Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ có đất liền kề tại xã...

Tài liệu Xử lý tình huống giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ có đất liền kề tại xã tảo dương văn, huyện ứng hòa, hà nội

.DOCX
20
9155
100

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: “Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ có đất liền kề tại xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội” Họ và tên học viên: Trịnh Thị Như Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác: Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND huyện Ứng Hòa Hà Nội, tháng 11 năm 2015 1. Mở đầu Đất đai là một loại tài nguyên quý giá đối với con người và sự phát triển của xã hội. Đặc biệt hơn, đối với mỗi con người thì quyền sở hữu đất là một tài sản mang ý nghĩa to lớn. Có những người trong xã hội phải cố gắng phấn đấu nhiều năm thậm chí gần như cả cuộc đời mình cũng chỉ để mong có một mảnh đất an cư lạc nghiệp. Như vậy có thể thấy đất đai có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Giá trị của đất đai càng lớn kéo theo đó là một hệ quả tất yếu của các hành vi vi phạm quy định về đất đai, tranh chấp đất đai ngày càng phổ biến và mức độ phức tạp ngày càng tăng cao. Nhà nước ta đã rất cố gắng trong việc giải quyết các tranh chấp đất đai nhằm giữ ổn định tình hình chính trị, xã hội. Chính vì thế hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai ngày càng được sử đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi tương ứng với từng giai đoạn phát triển của cách mạng. Tuy nhiên tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại dẫn đến tình trạng tranh chấp đất, khiếu nại, tố cáo về việc quản lý và sử dụng đất đai có xu hướng gia tăng. Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa công dân với công dân và công dân với cơ quan nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền còn thiếu hiệu quả, còn thiếu thống nhất, đồng bộ trong cách giải quyết. Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là một công việc phức tạp, khó khăn và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung. Bản thân là một nhà quản lý trong lĩnh vực tài nguyên đất đai, bên cạnh đó là việc vận dụng những kiến thức đá tiếp thu từ khóa học đào tạo nghạch chuyên viên tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, học viên xin lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai hộ có đất liền kề tại xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội” để phản ánh một góc nhìn chân thực trong công tác quản lý và sử dụng đất tại tại địa phương. 1 Những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung. Do đó, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. - Mục tiêu của đề tài: Phân tích một vụ việc tranh chấp đất đai có thật tại địa phương nơi công tác nhằm đưa ra những giải pháp để xử lý vụ việc một cách hợp tình, hợp lý, đúng với các quy định của pháp luật. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu; phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp kế thừa; phương pháp đọc bản đồ. - Tiểu luận gồm 3 phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung tình huống, phân tích nguyên nhân hậu quả của vụ việc, xây dựng các phương án giải quyết vụ việc và lựa chọn phương án giải quyết vụ việc tối ưu và xây dựng chương trình thực hiện phương án đã chọn Phần 3: Kết luận và kiến nghị - Phạm vi nghiên cứu: Vụ việc tranh chấp xảy ra tại thôn Văn Ông, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. 2. Nội dung 2.1 Mô tả tình huống Vào năm 2014, ông Tưởng Duy Huyên nguyên quán tại thôn Văn Ông xã Tảo Dương Văn huyện Ứng Hòa có xảy ra tranh chấp đất đai với hộ liền kề là ông Nguyễn Tri Thái với nội dung như sau: Ông Huyên được nhận thừa kế một mảnh đất từ cha mẹ (đã mất) có vị trí tại xóm 3 thôn Văn Ông, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa. Mảnh đất được 2 bố mẹ ông Huyên sử dụng ổn định từ năm 1964. Từ năm 1982 ông Huyên và gia đình chuyển đi nơi khác sinh sống và làm ăn nên mảnh đất được thừa kế bỏ không. Năm 1985 hộ ông Nguyễn Tri Thái (hộ liền kề nhà ông Huyên) tiến hành xây dựng lại nhà ở trên mảnh đất của gia đình mình, do có nhu cầu sử dụng phần diện tích đất phía trước nhà vào mục đích chăn nuôi nên ông Thái đã xin sử dụng nhờ 1 phần diện tích đất công (là đường giao thông liên xã) phía trước mảnh đất nhà ông Huyên để xây dựng tạm chuồng trại chăn nuôi. Tại thời điểm đó do chưa có nhu cầu sử dụng đến nên ông Huyên đồng ý cho ông Thái sử dụng phần diện tích phía trước thửa đất nhà ông Huyên. Ông Thái hứa sau này khi nhà ông Huyên có nhu cầu sử dụng đến sẽ trả lại mặt bằng. Việc trao đổi giữa ông Huyên và ông Thái chỉ được thực hiện bằng lời nói. Trong quá trình sử dụng nhờ phần diện tích đất của ông Huyên, ông Thái đã tiến hành xây dựng công trình phụ, giếng nước, và trụ cổng vào phần diện tích đất phía trước mảnh đất nhà ông Huyên và còn lấn sang phần móng đất nhà ông Huyên. Đến năm 2014 gia đình ông Huyên trở về quê hương và xây dựng lại nhà ở trên mảnh đất của mình để sinh sống lâu dài, khi tiến hành đào móng xây dựng thì ông Huyên có phát hiện ra phần trụ cổng của nhà ông Thái đã xây đè lên 1 phần móng đất cũ của nhà ông Huyên. Khi phát hiện ra điều này ông Huyên có yêu cầu ông Thái phá bỏ trụ cổng để trả lại phần diện tích lấn chiếm cho nhà ông Huyên và có yêu cầu nhà ông Thái tháo dỡ phần công trình xây dựng bao gồm công trình phụ và trụ cổng án ngữ trước mặt tiền của thửa đất nhà mình để ông Huyên xây dựng phần cổng nhà và tường rào thì gia đình ông Thái không đồng ý phá rỡ với lý do phần diện tích đất gia đình ông Thái đang sử dụng ông Thái đã thực hiện nghĩa vụ tài chính đầy đủ với nhà nước và phần diện tích đất đang sử dụng đó đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Thái. 3 Do nhiều lần nói chuyện tình cảm với ông Thái nhưng không có kết quả nên vào tháng 08 năm 2014 ông Huyên làm đơn gửi UBND xã Tảo Dương Văn đề nghị giải quyết vụ việc ông Thái hộ liền kề xây dựng trụ cổng lấn đất và công trình phụ án ngữ trước trước mặt tiền phần đất nhà ông Huyên. UBND xã Tảo Dương Văn đã tiến hành làm việc với 2 bên liên quan đến vụ tranh chấp và đưa ra phương án hòa giải. Sau khi hòa giải không thành công tại cấp xã, vụ việc tiếp tục được chuyển lên cơ quan cấp trên là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa để thụ lý giải quyết vụ việc. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa tiến hành làm việc với các bên liên quan. Ông Tưởng Duy Huyên trình bày các nội dung như sau: Nguồn gốc thửa đất do ông cha để lại (bố là Tưởng Duy Duyên và mẹ là Nguyễn Thị Thìn), thửa đất được gia đình ông Huyên sử dụng liên tục từ năm 1964, diện tích bao nhiêu ông Huyên không biết rõ. Bố mẹ ông Huyên sinh được 7 người con bao gồm: - Tưởng Duy Huyên (Con bà Cả) - Tưởng Duy Thịnh (Con bà Cả) - Tưởng Duy Vịnh (Con bà Cả) - Tưởng Thị Khuyên (Con bà Cả) - Tưởng Thị Hồng (Con bà Cả) - Tưởng Thị Bình (Con bà Hai) - Tưởng Thị Thường (Con bà Hai) Năm 2012, các anh em trong gia đình ông Huyên tiến hành chia đất cho ba người con là Tưởng Duy Huyên, Tưởng Duy Thịnh và Tưởng Duy Vịnh (lúc đó bố mẹ đã chết). Việc chia đất chỉ nói miệng chứ không thể hiện trên giấy tờ. 4 Thời gian xảy ra tranh chấp đất giữa gia đình ông Huyên và gia đình ông Thái từ năm 1985, tại thời điểm đó nhà ông Thái xây dựng công trình phụ có chiều dài 3m, chiều rộng 1,4m nằm trên đất công (đường giao thông liên xã) trước thửa đất nhà ông Huyên, tường xây công trình phụ nhà ông Thái xây lấn lên phần móng nhà ông Huyên khoảng 30cm. Lúc đó gia đình ông Huyên có phản đối việc xây dựng thì ông Thái nói rằng xin làm nhờ để sử dụng tạm nếu sau này gia đình ông Huyên có nhu cầu sử dụng thì sẽ trả lại mặt bằng. Năm 2012 gia đình ông Thái tiếp tục xây dựng trụ cổng (kích thước khoảng 60x60cm) án ngữ trước mặt tiền thửa đất nhà ông Huyên. Năm 2014 gia đình ông Huyên tiến hành xây nhà và có yêu cầu ông Thái tháo dỡ công trình thì gia đình ông Thái không tháo dỡ và có nói rằng phần diện tích nhà ông Thái đang sử dụng đã thực hiện nghĩa vụ tài chính cho xã và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên em trai của ông Huyên là ông Tưởng Duy Vịnh khẳng định mình không hề ký tên vào biên bản xác định ranh giới, mốc giới. Vì vậy nếu gia đình nhà ông Thái được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Huyên yêu cầu xác minh chữ ký trong biên bản xác định ranh giới, mốc giới kích thước thửa đất của gia đình ông Nguyễn Tri Thái. Ông Nguyễn Tri Thái trình bày như sau: Nguồn gốc thửa đất do ông cha để lại (Bố là ông Nguyễn Tri Nội, mẹ là bà Nguyễn Thị Rẹt; Ông Nội và bà Rẹt đã chết). Thửa đất được bố mẹ cho ông Thái sử dụng liên tục từ năm 1980, (việc cho quyền sử dụng đất chỉ nói miệng chứ không lập di chúc), diện tích là 144,0m 2. Năm 1981, gia đình ông Thái xây dựng công trình phụ (chiều dài theo đường liên xã là 2,6m, rộng khoảng 1,5m). Tại thời điểm xây dựng gia đình ông Thái xây dựng trụ công trình phụ có chèn lên móng của nhà ông Huyên với kích thước khoảng 20cmx20cm, trụ cao khoảng 2m và giếng nước. Năm 2004, gia đình ông Thái được cấp giấy chứng nhận 5 quyền sử dụng đất ở thửa số 37, tờ bản đồ số 5, diện tích là 152,4m 2 mang tên hộ ông Nguyễn Tri Thái. Năm 2013, gia đình ông Thái được UBND huyện Ứng Hòa cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thửa đất số 191, tờ bản đồ số 16, diện tích 151,3m 2 mang tên hộ ông Nguyễn Tri Thái. Ông Tưởng Duy Vịnh (em trai ông Huyên) trình bày như sau: Năm 2002, đơn vị đo đạc bản đồ và UBND xã tiến hành đo đất của các hộ thôn Văn Ông để lập bản đồ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đo thửa đất của gia đình ông Vịnh và thửa đất của gia đình ông Thái, trong đó có nội dung ký biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất (theo hiện trạng sử dụng đất) đối với thửa đất của gia đình ông Thái. Lý do ông Vịnh không nhất trí với kích thước các cạnh nằm trước mặt thửa đất của gia đình ông Vịnh cạnh đường liên xã và tranh chấp giữa hai gia đình đã xảy ra từ năm 1982 nên không ký biên bản. Nhưng trong biên bản đã có người mạo danh chữ ký của ông Vịnh (ký tên không ghi rõ họ và tên). Việc gia đình ông Thái được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2004 ông Vịnh không biết. Năm 2013 thực hiện dự án Vlap đơn vị đo đạc, địa chính xã, thôn Văn Ông tiến hành vạch sơn xác định ranh giới, mốc giới thửa đất giữa gia đình ông Vịnh và gia đình ông Thái nhưng gia đình ông Vịnh không nhất trí và không biết đơn vị đo đạc có đo kích thước thửa đất của hai gia đình, ông Vịnh không ký vào biên bản ranh giới, mốc giới kích thước thửa đất của gia đình ông Nguyễn Tri Thái lập ngày 11/3/2012, còn ai đó giả mạo chữ ký của ông Vịnh thì ông Vịnh không biết. Căn cứ hồ sơ địa chính, theo bản đồ đo đạc lưu trữ tại UBND xã Tảo Dương Văn thể hiện: + Bản đồ đo đạc năm 1964 tu chỉnh năm 1977, thửa đất của gia đình ông Tưởng Duy Huyên là thửa số 91, tờ bản đồ số 4, thửa đất của gia đình ông 6 Nguyễn Tri Thái là thửa số 92, tờ bản đồ số 4, không thể hiện diện tích, ranh giới thửa đất, không có sổ mục kê. Phần diện tích đất gia đình ông Nguyễn Tri Thái xây dựng trước cửa nhà ông Huyên là đất công (đường liên thôn) UBND xã quản lý. + Theo bản đồ đo đạc và sổ mục kê năm 1985: Thửa đất số 445, tờ bản đồ số 9, diện tích 132,0m2 mang tên ông Nguyễn Tri Nội ( là bố đẻ ông Nguyễn Tri Thái). + Thửa đất số 446, tờ bản đồ số 9, diện tích 148,0m2 mang tên ông Tưởng Duy Huyên. + Thửa đất số 447, tờ bản đồ số 9, diện tích 96,0m2 mang tên bà Nguyễn Thị Thìn (là mẹ ông Tưởng Duy Huyên). +Thửa đất số 448, tờ bản đồ số 9, diện tích 144,0m2 mang tên bà Nguyễn Thị Thìn (là mẹ ông Tưởng Duy Huyên). Phần diện tích đất gia đình ông Nguyễn Tri Thái trước cửa nhà ông Huyên kích thước các cạnh là (phía bắc dài 2,0m, phía nam giáp đất đường liên thôn chiều dài là 2,0m, phía đông giáp đường liên thôn chiều rộng là 1,0, phía tây giáp thửa đất của bà Nguyễn Thị Thìn chiều rộng là 1,3m; diện tích là 2,3m2). - Theo bản đồ đo đạc và sổ mục kê năm 2003: + Thửa đất số 37, tờ bản đồ số 5, diện tích 152,4m2 mang tên ông Nguyễn Tri Thái. + Thửa đất số 56, tờ bản đồ số 5, diện tích 364,7m2 mang tên ông Tưởng Duy Vịnh (là em trai ông Tưởng Duy Huyên). Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa đã phối hợp cùng UBND xã Tảo Dương Văn tiến hành kiểm tra, đo đạc hiện trạng thửa đất của gia đình ông Tưởng Duy Huyên, ông Nguyễn Tri Thái kết quả cụ thể như sau: - Tổng diện tích thửa đất gia đình ông Nguyễn Tri Thái là 154,3m2. + Phía Bắc giáp ngõ xóm chiều dài là 14,51m. 7 + Phía Nam giáp hộ ông Tưởng Duy Huyên chiều dài là 12,65m và giáp đường liên thôn chiều dài là 1,5m+0,7m. + Phía Tây giáp hộ ông Nguyễn Tri Hồng chiều rộng là 10,71m và giáp hộ ông Tưởng Duy Huyên chiều rộng là 2,95m. + Phía Đông giáp đường liên thôn chiều rộng là 2,32m+3,15m +6,85m. Tổng diện tích thửa đất gia đình ông Tưởng Duy Huyên là 184,98m2. + Phía Bắc giáp hộ ông Nguyễn Tri Thái chiều dài là 12,65m; giáp hộ ông Nguyễn Tri Hồng chiều dài là 5,72m. + + Phía Nam giáp hộ ông Tưởng Duy Vịnh chiều dài là 19,0m; + Phía Đông giáp đường liên thôn chiều rộng là 9,9m. Phía Tây giáp hộ ông Tưởng Duy Hà và ông Tưởng Duy Huynh chiều rộng là 9,9m; - Phần diện tích đất gia đình ông Thái nằm trước thửa đất của gia đình ông Huyên kích thước các cạnh giáp thửa đất gia đình ông Huyên là 2,95m; nằm trong thửa đất gia đình ông Thái là 2,05m, giáp đường liên thôn là 1,5m+ 0,7m và 2,32m diện tích là 5,7m2. `2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải sớm giải quyết dứt điểm vụ việc này và đưa ra được hướng giải quyết tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết, đáp ứng tình hiện quản lý đất đai hiện nay của địa phương. Xét thấy đây là một khiếu nại nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên liên quan, không những thế có thể gây lan truyền thông tin lệch lạc trong nhân dân làm mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền địa phương. Vì vậy vụ việc cần được xử lý với những mục tiêu sau đây: - Xử lý dứt điểm vụ khiếu nại kéo dài lên tất cả các cấp, các cơ quan có thẩm quyền, đúng điểm dừng theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai hiện hành 8 - Việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Tưởng Duy Huyên phải đảm bảo đúng pháp luật, đúng trình tự thủ tục, hợp tình, hợp lý, bảo vệ được quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ông Tưởng Duy Huyên là người sử dụng đất có khiếu nại trực tiếp. - Xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với những hành vi vi phạm pháp luật về Đất đai đai, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức, chính quyền có liên quan đế vụ khiếu nại tranh chấp đất đai này nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ uy tín, củng cố lòng tin của công dân đối với chính quyền địa phương các cấp; - Thông qua việc giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất đai giữa ông Tưởng Duy Huyên và ông Nguyễn Tri Thái tại thôn Văn Ông, huyện Ứng Hòa, Hà Nội để góp phần tuyên truyền phổ biến giáo dục ý thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai; Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan đến vụ tranh chấp; - Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, các loại bản đồ hiện có tại địa phương làm căn cứ để giải quyết vụ việc theo đúng trình tự thủ tục của nhà nước; - Giảm tối đa các mức thiệt hại kinh tế đối với các bên liên quan đến vụ tranh chấp, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân; - Giải quyết hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích kinh tế - xã hội và tính pháp lý. 2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả Nguyên nhân khách quan: - Đất đai là một loại tài nguyên có giá trị chính vì vậy đã tác động đến tính chất của vụ tranh chấp không thể tự thương lượng giữa hai bên; 9 - Trong một thời gian dài, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, quy trình quản lý thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học. Hồ sơ địa chính, tài liệu lịch sử làm căn cứ giải quyết không đầy đủ; - Các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đấ đai có nhiều thay đổi, có những vấn đề chưa thật cụ thể. Mặt khác, công tác cập nhật văn bản pháp luật của cán bộ còn yếu, vì vậy việc vận dụng, thực thi trên thực tế gặp nhiều khó khăn; - Do trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật về đất đai của người dân không cao nên dẫn đến tình trạng vi phạm các định của nhà nước trong sử dụng và quản lý đất đai; - Do xu hướng ích kỷ và lòng tham của con người nên một số bộ phận người dân đã lợi dụng việc quản lý thiếu chặt chẽ của nhà nước để thực hiện các hành vi vi phạm đất đai nhằm mục đích đem lại lợi ích cho bản thân. Nguyên nhân chủ quan: - Trình độ quản lý hành chính nhà nước nói chung về đất đai của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở còn nhiều bất cập, đặc biệt với huyện Ứng Hòa là một huyện có trình độ phát triển kinh tế và dân trí còn ở mức thấp. Công tác quản lý đất đai ở địa phương còn bị buông lỏng, chưa được chú trọng, hồ sơ địa chính không đầy đủ, không cập nhật, thiếu chặt trẽ, thủ tục hành chính không đảm bảo; - Đối với UBND xã Tảo Dương Văn đội ngũ cán bộ chuyên trách công việc quản lý đất đai qua các thời kỳ còn thể hiện nhiều yếu kém, hạn chế về mặt trình độ chuyên môn, hiểu biết về quy định pháp luật. Mặt khác do đội ngũ cán bộ quản lý chưa phát huy được hết vai trò trong việc quản lý, kiểm soát các hành vi vi phạm về đất đai trên địa bàn xã nên không kịp thời ngăn chặn được hành vi vi phạm ngay từ ban đầu; - Trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, UBND xã Tảo Dương Văn và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa đã không quản 10 lýchặt chẽ, không thẩm định cẩn thận, không thực hiện đúng quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Nguyễn Tri Thái; - Về phía ông Nguyễn Tri Thái đã lợi dụng lòng tin của hàng xóm cũng như sự quản lý thiếu chặt chẽ của chính quyền địa phương xã Tảo Dương Văn để cố ý thực hiện những hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất đai. Hậu quả: - Vụ việc tranh chấp làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung của những bên liên quan đến vụ việc, đồng thời gây mất tình làng nghĩ xóm giữa hai giai đình xảy ra tranh chấp, gây ảnh hưởng chung đến tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong xóm, làng; Gây ra thiệt hại về kinh tế: Vụ tranh chấp khiến cho gia đình ông Huyên không thể hoàn thiện việc xây dựng nhà ở trên phần diện tích đất của gia đình nhà mình do phần phía trước cổng nhà bị chắn bởi phần công trình phụ và trụ cổng nhà ông Thái; Vụ tranh chấp xảy ra cho thấy những bất cập, hạn chế, quản lý lỏng lẻo của địa phương trong công tác quản lý đất đai gây mất lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền. 2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống Phương án 1: Hòa giải ở cấp xã UBND xã Tảo Dương Văn tiến hành hòa giải vụ tranh chấp đất đai giữa ông Tưởng Duy Huyên và ông Nguyễn Tri Thái với nội dung như sau: Ông Nguyễn Tri Thái phá dỡ phần trụ cột và các công trình khác xây lấn sang đất nhà ông Huyên, gia đình ông Huyên không phải hỗ trợ chi phí cho việc phá dỡ công trình nhà ông Thái, còn về phần diện tích nhà ông Thái đang sử dụng phía trước mảnh đất nhà ông Huyên thì do phần tích đó đã được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Thái nên gia đình ông Thái vẫn tiếp tục được sử dụng. 11 Lợi thế và thuận lợi: Vụ việc khiếu nại được kết thúc sớm, giảm áp lực giải quyết vụ việc đối với cơ quan cấp trên. Hạn chế và bất cập: Hướng giải quyết đơn giản, chưa đáp ứng được hết khía cạnh “lý” và khía cạnh “tình” khiến cho các bên liên quan trong vụ việc khó chấp nhận phương án hòa giải. Phương án 2: Hòa giải tại cấp huyện Khi các bên liên quan trong vụ tranh chấp không nhất trí với hướng hòa giải tại UBND xã Tảo Dương Văn thì vụ việc được chuyển lên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa giải quyết. Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Tri Thái và ông Tưởng Duy Huyên với nội dung như sau: Ông Nguyễn Tri Thái phá rỡ toàn bộ công trình phụ và 1 trụ cổng, bể phốt nằm dưới nền công trình phụ trước thửa đất gia đình ông Huyên và cắt bỏ phần diện tích là 5,7m2 (kích thước các cạnh là giáp thửa đất gia đình ông Huyên là 2,95m; nằm trong thửa đất gia đình ông Thái là 2,05m, giáp đường liên thôn là 1,5m+ 0,7m và 2,32m) và đề nghị chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phần diện tích 5,7m 2 là đất công UBND xã quản lý. Ông Huyên có hỗ trợ một phần chi phí cho việc phá dỡ và xây dựng mới cho gia đình ông Thái với số tiền là 5 triệu đồng. Ông Tưởng Duy Huyên cam kết sẽ ký vào biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất cho gia đình ông Thái khi UBND xã Tảo Dương Văn chỉnh lý biến động. Những lợi thế và thuận lợi của phương án: Là phương án tối ưu vừa hợp tình vừa hợp lý giúp giải quyết được dứt điểm vụ tranh chấp đúng pháp luật, dựa trên cơ sở phân tích làm rõ vấn đề của vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, vụ việc được giải quyết bằng sự kết hợp của các quy định pháp luật và đạo lý tình làng nghĩa xóm giúp các bên liên quan trong vụ việc dễ dàng chấp thuận theo phương án hòa giải. 12 Những hạn chế, bất cập của phương án: Để thực hiện được phương án này đòi hỏi cán bộ địa chính xã và chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường phải có sự giám sát, theo dõi sát sao trong quá trình các bên thực hiện chấp hành các nội dung của phương án nhằm đảo bảo quyền lợi của các bên liên quan, nếu không đảm bảo được sự giám sát chặt chẽ có thể các bên liên quan không thực hiện đúng với các nội dung của biên bản hòa giải thành. Phương án 3: Chuyển vụ tranh chấp đến Toà án nhân dân giải quyết Căn cứ Khoản 1 Điều 203, Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Vì vậy khi các bên liên quan trong vụ việc tranh chấp không đồng ý vớimphương án hòa giải tại cơ sở thì Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành hoàn thiện hồ sơ chuyển vụ việc đến tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa để giải quyết theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào các hồ sơ pháp lý liên quan đến vụ việc do UBND xã Tảo Dương Văn và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ứng Hòa cung cấp. Tòa án nhân dân huyện Ứng Hòa tiến hành giải quyết vụ việc như sau: Năm 2004 UBND xã Tảo Dương Văn xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Nguyễn Tri Thái, gia đình ông Huyên khẳng định không ký biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất mà chữ ký trong biên bản là mạo danh chữ ký của ông Vịnh (là em trai ông Huyên), chỉ căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và bản đồ đo đạc năm 1985 không căn cứ vào bản đồ đo đạc năm 1964 và tu chỉnh năm 1977. Căn cứ bản đồ đo đạc năm 1964 tu chỉnh năm 1977 thửa đất của gia đình ông Nguyễn Tri Thái là thửa số 92, tờ bản đồ số 4 phần diện tích đất gia đình 13 ông Nguyễn Tri Thái xây dựng trước cửa nhà ông Huyên là đất công (đường liên thôn) UBND xã quản lý. Do đó việc ông Tưởng Duy Huyên đề nghị gia đình ông Nguyễn Tri Thái giải toả công trình nằm trên đất công trước thửa đất gia đình ông Huyên là có cơ sở. Đề nghị UBND huyện thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ ông Nguyễn Tri Thái. Lợi thế và thuận lợi của phương án: Phương án giải quyết là theo đúng thầm quyền mà pháp luật quy định, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất đai. Những hạn chế và bất cập: Phương án không thể hiện được khía cạnh “tình” trong việc xử lý vụ tranh chấp. Mỗi phương án đã nêu trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên dựa trên những cơ sở nội dung và những ưu nhược điểm của các phương án giải quyết vụ tranh chấp đất đai giữa ông Tưởng Duy Huyên và ông Nguyễn Tri Thái, theo bản thân tôi phương án 2 là phương án tối ưu nhất vì nó thỏa mãn được nhiều yêu cầu giải quyết nhất. Đây là một phương án có tính khả thi trong thực tiễn, giải quyết theo phương án này không những sẽ kết hợp được hài hòa giữa pháp lý và đạo lý, mà còn phù hợp với thực tế cuộc sống của đông đảo nhân dân ở địa phương, giữ vững lòng tin của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 2.5. Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn STT 1 14 2 3 4 5 6 15 7 Ra quyết định hòa giải thành KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Tranh chấp đất đai là một vấn đề hết sức phức tạp, vì trong xã hội hiện nay việc sở hữu đất đi thay đổi qua từng giai đoạn và sự phân chia các loại đất đai luôn luôn biến động do chuyển đổi mục đích sử dụng. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là phương tiện quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế. Nhưng nếu nhà nước chỉ ban hành pháp luật mà không đảm bảo được thực hiện thì pháp luật không thể phát huy được vai trò của mình. Cho nên cùng với việc ban hành pháp luật, Nhà nước còn phải đảm bảo cho pháp luật được thi hành. Qua vụ việc tranh chấp đất đai giữa ông Tưởng Duy Huyên và ông Nguyễn Tri Thái là hai hộ có đất liền kề nhau trên địa bàn xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội cho thấy những sai phạm của cá nhân trong sử sụng đất đai và cho thấy công tác quản lý đất đai tại địa phương còn bị buông lỏng nên đã gây ra những hậu quả nhất định. Dựa trên là những chứng cứ thu thập, hồ sơ địa chính, bản đồ đo đạc qua các năm tại địa phương để làm cơ sở đưa ra được phương án giải quyết phù hợp nhất đối với vụ việc đảm bảo hợp tình, hợp lý, góp phần nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. Kiến nghị Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo ổn định 16 được tình hình trật tự xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai được đầy đủ, hệ thống và đồng bộ, rà soát những quy định chưa phù hợp hoặc những vấn đề mới phát sinh để kịp thời sửa đổi, bổ sung tháo gỡ các vướng mắc, chú ý các quy định và ngôn ngũ của Luật, văn bản dưới Luật phải được thể hiện hoặc được giải thích đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, nhất là những vấn đề có liên quan đến tranh chấp, khiếu nại. Hướng dẫn để thống nhất nội dung giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai và có sự tư vấn về pháp luật. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trường, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi người dân bằng nhiều hình thức nhằm tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với pháp luật đất đai hiểu biết, đồng thuận giữa người ra quyết định, người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại; Cần tăng cường, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý đất đai các cấp, nhất là ở cấp cơ sở trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai. Củng cố hội đồng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện để đủ sức giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai. Tiếp tục tăng cường các đoàn, tổ công tác của UBND cấp huyện song song với việc trang bị kiến thức pháp luật cho các bộ ngành quản lý đất đai có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kiến thức và sự hiểu biết pháp luật của cán bộ chính là một trong những điều kiện đảm bảo cho người cán bộ khi tiếp dân có khả năng tuyên truyền, giáo dục và vận động người dân chấp hành pháp luật; Kinh nghiệm cho thấy, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai thời gian qua hiệu quả nhất là hòa giải, không chỉ chú trọng hòa giải khi phát sinh tranh chấp, mà khi giải quyết khiếu nại tiếp tục hòa giải cũng đạt được nhiều kết quả và trong nhiều trường hợp tòa án xét xử hòa giải thành cũng đạt tỷ lệ cao. 17 Hòa giải thành càng nhiều càng tốt vì giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai ngoài việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo sự ổn định còn phải tăng cường sự đoàn kết giữa Nhà nước với dân, giữa dân với dân và trong thân tộc. Các quy định hướng dẫn phải cụ thể về việc giải quyết từng loại tranh chấp đất đai như tranh chấp liên quan đến ranh giới các thửa đất, tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến các giao dịch đất đai (chuyển nhượng, cho thuê…), tranh chấp liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng… 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan