Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại nhiều lần của công dân xã văn khê, huyện m...

Tài liệu Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại nhiều lần của công dân xã văn khê, huyện mê linh.

.DOCX
23
4887
124

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A2015  TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống Giải quyết khiếu nại nhiều lần của công dân xã Văn Khê, huyện Mê Linh Họ tên học viên: Phạm Thị Thắm Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Tư pháp – UBND huyện Mê Linh Hà Nội, năm 2015.  1 MỤC LỤC STT 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 I: NỘI DUNG 1. Mô tả tình huống 2. Phân tích tình huống 2.1. Mục tiêu đưa ra tìn 2.2. Nguyên nhân 2.3. Hậu quả 3 II: XỬ LÝ TÌNH HUỐ 1. Phương án giải quyế 2. Phương án giải quyế UBND huyện căn cứ hồ quyết khiếu nại lần 2 3. Phương án giải quyế 4. Chọn phương án, Kế 4 III: KẾT LUẬN, ĐỀ X 2 LỜI NÓI ĐẦU Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng ít được quan tâm một cách đúng mức. Nhưng gần đây nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng không cho phép chúng ta hời hợt, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp. Lâu nay, việc tổ chức xây dựng các công trình cụ thể chủ yếu chúng ta quan tâm đến quy mô và bề rộng mà ít chú ý đến tổng thể mang tính hiện đại, văn minh. Quản lý trật tự xây dựng có vai trò quan trọng như là một trong những giải pháp quan trọng tạo cho hoạt động xây dựng các điểm dân cư nông thôn có tính đồng bộ và thống nhất, môi trường sống, làm việc, tổ chức giao thông thuận lợi. Kể từ khi Luật Xây dựng được Quốc hội ban hành đến nay, Chính phủ, Bộ Xây dựng và các địa phương đã kịp thời ban hành nhiều Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn về: quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng, thanh tra xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng… Trong thời gian gần đây, tuy công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những tiến bộ nhất định nhưng chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: nhìn chung công tác quản lý hoạt động xây dựng của chính quyền địa phương còn nhiều yếu kém. Các xã vẫn chưa chú ý và tập trung nhiều nguồn lực cho công tác quy hoạch xây dựng; việc công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định chưa được thực hiện nghiêm túc; đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng chưa đáp ứng đủ; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm còn chưa kịp thời và triệt để; hiện tượng xây dựng nhà không phép, sai phép còn nhiều ảnh hưởng xấu và gây bức xúc trong dư luận, trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng hiện nay. Để phần nào chứng minh những nhận định về thực trạng quản lý đô thị, trật tự xây dựng nêu trên tôi xin đưa ra một tình huống cụ thể nói về tình hình “xây 3 dựng công trình trên đất không được phép xây dựng của ông Lê Văn Bảy, trú tại xóm chùa B, thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê”. Vụ việc mang tính chất phức tạp bởi liên quan đến những hành vi hành chính của bộ máy chính quyền trước đây, việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực trật tự xây dựng của bộ máy chính quyền xã không được triệt để dẫn đến khiếu nại, tố cáo gây mất lòng tin của người dân về bộ máy chính quyền địa phương. Với kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng chuyên viên do trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức và cùng với những chia sẻ kinh nghiệm của thầy cô trực tiếp giảng dạy, bàn bè đồng nghiệp tôi xin đưa ra tình huống với bố cục như sau: Phần I: Nội dung tình huống. Phần II: Xử lý tình huống. Phần III: Kết luận, đề xuất, kiến nghị Trong điều kiện thời gian có hạn đồng thời kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của các thầy cô giáo để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn tình huống này cũng như trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm giải quyết tình huống thực tế trong công việc hiện tại của mình. 4 PHẦN I: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1.Mô tả tình huống * Thông tin liên quan đến tình huống: Ngày 12/8/1998, Hạt quản lý đê Yên lạc, Mê Linh; UBND xã Văn Khê đã ký kết hợp đồng thuê trồng tre chắn sóng với ông Lưu Văn Bình, trú tại xóm chùa B, thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh với nội dung “thuê ông Bình trồng tre chắn sóng từ K42 đến K43 đoạn khu đê tả sông Hồng thuộc UBND xã Văn Khê. Căn cứ hợp đồng ông Bình có trách nhiệm chăm non tre chắn sóng không để tre bị chết. Năm 2014, ông Bình cho ông Bảy thuê mướn mặt bằng để ông Bảy làm lều, quán buôn bán tại chợ tạm gần đó, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài của ông Bảy. Tình huống diễn ra cụ thể như sau: Giữa năm 2014, ông Lê Văn Bảy đã thực hiện hành vi xây dựng lều lán, quán bán hàng trên hành lang đê thuộc K42 đến K43. UBND xã Văn Khê đã tiến hành xác minh nguồn gốc đất và xác định phần đất mà ông Bảy xây dựng lều lán, quán bán hàng là phần đất do UBND xã Văn Khê quản lý. Ngày 26/12/2014, UBND xã Văn Khê phối hợp với Đội Thanh tra xây dựng huyện đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư là ông Lê Văn Bảy sinh năm 1971 vì đã có hành vi vi phạm: xây dựng lều quán trên một phần thửa đất số 408 + 419 tờ bản đồ số 32 đo đạc năm 2005 tổng diện tích vi phạm 191,87m2 do UBND xã Văn Khê quản lý đã vi phạm vào điểm a, Khoản 7, Điều 13 “Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng” của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở, cụ thể: - Công trình xây dựng cơi nới thêm với diện tích 27,47m2 , chiều dài 6,7m, chiều rộng 4,1m, chiều cao trung bình 1m, xây tường 110m bằng gạch chỉ. 5 - Công trình xây dựng mới với diện tích 29,11m 2 , chiều dài 7,1m, chiều rộng 4,1m, chiều cao trung bình 1m, xây tường 110m bằng gạch chỉ, phần trên ốp gỗ cốp pha và nẹp bằng tre. - Công trình vệ sinh với diện tích 4,98m2 , chiều dài 4,15m, chiều rộng 1,2m, chiều cao 2,7m, xây tường 110m bằng gạch chỉ. Thể hiện ở Biên bản vi phạm hành chính chủ đầu tư công trình vi phạm là ông Lê Văn Bảy đã ký xác nhận vào Biên bản. Tuy đã ký xác nhận hành vi vi phạm của mình nhưng ông Bảy lại cho rằng ông không vi phạm do phần đất ông dựng lều lán, quán hàng là thuộc quyền sở hữu, quản lý của ông Lưu Văn Bình chứ không phải đất do UBND xã Văn Khê quản lý. Vì vậy, việc UBND xã Văn Khê xử lý vi phạm hành chính đối với ông là trái quy định của pháp luật. UBND xã Văn Khê đã nhiều lần làm việc với ông Lê Văn Bảy đề nghị ông Bảy giải trình, xuất trình các chứng cứ để chứng minh cho việc ông cho rằng ông không vi phạm, nhưng tại các buổi làm việc ông Bảy không có giải trình và cũng không cung cấp chứng cứ pháp lý nào cho UBND xã Văn Khê. Ngày 12/01/2015, Chủ tịch UBND xã Văn Khê ban hành Quyết định Khắc phục hậu quả (do đã hết thời hạn 07 ngày để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Bảy) và yêu cầu ông Bảy tự khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính của ông gây ra. Tuy nhiên, hết thời hạn quy định tại quyết định ông Bảy vẫn không tự khắc phục hậu quả, tháo dỡ công trình vi phạm. Ngày 26/01/2015, Chủ tịch UBND xã Văn Khê ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định khắc phục hậu quả nêu trên và yêu cầu ông Lê Văn Bảy trong thời hạn 10 ngày phải thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm, nếu không thực hiện UBND xã Văn Khê sẽ lập Kế hoạch tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm. Hết thời hạn 10 ngày theo quy định tại quyết định cưỡng chế ông Lê Văn Bảy vẫn không tự giác chấp hành tháo dỡ công trình vi phạm cho nên đến ngày 6 23/3/2015, UBND xã Văn Khê lập Kế hoạch tổ chức cưỡng chế tháo dỡ đối với công trình vi phạm của ông Bảy đồng thời ra thông báo ngày tổ chức cưỡng chế đến chủ đầu tư là ông Lê Văn Bảy. Ngày 31/3/2015, UBND xã Văn Khê tiến hành tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm của ông Lê Văn Bảy. UBND xã Văn Khê trước khi tiến hành cưỡng chế đã lập biên bản hiện trạng, kê biên tài sản đối với những vật dụng không thuộc đối tượng cưỡng chế và yêu cầu ông Bảy thực hiện việc di dời những tài sản đó ra khỏi vị trí cưỡng chế. Tuy nhiên, ông Bảy không tự giác thực hiện di dời tài sản nên UBND xã Văn Khê lập biên bản tạm giữ các tài sản của chủ đầu tư (tài sản không phải là đối tượng cưỡng chế: bàn ghế đá, cây cảnh, kì kèo sắt…) giao cho người trông giữ, đồng thời thông báo đến ông Lê Văn Bảy (3 lần liên tiếp) đề nghị ông đến trụ sở UBND xã Văn Khê nhận lại số tài sản nói trên. Nhận được 3 lần thông báo của UBND xã Văn Khê nhưng ông Lê Văn Bảy không đến nhận lại tài sản của mình. Ngày 26/5/2015, UBND huyện Mê Linh nhận được đơn khiếu nại lần 1 của ông Lê Văn Bảy với nội dung: “việc UBND xã Văn Khê tổ chức cưỡng chế công trình xây dựng của ông là không đúng quy định của pháp luật, gia đình ông không biết gì về việc này, không nhận được các văn bản giấy tờ gì liên quan đến việc xử phạt của UBND xã Văn Khê, yêu cầu UBND xã Văn Khê xin lỗi và trả lại tài sản thu giữ trái pháp luật”. UBND huyện đã giao cho cơ quan chức năng tham mưu giải quyết theo quy định. Theo đó, thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại lần đầu là thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã Văn Khê. UBND huyện ban hành Văn bản yêu cầu UBND xã Văn Khê giải quyết khiếu nại của công dân theo thẩm quyền. Căn cứ Văn bản chỉ đạo của UBND huyện và đơn khiếu nại của ông Bảy, UBND xã Văn Khê thành lập tổ xác minh và tổ chức các buổi làm việc đối thoại trực tiếp với ông Bảy và các bên có liên quan. Ngày 27/7/2015, Chủ tịch UBND xã Văn Khê ban hành Quyết định số 137/QĐ-CT về việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Văn Bảy với nội dung “căn cứ vào Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và Nghị 7 định số 166/2013/NĐ-CP thì việc UBND xã Văn Khê thiết lập hồ sơ xử phạt, tổ chức cưỡng chế, tạm giữ tài sản đối với ông Bảy là làm đúng theo quy định pháp luật, việc ông Bảy khiếu nại UBND xã Văn Khê là không có cơ sở”. Ngày 11/9/2015, ông Bảy lại tiếp tục khiếu nại lần 2 đến UBND cấp huyện với nội dung “yêu cầu UBND xã Văn Khê trả lại tài sản thu giữ trái pháp luật, bồi thường thiệt hại về tài sản, và yêu cầu UBND xã công khai xin lỗi gia đình ông”. Việc giải quyết đơn khiếu nại lần 2 thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện. Ngày 28/9/2015, UBND huyện xét thấy các nội dung đơn khiếu nại của ông Bảy trùng với nội dung đơn lần 1. Qua xem xét hồ sơ, căn cứ pháp lý, xét Quyết định số 137/QĐ-CT và nhất trí với nội dung đó nên đã ban hành Văn bản trả lời đến ông Bảy với nội dung: “nhất trí với quyết định của Chủ tịch UBND xã Văn Khê và đề nghị ông Bảy đến nhận lại tài sản của mình”. Ngày 02/10/2015, ông Bảy tiếp tục làm đơn khiếu nại đến UBND huyện với nội dung khiếu nại Văn bản trả lời của UBND huyện, đề nghị UBND huyện yêu cầu UBND xã Văn Khê thực hiện các nội dung theo đơn lần 2 của ông. Tình huống đặt ra là UBND cấp huyện nên có cách giải quyết như thế nào để vừa đảm bảo pháp chế nhà nước, vừa đảm bảo giải quyết tận gốc của vấn đề lấy lại lòng tin người dân xã Văn Khê. 2. Phân tích tình huống 2.1. Mục tiêu khi đưa ra tình huống Tình huống nêu trên phản ánh thực trạng không phải là hiếm thấy ở các chính quyền cấp xã. Vụ việc tưởng chừng đơn giản, dễ giải quyết nhưng nếu không có sự khéo léo của cơ quan quản lý nhà nước thì sẽ dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài gây mất thời gian, thiệt hại về kinh tế của cơ quan nhà nước cũng như của công dân. Việc đưa ra tình huống trên đây để nhằm bàn bạc, thống nhất cách giải quyết hợp lý nhất, tốn ít thời gian nhất, giải quyết được triệt để vấn đề nhất và 8 trên hết bảo vệ pháp chế của nhà nước, đảm bảo lợi ích chính đáng của công dân một cách hiệu quả nhất. Từ việc vận dụng các quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai, xây dựng để tham mưu UBND huyện giải quyết tình huống, đồng thời giải thích, giải quyết các yêu cầu của công dân, làm cho công dân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật. Tạo nên sự hài hòa giữa lý và tình góp phần vào công tác quản lý nhà nước tại địa phương hiệu quả hơn. Một giải pháp có thể được bàn tới đó là có thể được giải quyết bằng con đường tuyên truyền hay không ? đây là bài toán khó không chỉ với UBND xã Văn Khê nói riêng mà còn của chính quyền các cấp nói chung. Nó đòi hỏi một chính quyền có năng lực thực tế, các cán bộ chuyên môn có trình độ vững. Việc giải quyết tình huống nêu trên bằng con đường pháp lý. Nhưng đó có phải là lựa chọn đạt hiệu quả tốt nhất hay không và câu hỏi đặt ra ở đây là “có giải quyết được triệt để các vấn đề cụ thể nêu trên không khi mà người dân đã mất lòng tin vào bộ máy quản lý nhà nước tại cơ sở, đã không còn muốn tôn trọng pháp luật nữa”. 2.2. Nguyên nhân của tình huống Về lịch sử: Từ năm 1998, Hạt quản lý đê Yên Lạc và UBND xã Văn Khê cùng nhau ký kết hợp đồng với công dân của xã là ông Lưu Văn Bình về hợp đồng thuê trồng tre chắn sóng. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng rất sơ sài, không có sự thỏa thuận cụ thể về thời gian, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên khi tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng khi có hiệu lực. Từ năm 1998 đến nay đã trải qua 17 năm, hiện trạng khu vực theo hợp đồng thì hiện tại không có tre chắn sóng thay vào đó là nhà dân, chợ tạm. Mặt khác, nhu cầu tre chắn sóng thực tế tại khu đê tả sông Hồng không còn nữa. Tuy nhiên, việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng vẫn chưa được thực hiện do Hạt quản lý đê Yên Lạc và UBND xã Văn Khê không thống nhất được trách nhiệm bên nào phải chủ trì việc thanh lý hợp đồng. 9 Về tính bất cập của văn bản quy phạm pháp luật: Thời điểm ký kết hợp đồng thuê trồng tre chắn sóng (1998) chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về giới hạn thời gian mà chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước được phép ký kết các loại hợp đồng đối với từng lĩnh vực cụ thể (ví dụ: lĩnh vực đất đai, dịch vụ….). Về nhận thức pháp lý của người dân: Tình huống nêu trên bắt nguồn từ việc ông Bình và ông Bảy có sự thỏa thuận cho nhau thuê lại mặt bằng để buôn bán. Tuy nhiên, việc này không được ông Bình xin ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước. Vì sự thiếu hiểu biết của ông Bình, ông Bảy đối với các quy định pháp lý về thẩm quyền quản lý đất đai của các cấp cũng như trách nhiệm và quyền hạn của mình thông qua hợp đồng thuê trồng tre chắn sóng nên dẫn đến việc ông Bảy không đồng tình việc xử lý vi phạm của UBND xã Văn Khê. Sự thiếu tôn trọng các quy định của pháp luật: Việc ông Bảy cố tình không chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực đất đai, xây dựng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến vụ việc khiếu nại của ông kéo dài tại UBND xã Văn Khê. Sự thiếu quyết tâm, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của chính quyền địa phương: Việc để xảy ra các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng không thể không nói đến một phần trách nhiệm của UBND xã Văn Khê đã lơi lỏng, không sát sao quản lý, không phát hiện hành vi vi phạm, không có biện pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm của người dân địa phương một cách kịp thời. Vụ việc của ông Bảy chắc chắn không phải là trường hợp duy nhất tại xã, nó trực tiếp làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với chính quyền xã Văn Khê. Việc UBND xã Văn Khê thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đối với ông Lê Văn Bảy là đúng trình tự, thủ tục, nội dung, thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị đính 121/2013/NĐCP ngày 10/10/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thiết lập hồ sơ, UBND xã Văn Khê thiếu đi sự sát sao, vận động đến chủ đầu tư làm cho công trình 10 gần như đã hoàn hành mới đưa ra xử lý cho nên khi tổ chức cưỡng chế gây thiệt hại về kinh tế nặng nề cho chủ đầu tư gây bức xúc dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Việc Chủ tịch UBND xã Văn Khê ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với đơn khiếu nại của ông Bảy là đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Tuy nhiên, ông Bảy lại tiếp tục khiếu nại đến UBND cấp huyện. 2.3. Hậu quả UBND xã Văn Khê không vận dụng các quy định của pháp luật để giải thích cho ông Bảy hiểu, không ngăn chặn nghiêm khắc hành vi vi phạm ngay sau khi hành vi vi phạm được phát hiện gây thiệt hại nặng về kinh tế của người dân đồng thời làm mất uy tín của các cơ quan Nhà nước và của cán bộ, công chức; giảm sút lòng tin của nhân dân đối với bộ máy chính quyền địa phương. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, UBND xã không giải quyết được triệt để yêu cầu, đề nghị của công dân dẫn đến việc khiếu nại kéo dài từ cấp xã đến cấp huyện gây lãng phí thời gian của của Nhà nước cũng như công dân. Việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa bị ảnh hưởng do tình huống vi phạm không được xử lý triệt để, có tình có lý. PHẦN II: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Từ những phân tích nêu trên, tôi xin đưa ra 03 phương án giải quyết như sau: giải quyết bằng con đường vận động, tuyên truyền; giải quyết bằng con đường pháp lý; giải quyết kết hợp pháp lý và vận động tuyên truyền. 1. Phương án giải quyết bằng con đường vận động, tuyên truyền Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc khiếu nại của ông Lê Văn Bảy đó chính là việc ông Bảy chưa hiểu cặn kẽ được các quy định của pháp luật hiện hành liên 11 quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng. Sự thiếu hiểu biết của ông khi giao kết một hợp đồng dân sự mà không biết rõ chủ thể là ông Bình không có quyền ký giao kết cho thuê mặt bằng. Diễn biến khiếu nại của ông Bảy là do ý ăn, ý ở giữa cán bộ chính quyền với người dân, sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng xảy ra nhiều trường hợp vi phạm nhưng khi xử lý chỉ chọn xử lý nhỏ lẻ dẫn đến tậm trạng “không phục” của người bị xử phạt. Chính vì vậy, để giải quyết triệt để được vấn đề cần làm công tác vận động, tuyên truyền, giải thích để ông Bảy tự giác thực hiện đúng các quy định của pháp luật và đến UBND xã Văn Khê để nhận lại tài sản của mình. Mặt khác, việc giải quyết khiếu nại của UBND xã Văn Khê không chú trọng đến việc vận động, giải thích cho ông Bảy hiểu mà chỉ thực hiện hời hợt cho hết trách nhiệm, lập biên bản theo tư duy lối mòn, áp đặt dẫn đến tâm lý không phục của bản thân ông Bảy. Việc giải quyết khiếu nại lần 2 thuộc thẩm quyển UBND huyện, tuy nhiên bên liên quan trực tiếp ở đây đó là UBND xã Văn Khê do thiếu trách nhiệm của mình dẫn đến sự không đồng tình của ông Bảy. Vì vây, UBND huyện sẽ phối hợp cùng với UBND xã Văn Khê để thực hiện các cuộc vận động, tuyên truyền trực tiếp đến ông Bảy và người thân của ông Bảy. * Ưu điểm của phương án: Việc giải quyết khiếu nại bằng con đường vận động, tuyên truyền dễ đánh vào tâm lý của đối tượng được tuyên truyền, dễ tìm ra được điểm chung giữa các bên trong buổi làm việc từ đó vấn đề được giải quyết trên phương diện tình cảm, gắn chặt thêm tình làng nghĩa xóm, sự gắn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa chính quyền với người dân. * Hạn chế của phương án: Không có tính ràng buộc pháp lý. Nếu tuyên truyền không tập trung, không vận động đều đặn, không có phương pháp thực hiện hiệu quả thì đối tượng sẽ hiểu lệch lạc hơn về đường lối chủ trương của chính quyền, dẫn đến mất lòng tin nhiều hơn. 12 2. Phương án giải quyết bằng con đường pháp lý: UBND huyện căn cứ hồ sơ thực tế để ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 Việc ông Bình căn cứ vào hợp đồng trồng tre chắn sóng để cho ông Bảy thuê lại mặt bằng làm lều quán bán hàng là không đúng theo quy định của pháp luật dân sự, luật đất đai. Căn cứ vào hồ sơ địa chính thì phần diện tích ông Bảy xây dựng công trình vi phạm là thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã Văn Khê. UBND xã Văn Khê thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật quy định. Biên bản vi phạm hành chính có chữ ký của chủ đầu tư là ông Lê Văn Bảy (tức ông Bảy đã xác nhận hành vi vi phạm của mình). UBND xã Văn Khê ban hành Quyết định khắc phục hậu quả, quyết định cưỡng chế công trình vi phạm và đã có biên bản giao 02 quyết định trên (khi có xác nhận của 02 người làm chứng hoặc xác nhận của chính quyền địa phương thì quyết định coi như được giao cho người vi phạm). Đồng thời UBND xã cũng đã công khai trên loa truyền thanh của xã, niêm yết tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa của thôn. Nên việc ông Bảy khiếu nại về việc ông không được biết về các văn bản liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với ông là không có cơ sở. UBND xã Văn Khê tổ chức cưỡng chế công trình vi phạm của ông Lê Văn Bảy theo đúng quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 (đã có thông báo về ngày tổ chức cưỡng chế). Việc UBND xã Văn Khê tạm thu giữ các tài sản không phải đối tượng cưỡng chế là có cơ sở theo quy định Khoản 5, Điều 34 của Nghị định số 166/2013/NĐ-CP: “Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó. Nếu 13 họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản”. Do đó, việc UBND xã yêu cầu ông đến trụ sở xã để nhận lại tài sản là đúng quy định. Từ những cơ sở nêu trên, UBND huyện ban hành văn bản nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND xã Văn Khê là có cơ sở. Nếu trong thời hạn 06 tháng ông Bảy không đến nhận lại tài sản thì tài sản đó sẽ xử lý theo quy định tại đoạn 3, Khoản 5, Điều 34 của Nghị định số 166/2013/NĐ-CP: “Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy”. * Ưu điểm của phương án: Áp dụng và tuân thủ pháp luật là một trong những nguyên tắc trong hoạt động công vụ của mọi cơ quan Nhà nước. Việc UBND xã Văn Khê thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình khi có phát sinh vi phạm trên địa bàn xã là đúng quy định. * Hạn chế của phương án: Việc xử lý cứng nhắc bằng con đường pháp luật dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, lối mòn không tạo nên được sự nhất trí, đồng thuận của người dân. 3. Phương án giải quyết: kết hợp cả hai phương án trên 14 Như đã nêu ở trên nguồn gốc của việc khiếu lại nhiều lần của ông Bảy là do ông cho rằng phần đất ông xây dựng lều quán không phải do UBND xã Văn Khê quản lý, căn cứ vào hợp đồng trồng tre chắn sóng thì ông Bình mới có quyền quản lý phần đất đó cho nên hợp đồng thuê mặt bằng của ông là hoàn toàn có cơ sở. Do đó, để giải quyết vấn đề trên UBND huyện cần phải đề nghị Hạt quản lý đê Yên Lạc và UBND xã Văn Khê cùng thực hiện việc chấm dứt hợp đồng thuê trồng tre đối với ông Lưu Văn Bình. Đồng thời, chỉ đạo UBND xã Văn Khê thành lập Tổ vận động đi xuống tận nhà ông Bảy để cùng giải thích, tuyên truyền đến ông Bảy, người thân ông Bảy về các quy định của pháp luật có liên quan, đưa ra những cái lợi, bất lợi khi không tuân thủ pháp luật. Một mặt, Tổ vận động tiếp tục làm công tác tư tưởng với người thận cận của ông Bảy để họ cùng tham gia vào tổ vận động, giúp các cuộc tuyên truyền có hiệu quả hơn, tạo ấn tượng tốt đối với gia đình ông Bảy và chứng tỏ cho ông, gia đình ông hiểu là chính quyền rất quan tâm đến việc này. Mặt khác, trong quá trình vận động Tổ vận động cũng cần nêu rõ quan điểm: “ chính quyền đã làm đúng các quy định của pháp luật chứ không vì tình cảm cá nhân mà làm sai quy định”. Kết quả hoạt động của Tổ vận động: Trường hợp 1: ông Bảy tự giác đến trụ sở UBND xã Văn Khê để nhận lại tài sản của mình và lên UBND huyện rút đơn khiếu nại theo quy định. Trường hợp 2: Tổ vận động đã giải thích, vận động ông Bảy và gia đình hết sức cặn kẽ, có tình có lý nhưng ông vẫn giữ nguyên quan điểm của mình thì UBND huyện ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại của ông Bảy theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Mặt khác, để giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng trên địa bàn xã liên quan đến lĩnh xây dựng, đất đai thì UBND huyện cần yêu cầu UBND xã Văn Khê rà soát, báo cáo tất cả các vụ việc vi phạm tương tự đang tồn tại trên địa bàn xã để 15 đưa ra phương hướng chỉ đạo, giải quyết dứt điểm không bỏ sót đối tượng vi phạm tạo sự công bằng cho mọi người dân. * Ưu điểm của phương án: Phương án tạo sự mền mại trong cách giải quyết khiếu nại. Trong nhiều trường hợp tạo nên sự đồng thuận cao của cộng đồng dân cư dẫn đến vụ việc có thể được giải quyết nhanh, gọn và hợp dân ý. 4. Chọn phương án, Kế hoạch tổ chức thực hiện * Theo quan điểm của cá nhân tôi thì việc tuân thủ Pháp luật là nhiệm vụ của mọi công dân Việt Nam. Vì vậy, khi ai đó làm sai thì đương nhiên tùy theo mức độ phải chịu các chế tài tương ứng. Tuy nhiên, việc xử lý chỉ bằng con đường pháp luật dễ tạo tâm lý áp đặt một phía từ chính quyền làm nhân dân bức xúc. Việc giúp cho nhân dân hiểu biết pháp luật cặn kẽ và đúng đắn nhất sẽ làm cho họ tự giác tuân thủ dẫn đến quản lý hành chính sẽ dễ dàng hơn. Chính vì những lý do nêu trên nên tôi chon phương án giải quyết tình huống: kết hợp giữa các quy định pháp luật với tuyên truyền, vận động, giải thích pháp luật. * Kế hoạch tổ chức thực hiện: Thứ tự 1 2 3 4 5 Trường hợp: ông Bảy hiểu và làm theo quy định Ông Bảy đến trụ sở UBND xã để nhận lại tài 6 28/10/2015 sản của mình. UBND xã Văn Khê lập biên UBND xã Văn Khê, 28/10/2015 ông Bảy bản trả lại tài sản cho ông UBND xã Văn Khê báo cáo UBND huyện UBND xã 28/10/2015 về việc ông Bảy 29/10/2015 Văn Khê đã đến nhận tài sản và rút đơn khiếu nại UBND huyện ban hành quyết định đình chỉ 8 Văn phòng giải quyết khiếu 30/10/2015 HĐND – 31/10/2015 nại trong trường hợp người khiếu nại đã rút UBND huyện đơn Trường hợp: ông Bảy vẫn giữ nguyên quan điểm tại đơn khiếu nại 19 9 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan