Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định c...

Tài liệu Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư

.DOCX
24
5839
167

Mô tả:

TRƢỜNG CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG LỚP BỒI DƢỠNG NGHẠCH CHUYÊN VIÊN K3A - 2015  ----- ----- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ PHƢƠNG ÁN BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƢ Học viên thực hiện Chức vụ Đơn vị công tác HÀ NỘI, THÁNG 11/2015 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Từ nhiều năm nay, vấn đề khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Trong đó, khiếu nại, tố cáo về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với khiếu nại, tố cáo trên cả nước. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao. Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ… kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Trong số các khiếu nại, tố cáo về đất đai thì khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất chiếm tỷ trọng lớn nhất (51%). Hầu hết công dân đến khiếu nại đều không đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước. Tại Thành phố Hà Nội, các vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố đều được giao cho Thanh tra Thành phố xác minh, kết luận nội dung đơn. Từ thực tiễn vấn đề cũng như trách nhiệm của một cán bộ Thanh tra Thành phố, tác giả lựa chọn đề tài: “Xử lý tình huống giải quyết khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư” để làm tiểu luận tốt nghiệp “Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K3A – 2015”. 2. Mục tiêu của đề tài  Chỉ rõ những nguyên nhân dẫn tới tình huống và hậu quả mà tình huống có thể gây ra.  Đề xuất các phương án khả thi, lựa chọn ra phương án tối ưu nhằm giải quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra. 1  Phân tích làm rõ các căn cứ pháp lý của mỗi phương án để làm thông tin tham khảo cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai sau này. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả áp dụng các phương pháp nghiên cứu trong khoa học pháp luật để giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra, bao gồm: Phương pháp truyền thống: phân tích câu chữ. Tác giả dựa trên phân tích câu chữ để nắm bắt được ý của người làm luật từ đó áp dụng điều luật phù hợp để giải quyết tình huống đặt ra. Phương pháp suy lý mạnh: Tác giả áp dụng phương pháp trên khi điều luật không quy định rành mạch về vấn đề đặt ra nhưng cần phải được thừa nhận bởi lý lẽ để chúng tồn tại tương tự hoặc mạnh hơn lý lẽ được dùng làm cơ sở cho những quy tắc được chính thức ghi nhận trong Luật. Phương pháp tiền lệ: Tác giả tham khảo các trường hợp đã được giải quyết trong quá khứ để có cơ sở đưa ra phương án cho tình huống đang nghiên cứu. Cụ thể tác giả tham khảo các phương án hỗ trợ về đất của UBND Thành phố trong thời gian vừa qua. 4. Phạm vi nghiên cứu Khiếu nại về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cự khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội được UBND Thành phố giao Thanh tra thành phố Hà Nội xác minh, kết luận. 5. Bố cục tiểu luận I. Mô tả tình huống II. Mục tiêu xử lý tình huống III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống V. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án. VI. Kiến nghị, kết luận. 2 I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1.1. Hoàn cảnh tình huống Ngày 30/6/2014, Thanh tra Thành phố Hà Nội nhận được Công văn của UBND thành phố Hà Nội về việc giao Thanh tra Thành phố xác minh, kết luận đơn khiếu nại của bà N (đơn do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuyển tới) đối với Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Quận L liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn đường X, phường D, quận L năm 2013. Nội dung đơn cụ thể như sau: - Khi thu hồi đất để thực hiện dự án, UBND phường D đã xác định sai nguồn gốc sử dụng đất khi coi diện tích 39m2 đất mà gia đình bà N sử dụng hợp pháp từ trước ngày 15/10/1993 là lưu không đường X nên không lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho phần diện tích này. - Bà N yêu cầu diện tích 39m2 đất mà gia đình bà bị thu hồi phải được bồi thường bằng 100% giá bồi thường đất ở cùng vị trí. 1.2. Kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu của UBND quận L Năm 1984, Hợp tác xã nông nghiệp xã D, Huyện G (tiền thân của Quận L) có giao 175m2 đất ao, hồ cho gia đình bà N để cải tạo làm nhà ở. Năm 1987, bà N được UBND huyện G cấp Giấy phép xây dựng, cho phép bà N được xây dựng nhà ở trên diện tích đất 175m 2. Bản đồ địa chính 1994 (đo vẽ năm 1993) chỉ thể hiện thửa đất gia đình bà N sử dụng có diện tích 136m 2. Diện tích 39m2 mà bà N khiếu nại được thể hiện là lưu không đường X. Năm 2013, thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn đường X, UBND quận L đã có Quyết định thu hồi 136m 2 đất mà gia đình bà N đang sử dụng. UBND quận L có Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với gia đình bà N như sau: Bồi thường về đất bằng 100% giá đất ở cho diện tích đất 136m2 số tiền: 136m2 x 32.400.000đ/m2 x 100% = 4.406.400.000đ và hỗ trợ 3 công tôn tạo 35.000đ/m2 đối với diện tích 39m2 trên là đúng pháp luật. Khiếu nại của bà N không có cơ sở xem xét. Không đồng ý, bà N tiếp tục có đơn khiếu nại gửi đến UBND thành phố Hà Nội, Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và một số trang thông tin điện tử. Bà N cho rằng:  Thứ nhất: diện tích đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà là 175m2. Do đó khi Nhà nước thu hồi đất phải bồi thường, hỗ trợ cho gia đình bà N đối với toàn bộ diện tích 175m2.  Thứ hai: Trên địa giới hành chính các phường khác có một số gia đình có nguồn gốc đất tương tự như gia đình bà N nhưng các gia đình này có trích lục bản đồ hoặc địa phương còn lưu giữ bản đồ hiện trạng năm 1986 có thể hiện toàn bộ diện tích ghi trên giấy tờ. Do đó, các gia đình này đều được hỗ trợ 50% giá đất ở đối với diện tích chênh lệch giữa giấy tờ về quyền sử dụng đất và hiện trạng sử dụng. Từ đó, bà N quy kết UBND quận L vi phạm pháp luật, cán bộ công chức yếu kém chuyên môn gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của gia đình bà. 1.3. Kết quả xác minh của Thanh tra thành phố Hà Nội. Qua quá trình xác minh tài liệu, thông tin tại UBND phường D, UBND phường V và các đơn vị có liên quan, Tổ xác minh nhận định như sau:   Về giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của bà N: Biên bản bàn giao đất của Hợp tác xã nông nghiệp xã D cho gia đình bà N năm 1984 được UBND phường D xác nhận thể hiện: diện tích đất ao, hồ 175m2; phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý  Giấy phép xây dựng được UBND huyện G (tiền thân của Quận L) cấp năm 1987, cho phép bà N được xây dựng nhà ở trên diện tích đất 175m 2. Thửa đất trên thuộc địa giới hành chính phường D, phía Đông giáp gia đình ông A, 4 phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý.  Bà N không còn lưu giữ Trích lục bản đồ.  Diện tích trên chưa được bà N làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.  Về hồ sơ địa chính - Bản đồ địa chính năm 1994 (đo vẽ năm 1993) và sổ mục kê lưu giữ tại UBND phường D thể hiện diện tích mà bà N sử dụng là 136m 2, không thể hiện diện tích 36m2 mà bà N đang khiếu nại. Thửa đất trên có phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý. - UBND phường V chỉ còn lưu giữ Sổ mục kê và bản đồ đo vẽ năm 1992 (không có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền), thể hiện: diện tích bà N quản lý sử dụng là 187m2, phía phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do UBND phường V quản lý. - Ngoài hai Hồ sơ địa chính năm 1994 và 1992, cả hai phường D và V đều không lưu giữ Hồ sơ địa chính nào khác.  Theo trình bày của đại diện UBND phƣờng D, phƣờng V và UBND quận L. - Giai đoạn 1990 - 1991, UBND huyện G có Quy hoạch mở đường X, Quốc lộ 1A. Thực hiện quy hoạch, các hộ gia đình đã dỡ bỏ công trình, sử dụng đất lùi về phía sau 10m; do đó, có rất nhiều hộ gia đình có diện tích thực tế sử dụng chênh lệch thiếu so với giấy tờ về quyền sử dụng đất. UBND quận L đã có văn bản xin ý kiến của Thành phố và được Thành phố chỉ đạo hỗ trợ 50% giá đất ở đối với các hộ gia đình có trích lục bản đồ hoặc có Bản đồ địa chính năm 1986 thể hiện phần diện tích chênh lệch. Tuy nhiên, UBND quận và phường không còn lưu giữ tài liệu về quy hoạch trên và việc có hay không thủ tục đền 5 bù thu hồi đất. Quy hoạch mở đường trên không được thực hiện cho đến khi có Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn đường X năm 2013. - UBND quận L khẳng định, căn cứ Luật Đất đai 2003, UBND quận chỉ bồi thường cho phần diện tích thực tế sử dụng. Phần diện tích 39m2 gia đình bà N khiếu nại có hiện trạng là lưu không đường X, bà N không có trích lục bản đồ, do đó UBND quận hỗ trợ gia đình bà N chỉ hỗ trợ công tôn tạo 35.000đ/m 2 đối với 39m2 trên là hợp tình, hợp lý.  Kết luận của Tổ xác minh: Qua xác minh và họp thống nhất ý kiến với cán bộ địa chính hai phường D và V, Tổ xác minh kết luận:  Bản đồ địa chính 1992 của phường V không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Thửa đất được đo đạc, kiểm kê thuộc địa giới hành chính phường D, không do phường V theo dõi, quản lý nên việc ghi chép chủ sử dụng đất và diện tích đất trong Sổ mục kê cũng không đủ cơ sở để xác định tính chính xác. Tổ xác minh thống nhất chỉ lấy Bản đồ đo vẽ 1992 tại phường V làm thông tin tham khảo. Quá trình sử dụng đất của gia đình bà N, phường D và V đều xác nhận không xảy ra tranh chấp với hai gia đình bên cạnh là gia đình ông A và ông B. Căn cứ Bản đồ 1994, thông tin tham khảo Bản đồ đo vẽ 1992, Tổ xác minh kết luận thửa đất 136m2 mà bà N sử dụng có ranh giới phía Đông giáp gia đình ông A, phía Tây giáp gia đình ông B, phía Bắc giáp đường X, phía Nam giáp mương nước do phường V quản lý là có cơ sở.  Căn cứ Giấy phép xây dựng do UBND huyện G cấp cho bà N năm 1987, Bản đồ 1994 và ranh giới thửa đất đã nhận định ở trên, Tổ xác minh kết luận: ranh giới thửa đất ở ba phía Đông, Tây và phía Nam đều được xác nhận là không có sự chuyển dịch, do đó, diện tích chênh lệch giữa Giấy phép xây dựng và Bản đồ địa chính 1994 là 175 – 136 = 39m 2 là do có sự chuyển dịch ranh giới phía Bắc giáp với đường X, được thể hiện trên Bản đồ địa chính 1994 là lưu không đường X.  Quá trình thay đổi ranh giới phía Bắc của thửa đất gia đình bà N làm diện tích thửa đất bị giảm đi 39m2 được UBND phường D, phường V và các gia 6 đình dân cư trú xung quanh cùng thời điểm sử dụng đất xác nhận là xảy ra vào khoảng năm 1990 - 1991. Quá trình thay đổi ranh giới trên, phường D cũng như các đơn vị liên quan không còn lưu giữ tài liệu, hồ sơ chứng minh.  Căn cứ Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 06/CT ngày 03/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đối với đoạn đường thuộc tỉnh thì phạm vi bảo vệ đường bộ là 10m tính từ chân mái đường đắp hoặc đỉnh mái đường đào. Mọi công trình nằm trong phạm vi trên đều phải di dời. Như vậy, việc gia đình bà N dỡ bỏ công trình, sử dụng lùi về phía sau 10m có thể là do UBND huyện G tổ chức thực hiện hai văn bản trên của Hội đồng Bộ trưởng chứ không phải là do có quy hoạch mở đường.  - Các vƣớng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật Thứ nhất, ranh giới thửa đất được xác định bằng cách đối chiếu Giấy phép xây dựng 1986 với Bản đồ địa chính 1994 của phường D và Bản đồ địa chính 1992 của phường V. Tuy nhiên, Giấy phép xây dựng có phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không lại chưa được quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn. Do đó, việc xác định 39m 2 chênh lệch thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà N là chưa đủ cơ sở và tùy thuộc rất lớn vào quan điểm của người giải quyết khiếu nại. Cụ thể, UBND quận L không công nhận Giấy phép xây dựng trên; chỉ đạo của UBND Thành phố cũng chỉ công nhận Trích lục bản đồ làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và cũng chỉ hỗ trợ 50% giá đất ở. - Thứ hai, do không lưu giữ tài liệu, Tổ xác minh không thể xác định được có quy hoạch mở đường X hay không. Nếu có, thì căn cứ Luật Đất đai 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23/3/1989, Nhà nước không hề có quy định đền bù khi thu hồi đất thực hiện quy hoạch, do đó, diện tích 39m 2 không còn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà N. Tuy nhiên, nếu việc dỡ bỏ công trình lùi về phía sau 10m là để thực hiện hành lang bảo vệ đường bộ, thì diện tích 39m2 vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bà N, đủ điều kiện được bồi thường theo giá đất ở. 7 II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG  Đề ra các phương án khả thi nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra đúng pháp luật, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, hiệu quả trong quản lý nhà nước.  Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân mà chủ thể trực tiếp ở đây là bà N theo quy định của pháp luật.  Đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng.  Giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã gia đình và lợi ích của những người có đất bị thu hồi.  Củng cố, nâng cao niềm tin của công dân vào Đảng và Nhà nước, nhất là chính quyền địa phương.  Củng cố kiến thức về pháp luật của công dân và chính quyền các cấp. III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ. 3.1. Nguyên nhân   Đối với chính quyền cơ sở: Việc áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp còn có tình trạng tuỳ tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2003 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây, nhiều trường hợp áp dụng sai quy định khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ. Đặc biệt, việc UBND cấp huyện áp dụng các phương án bồi thường, hỗ trợ khác nhau cho các gia đình có nguồn gốc đất tương tự nhau là nguyên nhân cơ bản dẫn tới khiếu nại.  Sự suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức dẫn tới việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ một cách hình thức, không quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân; không giải thích đầy đủ cho công dân 8 hiểu về pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước, dẫn tới sự bất bình của công dân.  Công tác quản lý đất đai cũng còn nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không đồng bộ, sổ sách, bản đồ, tư liệu thiếu không đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác lưu trữ tư liệu địa chính chưa tốt dẫn đến việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất gặp nhiều khó khăn. Công tác chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.  Việc phối hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm. Một số địa phương trước những vấn đề phức tạp đã không nghiên cứu kỹ chính sách, pháp luật và vận dụng cụ thể vào tình hình thực tế để giải quyết mà dựa dẫm vào việc xin ý kiến giải quyết của các cơ quan Trung ương.   Đối với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc ban hành văn bản pháp luật về đất đai theo từng giai đoạn lịch sử, phát triển của đất nước nên thiếu đồng bộ và còn chồng chéo, thiếu công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ì, không chấp hành pháp luật được lợi hơn người chấp hành nghiêm pháp luật), từ đó dẫn đến so bì, khiếu kiện.  Hệ thống pháp luật về đất đai có nhiều bất cập: có sự thay đổi liên tục về các văn bản hướng dẫn luật dẫn tới khó nắm bắt, có quá nhiều văn bản luật khác nhau quy định về cùng một vấn đề khiến việc áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn; vẫn còn nhiều lỗ hổng trong cơ chế gay vướng mắc trong việc áp dụng.  Nguyên nhân khác: 9  Những tồn tại có tính lịch sử, như việc chuyển nhượng, giao đất từ rất lâu nên hồ sơ không còn được lưu giữ; quá trình tan rã của các Hợp tác xã đã gây khó khăn rất lớn cho quá trình giải quyết các vụ việc. Tình huống xảy ra tại vị trí giáp ranh giữa hai phường dẫn tới phức  tạp trong việc xác định nguồn gốc đất. 3.2. Hậu quả Khiếu nại kéo dài, khiếu nại vượt cấp lên cơ quan trung ương, thậm chí  khiếu nại lên các cơ quan thông tin truyền thông gây mất uy tín của chính quyền địa phương.  Làm chậm công tác GPMB khiến dự án bị trì hoãn, gây tổn thiệt hại về kinh tế.  Trường hợp giải quyết không thỏa đáng sẽ gây bất bình, làm mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước. IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 4.1. Phƣơng án thứ nhất. Không bồi thường, hỗ trợ về đất đối với diện tích 39m 2. Giữ nguyên mức hỗ trợ công tôn tạo là 35.000đ/m2, đồng thời thuyết phục, tuyên truyền để gia đình bà N hiểu rõ các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.   Căn cứ pháp lý: Giấy giao đất của Hợp tác xã là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 50 Luật đất đai 2003 và Điều 7 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, bà N đang 2 2 sử dụng 136m đất ổn định do đó diện tích 136m có đủ điều kiện để được bồi thường về đất.  Do diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất khác diện tích sử dụng thực tế, gia đình bà N thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 20 10 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội nghĩa là gia đình bà N sẽ được bồi thường đối với diện tích thực tế sử dụng là 136m2.  Bà N đã sử dụng diện tích đất 136m 2 ổn định với mục đích làm nhà ở có xác nhận của UBND phường D. Do đó, căn cứ Khoản 5 Điều 11 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, thửa đất 136m2 được xác định là loại đất ở.  Căn cứ Điều 16 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, gia đình bà N chưa đóng tiền sử dụng đất theo quy định nên khi được bồi thường sẽ phải khấu trừ tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 18 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, trường hợp thu hồi đất đã được sử dụng ổn định, không tranh chấp trước ngày 15/10/1993 và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất để làm nhà ở mà tại thời điểm sử dụng đất không vi phạm pháp luật thì được bồi thường 100% giá đất ở. Ta thấy bà N không chỉ sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 mà còn có cả giấy tờ về quyền sử dụng đất, theo phương pháp suy lý mạnh, gia đình bà N không bị khấu trừ tiền sử dụng đất vào tiền bồi thường. Như vậy, phương án bồi thường đối với diện tích 136m 2 bằng 100% giá bồi thường đất ở của UBND quận L là phù hợp.  Giấy phép xây dựng không được coi là giấy tờ về quyền sử dụng đất. Diện tích 39m2 chênh lệch được gia đình bà N xây xi măng do đó chỉ được hỗ trợ công tôn tạo 35.000đ/m2 căn cứ theo Khoản 1 Điều 28 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội và Chính sách bồi thường hỗ trợ chung khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.   Ưu điểm: Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. 11  Nhanh chóng giải quyết được khiếu nại, thuận tiện cho việc đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng.  Củng cố kiến thức về pháp luật của công dân và chính quyền các cấp.   Nhược điểm: Chưa bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của công dân mà chủ thể trực tiếp ở đây là gia đình bà N. Gia đình bà N đã bị mất quyền lợi đối với diện tích 39m2 trong khi gia đình bà đã chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của chính quyền địa phương khi tự dỡ bỏ công trình, sử dụng lùi về phía sau đường X vào năm 1990 - 1991.  Chưa bảo đảm được sự công bằng giữa những người sử dụng đất do một số gia đình có nguồn gốc đất tương tự gia đình bà N song họ lại có Trích lục bản đồ kèm theo Quyết định giao đất của huyện G hoặc bản đồ hiện trạng 1986 thể hiện đất ở nên đã được bồi thường, hỗ trợ về đất. Chính sự không công bằng này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới khiếu nại của gia đình bà N.  Chưa thực sự giải quyết một cách hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích của người có đất bị thu hồi. Phương án này mới chỉ nhấn mạnh việc giải quyết khiếu nại một cách nhanh nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng mà quên đi quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận.  Gia đình bà N có thể khiếu nại vượt cấp lên cơ quan trung ương dẫn tới khiếu nại kéo dài hoặc khiếu kiện lên Tòa án hành chính.  Làm giảm niềm tin của công dân vào Đảng và Nhà nước, nhất là chính quyền địa phương do không đảm bảo được lợi ích chính đáng của họ. 4.2. Phƣơng án thứ hai. Hỗ trợ 50% giá bồi thường đất ở đối với diện tích 39m 2 đồng thời thuyết phục, tuyên truyền để gia đình bà N hiểu rõ các quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước. 12   Căn cứ pháp lý: Diện tích 39m2 không được thể hiện trên Bản đồ địa chính 1994; hiện trạng cho thấy diện tích này là phần lưu không đường X, gia đình bà N không sử dụng đến và hồ sơ về việc gia đình bà N tự dỡ bỏ công trình, sử dụng lùi về phía sau không còn được lưu trữ. Căn cứ Điều 20 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, diện tích 39m2 đất này không đủ điều kiện để bồi thường về đất.  Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội, trường hợp không đủ điều kiện bồi thường thì người sử dụng đất được xem xét hỗ trợ. Mặc dù bà N không sử dụng diện tích 39m2 trên nhưng có quyền sử dụng hợp pháp căn cứ Giấy phép xây dựng được UBND huyện G cấp năm 1987 nên có thể được UBND Thành phố xem xét hỗ trợ.   Ưu điểm: Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.  Củng cố kiến thức về pháp luật của công dân và chính quyền các cấp.  Đảm bảo được phần nào lợi ích chính đáng của bà N.  Đảm bảo sự công bằng giữa gia đình bà N với các gia đình đã được hỗ trợ 50% giá đất ở trước đó.  Tăng cường được niềm tin của công dân vào Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nếu bà N chấp thuận phương án này.   Nhược điểm: Căn cứ pháp lý của phương án chưa thật sự đáng tin cậy. Cụ thể: việc xác định rằng diện tích 39m2 thuộc lưu không đường X có thật sự nằm trong 175m2 đất được Hợp tác xã giao cho gia đình bà N hay không. Trong mục 1.3, tác giả có phân tích, so sánh ranh giới ghi trên giấy tờ và hiện trạng tuy nhiên, 13 trong trường hợp gia đình bà N để đất bị lấn chiếm mà không biết hoặc việc đo vẽ năm 1984 không chính xác sẽ làm cho lập luận của tác giả không đủ sức thuyết phục và có thể bị các cơ quan chuyên môn khác phản bác. Đặc biệt Chính sách đường thông hè thoáng của Huyện G (tiền thân của Quận L) không còn hồ sơ được lưu trữ, dẫn tới việc xác định cụ thể gia đình bà N đã mất bao nhiêu diện tích đất là không thể xác định.  Việc áp dụng pháp luật chưa thật sự chính xác: Theo đúng quy định, nếu Giấy phép xây dựng được coi là giấy tờ về quyền sử dụng đất, thì diện tích 39m2 chênh lệch mặc dù không được sử dụng song vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp và đủ điều kiện bồi thường 100% giá đất ở.  Việc giải quyết khiếu nại sẽ trở nên phức tạp hơn do việc kiến nghị hỗ trợ 50% giá đất ở đối với gia đình bà N trái với chỉ đạo trước đây của UBND thành phố. Trong những trường hợp này, UBND Thành phố sẽ giao cho liên ngành gồm Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố có ý kiến về phương án của Thanh tra Thành phố. Phức tạp hơn là Liên ngành sẽ phải họp để thống nhất quan điểm. Trong trường hợp kiến nghị bị Liên ngành phản bác, Thanh tra Thành phố sẽ mất uy tín và phải thực hiện xác minh lại nội dung khiếu nại. Việc giải quyết khiếu nại do vậy sẽ bị kéo dài, gây bức xúc cho người dân. 4.3. Phƣơng án thứ ba. Hỗ trợ 100% giá bồi thường đất ở đối với diện tích 39m2.   Ƣu điểm. Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.  Gia đình bà N được hưởng lợi ích nhiều nhất.  Tăng cường được niềm tin của công dân vào Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nếu bà N chấp thuận phương án này.  Nhƣợc điểm 14  Cơ sở pháp lý không vững chắc, có thể bị các cơ quan chuyên môn khác bác bỏ (tương tự phương án hai).  Việc giải quyết khiếu nại sẽ phức tạp hơn (tương tự phương án hai).  Lúc này, sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa các gia đình đã được hỗ trợ 50% giá đất ở trước đó với gia đình bà N. Điều này sẽ khiến các gia đình đó bất bình và khiếu nại lên cơ quan Nhà nước, thậm chí là làm đơn tố cáo do thời hiệu khiếu nại đã hết. 4.4. Lựa chọn phƣơng án Cả ba phương án trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định tuy nhiên theo ý kiến tác giả, phương án thứ hai là phương án tối ưu do có nhiều ưu điểm và ít nhược điểm hơn. Phương án thứ hai có thể đáp ứng được hầu hết các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo đem lại nhiều lợi ích nhất cho người dân mà vẫn đảm bảo quy định của pháp luật. V. LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN. Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011; Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; Căn cứ Quyết định số 89/2009/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND thành phố Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra thành phố Hà Nội; Căn cứ Quyết định số 1233/QĐ-TTTP ngày 27/5/2014 của Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra thành phố Hà Nội trong việc xác minh, báo cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo”. 5.1. Các bƣớc thực hiện  Kể từ ngày nhận được Công văn giao việc của UBND Thành phố, trong vòng 03 ngày làm việc, Bộ phận Tiếp công dân lập Phiếu đề xuất giao nhiệm vụ 15 trình Chánh Thanh tra ký duyệt. Phiếu đề xuất phải được gửi đến phòng được giao nhiệm vụ trong vòng 01 ngày, có gửi kèm Đơn khiếu nại và các tài liệu liên quan (nếu có). Trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu đề xuất giao nhiệm  vụ, Trưởng phòng phân công cán bộ tham gia Tổ xác minh. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu đề xuất giao nhiệm  vụ, Tổ xác minh tiến hành tiếp công dân làm rõ các nội dung khiếu nại và ban hành Quyết định thành lập Tổ xác minh nội dung khiếu nại. Thời gian tiến hành xác minh không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập tổ Xác minh. Trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành  lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành nghiên cứu tài liệu, xác minh tại các cơ quan, đơn vị có liên quan, trình dự thảo Báo cáo kết quả xác minh lên Trưởng phòng.  Trong vòng 02 ngày làm việc, Trưởng phòng duyệt Dự thảo, chuyển lại cho Tổ xác minh chỉnh sửa hoặc xác minh, thu thập tài liệu bổ sung.  Trưởng phòng trình Phó Chánh thanh tra dự thảo Báo cáo xác minh trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Dự thảo báo cáo xác minh.  Phó Chánh thanh tra duyệt Dự thảo báo cáo xác minh trong vòng 03 ngày làm việc.  Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Dự thảo báo cáo xác minh được duyệt, Tổ xác minh tổ chức thông qua dự thảo đối với người khiếu nại, người bị khiếu nại. 5.2. Lịch thời gian thực hiện 16 Thời gian 30/6/2014 01/7/2014 02/7/2014 07/7/2014 10/7/2014 11/7/2014 Đến 13/8/2014 14/8/2014 14/8/2014-03/9/2014 05/9/2014 06/9/2014 (40 ngày)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan