Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống giải quyết đơn khiếu nại quyết định hành chính của ông lê quang...

Tài liệu Xử lý tình huống giải quyết đơn khiếu nại quyết định hành chính của ông lê quang u, địa chỉ tổ 21, cụm 3, xuân la, tây hồ

.DOCX
17
2972
97

Mô tả:

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ về tất cả các mặt của cuộc sống. Sự phát triển quá nhanh này gắn với sự cũ kỹ của hệ thống hánh chính nhà nước cồng kềnh, vận hành kém hiệu quả, đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về trình độ và việc đề ra những biện pháp để cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước là rất cần thiết. Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này, đã có tác động đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phực tạp đã được giải quyết, góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, ở một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương… Tình hình khiều nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giả quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại trụ sở tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao, nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng, nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Mặt khác, trong quá trình đô thị hoá do nhu cầu phát triển kinh tế, việc giải phóng mặt bằng (GPMB) thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội diễn ra ở khắp nơi, cả thành thị và nông thôn ảnh hởng không ít tới đời sống, việc làm của ngời dân. Không đứng ngoài xu thế phát triển chung của cả nước, Tây Hồ qua 20 năm thành lập là một quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, trên địa bàn quận có nhiều dự án đầu tư trọng điểm của thành phố Hà Nội như dự án đường Vành đai 2, dự án xây dựng cầu Nhật Tân, dự án mở rộng đường Nguyễn Hoàng Tôn… Điều này đã tạo Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 1 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của quận nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định mà cụ thể là các đơn thư khiếu kiện liên quan đến công tác thu hồi đất để GPMB thực hiện các dự án đầu tư. Việc thu hồi đất để GPMB đã phát sinh khiếu kiện do việc đền bù không đúng chính sách, không đúng đối tượng, thiếu công khai dân chủ; giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng, thậm trí có trường hợp còn bớt xén tiền, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân. Với tư cách là người trực tiếp tham mưu giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thu hồi đất để giải phóng mặt bằng và đề cập đến những thực trạng nêu trên, bản thân đã chọn đề tài: “ Xử lý tình huống: Giải quyết đơn khiếu nại Quyết định hành chính của ông Lê Quang U, địa chỉ: Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ” để làm tiểu luận cuối khóa cho khóa học này. Xử lý tình huống cụ thể này, bản thân hy vọng nêu lên được phân phần nào nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp về đất đai dẫn đến khiếu nại từ Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân, sự thiếu trách nhiệm, quan liêu của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ và các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong việc giải quyết khiếu nại hiện nay trên địa bàn quận Tây Hồ. Về bố cục, trình tự kết cấu của tiểu luận gồm: Lời nói đầu Nội dung: I. Mô tả tình huống II. Mục tiêu xử lý tình huống III. Nguyên nhân và hậu quả của tình huống IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống V. Tổ chức thưc hiện phương án đã chọn Kết luận và kiến nghị Kính mong sự trao đổi, góp ý của thầy cô giáo và các bạn đọc để bản thân trao dồi kinh nghiệm, kiến thức vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, nhằm làm tốt chức năng tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác giải quyết các vụ khiếu nại khi có các trường hợp tương tự xảy ra. Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 2 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống NỘI DUNG I. Mô tả tình huống 1. Bối cảnh, không gian của tình huống Ông Lê Hồng C được HTX Nông nghiệp Xuân La giao đất nông nghiệp thuộc diện 5 % với diện tích 1032m2 đất tại địa chỉ Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ, và được thể hiện tại Sổ bộ thuế Nông nghiệp năm 1994 của UBND phường Xuân La (vợ ông C đã chết năm 1990). Ngoài diện tích đất trên, ông còn sử dụng một số diện tích đất khác trên địa bàn phường Xuân La. Ông C có 04 người con là Lê Quang U, Lê Quang H, Lê Quang M và Lê Hồng L. Diện tích 1032m2 đất tại địa chỉ Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ được người con cả của ông C là ông Lê Quang U sử dụng và làm nhà ở từ năm 2000 đến nay, ông U cũng đang làm hồ sơ xin cấp GCNQSD đất đối với diện tích đất này và đã được UBND phường Xuân La hoàn thiện hồ sơ theo quy định để chuyển lên cơ quan có thẩm quyền của UBND quận Tây Hồ để xem xét. Ông Lê Hồng C ở cùng với vợ chồng ông Lê Quang U, còn diện tích đất tại các địa chỉ khác do 03 người con còn lại của ông C sử dụng. Năm 2011 ông Lê Hồng C chết. Khi Thành phố thực hiện thu hồi đất để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ thì diện tích đất 2 1032m trên nằm trong chỉ giới GPMB. Ngày 18/9/2015, UBND quận Tây Hồ ban hành Quyết định số 3766/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ. Ông U đã bàn giao một phần diện tích đất tại địa chỉ trên để đảm bảo tiến độ GPMB thực hiện dự án, phần còn lại để ông dần ổn định cuộc sống tại nơi ở mới sẽ chuyển giao cho chủ đầu tư. Ngày 29/9/2015, ông U đến UBND phường Xuân La để nhận tiền đền bù GPMB thì được giải thích rằng tiền đền bù của gia đình ông đang bị “treo” tại Kho bạc Nhà nước quận Tây Hồ vì có phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất đối với diện tích đất 1032m 2 nêu trên. Qua tìm hiếu ông U được biết do số tiền bồi thường ông U được hưởng lớn nên 03 người anh em của ông là Lê Quang H, Lê Quang M và Lê Hồng L có đơn gửi UBND phường Xuân La, đề Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 3 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống nghị giải quyết tranh chấp về đất đai đối với diện tích đất 1032m 2 đất tại địa chỉ Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ. Trong đơn, Lê Quang H, Lê Quang M và Lê Hồng L trình bày: “Tại Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (BTHT&TĐC) để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án kèm theo có tên ông Lê Hồng C là người được giao đất đối với diện tích đất 1032m2 đất tại địa chỉ Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ nên đây là tài sản thừa kế mà ông C để lại. Do vậy ông U không được hưởng toàn bộ mà phải chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”. UBND phường Xuân La và các đoàn thể chính trị địa phương đã tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Quá bức xúc, ngày 12/10/2015 ông Lê Quang U có đơn khiếu nại gửi Ban tiếp công dân quận Tây Hồ, khiếu nại Quyết định số 3766/QĐ-UBND quận Tây Hồ đề ngày 18/9/2015 và Phương án đền bù kèm theo. Theo nội dung đơn khiếu nại và tại buổi làm việc với Thanh tra quận, ông U trình bày thì: Tại Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo, tên người được giao đất của thửa đất bị thu hồi để GPMB là không đúng, dẫn đến tranh chấp phát sinh trong gia nội bộ gia đình ông, ông không được nhận tiền đền bù GPMB để ổn định cuộc sống. Cụ thể: Tại Điều 1 Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ và tại Phương án ĐBHT&TĐC kèm theo thể hiện: “I. Họ và tên người được giao đất: Lê Hồng C II.Họ và tên người sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất bị thu hồi: Lê Văn U….”. Theo ông Lê Quang U, dù diện tích đất bị thu hồi để GPMB do ông Lê Hồng C đứng tên trong Sổ bộ thuế nông nghiệp năm 1994 của UBND phường Xuân La, nhưng năm 2000 ông C viết giấy chuyển nhượng lại toàn bộ phần diện tích đó cho ông U với trị giá 5 cây vàng để lấy tiền cho người con út là Lê Hồng L (việc chuyển nhượng này các anh em trong gia đình ông đều biết và trong Giấy chuyển Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 4 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống nhượng có chữ ký của ông Lê Quang H với tư cách là người làm chứng). Ông đã xây nhà sử dụng ổn định từ thời điểm đó đến nay. Hơn nữa, trong hồ sơ xin cấp GCNQSD đất của ông, UBND phường Xuân La cũng đã xác nhận là đất sử đang sửu dụng ổn định và không có tranh chấp. Do vây, ông đề nghị bỏ nội dung “Hộ và tên người được giao đất: Ông Lê Hồng C” tại Điều 1, Quyết định 3766/QĐUBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ và Phương án ĐBHT&TĐC kèm theo để chấm dứt tranh chấp đất đai liên quan đến diện tích đất 1032m 2 và để ông được nhận tiền đền bù GPMB. 2. Lý do dẫn tới đơn khiếu nại Qua thẩm tra, xác minh, và tìm hiểu ban đầu, nguyên nhân sâu xa phát sinh tranh chấp đất đai giữa anh em ông U là do ông được hưởng số tiền đền bù lớn, dẫn đến sự đố kỵ vì lòng tham của các anh em. Hơn nữa tại Quyết định số 3766/QĐUBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo đều có tên ông Lê Hồng C là người được giao đất. Do sự đố kỵ về việc ông U được hưởng số tiền đền bù lớn, cùng với việc có tên ông Lê Hồng C tại Quyết định kèm Phương án BTHT&TĐC cộng thêm sự xúi bẩy của người ngoài nên các anh em của ông C càng có cơ sở cho rằng tài sản đó là di sản thừa kế mà ông C là bố để lại, cần phải được chia đều cho 4 anh em chứ ông U không được quyền hưởng hết. Từ đó đã phát sinh tranh chấp gay gắt giữa nội bộ anh em ông U, UBND phường, các đoàn thể địa phương đã tiến hành hòa giải nhưng không thành. Dẫn đến việc ông U không được nhận tiền đền bù để ổn định cuộc sống, bức xúc làm đơn khiếu nại và không bàn giao phần diện tích đất còn lại cho chủ đầu tư để thực hiện dự án. II. Mục tiêu xử lý tình huống Từ sự việc trên đặt ra một số mục tiêu cơ bản cho việc giải quyết ở góc độ quản lý hành chính Nhà nước như sau: Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 5 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội - Tiểu luận tình huống Mục tiêu hàng đầu cho việc xử lý tình huống này là: Giải quyết dứt điểm , đơn khiếu nại của công dân một cách nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, chấm dứt tranh chấp đất đai, không gây bức xúc cho công đồng dân cư, đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng thực hiện Dự án của Thành phố. - Thứ hai: Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng cho công dân, mà trực tiếp là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ông U khi áp dụng chính sách đến bù GPMB của Nhà nước; củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền các cấp. - Thứ ba: Phải khắc phục được những sai sót trong quá trình xác nhận nguồn gốc đất, kiểm kê lập hồ sơ GPMB để hạn chế tối đa việc phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất đối với những trường hợp chưa được cấp GCNQSD đất như hiện nay. - Thứ tư: Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý với tinh thần truyền thống đạo đức của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa mới, nêu cao tinh thần đoàn kết đùm bọc thương yêu nhau trong gia đình cũng như trong toàn xã hội. III. Nguyên nhân và hậu quả của tình huống 1. Nguyên nhân Quá trình phát sinh tranh chấp đất đai giữa anh em ông Lê Quang U dẫn đến việc ông U làm đơn khiếu nại gửi UBND quận Tây Hồ do nhiếu nguyên nhân, trong đó có thể khái quát các nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất: Do lòng tham và ý thức chấp hành pháp luật của các anh, em ông Lê Quang U. Mặc dù các ông bà Lê Quang H, Lê Quang M và Lê Hồng L đề đã được bố là ông Lê Hồng C cho đất để ổn định cuộc sống riêng và cũng được biết (ký tên làm chứng) việc ông C chuyển nhượng toàn bộ phần diện tích đất trên cho ông Lê Quang U vào năm 2000 để lấy tiền cho người con út là Lê Hồng L nhưng do đố kỵ với số tiền đền bù lớn, cộng thêm sự xúi bẩy của bên ngoài mà cho rằng đây là tài sản thừa kế và cố tình làm đơn đòi chia phần tài sản đó. - Thứ hai: Do công tác quản lý đất đai của cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng còn thiếu chặt chẽ dẫn đến việc xác nhận nguồn gốc đất, ngườ i đứng tên tại Phương án BTHT&TĐC không thống nhất và không đúng thực tế. UBND phường và các cơ quan chức năng chỉ căn cứ vào tài liệu chứng minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất là Sổ bộ thuế nông nghiệp năm 1994. Tuy nhiên không Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 6 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống có sự chỉnh lý sửa đổi khi có sự biến đổi về chủ sử dụng đất và các chứng cứ kèm theo. - Thứ ba: Do mâu thuẫn gia đình ngày một nghiêm trọng, căng thẳng, gay gắt không thể tự giải quyết được; công tác hòa giải tại địa phương chưa có hiệu quả. 2. Hậu quả - Nếu không giải quyết đơn khiếu nại của ông Lê Quang U một cách kịp thời, đúng pháp luật thì sẽ không tạo tiền đề pháp lý cho việc giải quyết dứt điểm tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các anh em ông U. - Nếu vẫn còn có tranh chấp thì theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư dự án không thể tiến hành chi trả tiền đền bù GPMB cho ông U. Đều này tạo sự bức xúc và mất niền tin của công dân vào chính sách pháp luật và các cấp chính quyền. - Một khi việc giải quyết khiếu nại không được giải quyết dứt điểm theo hướng “thấu tình – đạt lý” thì sẽ dẫn tới việc khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông Lê Quang U, làm ảnh hưởng tiến độ GPMB thực hiện dự án và gây mất ổn định tình hình an ninh – trật tự xã hội trên địa bàn khu dân cư. IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 1. Xây dựng, phân tích phương án Từ tình huống trên, cần áp dụng các căn cứ pháp luật như sau: - Thứ nhất: các quy định chuyên ngành để xem xét tính hợp pháp của việc lập và phê duyệt Phương án BTHT&TĐC: Luật Đất đai 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND, số 23/2014/QĐ/UBND, số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội. - Thứ hai: các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại: Luật khiếu nại 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại, Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại; Quyết Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 7 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống định số 80/2014/QĐ-CP ngày 14/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thành phố Hà Nội. Căn cứ các quy định phát luật nên trên, để giải quyết vụ việc tình huống theo đúng quy định và mục tiêu đặt ra có thể thực hiện theo các phương án sau đây: 1.1. Phương án thứ nhất: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng giữ nguyên Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo. Trong quá trình lập Phương án BTHT&TĐC, Tổ công tác phục GPMB theo quy định của pháp luật căn cứ vào các bản Xác nhận về loại đất, nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng đất và tài sản gắn với đất nằm trong chỉ giới thu hồi đất phục vụ công tác GPMB thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ của UBND phường Xuân La. Theo đó, UBND phường Xuân La cho biết: UBND phường xác nhận ông Lê Hồng C có tên là người được giao đất đối với diện tích đất 1032m2 tại địa chỉ Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ là căn cứ vào Sổ bộ thuế nông nghiệp năm 1994 mà UBND phường đang lưu trữ, quản lý. Do vậy, việc để tên người được giao đất là ông Lê Hồng C tại Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo là không sai theo quy định tại so với các hồ sơ, tài liệu mà UBND phường lưu trữ, cung cấp. Việc giải quyết tình huống theo phương án này có những ưu và khuyết điểm sau đây: - Về ưu điểm: Không phải sửa đổi Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo. - Về khuyết điểm: Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 8 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống Không phản ánh được đúng hiện trạng việc sử dụng đất tại thời điểm thu hồi đất GPMB để thực hiện dự án. Không giải quyết được dứt điểm tranh chấp đất đai giữa ông Lê Quang U và các anh em. Vẫn tồn tại cơ sở để cho rằng diện tích đất trên là tài sản thừa kế mà ông Lê Hồng C để lại nên vẫn có cơ sở để tiếp tục phát sinh tranh chấp. Điều đó dẫn đến việc không thể chi trả tiền đền bù theo quy định của pháp luật. Ông U không được nhận tiền đền bù để ổn định cuộc sống sau khi bị Nhà nước thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án, gây sự mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền. 1.2. Phương án hai: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng sửa bổ sung cụm từ “đã chết” vào sau cụm từ “Lê Hồng C” tại Điều 1, Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo. Cụ thể sửa đổi như sau: “I. Họ và tên người được giao đất: Lê Hồng C (đã chết) II.Họ và tên người sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất bị thu hồi: Lê Văn U...”. Như đã trình bày ở phương án 1, các hồ sơ, tài liệu UBND phường Xuân La cung cấp và xác nhận đều thể hiện ông Lê Hông C là người được giao đất đối với diện tích đất 1032m2 tại địa chỉ Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ. Tuy nhiên tại thời điểm thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án xây dựng đường Vành đai 2 thì ông Lê Hồng C đã chết (ông C chết năm 2011) nên việc bổ sung từ “đã chết” vào sau “Lê Hồng C” tại Điều 1 Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo là phù hợp với thực tế và hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thu hồi. Việc giải quyết tình huống theo phương án này có những ưu và khuyết điểm sau đây: - Về ưu điểm: Việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng sửa đổi Điều 1 Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 9 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo nên trên đã phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất khi thu hồi GPMB và theo đúng hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại UBND phường. Nếu giải quyết theo phương án này sẽ đảm bảo tính an toàn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. - Về khuyết điểm: Tuy giải quyết tình huống trên theo phương án này thể hiện được đúng hiện trạng việc sử dụng đất tại thời điểm thu hồi GPMB nhưng vẫn không giải quyết dứt điểm được tranh chấp đất đai giữa ông Lê Quang U và các anh em. Việc tên ông Lê Hồng C còn được thể hiện tại Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo vẫn tạo cơ sở làm căn cứ để các ông bà Lê Quang H, Lê Quang M và Lê Hồng L tiếp tục khiếu kiện tranh chấp đòi chia thừa kế. Điều đó dẫn đến việc chủ đầu tư không thể chi trả tiền đền bù theo quy định của pháp luật. Ông U không được nhận tiền đền bù để ổn định cuộc sống sau khi bị Nhà nước thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án, gây sự mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền. 1.3. Phương án ba: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng sửa đổi Điều 1, Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo. Cụ thể sửa đổi như sau: “I. Họ và tên người sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất bị thu hồi: Lê Văn U….”. Việc giải quyết tình huống theo phương án này có những ưu và khuyết điểm sau đây: - Về ưu điểm: Việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo hướng sửa đổi: bỏ nội dung “Họ và tên người được giao đất: Lê Hồng Chứ” tại Điều 1 Quyết định số Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 10 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo nên trên đã phản ánh theo đúng hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại UBND phường, đúng hiện trạng và các tài liệu , chứng cứ về quyền sử dụng đất tại diện tích đát bị thu hồi GPMB của ông Lê Quang U. Tạo tiền đề về mặt pháp lý để cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm tranh chấp đất đất đai giữa ông Lê Quang U và các anh em. Trên cơ sở đó làm căn cứ để chủ đầu tư dự án chi trả tiền đền bù GPMB cho ông Lê Quang U. - Về khuyết điểm: Giải quyết tình huống theo phương án này buộc các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan phải tiến hành xác nhận lại nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với 1032m2 tại địa chỉ Tổ 21, cụm 3, Xuân La, Tây Hồ từ thời điểm giao đất đến thời điểm thu hồi để GPMB. Trên cơ sở đó sửa đổi Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo và xem xét xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. 2. Đánh giá và lựa chọn phương án Như đã trình bày ở trên về nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại của ông Lê Quang U và qua việc phân tích những ưu, khuyết điểm của từng phương án cụ thể, thấy rằng: - Nếu lựa chọn phương án 1 và phương án 2 thì tính khả thi không cao. Mặc dù vẫn đảm bảo theo quy định của pháp luật về việc lập phương án BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để GPMB ( trên cơ sở căn cứ vào xác nhận, báo cáo của UBND phường) nhưng vẫn không tạo tiền về mặt pháp lý để để làm cơ sở để giải quyết dứt điểm tranh chấp về đất đai. Hơn nữa vì đây là đất chưa được cấp GCNQSD đất nên việc tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường và UBND quận. Như vậy càng phát sinh đơn Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 11 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống thư khiếu kiện kéo dài, phức tạp và hậu quả là tiền bồi thường GPMB cho ông U khi bị thu hồi đất vẫn bị “treo” tại Kho bạc Nhà nước quận. - Phương án ba là có tính khả thi hơn cả. Nếu lựa chọn phương án này vừa đảm bảo được đúng quy định của pháp luật về việc lập phương án BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để GPMB ( trên cơ sở căn cứ vào xác nhận, báo cáo của UBND phường, thực tế hiện trạng sử dụng đất và các tài liệu chứng cứ kèm theo tại thời điểm GPMB) vừa tạo cơ sở pháp lý để cơ quan có thểm quyền trả lời, giải quyết dứt điểm tranh chấp về đất đai của anh em nhà ông Lê Quang U và trên cơ sở đó chủ đầu tư dự án tiến hành việc chi trả tiền đền bù GPMB cho ông Lê Quang U theo quy định của pháp luật; chấm dứt việc khiếu kiện kéo dài phức tạp và tạo niềm tin của nhân dân đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước và với các cấp chính quyền. Do vậy, phương án được lựa chọn áp dụng để giải quyết tình huống này là phương án ba. V. Tổ chức thực hiện phương án đã chọn Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc tổ chức thực hiện phương án đã chon được thực hiện như sau: 1. Các bước tiến hành - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ ban hành Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu đối với đơn khiếu nại Quyết định hành chính của ông Lê Quang U; đồng thời ban hành Quyết định về việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, theo đó giao Thanh tra quận tiến hành xác minh và báo cáo nội dung khiếu nại của ông Lê Quang U. - Thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND quận, Chánh Thanh tra quận ban hành Quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung khiếu nại gồm: Chánh Thanh tra 2 - đồng chí Thanh tra viên. Chánh Thanh tra – Tổ trưởng Tổ xác minh xây dựng kế hoạch xác minh, thông qua Tổ xác minh. Tổ xác minh tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của công dân. Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 12 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội - Tiểu luận tình huống Tổ xác minh nội dung khiếu nại của Thanh tra quận báo cáo kết quả xác minh cho Chủ tịch UBND quận Tây Hồ bằng văn bản. - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ căn cứ các yếu tố pháp lý đã nêu ở trên và trên cơ sở xem xét báo cáo của Thanh tra quận ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với đơn khiếu nại của ông Lê Quang U. Trong Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có nội dung thể hiện việc sửa đổi Điều 1, Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về việc Phê duyệt phương án BTHT&TĐC để thực hiện dự án: Xây dựng đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo như sau: “I. Họ và tên người sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất bị thu hồi: Lê Văn U….” và giao nhiệm vụ cho các phòng, ban, đơn vị cá nhân có liên quan tiến hành sửa đổi Quyết định số 3766/QĐ-UBND ngày 18/9/2015 của UBND quận Tây Hồ và Phương án BTHT&TĐC kèm theo. - UBND phường Xuân La căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có liên quan trả lời giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất đai giữa các anh em nhà ông Lê Quang U và phối hợp với cơ quan chuyên môn chỉnh lý tài liệu hồ sơ quản lý đất đai trên địa bàn phường. - Trên cơ sở kết quả của việc giải quyết khiếu nại, chủ đầu tư dự án tiến hành chi trả tiền bồi thường GPMB cho ông Lê Quang U theo quy định. - Giao Chánh Thanh tra quận theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và báo cáo việc thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND quận. 2. Lịch thời gian giải quyết phương án đã chọn Thời gian 19/10/2015 Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 13 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội n d G L 22/10/2015 Q x n n 26/10/2015 X n 16/11/2015 B n C 23/11/2015 B q 25/11/2015 H q c lư th 16/11/2015 T đ Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 14 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội 30/11/2105 V d đ 03/12/2015 T G 07/12/2015 H tì c n q G Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 15 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Giải quyết các khiếu nại quyết định hành chính liên quan đến chế độ, chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để GPMB là một trong những nhiệm vụ quan trọng của UBND quận Tây Hồ. Từ tình huống thực tế đã nêu cho thấy nếu giải quyết tốt mọi tình huống phát sinh thấu tình, đạt lý, đảm bảo công bằng, dân chủ thì sẽ tạo được sự đồng tình ủng hộ và tin tưởng của nhân dân, hạn chế việc khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt cấp, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, góp phần ổn định tình hình chung trên địa bàn quận. Trong quá trình phân tích nguyên nhân, hậu quả và các phương án xử lý tình huồng cụ thể trên, bản thân có thể đưa ra một số kiến nghị sau đây: - Trong công tác quản lý đất đai cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức địa phương, định kỳ có sự bổ sung, chỉnh lý sự biến động về đất đai trên địa bàn quản lý để kịp thời cập nhật một cách chính xác và đúng pháp luật. - Trong công tác lập hồ sơ, lên phương án ĐBHT&TĐC cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành chuyên môn để tránh xảy ra sai sót, gây khó khăn bức xúc cho nhân dân. - Tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng công tác hòa giải cho cán bộ cơ sở, đảm bảo đủ năng lực, trình độ tiến hành hòa giải các tranh chấp phát dinh tại cơ sở, hạn chế được các đơn thư khiếu kiện vượt cấp, ổn định tình hình an ninh – chính trị. - Ủy ban nhân dân Thành phố và UBND quận thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực thi pháp luật đối với UBND các cấp nhất là công tác quản lý và sử dụng đất nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai; đồng thời kiến nghị đề xuất các biện pháp đẻ công tác quản lý và sử dụng đất ngày càng tốt hơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao hơn. Qua việc phân tích, giải quyết tình huống và đưa ra một số kiến nghị nên trên, chúng ta thấy được thực trạng quản lý đất đai, hiệu quả của việc giải quyết khiếu nại, góp phần nâng cao hiệu lực của hoạt động quản lý Nhà nước, hạn chế những sai phạm có thể mắc phải trong công tác GPMB riêng trên địa bàn quận Tây Hồ và Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 16 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong Phong TP Hà Nội Tiểu luận tình huống trên toàn Thành phố. Điều đó sẽ tạo được môi trường chính trị - xã hội ổn định, lành mạnh thúc đẩy việc đầu tư phát triển kinh tế, tạo niềm tin với chính quyền và việc chấp hành của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước./. Đinh Thị Duyên – Lớp: CVK4A-2015 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan