Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý đơn thư khiếu nại về ruộng đất trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa...

Tài liệu Xử lý đơn thư khiếu nại về ruộng đất trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa tại thôn tư can, xã châu can, huyện phú xuyên, tp. hà nội.

.DOCX
23
3402
120

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A-2015 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Xử lý đơn thư khiếu nại về ruộng đất trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa tại thôn Tư Can, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội Họ và tên: Đào Thị Phương Thúy Đơn vị công tác: UBND huyện Phú Xuyên HÀ NỘI - 2015 LỜI MỞ ĐẦU Phần lớn dân số nước ta sống ở nông thôn và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung Ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 đã nêu toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa tuy không phải là một trong 19 tiêu chí nhưng lại là yếu tố quyết định thành công của nhiều tiêu chí khác. Trước đây thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị, ruộng đất nông nghiệp được giao khoán đến từng hộ gia đình được chia bình quân có ruộng tốt, có ruộng xấu, có gần, có xa. Do vậy ruộng đất phân tán, manh mún, nhỏ lẻ bình quân 10 - 12 thửa/hộ, cá biệt có nơi tới 30 - 40 thửa/hộ, diện tích bình quân 150m2/thửa. Trong tình hình sản xuất hiện nay, ruộng đất manh mún đã không còn phù hợp vì không thể đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, không đưa được cơ giới hóa vào sản xuất; từ đó gây lãng phí rất nhiều sức lao động trong nông nghiệp. Mặt khác, ruộng đất manh mún, ô 1 thửa nhỏ còn gây khó khăn cho việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý đất đai… Dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho người nông dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tạo quỹ đất để có mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi thực hiện nhóm tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất trong Nông thôn mới; tạo quỹ đất công cho cơ sở để thực hiện đấu giá huy động nguồn nội lực cho xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa lại gặp rất nhiều khó khăn, vì đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó đụng chạm đến đất đai, tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân. Nếu tiến hành không thành công sẽ rất dễ dẫn đến mất ổn định chính trị ở địa phương. Tư tưởng của đa số người dân không muốn có sự xáo trộn, nhất là đối với những hộ đang canh tác ở những thửa ruộng tốt, ruộng gần nên đó cũng là một lực cản rất lớn trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác dồn điền đổi thửa còn nhiều hạn chế về năng lực cũng như phẩm chất đạo đức, nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng và sai sót. Phú Xuyên là một huyện ngoại thành Hà Nội, trong công tác dồn điền đổi thửa đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên đến nay một số xã vẫn chưa tiến hành dồn điền đổi thửa xong vì còn nhiều vướng mắc, bất cập. Trước tình hình trên và qua thực tế công tác tại địa phương, học tập và nghiên cứu tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tôi xin chọn đề tài: “Xử lý đơn thư khiếu nại về ruộng đất trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa tại thôn Tư Can, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội” 2 NỘI DUNG I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời tình huống Phú Xuyên với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất nông nghiệp là 11.329,9ha chiếm 66,24% diện tích đất tự nhiên. Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp của các xã trên địa bàn huyện, thậm chí giữa các thôn trong cùng một xã không đồng đều: đất tốt, đất xấu, đất cao, đất trũng, nơi xa, nơi gần…; hạ tầng đất canh tác chưa đồng bộ nên việc thực hiện dồn điền đổi thửa gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Nhưng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đến tháng 6/2015 toàn huyện đã có 143/158 thôn – đội sản xuất nông nghiệp đã hoàn thành việc giao ruộng tại thực địa cho các hộ với diện tích 8.964ha, đạt 104% kế hoạch thành phố giao (8.607,4ha) và đạt 94,27% so với diện tích đã được duyệt phương án (9.508ha). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số thôn của một số xã chưa tiến hành dồn điền đổi thửa xong do còn nhiều vướng mắc, nhân dân chưa nhất trí, còn nhiều đơn thư khiếu nại về ruộng đất… Trong đó có xã Châu Can là một điểm nóng về dồn điền đổi thửa, còn nhiều đơn thư khiếu nại của công dân về ruộng đất làm ảnh hưởng tới công tác dồn điền đổi thửa cũng như đời sống xã hội của nhân dân trên địa bàn. 2. Mô tả tình huống Ngày 13/8/2015, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên nhận được phiếu chuyển đơn số 13892/PC-BTCD ngày 09/8/2015 của Ban tiếp công dân Thành phố về đơn đề nghị của bà Lê Thị Nga thôn Tư Can, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đề nghị xem xét giải quyết giao trả ruộng tiêu chuẩn ruộng canh tác theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP cho các đối tượng sinh trước thời điểm ngày 15/10/1993, đến nay chưa được giao ruộng của công dân thôn Tư Can, xã Châu Can. 3 Phòng Kinh tế huyện đã tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên ban hành Quyết định số 188/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thanh tra giải quyết đơn khiếu nại của bà Lê Thị Nga, thôn Tư Can, xã Châu Can gồm các thành phần: phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Thanh tra, phòng Kinh tế. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ tiến hành xác minh, kiểm tra làm rõ những nội dung trong đơn khiếu nại và kiến nghị, báo cáo chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xử lý. Qua quá trình điều tra, xác minh cho thấy: Năm 1993, thực hiện Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ, Ban chỉ đạo giao ruộng xã Châu Can đã chỉ đạo tiểu ban giao ruộng các thôn điều tra cụ thể số hộ, số khẩu nông nghiệp và tổng điều tra đo đạc lại toàn bộ diện tích cấy lúa của các thôn để tiến hành giao ruộng cho các khẩu nông nghiệp có mặt ở địa phương theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP và quy định của địa phương. Tại thời điểm giao ruộng, thôn Tư Can có 1.924 khẩu phù hợp với Nghị định 64/1993/NĐ-CP và quy định của địa phương, được giao ruộng với diện tích mỗi khẩu là 1,32 sào. Tại thời điểm chia ruộng, thôn Tư Can có 35 cháu được sinh ra từ các hộ gia đình sinh con vượt kế hoạch. Thực hiện quy định của địa phương, các cháu sinh vượt kế hoạch phải nộp tiền xử lý hành chính thì mới được giao ruộng. Đã có 17/35 cháu chấp hành quy định nên được giao ruộng, 18 cháu còn lại không chấp hành nên không được giao ruộng. Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2012 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2013, Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên đã xây dựng Kế hoạch 1008/KH-UBND ngày 30/8/2012 về thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Xuyên năm 2012. Uỷ ban nhân dân xã Châu Can đã chỉ đạo thôn Tư Can tiến hành dồn điền đổi thửa theo đúng nguyên tắc của Kế hoạch 1008/KH-UBND: ổn 4 định số khẩu, ổn định định xuất giao ruộng năm 1993 và ổn định diện tích đất canh tác nông nghiệp của các thôn. Từ năm 1993 đến trước thời điểm thôn Tư Can họp dân bàn phương án dồn điền đổi thửa, 18 cháu trên không có nhu cầu nhận ruộng và chưa chấp hành quy định của địa phương. Khi thôn tiến hành họp dân để xây dựng phương án dồn điền đổi thửa thì bố mẹ các cháu này lại có ý kiến muốn nhận ruộng theo tiêu chuẩn của Nghị định 64/1993/NĐ-CP. Theo Nghị quyết họp dân thôn Tư Can, nhân dân đồng tình với chỉ đạo của Kế hoạch 1008/KH-UBND nên tiểu ban dồn điền đổi thửa thôn không giải quyết kiến nghị của bố mẹ 18 cháu trên. Sau đó bố mẹ các cháu đã làm đơn đề nghị lên Uỷ ban nhân dân xã Châu Can đề nghị giải quyết trao trả ruộng theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP cho các cháu sinh trước ngày 15/10/1993, nhưng không được giải quyết. II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu phân tích tình huống Việc phân tích tình huống nhằm làm rõ những vấn đề cần thiết, phân định được đúng, sai để từ đó có được các giải pháp đúng đắn. Mục tiêu của việc phân tích tình huống là: - Phân tích tình huống dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật hiện hành cùng với lịch sử, tập quán quá khứ. - Chấp hành đúng Luật khiếu nại của công dân. - Đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật. - Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tạo lòng tin của nhân dân với các cơ quan quản lý nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật. - Tăng cường sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Tạo sự đồng thuận, nhất trí của nhân dân trong quá trình triển khai thực 5 hiện dồn điền đổi thửa, để đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa. 2. Căn cứ pháp lý Căn cứ vào các văn bản pháp luật của Nhà nước: - Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012: Điều 7. Trình tự khiếu nại: 1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải 6 quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Điều 8. Hình thức khiếu nại 1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. 2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. 3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. 7 4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau: a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này; b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại; c) 5. Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này. - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014. - Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng đất Nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993: Điều 1. Hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Toàn bộ đất nông nghiệp đang được sử dụng thì giao hết cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, trừ đất giao cho các tổ chức, đất dùng cho nhu cầu công ích của xã theo Quy định này. Điều 3. Việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào 8 mục đích sản xuất nông nghiệp theo những nguyên tắc sau đây: 1. Trên cơ sở hiện trạng, bảo đảm đoàn kết, ổn định nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển; thực hiện chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất sản xuất; 2. Người được giao đất phải sử dụng đất đúng mục đích trong thời hạn được giao; phải bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý để tăng khả năng sinh lợi của đất; phải chấp hành đúng pháp luật đất đai; 3. Đất giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này là giao chính thức và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài; 4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Điều 6. Đối tượng giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương, kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự. 3. Phân tích tình huống Thực hiện Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW ngày 14 tháng 01 năm 1993 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình: “Có biện pháp hành chính với những đảng viên, viên chức nhà nước không thi hành chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Các đoàn thể nhân dân xây dựng những quy ước cụ thể xử lý đối với những trường hợp sinh 3 con trở lên”. Thôn Tư Can, xã Châu Can đã xây dựng quy ước xử lý đối với những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên là các cháu sinh ra từ hộ gia đình sinh vượt kế hoạch phải nộp tiền xử lý hành chính thì mới được giao ruộng và nhân dân trong địa phương phải chấp hành quy định này. Trong 35 cháu được sinh ra từ các hộ gia đình sinh con vượt kế hoạch có 17/35 cháu 9 chấp hành quy định nên được giao ruộng, 18 cháu còn lại không chấp hành nên không được giao ruộng. Căn cứ Điều 6 của Nghị định 64/1993/NĐ-CP quy định “đối tượng giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài là nhân khẩu nông nghiệp thường trú tại địa phương, kể cả những người đang làm nghĩa vụ quân sự” thì 18 cháu trên là đối tượng được giao ruộng .Vậy quy định của thôn tại thời điểm đó là chưa phù hợp với Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ. Đến năm 2013 khi thôn Tư Can xã Châu Can tiến hành dồn điền đổi thửa theo kế hoạch 1008/KH-UBND của huyện, bố mẹ các cháu sinh vượt kế hoạch trên có ý kiến đề nghị được nhận ruộng theo tiêu chuẩn của Nghị định 64/1993/NĐ-CP. Theo Nghị quyết họp dân thôn Tư Can, nhân dân đồng tình với chỉ đạo của Kế hoạch 1008/KH-UBND nên tiểu ban dồn điền đổi thửa thôn không giải quyết kiến nghị của bố mẹ 18 cháu trên. 4. Nguyên nhân của tình huống - Nguyên nhân khách quan: + Kể từ sau khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, quyền sử dụng đất của công dân được pháp luật bảo hộ. Do đó đất đai trở thành tài sản có giá trị thiết thực đối với đời sống của người dân. Cùng với tác động của thị trường về đất đai, bất động sản thì đất đai ngày càng chứng tỏ giá trị của nó. Cũng từ đây, việc khiếu nại về đất đai ngày càng gia tăng. + Mặt khác do sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đất đai, dẫn đến việc thi hành ở nhiều địa phương là không đồng bộ. + Do trình độ hiểu biết về luật đất đai của một số cán bộ ở địa phương còn hạn chế. - Nguyên nhân chủ quan: 10 + Ý thức chấp hành pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng của một số bộ phận nhân dân chưa cao. + Thiếu sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền trong việc quản lý đất đai. 5. - Hậu quả của tình huống Gây bức xúc cho nhân dân trong khu vực, ảnh hưởng đến ổn định xã hội và mối quan hệ cộng đồng. - Thiếu sự đồng thuận, nhất trí của nhân dân trong việc thực hiện dồn điền đổi thửa, nên ảnh hưởng đến tiến độ dồn điền đổi thửa chung của huyện cũng như toàn thành phố Hà Nội. - Việc giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước chưa dứt điểm, thiếu nhất quán, gây khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, tạo dư luận xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống quyền lực nhà nước và lòng tin của nhân dân với Nhà nước. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu xử lý tình huống Các trường hợp khiếu nại được giải quyết dứt điểm, đúng theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tình huống xảy ra trong thực tiễn nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đảm bảo các hoạt động xã hội được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật cho phép, các quy định của pháp luật được thực thi một cách công bằng, nghiêm minh, đồng thời phù hợp, linh hoạt với tình huống diễn ra trong thực tiễn; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cộng đồng và cá nhân cũng như việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khác, qua đó tăng cường công tác quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhằm thúc đẩy, nâng cao chất lượng cuộc sống. 11 2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống - Phương án 1: Theo Nghị quyết họp dân của thôn Tư Can, không tiến hành giao trả ruộng cho 18 trường hợp sinh trước 15/10/1993 và tiến hành thuyết phục các hộ trên đồng tình, ủng hộ Kế hoạch 1008/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện: ổn định số khẩu, ổn định định xuất giao ruộng năm 1993 và ổn định diện tích đất canh tác nông nghiệp của các thôn. + Ưu điểm: Phù hợp với Nghị quyết họp dân của thôn Tư Can. Phù hợp với nguyên tắc dồn điền đổi thửa trong Hướng dẫn số 29 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội: “Việc đổi ruộng đất không đồng nghĩa với việc chuyển xem xét tiêu chuẩn để chia lại ruộng đất vì thế phải tuân theo nguyên tắc (sinh không tăng, tử không giảm) đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ đồng thời phải giao đủ số diện tích các hộ được chia theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP đang quản lý, sử dụng theo quy định tại phương án chuyển đổi đã được phê duyệt trước đây.” + Nhược điểm: Chưa đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng cho công dân sinh trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Nghị định 64/1993/NĐ-CP. Khả năng xảy ra khiếu kiện vượt cấp, gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội. Thiếu sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân trong thực hiện dồn điền đổi thửa, làm chậm tiến độ dồn ruộng. - Phương án 2: Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc trao trả ruộng cho 18 đối tượng sinh trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ từ quỹ đất công của xã. 12 + Ưu điểm: Đảm bảo quyền và lợi ích của công dân theo Nghị định 64/1993/NĐ -CP của Chính phủ. + Nhược điểm: Việc giao trả ruộng là một việc rất phức tạp, cần có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, mặt khác việc giao trả ruộng tốn nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi phải thực hiện cẩn thận, chính xác, tránh sai sót. Làm giảm quỹ đất công của xã gây ảnh hưởng đến nhiều quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công. - Phương án 3: Tiến hành giao trả ruộng cho 18 trường hợp sinh trước 15/10/1993 theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP từ quỹ đất công của xã, tuy nhiên mỗi cháu chỉ được nhận 1/2 xuất. + Ưu điểm: Đảm bảo một phần quyền và lợi ích của công dân theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP. Giảm bớt sự ảnh hưởng đến quỹ đất công của xã vì chỉ giao trả một nửa diện tích. + Nhược điểm: Khả năng vẫn xảy ra các khiếu kiện vượt cấp vì công dân sẽ không chấp nhận 1/2 xuất, chưa đảm bảo toàn bộ quyền lợi của người dân, gây ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội. Từ đó, gây thiếu sự đồng thuận, nhất trí cao của nhân dân trong thực hiện dồn điền đổi thửa, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện tại địa phương. 3. Lựa chọn phương án tối ưu Để giải quyết việc khiếu nại trên một cách dứt điểm, triệt để, phù hợp 13 với quy định của pháp luật thì qua hai phương án trên chúng ta nhận thấy mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo phương án 1, mặc dù phù hợp với Nghị quyết họp dân của thôn Tư Can, phù hợp với hướng dẫn dồn điền đổi thửa của thành phố nhưng chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ và khả năng khiếu kiện vượt cấp là rất cao, ảnh hưởng đến tình hình ổn định chính trị xã hội, nhân dân chưa đồng thuận cao nên chưa tiến hành dồn điền đổi thửa được. Còn thực hiện theo phương án 2 thì sẽ phù hợp với Nghị định 64/NĐ-CP, đảm bảo được quyền và lợi ích của công dân theo quy định pháp luật, giải quyết triệt để việc khiếu kiện, tuy nhiên khi thực hiện phương án 2, cần có sự quan tâm, tập trung chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành để cho việc giao ruộng đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Theo phương án 3, phù hợp với Nghị quyết họp dân của thôn, phù hợp với Hướng dẫn dồn điền đổi thửa của Thành phố, giảm bớt sự ảnh hưởng đến quỹ đất công, tuy nhiên lại chưa đảm bảo toàn bộ quyền lợi chính đáng của công dân, khả năng vẫn xảy ra khiếu kiện. Chính vì vậy tôi lựa chọn phương án 2 là phương án tối ưu để xử lý tình huống này. 14 IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN STT 1 Nội dung công việc Thu thập các văn bản làm căn cứ pháp luật Ra quyết định thành lập đoàn thanh tra liên 2 ngành thực hiện công tác xác minh, điều tra làm rõ các nội dung trong đơn thư khiếu nại 3 Lên lịch làm việc cho đoàn thanh tra Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xác 4 minh nội dung đơn thư: - Lập biên bản làm việc tại cơ sở. - Thu thập tất cả các chứng cứ. Tổng hợp kết quả để đưa ra kết luận và đề ra 5 các phương án xử lý để trình cấp có thẩm quyền 6 7 Cấp có thẩm quyền lựa chọn phương án xử lý và ban hành quyết định xử lý Tổ chức thực hiện quyết định xử lý đơn khiếu nại của công dân. 16 V. KIẾN NGHỊ - Đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên ra quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm: phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Thanh tra, phòng Kinh để tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung trong đơn thư khiếu nại. - Đề nghị Uỷ ban nhân dân xã Châu Can phối hợp làm việc nghiêm túc, cung cấp đầy đủ văn bản, giấy tờ liên quan tới việc giao ruộng đất năm 1993, quy định xử phạt hành chính đối với trường hợp sinh đẻ vượt kế hoạch và Nghị quyết họp dân của thôn Tư Can. - Qua tình huống này cho thấy các văn bản quy phạm pháp luật nước ta còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ. Sự hiểu biết, nhận thức và cách thức thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn hạn chế. Vì vậy cần thường xuyên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo đưa pháp luật vào cuộc sống đạt hiệu quả cao là đòi hỏi cấp thiết. - Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, rà soát về việc quản lý đất đai, giao ruộng, tiến hành dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới ở cấp cơ sở. - Có hình thức kiểm điểm, phê bình, kỷ luật các cán bộ, công chức buông lỏng quản lý đất đai, thực hiện sai quy định của pháp luật. - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia chủ trương dồn điền đổi thửa giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. 17 KẾT LUẬN Dồn điền đổi thửa là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. Ðể việc dồn điền đổi thửa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đạt kết quả cao cần làm tốt công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến ruộng đất để nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc dồn điền đổi thửa trong phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm huy động sức dân cùng tham gia xây dựng nông thôn mới. Muốn giải quyết các khiếu nại một cách dứt điểm, triệt để cần tuân theo những căn cứ có giá trị pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân theo quy định pháp luật. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo một mặt để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, một mặt sẽ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan