Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước...

Tài liệu Xử lý kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước

.DOCX
37
18635
226

Mô tả:

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TÊN TÌNH HUỐNG: “XỬ LÝ KỶ LUẬT CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC” Họ và tên: Nguyễn Văn Quý Lớp: K3A - 2015 Đơn vị công tác: Sở Xây dựng Hà Nội Hà Nội, tháng 11 năm 2015 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 3 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG................................................................................................... 5 1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống........................................................................................5 2. Mô tả tình huống:................................................................................................................5 II. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG...................................................................................7 1. Mục tiêu cần đạt khi xử lý tình huống:............................................................................7 2. Cơ sở lý luận:...................................................................................................................7 3. Phân tích diễn biến tình huống:..................................................................................... 21 4. Nguyên nhân tình huống:...............................................................................................22 5. Hậu quả của tình huống:................................................................................................23 6. Các phương án giải quyết tình huống:...........................................................................23 7. Biện pháp:...................................................................................................................... 24 8. Tổ chức thực hiện phương án:....................................................................................... 24 III. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................25 1. Những giải pháp nâng cao đạo đức:...............................................................................25 2. Những giải pháp cụ thể:.................................................................................................26 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................30 2 PHẦN MỞ ĐẦU Đảm bảo cho công cuộc cải cách hành chính thành công thì điều quan trọng nhất là con người, con người ở đây là công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước. Trong đó đạo đức công chức là một yếu tố vô cùng quan trọng và bức thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ, công chức là công bộc của dân...”, có bổn phận phục vụ nhân dân. Vì thế, đạo đức công chức thể hiện tính dân chủ trong công vụ mà công chức thực hiện đối với dân. Sự không thiên vị, vô tư và trong sáng chắc chắn sẽ làm cho người dân tin hơn vào Chính phủ, vào Nhà nước và ngược lại. Đạo đức công chức thể hiện trong những hoạt động cụ thể, hành vi cụ thể qua công việc của công chức. Trong quá trình thực thi công vụ, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay là phải đạt mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Với ý nghĩa đó, đạo đức công chức cần được xây dựng thành chuẩn mực của công chức trong giao tiếp hành chính cũng như ứng xử có văn hoá trong thực thi công vụ. Bởi vì hoạt động của công chức là phục vụ cho nhà nước, cho nhân dân. Do đó, phải làm tăng niềm tin của nhân dân với các cơ quan công quyền nhà nước các cấp thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, khích lệ lương tâm, tránh nhiệmvà tinh thần phục vụ cho đội ngũ công chức các cấp trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “cán bộ là công bộc của dân”, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, công chức mà công chức cần phải rèn luyện để góp phần xây dựng một nền hành chính công lành mạnh, có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, trong công việc của mình công chức thường đứng trước bao cám dỗ vật chất, quyền lực đòi hỏi phải có bản lĩnh và dũng cảm mới có thể vượt qua được. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Phải có gan làm, có gan chịu đựng, có gan sửa chữa, có gan chống lại những vinh hoa, phú quý không chính đáng”. Công chức trong bộ máy hành chính nhà nước là một hình ảnh phản chiếu các vai trò trách nhiệm của họ; thử thách đánh giá các giá trị của họ và hành động của họ với tư cách là cá nhân phục vụ cho chính phủ và nhân dân. Muốn như vậy, ở góc độ đạo đức, công chức cần nâng cao kỹ năng và chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho xã hội, cho nhân dân. Chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là “cái nền”, “cái gốc” của đội ngũ cán bộ, công chức và 3 được gói gọn trong 4 chữ là “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, suy rộng ra là “nhân, nghĩa, liêm, trí, dũng, tín”. Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Trong khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nhiệm vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao;chấp hành quyết định của cấp trên. Đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu thì còn phải thực hiện các nghĩa vụ như: chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hoá công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân... 4 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2003, nhờ mối quan hệ của ông bác ruột, anh M được tuyển dụng về làm việc tại phòng Thẩm định thuộc Sở quản lý chuyên ngành C. Với lợi thế đó, cộng thêm tài xoay sở và sự khéo léo của bản thân, anh M đã tranh thủ được sự ủng hộ của cơ quan và được giao nhiệm vụ là cán bộ Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư trên lĩnh vực quản lý. 2. Mô tả tình huống: Là một cán bộ trẻ với rất nhiều lợi thế như vậy cộng với sự ủng hộ của lãnh đạo cơ quan nên anh M luôn được phân công thẩm định các dự án đầu tư lớn, có số vốn đầu tư lớn và có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia. Thời gian đầu anh M tỏ ra rất chăm chỉ làm việc, có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, bước đầu đã gây được mối thiện cảm với cán bộ, công chức trong cơ quan. Nhưng sau hơn 3 năm công tác, sự khéo léo của mình và tư tưởng tư túi bắt đầu phát sinh khi được thẩm định những dự án lớn với những chuyến đi du lịch vào ngày nghỉ cuối tuần mà lãnh đạo các Doanh nghiệp thỉnh thoảng mời tham gia, ăn chơi thoả thích khi về còn có quà. Khi đã quen với việc được bồi dưỡng, thì đối với những đơn vị khi làm thủ tục không có điều kiện tổ chức cho anh M tham gia. Anh M đã bắt đầu biết lợi dụng và tận dụng hết quyền hạn của người thẩm định dự án của mình, gây phiền hà sách nhiễu đối với doanh nghiệp để nhận tiền bồi dưỡng “bôi trơn”. Song không dừng lại ở đó, với bản chất tham lam và chủ nghĩ thực dụng, bằng nhiều cách khác một thời gian công tác, anh M lại được tiếp nhận về công tác tại phòng Quản lý cấp phép. Sau khi tham gia lớp học nghiệp vụ ngắn ngày của ngành, M lại được giao nhiệm vụ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp phép xây dựng các công trình. Với nhiệm vụ mới này, chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận của Sở chuyên ngành C đã bắt đầu nhận được một số phản ánh của các tổ chức và công dân khi đến giao dịch công tác với bộ phận này. Phản ánh có việc trả kết quả không đúng hạn, có biểu hiện kéo dài, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch các thủ tục hành chính về việc cấp phép xây dựng các công trình. Biểu hiện của anh M nhanh chóng được phân tích theo hướng, có thể một phần do anh M mới tiếp cận lĩnh vực này, chưa nghiên cứu kỹ những tài liệu và hồ sơ có liên quan của doanh nghiệp, nhưng cũng có thể do năng lực của anh M còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhưng nguyên nhân chủ quan được mổ xẻ nhiều hơn, vì anh M đã có biểu hiện vòi vĩnh, sách nhiễu, gây khó khăn cho tổ chức, công dân từ cơ quan cũ, cho nên nhiều khả năng do chính anh M đặt ra những khó khăn cản trở để bắt buộc các tổ chức, cá nhân khi đến 5 giao dịch phải thực hiện chi phí “bôi trơn”. Với tinh thần đồng đội, tương thân tương ái, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ, khi anh em đồng nghiệp góp ý chân tình thì anh M không những không tiếp thu mà còn có thái độ bất chấp, thách thức... Sự việc tiếp diễn cho đến ngày lãnh đạo cấp trên nhận được đơn thư tố cáo của công dân tố cáo anh M gây phiền hà, sách nhiễu đến làm thủ tục cấp phép xây dựng công trình. Do không chi tiền “bôi trơn” theo yêu cầu của anh M nên hậu quả là chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình, gây thiệt hại đối với doanh nghiệp H trên địa bàn. Quá bức xúc trước hành vi và biểu hiện của anh M, doanh nghiệp H đã viết đơn tố cáo anh M đến cơ quan chủ quản. Qua xem xét, lãnh đạo Sở chuyên ngành C thấy sự việc có chiều hướng diễn biến phức tạp. Lãnh đạo Sở chuyên ngành C đã mời đại diện doanh nghiệp H và anh M lên làm việc để tìm hiểu nguyên nhân và làm rõ vấn đề mà doanh nghiệp H đã đề cập trong lá đơn nêu trên, sau hơn 2 giờ làm việc, không hiểu nội dung cuộc gặp thế nào nhưng sau đó doanh nghiệp H đã rút đơn tố cáo. Sự việc không được làm sáng tỏ, chỉ thấy trong buổi giao ban chuyên môn hôm sau, lãnh đạo Sở chuyên ngành C chỉ phê bình, nhắc nhở cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thực hiện tốt chế độ công vụ, tránh xảy ra trường hợp như đồng chí M vừa qua, do sơ xuất đã làm cho doanh nghiệp H hiểu nhầm...?! Như vậy, việc anh M có biểu hiện sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho các tổ chức, công dân đến làm việc nhằm mục đích trục lợi trong một thời gian dài là hành vi vi phạm pháp luật lao động, vi phạm Luật Cán bộ công chức và nội quy, quy chế của ngành. Vậy mà Sở chuyên ngành C lại không xử lý gì, dù là hình thức nhẹ nhất, việc này đã gây nên làn sóng bất bình trong dư luận về công tác tổ chức cán bộ trong cơ quan. 6 II. 1. PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Mục tiêu cần đạt khi xử lý tình huống: Trong tình huống này có nhiều vấn đề cần quan tâm: Xử lý kỷ luật đối với anh M, xử lý trách nhiệm đối với thủ trưởng Sở chuyên ngành C. Song trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến vấn đề kỷ luật anh M của Sở chuyên ngành C. Một quyết định quản lý hành chính xác đáng cần phải được đưa ra để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm và ngăn ngừa những tiền lệ xấu trong tương lai. Quyết định lỷ luật phải đảm bảo hài hoà lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể mà đại diện ở đây là Sở chuyên ngành C và cá nhân anh M. Việc xử lý kỷ luật nghiêm minh nhằm mục đích giáo dục công chức đồng thời góp phần phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của công chức. Giải pháp cho trường hợp anh M phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật nhưng cũng phải mềm dẻo, linh hoạt. Mặt khác nó phải đáp ứng được nhu cầu về mặt công tác, vừa phải hợp tình, hợp lý giúp anh M nhận ra những thiếu sót, sai phạm của mình để sửa chữa. Đồng thời thông qua hình thức kỷ luật đối với anh M nhắc nhở mọi công chức, viên chức trong cơ quan phải tôn trọng và nâng cao đạo đức công vụ trong quá trình thực hiện trách nhiệm vụ được giao, không để lặp lại tình trạng nêu trên. 2. Cơ sở lý luận: Khen thưởng, kỷ luật đối với công chức là một việc rất cần thiết, tạo điều kiện cho công chức làm việc tốt hơn, nếu thiếu các hình thức khen thưởng, kỷ luật thì việc đánh giá cán bộ công chức hàng năm không có tác dụng. Trong thực tế, công chức cho gắn với quyền lực công và phải giải quyết các quyền, lợi ích, nghĩa vụ của công dân và tổ chức hay vì mục đích vụ lợi cá nhân, nên có nhiều khả năng dẫn đến sai phạm kỷ luật. Kỷ luật công chức mang ý nghĩa của kỷ luật hành chính, nó gắn liền với các hình thức: hình thức mang tính danh dự, kỷ luật gắn liền với chức nghiệp, xử lý kỷ luật công chức nhằm mục đích cho hoạt động công vụ tốt hơn. Những căn cứ để áp dụng vào xử lý kỷ luật công chức: Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Điều 79 quy định về các hình thức kỷ luật đối với công chức: 7 1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc. 2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 3. Công chức bị tòa án kết án tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Toà án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. 4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật,trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức. Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật: 1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật. 2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng. 3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra 8 hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Điều 81. Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức: 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ. 2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ. Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật 1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. 2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời bhạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. 3. Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc. 4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý. Điều 83. Quản lý hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức Việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức. 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 của Chính Phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức quy định rõ: Các hành vi bị xử lý kỷ luật. 1. Vi phạm việc thực hiện nghĩ vụ, đạo đức và văn hoá giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chứ không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức. 2. Vi phạm pháp luật bị Toà án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. 3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật. 1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép. 2. Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. 3. Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đnag nuôi con dưới12 tháng tuổi. 4. Đang bị giam giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật 1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật. 2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức. 3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình trạng bất khả kháng khi thi hành công vụ. Về nguyên tắc xử lý kỷ luật 1. Khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật. 2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý bằng hình thức buộc thôi việc. 10 3. Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau: a) Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành; b) Nếucó hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. 4. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. 5. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đốivới công chức trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định nà không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. 6. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật. 7. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật. Thời hạn xử lý kỷ luật 1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phh tạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. 2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức. Thời hiệu xử lý kỷ luật 1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. 2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 15 11 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật. Các hình thức kỷ luật 1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Buộc thôi việc. 2. Áp dụng đối cới công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; e) Cách chức; f) Buộc thôi việc. Khiển trách Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; 2. Không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; 3. Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; 4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng; 5. Sử dụng tài sản công trái pháp luật; 6. Xác nhận giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; 7. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công tác. Cảnh cáo Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. 2. lợi; Cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ 12 3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền; 4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng; dự thi nâng ngạch công chức; 5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng; 6. Sử dụng trái phép chất ma tuý bị cơ quan công an báo về cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đang công tác; 7. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 8. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật. Hạ bậc lƣơng Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Không thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao mà không có lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; 2. Lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ lợi; 3. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức. Giáng chức Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; 2. Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật. 13 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn. Cách chức 1. Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: a) Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng; c) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; d) Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức. 2. Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức giữ các chứ danh tư pháp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành. Buộc thôi việc Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây: 1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo; 2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng và cơ quan, tổ chức, đơn vị; 3. Nghiện ma tuý có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; 4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp; 5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức. Về thẩm quyền xử lý kỷ luật, trình tự, thủ tục xem xét xử lý kỷ luật Thẩm quyền xử lý kỷ luật 14 1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. 2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. 3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan quản lý công chức biệt phái. 4. Đối với công chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan đang quản lý công chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan đang quản lý công chức thực hiện việc xử lý kỷ luật. Tổ chức họp kiểm điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật 1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành đối với các trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật quy định tại Điều 17 Nghị định này. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau: a) Trường hợp cơ quan sử dụng công chức có đơn vị công tác cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vị công tác cấu thành. Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vị công tác cấu thành được gửi đến người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức. Cuộc họp kiểm điểm của cơ quan sử dụng công chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp uỷ và công đoàn của cơ quan sử dụng công chức. b) Trường hợp cơ quan sử dụng công chức không có đơn vị công tác cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần sự họp là toàn thể công chức của cơ quan sử dụng công chức. 2. Đối với người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu có hành vi vi phạm pháp luật thì người đứng đầuc ơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần sự họp. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan