Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống điều khiển phương tiện tham gia giao thông vượt quá tải trọng...

Tài liệu Xử lý tình huống điều khiển phương tiện tham gia giao thông vượt quá tải trọng

.DOCX
25
4521
90

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1. Mô tả tình huống 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả 3.1. Phân tích nguyên nhân xảy ra tình huống 3.2. Phân tích hậu quả tình huống 4. huống. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình 4.1. Xây dựng phương án xử lý tình huống 4.2. Lựa chọn giải pháp phương án xử lý . 5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn 5.1 Tổ chức thực hiện phương án 5.2 Đánh giá kết quả đạt được KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Kiến nghị Kết luận LỜI MỞ ĐẦU Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là một phương thức vận chuyển khá phổ biến tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam và những cơ hội được tạo ra từ sự hội nhập của đất nước với khu vực và thế giới, nhu cầu vận chuyển nói chung và nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô nói riêng ngày càng lớn. Trong cấu thành giá của sản phẩm, có một phần không hề nhỏ là giá vận chuyển hàng hóa.Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, các nhà kinh doanh luôn hướng đến việc hạn chế tối đa được các khoản chi phí dịch vụ ví dụ như chi phí vận chuyển để từ đó làm tăng lợi nhuận.Cũng chính vì vậy, có không ít cá nhân, doanh nghiệp đã bất chấp quy định của pháp luật, vận chuyển những chuyến hàng quá tải. Điều này đã không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân lái xe và những phương tiện tham gia giao thông khác mà còn làm hư hại nghiêm trọng hệ thống công trình giao thông, khiến cho Nhà nước phải bỏ thêm những khoản chi phí không hề nhỏ để cải tạo lại. Những vi phạm liên quan đến tải trọng của hàng hóa đang gia tăng từng ngày, với những vụ việc nghiêm trọng và phức tạp, đã và đang đặt ra cho lực lượng chức năng phải tiến hành thường xuyên, mạnh mẽ và quyết liệt hơn việc kiểm tra, kiểm soát tải trọng hàng hóa. Đặc biệt, trong tháng 11 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 để sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó đã đặc biệt gia tăng mức xử phạt tiền đối với trường hợp chở hàng vượt quá tải trọng xe, với mục đích phòng ngừa, hạn chế và nâng cao ý thức của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc chấp hanh các quy định của pháp luật về tải trọng hàng hóa. Từ thực tế nêu trên và để hiểu rõ thêm phần nào quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý đối với trường hợp vi phạm các quy định của pháp 1 luật về tải trọng hàng hóa, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý tình huống trong tiếp công dân về giải quyết vi phạm giao thông đường bộ”. Vì thời gian có hạn, các tài liệu thu thập không nhiều chính vì vậy, tôi chỉ đi sâu vào việc giải quyết vi phạm hành chính liên quan đến hành vi chở hàng quá tải trọng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. 2 NỘI DUNG 1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải, Quyết định của Sở giao thông vận tải Hà Nội và Kế hoạch của Thanh tra sở Giao thông vận tải Hà Nội về việc “Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, kiểm soát tải trọng hàng hóa các phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Đội Thanh tra Giao thông vận tải quận Hà Đông – Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội đã lập phương án kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng hàng hóa các phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn quận Hà Đông. Trên cơ sở phương án đã được phê duyệt, vào hồi 23h00 ngày 20 tháng 04 năm 2015 trên đoạn đường Lê Trọng Tấn thuộc phường Dương Nội, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, tổ công tác số 1 do đồng chí Nguyễn Văn Đại – Thanh tra viên thuộc Đội Thanh gia giao thông vận tải Hà Đông - Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội làm tổ trưởng cùng ba thành viên khác trong tổ phát hiện xe ô tô tải Biển kiểm soát 29A-162.21đanglưu thông theo hướng Lê Trọng Tấn – Đại lộ Thăng Long,có dấu hiệu chở hàng vượt tải trọng .Tổ công tác đã phát tín hiệu yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để kiểm tra.Qua thủ tục kiểm tra giấy tờ, được biết lái xe tên là Trần Văn Hậu, sinh năm 1970, hộ khẩu thường trú tại: xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, là lái xe thuê theo hợp đồng lao động với Công ty Cổ phần Thương mại Sông Hồngvà đang trên đườngvận chuyểnsữa bột đóng hộp từ kho bảo quản về tổng đại lý để giao dịch. Tổ công tác số 1 yêu cầu lái xe thực hiện việc di chuyển xe đến trạm cân để tiến hành kiểm tra tải trọng xe. Kết quả kiểm tra trọng tải xe cho thấy, xe chở hàng vượt tải trọng thiết kế 110%. Tổ công tác đã tiến hành: - Lập Biên bản vi phạm hành chính số 0083621 đối với lái xe Trần Văn Hậu với lỗi “Điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao 3 thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định An toàn kỹ thuật và bảo vệ mong trường trên 100%”quy định tại khoản 6 điều 24 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 171/2013/NĐ-CP) vàNghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 27/11/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2014/NĐ-CP). - Yêu cầu lái xe hạ tải ngay phần hàng vượt quá. Để đảm bảo việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hạnh chính, Tổ công tác đã tạm giữgiấy tờ xedo tài xế xuất trình theo quy định, bao gồm: 01 Giấy phép lái xe ô tô hạng E. Tại thời điểm kiểm tra xe ô tô Biển kiểm soát 29A-162.21, lái xe không xuất trình được bản gốc Đăng ký xe ô tô và chỉ mang theo bản saoĐăng ký xe ô và trên bản sao Đăng ký xe thểhiện chủ phương tiện làCông ty Cổ phần vận tải Logistics Marsk, địa chỉ tại Lô 11A - Trung Hòa, phường Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội do Ngân hàng TMCP và phát triển Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch I cấp (có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/06/2015). Theo quy định tại khoản 10 điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP, cùng với hành vi của người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện xe ô tô sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với lỗi “Giao cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 điều 24….” Để tiến hành xác minh thêm thông tin làm cơ sở cho việc lập Biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện xe ô tô, Đội thanh tra đã gửi thông báođề nghị Công ty Cổ phần thương mại Sông Hồng đến làm việc. Tại buổi làm việc, đại diện công ty trình bày và cho biết xe ô tô Biển kiểm soát 29A162.21 là phương tiện thuộc sở hữu của Công ty Logistics Marsk và được Công ty Cổ phần Thương mại Sông Hồng thuê theo hợp đồng thuê số 40/HĐ ngày 30/8/2014, thời hạn thuê 01 năm. Chiếc xe này cũng đồng thời được công ty Logistics Marsk sử dụng làm tài sản thế chấp để vay tín dụng tại Chi 4 nhánh sở giao dịch I - Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam. Do đó Bản gốc đăng ký xe ô tô hiện đang do Ngân hàng này lưu giữ. Sau khi xác minh được thông tin về chủ phương tiện xe, Đội Thanh tra giao thông vận tải Hà Đông đã tiến hành thông báo cho công ty cổ phẩn Logistics Marsk, yêu cầu Công ty cử đại diện đến làm việc, lập Biên bản vi phạm hành chính số 0083616 với lỗi “Giao cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 điều 24”, và tạm giữ 01 Bản sao Giấy đăng ký xe ô tô Biển kiểm soát 29A162.21 theo quy định. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, trên cơ sở đề xuất của Đội Thanh tra Giao thông vận tải Hà Đông, Chánh thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành: Ra Quyết định số HĐ 00083621 xử phạt vi phạm hành chính đối với Lái xe Trần Văn Hậu số tiền 7.500.000 đồng, -Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 03 tháng (đối với người điều khiển) kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành. - Ra Quyết định số HĐ 00083616 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Logistic Marsks số tiền 34.000.000 đồng. Ngày 05 tháng 05 năm 2015, lái xe Trần Văn Hậu và đại diện Công ty Cổ phần Logistics Marsk đã đến trụ sở của Đội để nhận Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngày 26 tháng 07 năm 2015, lái xe Trần Văn Hậu đến trụ sở Đội trình bày lý do hiện naylái xe và Công ty cổ phần Thương mại Sông Hồng đã chấm dứt hợp đồng lao động,nên đề nghị được chấp hành quyết định xử phạt số HĐ 0083621và nhận lại Giấy phép lái xe để lái xe hoàn thiện hồ sơ xin việc tại doanh nghiệp khác. Sự việc này khiến việc xử lý vi phạm gặp khó khăn vì: Thứ nhất: Nếu tiến hành xử lý vi phạm trả giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện thì đối tượng để xử lý lỗi bổ sung (Giấy phép 5 lái xe) không còn. Bản sao Giấy đăng ký xe hiện tại đã hết hạn. Khả năng doanh nghiệp sẽ không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm vì không còn bị ràng buộc bởi đối tượng đảm bảo thi hành (Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, Sổ kiểm định xe), dẫn đến việc Nhà nước thất thu khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, việc này còn tạo ra tiền lệ không tốt, có thể là kẽ hở pháp lý để các doanh nghiệp lợi dụng trong các vụ việc tương tự. Thứ hai: Nếu không tiến hành việc xử lý lỗi của người điều khiển phương tiện và tiếp tục tạm giữ giấy tờ của lái xe sẽ gây khó khăn cho lái xe trong việc sử dụng Giấy phép lái xe như để ký kết hợp đồng lao động, thi nâng hạng lái xe hoặc cấp đổi giấy phép lái xe ….. 2. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Thứ nhất:Xử lý dứt điểm hồ sơ vi phạm của người điều khiển và chủ phương tiện. Không để tồn đọng vụ việc vi phạm. Dùng các biện pháp nghiệp vụ và áp dụng các quy định của pháp luật để yêu cầu chủ phương tiện phối hợp giải quyết vi phạm, không để sự việc kéo dài ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước cũng như quyền lợi của các cá nhân có liên quan. Thứ hai:Đảm bảo tính pháp lý trong quá trình xử lý vi phạm, cũng như xét đến quyền lợi của lái xe, đồng thời cương quyết xử lý đối với chủ phương tiện có thái độ thiếu ý thức tự giác chấp hành quyết định xử phạt. Thứ 3: Thiết lập trật tự kỷ cương trong vận tải hàng hóa, đảm bảo tính răn đe, hạn chế và tiến tới việc chấm dứt hoàn toàn hành vi vi phạm về tải trọng hàng hóa. 3.PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ 3.1 Nguyên nhân Thứ nhất, khó khăn trong việc việc áp dụng quy định của pháp luật và do một số quy định còn chưa phù hợp với thực tiễn. Hiện nay, việc đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm chưa có quy định cụ thể trong trường hợp xử lý đối với lỗi hỗn hợp, các cán bộ xử lý vẫn dựa vào các quy định liên quan để xử lý “kép” với trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm mà không đồng thời là chủ phương tiện. Việc tạm 6 giữ giấy tờ của lái xe trong tình huống nêu trên là dựa vào quy định của Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, khoản 6 điều này quy định: “Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt…..” Như vậy pháp luật mới chỉ quy định trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm với lỗi của riêng cá nhân hay tổ chức mà chưa quy định cụ thể trong trường hợp lỗi hỗn hợp thì việc tạm giữ được tiến hành như thế nào, gây khó khăn cho cán bộ xử lý trong việc tiếp tục tạm giữ giấy tờ liên quan đến phương tiện vi phạm để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Thứ hai, thiếu sót trong hoạt động quản lý Nhà nước Một là,các vi phạm hành chính trong hoạt động vận tải liên quan đến tải trọng hàng hóa diễn ra ngày càng tăng cả về mức độ nghiêm trọng và số lượng vi phạm, trong khi đóviệc tạm giữ giấy tờ, chứng chỉ liên quan để đảm bảo thi hành pháp luật vẫn chưa phát huy hết “hiệu quả đảm bảo”. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp sẵn sàng chấp nhận “thi lại bằng lái” (hoặc báo mất bằng để làm lại) vì chênh lệch giữa số tiền xử phạt và việc thi lại bằng lái xe quá lớn (điều này được thể hiện ở số biên bản tồn chưa xử lý trong khi đó bằng lái xe của lái xe đã hết hạn sử dụng từ lâu). Hiện nay, Sở giao thông vận tải Hà Nội đã lập được hệ thống phần mềm quản lý giấy phép lái xe nên trường hợp lái xe muốn thi lại bằng hoặc xin cấp lại bằng tại Hà Nội, với trường hợp đã từng bị xử lý hình thức tước bằng lái xe đều phải có văn bản của cơ quan giải quyết vi phạm xác nhận lái xe đã hết hạn tước bằng và đã chấp hành đúng quyết định xử phạt để đảm bảo lái xe không vì trốn tránh trách nhiệm tài chính khi bị xử phạt vi phạm hành chính mà khai báo gian dối khi làm hồ sơ xin cấp bằng mới hoặc thi bằng lái mới. Tuy nhiên, việc quản lý chỉ thực hiện được với Giấy phép lái xe dạng thẻ PET, với những giấy phép lái xe dạng giấy việc quản lý chưa thực hiện đồng bộ và có khả năng bỏ lọt 7 những trường hợp cố tình trốn tránh việc nộp phạt. Đây cũng là điểm dễ bị cán bộ có thẩm quyền lợi dụng để làm sai hoặc tham nhũng, vì vậy một mặt phát huy điểm này, một mặt cũng nên có giải pháp thay đổi triệt để hơn, thành lập hệ thống xử lý thông tin đồng bộ để vừa đảm bảo thi hành quyết định xử phạt nhanh chóng thuận lợi, vừa không tạo cơ hội cho cán bộ phụ trách vi phạm pháp luật. Hai là, Theo quy định của bộ tài chính, quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính). Mặc dù pháp luật đã bổ sung thêm quy định này để nâng cao ý thức trong việc chấp hành quyết định xử phạt đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, trường hợp mà người vi phạm không nộp phạt, thì việc quy định như vậy là chưa đủ sức răn đe, gây thất thu một khoản tiền phạt không hề nhỏ. Pháp luật hiện nay cũng chưa quy định hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua việc trừ trực tiếp vào tài khoản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.Nhất là đối với những trường hợp lỗi hỗn hợp như trên, việc không chấp hành quyết định của doanh nghiệp đã gây ra không chỉ thiệt hại cho nhà nước mà còn gây ra thiệt hại cho cả cá nhân liên quan đến hành vi. Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp do Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh tiến hành, trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp không yêu cầu doanh nghiệp phải có số tài khoản ngân hàng, việc mở tài khoản tai Ngân hàng chỉ là điều kiện bắt buộc đối với một số trường hợp thành lập với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc bắt buộc theo các quy định của Luật thuế khi doanh nghiệp muốn phát hành hóa đơn bán hàng. Vì vậy kiến nghị bổ sung quy định của pháp luật liên quan để việc đảm bảo sự chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 8 Thứ ba, sự thiếu hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật của các cá nhân, doanh nghiệp và sự thiếu tôn trọng pháp chế của các bên có liên quan đến tình huống Theo quy định của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đối với trường hợp xác định “chủ phương tiện” để phạt lỗi vi phạm bổ sung “Giao xe cho người làm công, hoặc người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 điều 24” hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, gây ra nhiều lúng túng trong việc xử lý. Trong tình huống trên, lái xe Trần Văn Hậu là “người làm công” của công ty cổ phần Thương mại Sông Hồng, không phải là người làm công của công ty Cổ phần Logistics Marsk, trong khi đó chủ phương tiện theo đúng quy định là người đứng tên trên đăng ký xe. Việc ra quyết định xử phạt đối với Công ty Logistics Marsk trong trường hợp này là hợp lý, vì suy đến cùng, “chủ phương tiện” vẫn là người có trách nhiệm quản lý, sử dụng phương tiện đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, cho dù chủ phương tiện có ủy quyền hoặc cho cá nhân, tổ chức khác thuê phương tiện của mình (thỏa thuận dân sự) thì cũng vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm hành chính. Điều này gây ra „rủ ro pháp lý‟ cho chủ phương tiện trong quá trình cho thuê hoặc ủy quyền sử dụng tài sản của mình, khiến cho các tổ chức, doanh nghiệp bị “thụ động” khi bị xử phạt vi phạm. Chính vì vậy gây nên tâm lý thiếu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó dẫn đến việc các các tổ chức, doanh nghiệp không chấp hành hoặc chậm chấp hành quyết định xử phạt, gây ra thiệt hại về quyền lợi của cá nhân, tổ chức có liên quan, thiệt hại về lợi ích của Nhà nước. Vì vậy, để thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật và phù hợp với thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung quy định trong trường hợp này. Ngoài ra, để giảm bớt trách nhiệm tài chính cho bản thân thì chủ phương tiện cần có các thỏa thuận liên quan đến trách nhiệm về tài chính đối với người được ủy quyền hoặc người thuê phương tiện trong trường hợp chủ phương tiện bị xử 9 phạt vi phạm hành chính do người sử dụng phương tiện vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 3.2 Hậu quả Thiệt hại về kinh tế - Nếu không kịp thời xử lý trường hợp vi phạm của cá nhân và doanh nghiệp trên sẽ tới mất bình đẳng trong hoạt động vận tải, gây thất thoát, thất thu cho cơ quan Nhà nước thông qua các khoản nộp phạt vi phạm mà lẽ ra cá nhân và doanh nghiệp phải chấp hành. - Ảnh hưởng trực tiếp đối với quyền của lái xe trong việc sử dụng bằng lái xe để giam gia các giao dịch dân sự. Việc vi phạm cũng gây ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do sự xáo trộn nhân sự và từ việc bắt buộc phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa. Thiệt hại về mặt xã hội Việc không xử lý triệt để sẽ tạo ra tiền đề xấu cho các cá nhân, doanh nghiệp khác vi phạm theo, không phát huy hết hiệu quả quản lý nhà nước cũng như không giáo dục được ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân. cơ Việc mất bình đẳng trong hoạt động vận tải sẽ làm cho uy tín của quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vận tải bị giảm sút, xe đang chấp hành tốt các quy định về vận tải sẽ mất lòng tin dẫn đến vi phạm và không chấp hành các quy định của nhà nước về vận tải. - Tạo ra dư luận không tốt, gây bức xúc cho nhân dân vì cầu đường và đường xá bị cày xới, hư hỏng do xe quá tải gây ra. 4. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN TỐI ƢU 4.1 Xây dựng phƣơng án Phương án 1: Căn cứ vào quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 và khoản 8 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tiếp tục tạm giữ giấy tờ của lái xe để đảm bảo việc xử phạt vi phạm theo quy định. Phối hợp với lái xe, liên hệ và gửi thông 10 báo yêu cầu doanh nghiệp chấp hành ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Phương án 2: Tiếp tục tạm giữ giấy tờ của người điều khiển phương tiện.Yêu cầu doanh nghiệp bổ sung Giấy đăng ký xe bản gốc để tạm giữ, sau đó lập biên bản thay đổi đối tượng tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện tiến hành ra quyết định xử phạt bổ sung đối với người điều khiển xe về lỗi không có Giấy phép lái xe theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 16 Nghị định 171/2013/NĐ – CP và xử phạt chủ phương tiện về lỗi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô tham gia giao thông quy định tại điểm đ khoản 5 điều 30 Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 (vì tại thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính người điều khiển xe ô tô không xuất trình được Giấy đăng ký xe theo đúng quy định) Phương án 3: Cho phép lái xe nộp phạt phần vi phạm của cá nhân và trả lại giấy tờ xe cho người điều khiển phương tiện vi phạm. Đối với chủ phương tiện, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để yêu cầu doanh nghiệp chấp hành quyết định xử phạt. Phương án 4: Áp dụng coi đây là vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp để kéo dài thời gian ra quyết định xử phạt trên 7 ngày để xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xử lý theo thẩm quyền. 4.2 Lựa chọn phƣơng án tối ƣu Đối với các phương án được đưa ra đều có ưu khuyết điểm và thể hiện tính cứng rắn, kiên quyết đối với các vi phạm nhằm ổn định trật tự nhưng cũng có một số tồn tại nhất định. Do vậy, cần xây dựng nhiều phương án để phân tích và tổng hợp, lựa chọn phương án tối ưu nhất, hợp lý nhất nhằm hạn chế tối đa các tồn tại, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và 11 nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Lựa chọn được phương án tối ưu sẽ khả thi và đảm bảo hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, vừa có tác dụng đảm bảo tính cương quyết, vừa đảm bảo tính tuyên truyền, phổ biến, giáo dục… Từ các yêu cầu trên Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra bốn phương án để phân tích: Phương án 1: Căn cứ vào quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 và khoản 8 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tiếp tục tạm giữ giấy tờ của lái xe để đảm bảo việc xử phạt vi phạm theo quy định. Phối hợp với lái xe, liên hệ và gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp chấp hành ngay quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ưu điểm: - Đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; - Thể hiện tính răn đe và nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi vi phạm liên quan đến tải trọng xe; - Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người điều khiển phương tiện đồng thời không khoan nhượng đối với những hành vi cố tình trốn trách trách nhiệm hành chính. - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cũng như là bài học cho những lái xe trong việc ký kết hợp đồng cần có những điều khoản yêu cầu chủ phương tiện đảm bảo quyền lợi của mình trong tình huống tương tự. - Là biện pháp tuyên truyền để các lái xe khác chưa có ý thức, không chấp hành các quy định thấy cần phải thực hiện tốt và tuân thủ các quy định của nhà nước. Nhược điểm: - Không giải quyết được lợi ích của người điều khiển xe trong tình huống này. - Có thể tạo ra tâm lý ức chế cho lái xe vì không nhận thức được hết các quy định của pháp luật liên quan đến việc xử phạt. 12 - Có thể kéo dài thời gian xử lý hồ sơ vi phạm Phương án 2: Tiếp tục tạm giữ giấy tờ của người điều khiển phương tiện. Yêu cầu doanh nghiệp bổ sung Giấy đăng ký xe bản gốc để tạm giữ, sau đó lập biên bản thay đổi đối tượng tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện tiến hành ra quyết định xử phạt bổ sung đối với người điều khiển xe về lỗi không có Giấy phép lái xe theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 16 Nghị định 171/2013/NĐ – CP và xử phạt chủ phương tiện về lỗi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô tham gia giao thông quy định tại điểm đ khoản 5 điều 30 Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 (vì tại thời điểm lập Biên bản vi phạm hành chính người điều khiển xe ô tô không xuất trình được Giấy đăng ký xe theo đúng quy định) Ưu điểm: - Đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật - Tạo ra hình thức cưỡng chế bổ sung buộc doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành quyết định xử phạt; - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cá nhân, không tạo ra sơ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng để cố tình né thi hành quyết định - Chưa có quy định cụ thể và có thể gây tranh cãi, khiếu kiện trong trường hợp xử phạt bổ sung; - Có thể không hiệu quả vì số tiền phạt lớn sẽ khiến doanh nghiệp có thể tiếp tục không chấp hành quyết định xử phạt hoặc tìm cách giảm số tiền phạt gây khó khăn cho cơ quan xử lý Phương án 3. Cho phép lái xe nộp phạt phần vi phạm của cá nhân và trả lại giấy tờ xe cho người điều khiển phương tiện vi phạm. Đối với chủ phương tiện, cơ quan 13 có thẩm quyền ra thông báo và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để yêu cầu doanh nghiệp chấp hành quyết định xử phạt. Ưu điểm: - Giải quyết được yêu cầu của người điều khiển phương tiện. - Thể hiện tính khoan dung và linh hoạt của pháp luật. Nhược điểm: - Không đảm bảo việc xử lý đầy đủ vi phạm của cả doanh nghiệp và cá nhân. - Tạo ra tiền đề xấu thúc đẩy các doanh nghiệp khác thực hiện tương tự để né việc bị xử phạt. Không giáo dục được ý thức trách nhiệm của lái xe trong hoạt động xử lý vi phạm liên quan đến tải trọng hàng hóa. Phương án 4: Áp dụng coi đây là vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp để kéo dài thời gian ra quyết định xử phạt trên 7 ngày để xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xử lý theo thẩm quyền. Ưu điểm: - Tạo ra sự linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ việc vi phạm. Nhược điểm: - Thời gian giải quyết kéo dài. - Việc xác minh gây tốn kém cho cơ quan quản lý. - Không giải quyết được triệt để yêu cầu đặt ra của tình huống. Đánh giá cụ thể bốn phương án trên, Thanh tra Sở và cơ quan trực tiếp xử lý là Đội thanh tra giao thông vận tải Hà Đông tổ chức họp bàn thống nhất chọn phương án thứ nhất với các tiêu chí cơ bản sau: Một là: Việc xử lý vi phạm trước hết phải căn cứ vào các quy định của pháp luật, tránh việc xử lý lại tạo ra khiếu nại, khiếu kiện làm mất thời gian, tiền bạc của cá nhân và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 14 Hai là: Hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện diễn ra rất phổ biến và phức tạp, nếu không áp dụng những phương thức nghiêm khắc và cứng rắn đề xử lý thì không thể khiến cho các cá nhân doanh nghiệp vì sợ các quy định liên quan đến việc xử phạt mà không thực hiện các hành vi vi phạm. Ba là: Áp dụng phương án này là có thể triển khai trên thực tế và có thể giải quyết nhanh chóng các yêu cầu đặt ra cho vụ việc trên. 5. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN 5.1 Tổ chức thực hiện phƣơng án Trên cơ sở quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Thanh tra Sở tiến hành tạm giữ giấy tờ xe của người điều khiển phương tiện cho đến khi người điều khiển phương tiện chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do hành vi vi phạm là lỗi hỗn hợp có liên quan đến một chủ thể vi phạm khác là chủ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm, nên việc tạm giữ được tiến hành cho đến khi quyết định xử phạt của cả người điều khiển và chủ phương tiện được thi hành. Thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp đến tại trụ sở của Đội thanh tra Giao thông vận tải Hà Đông để giải quyết vụ việc liên quan do có phát sinh sự kiện mới (người điều khiển phương tiện tự đến nộp phạt phần vi phạm của cá nhân). Đội Thanh tra tiến hành lập biên bản làm việc, yêu cầu doanh nghiệp cam kết chấp hành quyết định xử phạt, nếu doanh nghiệp tiếp tục không thực hiện sẽ đề xuất cơ quan cấp trên có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết khác. 5.2 Đánh giá kết quả đạt đƣợc Qua công tác xử lý và giải quyết tình huống tranh chấp trên, phương án giải quyết được lựa chọn đã đạt được nhiều mục tiêu đề ra, chọn phương án hai đã giải quyết được các vấn đề sau: - Giải quyết được triệt để vụ việc vi phạm: Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện đã thực hiện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm. Lái xe được trả lại Giấy tờ bị tạm giữ. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan