Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tại đội quản lý thị ...

Tài liệu Xử lý tình huống công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tại đội quản lý thị trường số 32, huyện mê linh, thành phố hà nội

.DOCX
26
3066
118

Mô tả:

PHẦN: I MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo quyết định số: 584/QĐ – UBND ngày 05/9/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, với nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó có Đội Quản lý thị trường số 32, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn huyện Mê Linh. Có trụ sở tại: Khu trung tâm hành chính huyện Mê Linh- xã Đại Thịnh – huyện Mê Linh – Tp Hà Nội Trong quá trình hoạt động, Đội QLTT số 32 chịu sự giám sát, kiểm tra của Chi cục QLTT Hà Nội. Đội QLTT số 32 được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc địa bàn huyện Mê Linh, bao gồm 16 xã và 02 thị trấn. Cán bộ, công chức tại đội gồm có 11 công chức và 01 hợp đồng . Địa bàn kiểm tra kiểm soát rộng, phương tiện đi kiểm tra, kiểm soát thị trường chủ yếu là xe máy; từ trụ sở đội đi xuống địa bàn các xã, địa điểm xa nhất là 25km. Do vậy gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý địa bàn. Ngày 31/3/2015, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội ban hành Quyết định số 559/ QĐ – QLTT về việc ban hành “ Quy định hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội”; để điểu chỉnh hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của toàn bộ công chức thuộc chi cục quản lý thị trường. Kiểm tra theo đề xuất kiểm tra đã được lãnh đạo chi cục phê duyệt là điều cần thiết và đúng với nội dung của quyết định 559/QĐ – QLTT ngày 31/3/2015 của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đôi lúc phát sinh những vụ việc không nằm trong đề xuất kiểm tra đã được phê duyệt. Đây là một tình huống gặp khá nhiều ở hầu hết các Đội QLTT thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Vậy, công chức quản lý thị trường sẽ xử lý tình huống này như thế nào, đó là nội dung sẽ được đề cập trong tình huống dưới đây 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng được tình huống phù hợp với thực tiễn tại cơ sở, trên cơ sở đó phân tích tình huống, đưa ra các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn được phương án tối ưu nhất, rồi xây dựng kế hoạch thực hiện phương án tối ưu đó, đồng thời kiến nghị những vấn đề chưa phù hợp để qua đó có những sửa đổi bổ sung cho kịp thời và hợp lý, theo kịp được sự phát triển chung của xã hội và đất nước. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong bài có sử dụng phương pháp xử lý tình huống. 4. Phạm vi nghiên cứu Tình huống công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tại Đội Quản lý thị trường số 32, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 5. Bố cục bài viết - Phần mở đầu - Phần nội dung +Mô tả tình huống +Xác định mục tiêu giải quyết tình huống +Phân tích tình huống + Xây dựng và phân tích các phương án giải quyết tình huống, chọn phương án tối ưu nhất +Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu - Phần kết luận, kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG 1. Mô tả tình huống Theo quyết định số: 02/QĐ – Đ32 ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Đội trưởng Đội QLTT số 32 về việc Thành lập, phân công nhiệm vụ các tổ công tác và CBCC của Đội QLTT số 32. Điều 1. Thành lập 02 tổ công tác thuộc Đội QLTT số 32 phân công địa bàn quản lý đến từng tổ công tác, công chức, giao chỉ tiêu kế hoạch nghiệp vụ năm 2015 (có Bảng biểu chi tiết kèm theo) như sau: - Tổ công tác số 01 , địa bàn quản lý gồm 08 xã, 01 thị trấn, gồm 05 công chức và 01 lao động hợp đồng phân theo địa bàn có tên như sau: TT Họ và tên 1 Nguyễn Ngọc V 2 Nguyễn Ngọc T 3 Phạm Văn H 4 Nguyễn Thế P 5 6 Nguyễn Hồng N Đào Trường S - Tổ công tác số 02 , địa bàn quản lý gồm 08 xã, 01 thị trấn, gồm 05 công chức phân theo địa bàn có tên như sau: TT Họ và tên 1 Nguyễn Xuân A 2 Nguyễn Văn B 3 Nguyễn Văn C 4 Nguyễn Văn D 5 NguyễnThị E Tất cả các vụ việc kiểm tra trong tuần đều phải gửi lãnh đạo chi cục phê duyệt vào cuối tuần trước đó; Kiểm tra trên khâu lưu thông đều phải được lãnh đạo chi cục phê duyệt qua điện thoại và báo cáo sau bằng văn bản. Sự việc xảy ra vào ngày 31/12/2014 như sau: Vào 8h sáng ngày 31/12/2014, đồng chí đội trưởng Đội quán lý thị trường số 32 họp toàn bộ đơn vị và quán triệt công tác trong ngày. Đội trưởng có giao các tổ công tác không đi địa bàn; làm việc tại trụ sở đội hoàn tất hồ sơ vụ việc. Đến khoảng 10h, Đội trưởng đội Cảnh sát kinh tế về trật tự và an toàn xã hội huyện Mê Linh có gọi điện đề xuất phối hợp kiểm tra trên khâu lưu thông, vì có thông tin có xe vận chuyển thuốc lá điếu ngoại nhập lậu di chuyển theo hướng từ sân bay Nội Bài đi Lào Cai. Tuy nhiên, đồng chí đội trưởng Đội QLTT số 32, đã từ chối đề xuất phối hợp kiểm tra, vì hôm nay đội có tổ chức ăn tết dương lịch. Đến khoảng 11h, ngày 31/12/2014 có 01 đồng chí cảnh sát giao thông và 02 đồng chí Công an kinh tế dẫn chiếc xe Inova 07 chỗ, biển kiểm soát 15C. 25.086 về trụ sở đội và có nhờ đội QLTT số 32 kiểm tra hàng hóa trên xe giúp. Trên xe lúc này có 02 người phụ nữ và 01 lái xe là nam giới. Chị Nguyễn Thị Thanh Vân nhận mình là chủ hàng. Đồng chí Tổ trưởng tổ công tác số 2 đã yêu cầu 03 kiểm soát viên của tổ ra tham gia bốc dỡ hàng trên xe xuống sân trụ sở đội để kiểm tra. Khi ra kiểm tra hàng hóa trên xe, các kiểm soát viên không đeo thẻ kiểm tra thị trường, không mặc trang phục ngành. Hai người phụ nữ trên xe có thái độ thiếu tôn trọng cán bộ làm nhiệm vụ, văng tục chửi bậy tại trụ sở Đội QLTT số 32. Sau khi kiểm tra hàng hóa xác định là xe có chở hàng hóa như thông tin đã nêu, đó là trên xe có trở 150 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu nhãn hiệu 555, vi phạm pháp luật, khi này chủ hàng là hai cô gái đã đưa cho các cán bộ số tiền 5.000.000 VNĐ tiền bồi dưỡng, và các cán bộ này đã để cho xe đi mà không xử lý sai phạm của đối tượng. Tuy nhiên, người chủ hàng lại có quan hệ quen biết với lãnh đạo chi cục và sự việc trên, nhanh chóng đã đến tai lãnh đạo chi cục. Lãnh đạo chi cục lập tức về Đội vào chiều tối ngày 31/12/2014 và yêu cầu lãnh đạo Đội QLTT số 32 báo cáo về sự việc trên. Sau nghe báo cáo và xác minh thông tin, lãnh đạo chi cục đã ra quyết định xử lý kỷ luật đối với 04 công chứ của Tổ công tác số 2 – Đội QLTT số 32, vì hành vi thi hành công vụ không đúng trình tự, nhận hối lộ, bao che hành vi vi phạm 2. Mục tiêu giải quyết tình huống - Việc giải quyết phải được tiến hành nhanh chóng, dứt điểm nhưng phải đảm bảo đúng, phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ được nhiệm vụ chính trị của ngành quản lý thị trường. - Mục tiêu của việc giải quyết tình huống là phải nhanh chóng xử lý được vi phạm trong hoạt động công vụ của công chức Đội Quản lý thị trường số 32 để có sức răn đe, rút kinh nghiệm khi thực thi công vụ của các cồng chức quản lý thị trường của toàn chi cục - Mục tiêu cụ thể, trước mắt: xử lý sai phạm của công chức quản lý thị trường trong khi thi hành công vụ để có tính răn đe kịp thời đối với toàn công chức của chi cục - Mục tiêu lâu dài, sâu xa hơn: đó là để tăng cường pháp chế, kỷ cương để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước, xã hội, công dân, cũng như ngăn ngừa tình huống đó tai diễn trong tương lai. 3. Phân tích tình huống 3.1. Cơ sở pháp lý Một số văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để phân tích tình huống: 1. Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13 ngày 20/6/2013 2. Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 19/02/2012 3. Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 4. Thông tư số: 07/2014/TT – BCT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ Công thương quy định về quản lý, sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường của Quản lý thị trường; 5. Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công thương quy định về hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường 6. Thông tư số: 13/2014/TT – BCT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ Công thương quy định về hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường. 7. Quyết định số: 584/QĐ – UBND ngày 05/9/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội 8. Quyết định số 559 /QĐ-QLTT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội quy định hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Cụ thể như sau: Căn cứ vào điều 1,2 của Nghị định 185/2013/NĐ – CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ thì hành vi của bà Nguyễn Thị Thanh Vân là vi phạm pháp luật của Nhà nước về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu. Với hành vi vi phạm trên, hình thức xử phạt vi phạm hành chính mà bà Vân có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 185/2013/NĐ – CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ như sau: “ Điều 25: Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu: 1. Đối với hành vi kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao (1 bao = 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao); b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao; c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao; d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao; đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao; e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 400 bao; g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 600 bao; h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 800 bao; i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 1.000 bao; k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 600 bao đến dưới 1.000 bao; l) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao; m) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.400 bao; n) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.400 bao đến dưới 1.500 bao; o) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với: a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu. 3. a) Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 600 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.” Như vậy, theo Khoản a, Điều 1 và Khoản a Điều 3 thì bà Vân có thể bị áp dụng hình thức xử phạt chính:là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Và hình thức xử phạt bổ sung là: Tịch thu toàn bộ 400 bao thuốc lá điếu ngoại nhập lậu. Ngoài ra, bà Vân còn vi phạm đó là: ban đầu thì xúc phạm, gây rối đối với người thi hành công vụ, sau đó là hối lộ người thi hành công vụ để xin được giảm bớt mức xử phạt. Đối với Đội Quản lý thị trường số 32, Căn cứ vào Quyết định số Quyết định số 559 /QĐ-QLTT ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, Công chức đội quản lý thị trường số 32 đã vi phạm quy định hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Cụ thể như sau: Điều 5. Đề xuất và phê duyệt kiểm tra 1. Căn cứ kết quả điều tra cơ bản, thập thông tin ban đầu, dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của cơ quan Quản lý thị trường, công chức lập báo cáo bằng văn bản báo cáo, đề xuất kiểm tra với Đội trưởng ( hoặc Phó đội trưởng được giao quyền). Trên cơ sở báo cáo đề xuất của công chức, đội trưởng ( hoặc Phó Đội trưởng được giao quyền) xem xét phê duyệt kiểm tra hoặc không kiểm tra. Trường hợp phê duyệt không kiểm tra phải ghi rõ lý do vào báo cáo đề xuất kiểm tra của công chức 2. Căn cứ đề xuất kiểm tra của công chức, Đội trưởng có trách nhiệm báo cáo đề xuất kiểm tra trong tuần đề nghị Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội và đề xuất với Chi cục trưởng phê duyệt. * Việc đề xuất kiểm tra trong tuần của Đội được thực hiện như sau: - Vào chiều ngày làm việc cuối cùng của tuần trước, căn cứ vào đề xuất kiểm tra của công chức các tổ công tác, Đội trưởng tổng hợp báo cáo đề xuất kiểm tra trình Chi cục trưởng phê duyệt, đồng thời có thể gửi đề xuất vào hòm thư điện tử của Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội. - Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp căn cứ vào đề xuất kiểm tra của Đội, và ý kiến chỉ đạo của Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội để làm cơ sở trình Chi cục trưởng phê duyệt vào thứ hai tuần sau. Trong trường hợp Chi cục trưởng vắng mặt, ủy quyền cho Phó Chi cục trưởng được phân công phê duyệt. - Sau khi đề xuất kiểm tra đã được phê duyệt, Trưởng phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm gửi vào hòm thư điện tử của Đội trưởng để Đội trưởng tổ chức triển khai thực hiện theo đề xuất kiểm tra đã được phê duyệt và gửi đề xuất kiểm tra của Đội đã được phê duyệt bằng văn bản cho Đội để lưu vào hồ sơ vụ việc. - Việc đề xuất phê duyệt kiểm tra phải được thực hiện theo chế độ bảo mật. 3. Đối với trường hợp các cơ quan chức năng khác đề xuất phối hợp, Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu trình Chi cục trưởng phê duyệt đề xuất phối hợp, báo cáo Phó Chi cục phụ trách Đội đề xuất phối hợp đã được phê duyệt và thông báo Đội trưởng được giao nhiệm vụ phối hợp để triển khai thực hiện. Đối với trường hợp các Đội có đề xuất phối hợp với các cơ quan chức năng khác khi thực hiện kiểm tra phải có báo cáo đề xuất bằng văn bản trình Chi cục trưởng phê duyệt. Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp có trách nhiệm tiếp nhận tham mưu đề xuất Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội để trình Chi cục trưởng phê duyệt. Chi cục trưởng hoặc Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội ban hành công văn đề nghị phối hợp với các cơ quan khác và giao Đội triển khai thực hiện theo nội dung đề xuất kiểm tra phối hợp. 4. Trong một số trường hợp cụ thể, Lãnh đạo Chi cục có thể giao nhiệm vụ cho Đội Quản lý thị trường kiểm tra thị trường bằng văn bản hoặc Phiếu giao việc. Trường hợp các đồng chí Phó Chi cục trưởng phụ trách theo lĩnh vực được phân công có phiếu giao việc cho các Đội ngoài các Đội được giao phụ trách, phải báo cáo với Chi cục trưởng và thông báo với Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội đó để phối hợp chỉ đạo. Trước khi tiến hành kiểm tra, Đội trưởng có trách nhiệm báo cáo Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội kế hoạch triển khai kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra sau khi kết thúc kiểm tra. 5. Trong trường hợp đối tượng vi phạm pháp luật quả tang; đối tượng vi phạm sẽ bỏ trốn, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy hoặc để ngăn chặn, hạn chế kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, Đội trưởng có trách nhiệm báo cáo Chi cục trưởng phê duyệt kiểm tra thông qua hình thức điện thoại trực tiếp đổng thời báo cáo ngay kết quả phê duyệt với Phó Chi cục trưởng phụ trách Đội và thông báo với Trưởng phòng Nghiệp vụ- Tổng hợp để phối hợp thực hiện. Đội trưởng có trách nhiệm hoàn thiện phê duyệt đề xuất kiểm tra bằng văn bản vào ngày làm việc kế tiếp kể từ ngày ra Quyết định kiểm tra trình Chi cục trưởng phê duyệt để làm cơ sở lưu trong hồ sơ vụ việc. 6. Trường hợp Đội QLTT địa bàn đề xuất kiểm tra trái địa bàn, nếu xét thấy tính chất vụ việc không lớn, Lãnh đạo Chi cục có thể giao cho Đội địa bàn nơi vi phạm xảy ra tiến hành kiểm tra, xử lý. 7. Phó Chi cục trưởng chỉ đạo Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Phòng Tổng hợp và Phối hợp liên ngành, Phòng Kiểm tra (tùy theo tính chất từng vụ việc) và Đội Quản lý thị trường được phân công phụ trách triển khai, thực hiện theo những nội dung đã được Chi cục trưởng phê duyệt. Trường hợp Đội QLTT không tiến hành kiểm tra theo báo cáo đề xuất đã được phê duyệt, Đội trưởng phải báo cáo bằng văn bản với Lãnh đạo Chi cục” Như vậy, ta có thể thấy, các công chức của Đội QLTT số 32, tiến hành kiểm tra mà chưa được sự phê duyệt hoạt động kiểm tra của lãnh đạo chi cục. Thêm vào đó, một số sai phạm tiếp theo của công chức Quản lý thị trường – Đội QLTT số 32 ta có thể thấy tai Điều 6 của Thông tư số: 13/2014/TT – BCT ngày 14/5/2014 của Bộ công thương “ Điều 6. Những việc công chức Quản lý thị trường không được làm trong hoạt động công vụ 1. Không chấp hành kỷ luật lao động; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời nhiệm vụ được giao hoặc phân công. 2. Gây mất đoàn kết làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động công vụ của cơ quan; tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các loại ma túy; uống rượu, bia khi đang thực hiện hoạt động công vụ. 3. Không mặc trang phục Quản lý thị trường, đeo biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu đúng quy định; không xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường khi thực hiện hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường theo quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao. 4. Tham mưu hoặc ban hành văn bản, chuyên môn, nghiệp vụ không đúng nội dung, trình tự, thời hạn và thẩm quyền theo quy định của pháp luật; thông tin báo cáo không trung thực, không kịp thời, không đúng chế độ thông tin báo cáo công tác theo quy định. 5. Tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí những nội dung có liên quan đến hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường mà không phải là người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn theo quy định hoặc phát ngôn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép hoặc chưa có kết luận, quyết định xử phạt theo quy định. 6. Có cử chỉ, thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi hoạt động công vụ. 7. Làm tư vấn cho tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết mà không được phép. 8. Tự ý đặt ra các điều kiện, yêu cầu, thủ tục không đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, xử lý thông tin, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. 9. Tham dự ăn, uống, vay, mượn tiền, mua hàng của đối tượng bị kiểm tra hoặc xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng hoạt động công vụ được giao để mưu lợi cá nhân hoặc nhận hối lộ dưới mọi hình thức. 10. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính; can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. 11. Sử dụng ấn chỉ không đúng quy định để lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính; làm mất, giả mạo hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính. 12. Tiết lộ thông tin về vụ việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính không đúng quy định dưới mọi hình thức hoặc khai thác, sử dụng trái phép tài liệu, hồ sơ vụ việc của cơ quan, đơn vị để vụ lợi cá nhân. 13. Thu tiền xử phạt không đúng quy định; tham ô, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền thu phạt hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ hoặc tịch thu; sửa chữa hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán để tham ô, chiếm đoạt tiền phạt hành chính hoặc tang vật vi phạm hành chính. 14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che, dung túng vi phạm hành chính, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính. 15. Các hành vi khác không được làm trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật.” Ta có thể thấy, công chức của Đội QLTT số 32, đã vi phạm quy định tại Khoản 1, khoản 13 của Điều 6 quy định về những việc công chức QLTT không được làm khi thi hành công vụ. Như vậy qua tình huống ta có thể nhận thấy Có dấu hiệu buông lỏng quản lý, dung túng cho hành vi vi phạm; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra kiểm soát còn hạn chế dẫn đến lúng túng trong khi tiến hành xử lý, phối hợp hoạt động kiểm tra. 3.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình huống 3.2.1. Nguyên nhân khách quan - Do cơ chế chính sách chưa thực sự rõ ràng; việc tuyên truyền cơ chế, quy định đến đội ngũ cán bộ công chức chưa được sâu. - Cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, chưa sát xao - Do điều kiện địa lý là đội ngoại thành xa trung tâm nên ít được quan tâm quản lý. 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan. - Do phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chưa cao - Tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm tác phong, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ công chức còn thấp - Do trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân là thấp 3.3. Hậu quả từ tình huống 3.3.1. Về mặt kinh tế - Chính trị Hoạt động kinh doanh hàng cấm ngày càng phức tạp và đa dạng hình thức làm ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích kinh tế của đất nước, của những người dân mà tiêu dùng thuốc lá. Ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức - Ảnh hưởng đến ổn định chính trị: làm cho nền chính trị mấn ổn định, cân bằng 3.3.2. Về xã hội - Ảnh hưởng văn hóa- xã hội, môi trường - Làm mất uy tín của cơ quan cán bộ, công chức, giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong dư luận - Ảnh hưởng đến trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa. 4. Xây dựng và phân tích các phương án giải quyết tình huống, chọn phương án tối ưu nhất 4.1. Xây dựng và phân tích các phương án Qua nội dung vụ việc, qua những phân tích cụ thể trên với kiến thức về quản lý Nhà nước vừa được bồi dưỡng tôi xây dựng các phương án giải quyết vụ việc theo các mục tiêu đặt ra như sau: *) Phương án 1: Đội Quản lý thị trường số 32 không đồng ý với sự đề nghị giúp đỡ khám hàng hóa trên xe của Đội Cảnh sát kinh tế. Và coi như không có vấn đề gì xảy ra. - Ưu điểm: Khi làm như vậy, các công chức của Đội QLTT số 32 sẽ tránh khỏi những liên lụy, và vi phạm về quy định trong hoạt động công vụ của công chức Đội QLTT số 32. - Nhược điểm: Mặt khác ở phương án này, nếu không có sự tham gia phối hợp cùng thì gần như đối tượng vi phạm pháp luật sẽ không được phát hiện, thiếu sự răn đe đối với các đối tượng. Khi đó, tình trạng kinh doanh hàng cấm nói chung, và hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nói riêng sẽ ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp hơn, gây ảnh hưởng không ít tới đời sống xã hội. *) Phương án 2: Đội Quản lý thị trường số 32, đồng ý tham gia khám xe, phối hợp cùng lực lượng cảnh sát kinh tế. Ngoài ra, Tổ trưởng tổ kiểm tra cần có sự chỉ đạo đối với công chức của tổ kiểm tra mặc trang phục, đeo thẻ kiểm tra thị trường theo đúng quy định. Tổ trưởng tổ kiểm tra, đề xuất vụ việc với đội trưởng để đội trưởng bảo cáo lãnh đạo chi cục qua điện thoại, sau đó cho tiến hành kiểm tra bình thường. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện dấu hiệu vi phạm của đối tượng lập tức có báo cáo với lãnh đạo chi cục để có biện pháp xử lý kịp thời. Không nhận tiền hối lộ của đối tượng vi phạm, kiên quyết xử lý đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật. - Ưu điểm Việc làm việc theo đúng quy trình, quy định sẽ đảm bảo giữ nghiêm trật tự, kỷ cương của cơ sở, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước. Ngoài ra còn có tác dụng răn đe, giải quyết nhanh chóng, góp phần đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, và hành vi kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nhập khẩu nói riêng. Khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng xã hội ổn kinh, văn minh và phát triển. - Nhược điểm: Sẽ không được lòng dân cụ thể là đối tượng vi phạm, còn ngoài ra, ở phương án này gần như là không có nhược điểm. *) Phương án 3: Đội Quản lý thị trường số 32, đồng ý tham gia khám xe, phối hợp cùng lực lượng cảnh sát kinh tế. Ngoài ra, Tổ trưởng tổ kiểm tra cần có sự chỉ đạo đối với công chức của tổ kiểm tra mặc trang phục, đeo thẻ kiểm tra thị trường theo đúng quy định. Tổ trưởng tổ kiểm tra, đề xuất vụ việc với đội trưởng để đội trưởng bảo cáo lãnh đạo chi cục qua điện thoại, sau đó cho tiến hành kiểm tra bình thường. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện dấu hiệu vi phạm của đối tượng lập tức có báo cáo với lãnh đạo chi cục để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhận tiền hối lộ của đối tượng vi phạm và xử lý đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật. - Ưu điểm Về cơ bản thì công chức Đội Quản lý thị trường số 32 đã làm việc theo đúng quy trình của hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường. Sẽ tránh được tình trạng bị xử lý kỷ luật đối với công chức - Nhược điểm: Tình trạng kinh doanh hàng cấm nói chung, và hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại nói riêng sẽ ngày càng phát triển và diễn biến phức tạp hơn, gây ảnh hưởng không ít tới đời sống xã hội. Thiếu sự răn đe đối với các đối tượng vi phạm, mất hình ảnh của công chức Quản lý thị trường. 4.2. Chọn phương án tối ưu Qua phân tích ba phương án, ta thấy phương án 2 là phương án có tính khả thi nhất, có nhiều ưu điểm nhất: Đúng pháp luật; Giải quyết tốt mục tiêu đã đặt ra, đảm bảo được quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường thuận lợi trong việc thi hành pháp luật; đẩy lùi được hành vi kinh doanh hàng cấm, hạn chế được những phát sinh sau thực hiện quyết định. Do vậy, tôi chọn phương án 2 là phương án để giải quyết tình huống và lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn. 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu STT Nội dung công việc Báo cáo với đồng chí đội trưởng 1 2 3 phối cảnh cát kinh tế huyện. Báo cáo qua điện thoại đối với lãnh đạo Chi cục QLTT Hà Nội để xin ý kiến nhận của lãnh đạo chi cục thì đồng chí đội trưởng sẽ chỉ đạo các công chức của công việc hợp kiểm chỉ đạo. được mình Sau khi có kết quả kiểm tra, phải có báo cáo trực tiếp bằng văn email với lãnh đạo chi cục. 4 Ra quyết định xử lý vi phạm tượng vi phạm hành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan