Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống đối với người kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề dượ...

Tài liệu Xử lý tình huống đối với người kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề dược tại địa bàn huyện ba vì tp hà nội

.DOCX
31
4274
92

Mô tả:

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP. HÀ NỘI LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ĐỐI VỚI NGƢỜI KINH DOANH THUỐC KHÔNG CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƢỢC TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thắm Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Y tế huyện Ba Vì Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................Error! Bookmark not defined. NỘI DUNG........................................................................................................... 3 PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.........................................................................3 PHẦN II:............................................................................................................... 5 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG................................................5 PHẦN III:..............................................................................................................7 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ.................................................7 1. Phân tích tình huống: ……………………………………………………….....7 2. Nguyên nhân:....................................................................................................8 3. Hậu quả:...........................................................................................................................................….…9 PHẦN IV:............................................................................................................10 XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT .. 10 1. Một số phƣơng án giải quyết:.........................................................................10 2. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu:...........................................................................12 PHẦN V:.............................................................................................................13 LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................13 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................19 1. Kết luận:.......................................................................................................... 19 2. Kiến nghị...................................................................................................................................................20 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 LỜI MỞ ĐẦU Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm và căn dặn đội ngũ thầy thuốc phải tận tụy, chu đáo và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, đặc biệt “Lương y phải như từ mẫu”. Sự cống hiến đó đã đƣợc nhân loại ghi nhận và tôn vinh: Nghề y là nghề cao quý, những ngƣời thầy thuốc là những con ngƣời rất đáng trân trọng. Suốt chặng đƣờng 60 năm qua, thấm nhuần lời dạy chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, ngành y tế không ngừng phấn đấu, vƣợt mọi khó khăn, gian khổ vƣơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc, nhân dân tin cậy giao phó. Theo dòng chảy của lịch sử cách mạng Việt Nam, ngành y tế không ngừng đƣợc củng cố, mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân. Việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế đã góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; ng ƣời dân có điều kiện chọn lựa cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế của mình. Các hoạt động hành nghề y, d ƣợc ngoài công lập đã tạo điều kiện cho ngƣời bệnh phát hiện bệnh tật sớm từ ban đầu, có thuốc điều trị đúng và đƣợc chữa bệnh, chăm sóc và theo dõi thƣờng xuyên. Kịp thời; góp phần làm giảm bớt sự quá tải trong các bệnh viện công lập. Sự phát triển các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập cũng là động lực thúc đẩy để các cơ sở y tế Nhà nƣớc phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất l ƣợng phục vụ, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời bệnh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn bộc lộ một số mặt tiêu cực nhƣ: Dƣợc sỹ không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; bác sỹ vừa kê đơn, vừa bán thuốc, khi giao thuốc cho ngƣời bệnh thì bóc hết nhãn mác khiến cho ngƣời bệnh không biết là họ đang sử dụng loại thuốc gì. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 1 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có tính xã hội. Kinh doanh thuốc là một trong những ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh những mặt tích cực mà hệ thống các cơ sở kinh doanh thuốc này mang lại thì không ít cơ sở kinh doanh thuốc vì mục tiêu lợi nhuận đã bán thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng; thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc nhập lậu; nguy hiểm nhất là ngƣời bán thuốc không có bằng cấp chuyên môn, không hiểu biết về tác dụng cũng nhƣ chỉ định của các loại thuốc mình bán. Những hành vi đó thể hiện sự coi thƣờng tính mạng con ngƣời, gây ảnh hƣởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống ngƣời bệnh. Là một công chức nhà nƣớc, sau khi tham gia lớp bồi dƣỡng ngạch chuyên viên, cộng với những kiến thức đã đƣợc học và kinh nghiệm thực tế trong công tác. Tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống đối với người kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề dược tại địa bàn huyện Ba Vì - Tp. Hà Nội” làm tiểu luận tình huống cuối khóa học. Nhằm phân tích tình huống và lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất để giải quyết vấn đề đƣa ra một cách thuyết phục, đúng qui định và nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của dân trong huyện. Phạm vi đề tài này chỉ giải quyết vấn đề của bà Nguyễn Thị Lan - chủ quầy thuốc Lan Nhi trên địa bàn huyện Ba Vì - TP Hà Nội. Phƣơng pháp nghiên cứu của bài viết là: Phƣơng pháp quan sát, phân tích và phƣơng pháp tổng hợp. Bố cục của đề tài gồm 3 phần: Phần I: Mở đầu. Phần II: Nội dung. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Do hạn chế về thời gian và kiến thức chuyên môn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý thầy cô và những ngƣời quan tâm để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 2 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 NỘI DUNG PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Vào một buổi tối cuối tuần, khi đang ngồi lƣớt web và truy cập vào những trang mạng xã hội. Tôi vô tình đọc đƣợc một bài viết nhận đƣợc rất nhiều lời bình luận và chia sẻ của khán giả. Giật mình vì nhớ lại đây cũng là một tình huống mà tôi đã đƣợc biết và chứng kiến cách đây một năm. Tình huống liên quan đến việc làm đẹp của các chị em phụ nữ - tuy nhiên đây lại là một tình huống thuộc lĩnh vực quản lý y tế của địa phƣơng. Cô em họ tôi (ở sát nhà tôi) lúc đó đang học lớp 10. Khi đó cô bé đang ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều sự thay đổi, đặc biệt làn da mặt đang từ trắng trẻo, khá mịn màng trở thành làn da chi chít những nốt mụn bọc bỏ, làm sần sùi hết cả khuôn mặt. Cô bé mặc cảm, tự ti không dám ra ngoài, rất ngại giao tiếp với những ngƣời xung quanh. Mặc dù cô bé đã mua rất nhiều loại kem trị mụn và sử dụng các phƣơng pháp chữa trị mụn theo kinh nghiệm dân gian nhƣng đều không khỏi. Nghe lời mách bảo của mấy đứa bạn cùng lớp, cô bé đến Quầy thuốc Lan Nhi của bà Nguyễn Thị Lan cƣ trú tại thôn X, xã Phú Phƣơng cùng huyện chuyên bán thuốc tây y và bán thuốc trị các loại mụn: mụn trứng cá, mụn đỏ, mụn viêm, mụn bọc, mụn đầu đen … Cô bé đã đến đó và mua một gói thuốc bên trong có khoảng 05 - 06 loại thuốc đủ các loại màu từ trắng, xanh, đỏ, vàng, bao gồm thuốc dạng viên và tuýp bôi. Các loại thuốc trong gói thuốc đều không có nhãn mác, hạn sử dụng. Mỗi gói thuốc với giá 50.000 đồng, khi mang về nghiền thuốc ra và sử dụng trong khoảng một tuần. Về nhà cô bé tạo hỗn hợp theo sự hƣớng dẫn của bà Lan. Dùng đƣợc khoảng một tuần, cô bé thấy da mặt mình đã có sự thay đổi. Da mặt đang từ sần sùi, chi chít mụn bọc trở nên trắng, mịn hơn rất nhiều, hai bên má ửng hồng, mụn bọc cũng không còn nữa. Cô bé thấy rất vui và trở nên tự tin trò chuyện, giao tiếp với mọi ng ƣời xung quanh. Tiếp tục mua thuốc về và dùng thuốc trên thƣờng xuyên và đều đặn, cô bé nhanh chóng có đƣợc một làn da hồng hào, mịn màng nhƣ ý. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 3 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 Sống với làn da trắng hồng đƣợc khoảng 03 tuần thì mọi chuyện bắt đầu có sự thay đổi. Da mặt cô bé không còn mụn nữa nhƣng hai má nổi sần, mẩn ngứa và đỏ tấy, rát da. Cô bé hoảng loạn, dừng thuốc của bà Lan lại. Tuy nhiên, không thấy đỡ mà thậm chí da mặt nhiều chỗ phồng rộp, mụn mủ nh ƣ bị giời leo, đi đâu cũng bịt kín khẩu trang vì khuôn mặt đầy “hoa” đỏ tấy của mình. Cuối cùng gia đình đƣa cô bé tới bệnh viện chuyên khoa Da liễu để khám, điều trị. Bác sỹ cho biết, da mặt cô bé đã chịu tổn th ƣơng nặng nề do sử dụng thuốc trộn. Nếu tiếp tục sử dụng lâu dài sẽ bị tổn hại da nghiêm trọng, thậm chí còn bị teo da gây hại tới sức khỏe bản thân. Điều trị theo liệu trình bác sỹ đƣa ra, khoảng rất lâu sau khuôn mặt cô bé mới hết ngứa đỏ và rát da. Tuy nhiên làn da mặt cô bé đã không còn mịn màng nhƣ xƣa nữa mà hai bên má xuất hiện sẹo rỗ. Đây là thứ mà không có thần dƣợc nào có thể chữa khỏi. Ngay sau khi sự việc trên xảy ra, tôi băn khoăn và quyết định kể sự việc trên với đồng chí trƣởng phòng Y tế huyện (là bác ruột của tôi) để cảnh tỉnh cho các chị em phụ nữ trƣớc khi đến mua thuốc trộn nhà bà Lan. Đồng chí tr ƣởng Phòng Y tế cũng đã thông báo với tôi, và cũng mới nhận đ ƣợc thông tin từ một số ngƣời dân ở thôn X, xã Phú Phƣơng về sự việc tƣơng tự nh ƣ trên. Có rất nhiều ngƣời đã trở thành nạn nhân khi mua thuốc trộn tại quầy thuốc Lan Nhi của bà Nguyễn Thị Lan tại địa chỉ trên. Mới đầu dùng thuốc trộn rất có hiệu quả, nhanh hết triệu chứng nhƣng sau khi dùng thuốc đƣợc một thời gian thì da mặt ngƣời bệnh bị mẩn ngứa, phồng rộp và rát đỏ. Có ngƣời xuất hiện triệu chứng trên chỉ sau 10 - 20 ngày, hoặc sau 01 tháng, hoặc cũng có ng ƣời sau 4 - 5 tháng ngƣng sử dụng thuốc trộn thì xuất hiện triệu chứng nhƣ trên. Theo báo cáo của trạm y tế xã Phú Phƣơng thì trạm cũng đã cử cán bộ đi xác minh thông tin trên là đúng sự thật. Xác định đây là một vụ việc liên quan đến sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn và nó ảnh hƣởng đến uy tín ngành y. Lãnh đạo phòng Y tế đã báo cáo với Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm – Mỹ phẩm để phối hợp giải quyết tình huống . Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 4 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 PHẦN II: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Trong những năm qua, Đảng và nhà nƣớc ta có chủ trƣơng xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mục tiêu chung là “Phấn đấu để mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lƣợng. Mọi ng ƣời đều đ ƣợc sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc chữa bệnh cần phải có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn mới hiểu rõ đƣợc tác dụng, chỉ định cũng nhƣ sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời dân. Trở lại tình huống của bà Lan (Chủ quầy thuốc Lan Nhi. Địa chỉ: Thôn X, xã Phú Phƣơng, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội): Bà Lan kinh doanh thuốc nhƣng đã vi phạm những quy định của pháp luật đƣợc quy định trong: Luật Dƣợc số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 do QH nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, nhanh gọn vừa đảm bảo tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức nhà nƣớc, tổ chức xã hội và công dân. Giải quyết tình huống hài hòa, vừa có tình, vừa có lý. Dựa trên quan điểm này, mục tiêu xử lý tình huống của bà Lan đƣợc xác định nhƣ sau: 1. Đối với ngƣời dân (Đại diện ở đây là cô em họ tôi): Việc giải quyết tình huống không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cô bé, mà còn tạo niềm tin cho ngƣời dân địa phƣơng. 2. Đối với bà Lan (Chủ quầy thuốc Lan Nhi. Địa chỉ: Thôn X, xã Phú Phƣơng, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội): - Việc giải quyết tình huống để bà Lan nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng quy định pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập, nhằm đảm Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 5 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 bảo quyền và lợi ích của ngƣời dân. Điều này góp phần tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ cƣơng. - Giải quyết hài hòa và giữ vững đƣợc đoàn kết giữa cơ quan nhà nƣớc với nhân dân, đảm bảo ổn định đời sống xã hội. 3. Đối với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền: Với tình huống nêu trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế phải xem xét và giải quyết vấn đề vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa hợp tình hợp lý, đồng thời đảm bảo đƣợc quyền lợi chính đáng của ngƣời dân địa phƣơng. - Về phía Phòng Y tế huyện phải thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nƣớc về y tế. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý những tr ƣờng hợp vi phạm để đảm bảo cho pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập đ ƣợc thực hiện một cách nghiêm minh và đạt đƣợc mục tiêu Đảng và nhà nƣớc ta là “Phấn đấu để mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất l ƣợng”. Theo đó, để đạt những mục tiêu trên cần: + Giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, đúng ngƣời, đúng tội. + Xác định mức độ sai phạm của bà Lan để đƣa ra các biện pháp xử lý đúng theo quy định của pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 6 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 PHẦN III: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 1. Phân tích tình huống: - Việc bà Nguyễn Thị Lan (Chủ quầy thuốc Lan Nhi. Địa chỉ: Thôn X, xã Phú Phƣơng, huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội) giả danh dƣợc sỹ, không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ hành nghề dƣợc đã ngang nhiên hành nghề là trái pháp luật. Hành vi của bà Lan đã vi phạm Luật D ƣợc số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 do Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành (Điều 13 quy định về Chứng chỉ hành nghề dƣợc). Hành vi này cũng đƣợc quy định xử phạt tại Điểm a, Khoản 2, Điều 37 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. - Việc bà Lan mở quầy thuốc để bán thuốc tây y và thuốc trị các loại mụn (mụn trứng cá, mụn đỏ, mụn viêm, mụn bọc, mụn đầu đen …) cho ngƣời dân; thuốc trị mụn dƣới dạng liều thuốc trộn các loại thuốc viên dời với nhau, gói thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc. Hành vi này đƣợc quy định xử phạt tại Mục b, Khoản 1, Điều 44 (Quy định về bao bì, nhãn thuốc) Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. - Nhiều ngƣời dân đã dùng thuốc trị mụn (thuốc trộn) của bà Lan không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc cũng không báo cáo cho chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế địa phƣơng. Điều này vô tình tiếp tay cho bà Lan thu lợi bất chính trên sức khỏe và tính mạng của ngƣời bệnh. - Việc ngƣời dân tự tìm đến các quầy thuốc, đại lý thuốc hành nghề trái phép là do ngƣời dân chƣa có sự hiểu biết sâu sắc về quản lý y tế nói chung, về quản lý công tác hành nghề y - dƣợc nói riêng và cũng ch ƣa nhận thức đ ƣợc tác hại khôn lƣờng của việc sử dụng thuốc không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 7 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 Mặt khác, điều này một phần cũng do thói quen sử dụng thuốc của ng ƣời dân thƣờng theo kinh nghiệm hoặc khi ốm đau, mắc bệnh lại nghe ngƣời khác “mach nhỏ” đến các cơ sở quen thuộc tự điều trị, không đi khám tại các cơ sở y tế tin cậy hay tại các bệnh viện chuyên khoa. - Việc tôi đem câu chuyện của cô em họ mình kể lại cho bác tôi là trƣởng phòng Y tế huyện là việc làm đúng đắn. - Trạm y tế xã Phú Phƣơng đã cử cán bộ tìm hiểu và xác minh sự việc xảy ra trên địa bàn mình quản lý và báo cáo kịp thời lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo là đúng quy định pháp luật. - Lãnh đạo Phòng Y tế huyện đã báo cáo cấp trên và các cơ quan chức năng: Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm để kịp thời phối hợp giải quyết tình huống là việc làm đúng thẩm quyền, chức năng và cần thiết. 2. Nguyên nhân của tình huống: Qua việc phân tích tình huống trên, nguyên nhân xảy ra của tình huống là: - Bà Lan đã cố tình vi phạm những điều cấm quy định tại Luật Dƣợc số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005 do Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng chứng chỉ hành nghề dƣợc và vi phạm quy định về bao bì, nhãn thuốc quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. - Bà Lan vì lợi ích trƣớc mắt, coi th ƣờng sức khỏe và tính mạng của ngƣời dân. Lợi dụng tác dụng thuốc tây y để trị bệnh mà không hiểu rõ đƣợc những tác hại của thuốc gây ra. Đây là một hành vi vô lƣơng tâm. - Do sự kém hiểu biết, thiếu tôn trọng các văn bản quy phạm pháp luật và kiến thức y học còn hạn chế của bà Lan (không có bằng cấp chuyên môn). Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 8 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 - Do nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Thêm vào đó, điều này cũng một phần do thói quen tự ý mua thuốc của ngƣời dân. Ngƣời dân thiếu hiểu biết về kiến thức y học nên coi thƣờng sức khỏe của bản thân. - Do các cấp chính quyền địa phƣơng và các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về y tế còn buông lỏng trong quản lý hành nghề y, d ƣợc nói chung, hành nghề dƣợc nói riêng nên để bà Lan hành nghề dƣợc đƣợc một thời gian sau đó mới phát hiện ra. - Ngành y tế địa phƣơng chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hành nghề y, dƣợc ngoài công lập; các chính sách của Nhà nƣớc về lĩnh vực y tế về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 3. - Hậu quả của tình huống: Gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho ngƣời bệnh, gia đình ng ƣời bệnh. Phần lớn những ngƣời tự ý đi mua thuốc chữa bệnh lại có thu nhập thấp, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn. - Làm giảm lòng tin của ngƣời dân đối với ngành y tế nói chung, với những dƣợc sỹ, những ngƣời thầy thuốc nói riêng. - Làm mất uy tín các cơ sở hành nghề y, dƣợc ngoài công lập trên địa bàn. - Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. - Nói lên sự yếu kém về dịch vụ công. - Làm giảm tính uy nghiêm của pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập. - Mất nhiều thời gian, tiền bạc cho việc giải quyết các hậu quả. Gây ảnh hƣởng đến việc thực hiện các công việc cá nhân và gia đình. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 9 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 PHẦN IV: XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Một số phƣơng án giải quyết: 1.1. Phương án 1 Phòng Y tế huyện xuống quầy thuốc của bà Lan để kiểm tra và yêu cầu bà Lan đóng cửa, hạ biển, ngừng mọi hoạt động kinh doanh thuốc. a. Ưu điểm: - Phƣơng án này nặng về tình cảm, nhẹ nhàng, không mất nhiều thời gian. b. Hạn chế: - Không làm cho chủ cơ sở hành nghề nhận thức đƣợc hết sai phạm và hậu quả do mình gây ra. - Không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, giảm lòng tin của ngƣời dân vào các cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế. - Cách giải quyết này tuy hƣớng đến lợi ích của ng ƣời lao động nh ƣng trái với quy định của pháp luật. 1.2. Phương án 2 Phòng Y tế phối hợp với các cơ quan: Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm trực tiếp giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Phòng Y tế. Sau đó, Phòng Y tế lập tờ trình trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lan. a. - Ưu điểm: Làm cho đối tƣợng nhận thức đƣợc hành vi sai trái của mình và khắc phục, sửa chữa bằng cách thực hiện đúng quy định của pháp luật về hành nghề y, dƣợc ngoài công lập. - Phƣơng án này giải quyết dứt điểm sự việc xảy ra. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 10 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 - Phƣơng pháp kiểm nghiệm lại gói thuốc trộn không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm cho kết quả chính xác, tin cậy. - Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ngƣời dân. - Tạo niềm tin cho ngƣời dân đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc. - Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. b. Hạn chế: - Cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan hữu quan gây tốn kém kinh tế, công việc chuyên môn bị chi phối. - Việc kiểm nghiệm gói thuốc trộn không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc mất tƣơng đối nhiều thời gian. Cho nên việc giải quyết tình huống trên gây tốn kém về sức ngƣời, sức của và lâu cho kết quả hơn. 1.3. Phương án 3 Đề nghị cơ quan Công an vào cuộc giải quyết vụ việc này vì bà Lan đã giả danh là dƣợc sỹ để bán thuốc, lừa đảo ngƣời dân, thu lợi bất chính. a. Ưu điểm: - Làm cho việc xử lý tình huống trên nhanh chóng, gọn nhẹ. b. Hạn chế: - Khi cơ quan Công an giải quyết vụ việc trên thì vẫn cần có sự phối hợp của ngành y tế trong một số bƣớc giải quyết vụ việc. Điều này gây ra sự tốn kém về sức ngƣời, sức của và thời gian giải quyết vụ việc. - Khó khăn trong việc phân tích gói thuốc trộn không còn nguyên vẹn bao bì, nhãn thuốc nên không có căn cứ để đƣa ra kết luận chính xác về thành phần gói thuốc. Từ đó ảnh hƣởng tới việc khắc phục triệt để các hậu quả có thể xảy ra. Chủ quầy thuốc Lan Nhi là bà Lan có thể sẽ không nhận thấy hết những sai phạm và những hậu quả nặng nề do việc kinh doanh thuốc của bà gây ra. - Phƣơng án này không thể hiện đƣợc vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về y tế. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 11 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội 2. Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 Lựa chọn phƣơng án tối ƣu: Qua nghiên cứu, xem xét kĩ những ƣu khuyết điểm của mỗi phƣơng án thì tôi chọn phƣơng án 2 là phƣơng án tối ƣu để giải quyết tình huống. Giải quyết tình huống theo phƣơng án này không những đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật mà còn bảo vệ đƣợc quyền lợi cho ngƣời dân. Vừa giải quyết dứt điểm sự việc xảy ra, vừa làm cho cơ sở nhận ra hành vi sai phạm của mình. Vừa hợp tình mà lại hợp lý. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 12 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 PHẦN V: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Lập kế hoạch Phương án lựa chọn (Phương án 2): Phòng Y tế phối hợp với các cơ quan: Thanh tra Sở Y tế, Phòng quản lý hành nghề Dƣợc, Trung tâm Kiểm nghiệm Dƣợc phẩm - Mỹ phẩm để trực tiếp giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Phòng Y tế. Sau đó, Phòng Y tế lập tờ trình trình UBND huyện ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lan. Học viên: Nguyễn Thị Thắm – Phòng Y tế huyện Ba Vì 13 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong - TP. Hà Nội Lớp Bồi dưỡng chuyên viên K2A-2015 BẢNG KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG STT Tên công việc 1 Họp triển khai công tác kiểm tra và xử lý Quầy thuốc Lan Nhi (Đ/c: Thôn X, xã Phú Phƣơng, Ba Vì, Hà Nội). 2 Đoàn kiểm tra tới QT Lan Nhi kiểm tra thực tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan