trƣờng thực phẩm hữu cơ khoảng 16 tỷ USD và dự đoán thị trƣờng toàn cầu sẽ đạt trên 61-94 tỷ USD vào năm 2010. Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp hữu cơ đƣợc phát triển ở hầu hết các nƣớc trên thế giới và thị trƣờng cho nông sản hữu cơ cũng đƣợc tăng trƣởng một cách nhanh chóng. Thành phần đa và vi lƣợng trong phân hữu cơ cũng đƣợc chú trọng và nghiên cứu. Bảng 1.3: Thành phần dinh dƣỡng của một số loại phân bón hữu cơ Nguồn N P2O5 K2O % C/N Tính hữu dụng Bột huyết 8–3 2 1 3:1 Nhanh Bột xƣơng 1–4 18 – 34 3 Bột hạt Bông vải 6 3 1 7:1 Trung bình Bột cá 9 4–6 2,5 - 5:1 Nhanh 2,5 0,3 2 Bột đậu nành 7 1,5 2 Phân gia cầm 1 3 Phân chuồng 4 2 2 Phân gia cầm ủ 5 3 2 Nhanh Phân bò 1 1 Nhanh Bột cỏ Đinh lăng Trung bình 1:1 12-15:1 Nhanh 6:1 Nhanh (Nguồn: Trường đại học Maine. 1998; Rynk. 1992; Gershuny và Smille. 1995) Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Á châu (1975) đã đánh giá ảnh hƣởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đối với năng suất và phẩm chất một số loại rau: - Thí nghiệm trong năm 1974, năng suất cà chua đạt 73 tấn/ha khi bón 30 tấn phân hữu cơ/ha + 80 kgN vô cơ/ha. Nhƣng nếu bón đơn độc 80 kgN/ha thì năng suất chỉ đạt 59 tấn/ha. - Năm 1975 thí nghiệm xác định mối tƣơng quan giữa lƣợng đạm cây hút và hỗn hợp phân hữu cơ, vô cơ cung cấp, các mức đạm vô cơ đƣợc áp dụng là 0, 120, 160, 200 và 240 kg N/ha kết hợp với 0 - 26 tấn phân hữu cơ. Kết quả cho thấy phân hữu cơ làm gia tăng hiệu quả sử dụng đạm. Mặt khác, năng suất bắp cải đạt 73 tấn/ha khi kết hợp 20 tấn phân hữu cơ với 310kgN/ha, trong khi năng suất chỉ đạt 50 tấn/ha khi dùng đạm vô cơ đơn độc (310 kg N/ha). Nhiều hệ thống thâm canh trong canh tác rau tỏ ra không bền vững bởi vì chúng gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho môi trƣờng. Thông thƣờng, một lƣợng N vẫn 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan