Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống tiếp dân gửi đơn thư yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại ...

Tài liệu Xử lý tình huống tiếp dân gửi đơn thư yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại bộ phận một cửa ubnd xã uy nỗ huyện đông anh thành phố hà nội

.DOCX
22
5868
94

Mô tả:

TRƯỜNG ĐTCB LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A - 2015 ======  ====== TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP “Xử lý tình huống tiếp dân gửi đơn thư yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai ” Họ và tên: Đinh Thị Thùy Dung Chức vụ: Chuyên viên Đơn vị công tác Văn phòng Thành ủy Hà Nội Hà Nội, Tháng 11- 2015 PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo hiện nay là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta. Việc đổi mới đường lối phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với việc thực hiện “công bằng dân chủ”. Quan điểm này khẳng định đây là tính ưu việt và sự khác biệt của Đảng cộng sản và Nhà nước XHCN Việt Nam đối với bất cứ nhà nước tư bản nào trên thế giới. Bởi vậy mà Đảng, Nhà nước ta coi công tác tiếp công dân chính là thực hiện quan điểm “ Dân là gốc”; tiếp công dân là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, nhũng nhiễu nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. Công tác tiếp công dân đây cũng là bước đầu của giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hiến pháp năm 1992 khẳng định rõ khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất cứ lĩnh vực nào. Luật khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế định được thực hiện trên thực tế và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật. Trên thực tế hiện nay việc thực thi những quyền này đối với quyền và nghĩa vụ của Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân đang còn là vấn đề phải bàn bạc, phải hoàn thiện và mặt pháp luật rất nhiều. Nhưng phải khẳng định một điều rằng công tác tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo của Nhà nước ta trog những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tích cực, hạn chế được cơ bản những vụ việc bức xúc, phức tạp, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, giữ ổn định sự phát triển của đất nước. 1 Qua thời gian công tác và học tập ở trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, bản thân tôi đã nhận thức được rằng: nhiệm vụ tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng, trong đó có công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo có một vị trí rất quan trọng. Nếu như các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở mà thực hiện tốt công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại ngay từ bước đầu sẽ góp phần quan trọng không chỉ hạn chế được phát sinh các vụ việc phức tạp mà còn ngăn ngừa được tình trạng khiếu nại, tố cóa vượt cấp lên Trung ương, đồng thời cũng sẽ hạn chế được tình trạng bức xúc khiếu nại đông người, đặc biệt là những vấn đề có tính nhạy cảm về an ninh chính trị, điểm yếu mà hiện nay kẻ địch đang lợi dụng nó để âm mưu “ diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ, phá hoại công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta. Việc tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo là những công việc thường xuyên, liên tục, là những việc làm đầy khó khăn, phức tạp. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo xảy ra có từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chung quy lại nó đều xuất phát từ việc lợi ích của nhà nước, của tập thể, của cá nhân bị xâm hại. Nhìn nhận một cách khách quan tôi cho rằng ngay từ một văn bản chính sách của Nhà nước ban hành ra, bản thân nó cũng đã có ẩn chứa hai mặt của một vấn đề, khi thực hiện nó mới bộc lộ ra trên thực tiễn. Một mặt nó thể hiện tính đúng đắn, tích cực, đáp ứng được nguyện vọng của nhiều người và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, của thời đại. Mặt khác nó hạn chế, thậm chí nó đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của một số bộ phận nhân dân, bên cạnh đó không ít những địa phương, cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền trong việc thi hành chính sách, pháp luật lợi dụng để trục lợi cho bản thân, tham nhũng, tiêu cực và gâu nhũng nhiễu nhân dân. Bởi vậy viêc công dân đi khiếu kiện đến các cơ quan nhà nước là một tất yếu khách quan. Trong bài tiểu luận này tôi tập trung nghiên cứu vào một số vấn đề cơ bản trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm củng cố những kiến thức đã học, mong muốn những đáp ứng tốt hơn về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo mà tôi đang công tác.Tôi chọn: “Xử lý tình huống tiếp dân gửi đơn thư yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại bộ phận một cửa UBND xã Uy Nỗ- Huyện Đông Anh- Thành phố Hà Nội”. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, nên còn những thiếu sót nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu và lợi ích của cơ quan, đơn vị và nhìn từ phía do nhu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức thì tiếp công dân có thể được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau sau: Thứ nhất, từ bản chất ngữ nghĩa, tiếp công dân là việc thực hiện giao tiếp từ phía cơ quan nhà nước, giải quyết quan hệ giữa nhà nước và công dân. Thứ hai, từ việc đáp ứng yêu cầu của công dân, tiếp công dân là giải quyết những yêu cầu của công dân. Theo đó, công dân thực hiện quyền của mình và nhà nước phải đáp ứng. Thứ ba, hiểu là một nghiệp vụ của nhà quản lý, tiếp công dân là của người thừa hành công vụ. Khi đó, tiếp công dân thuộc phạm trù kỹ năng, nghiệp vụ công tác của cán bộ, công chức. Từ các cách tiếp cận trên, cần có cách nhìn khái quát về tiếp công dân gắn với công tác lãnh đạo, quản lý, gắn với quyền dân chủ, quyền phản hồi thông tin, gắn với yếu tố văn hoá và các kỹ năng nghiệp vụ khác. Tiếp công dân, trong đó bao gồm việc xử lý thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước; là một phương thức tiếp nhận thông tin phản hồi của quản lý, là một nội dung mang tính nghiệp vụ sâu sắc. Việc tiếp công dân nhằm mục đích tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh, góp ý những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý của cơ quan, đơn vị. Đây là sự cụ thể hoá quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và xã hội của công dân, là sự cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Việc tiếp công dân sẽ giúp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành một cách hiệu quả. Bởi vì, tiếp công dân là điểm khởi đầu, là một trong những khâu quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Điều này là nhằm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác tiếp công dân và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp công dân cũng là để hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua đó nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân. 2. Mục tiêu đề tài - Mô tả được tình huống - Phân tích được tình huống - Đưa ra các phương án giải quyết tình huống, chọn phương án tối ưu nhất. - Xây dựng kế hoạch thực hiện phương án tối ưu. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát; - Phương pháp đánh giá - Phương pháp thống kê; - Phương pháp so sánh; - Phương phaṕ thu thâp thông tin; - Phương pháp khảo sát thưc tê. 4. Phạm vi nghiên cứu: Xã Uy Nỗ- Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 5. Bố cục tiểu luận Gồm 3 phần : - Phần I: Lời nói đầu - Phần II: Nội dung - Phần III: Kết luận và kiến nghị Phần II. Nội dung 1. Mô tả tình huống Ngày 26 tháng 3 năm 2014, tại bộ phận tiếp dân của UBND xã Uy Nỗ, ông Nguyễn Văn An đã gửi đơn thư yêu cầu giải quyết tranh chấp của hộ gia đình ông Nguyễn Văn An đối với hộ gia đình bà Nguyễn Thị Mai, được sự phân công của chủ tịch xã Uy Nỗ, bộ phận tiếp dân ông Lê Ngọc Nam– công chức văn phòng xã. Khi ông Nam tiếp nhận đơn thư của ông An, ông An không có giấy tờ chứng minh nhân dân và giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của cán bộ tiếp dân. Ông An cam đoan rằng ông chính là người đứng đơn, nhưng cán bộ tiếp dân vẫn không nhận đơn của ông. Ông An lúc đó do có nhiều bức xúc nên không giữ được bình tĩnh, có to tiếng và phát ngôn từ xúc phạm đến ông Nam. Lúc này, ông Lê Ngọc Nam vẫn bình tĩnh và nhắc nhở về lời lẽ tại nơi công sở của ông An nhưng ông An không lắng nghe mà còn yêu cầu gặp bằng được Chủ tịch để yêu cầu giải quyết vụ việc. Ông An lại tiếp tục nói giải thích Chủ tịch và thường trực UBND đi tiếp xúc cử tri ở huyện. Ông An cố tình không nghe giải thích quát to, cáu gắt cho rằng Chủ tịch trốn tránh giải quyết và cán bộ tiếp nhận lảng tránh trách nhiệm. Lúc này, ông Nam có to tiếng và gọi bảo vệ yêu cầu ông An ra ngoài nhường vị trí để tiếp tục làm việc với công dân khác, khi nào ông An mang đầy đủ giấy tờ đến thì tiếp tục giải quyết theo quy định. Trước khi ra về ông An có nói sẽ khiếu nại hành vi từ chối đơn của cán bộ tiếp dân. Tuy nhiên sau đó không thấy ông mang đơn khiếu nại hành vi từ chối đơn của ông Nam. Hai ngày sau, ngày 28 tháng 3, ông An có mang đơn đến bộ phận một cửa tiếp dân, lúc này ông đã mang đầy đủ các giấy tờ có liên quan và đã được cán bộ tiếp dân tiếp nhận đơn thư sau khi đã kiểm tra. Đơn thư của ông An có nội dung như sau : Gia đình ông có sở hữu 1 ao theo bìa đỏ số B953064 diện tích 550 m2 liền kề đất thổ cư nhà bà Mai. Từ năm 1983 gia đình ông có thỏa thuận với ông Nguyễn Văn Hải (bố đẻ bà Mai) cùng đi chung con đường từ trục chính đường làng dẫn vào cổng nhà bà Mai và sang ao của nhà ông. Đến tháng 12 năm 2013 ông Hải mất thừa kế mảnh đất lại cho bà Mai, nhưng bà Mai không sinh sống tại mảnh đất này, tháng 3 năm 2014 bà Mai cho xây cổng ở phía con đường giáp với đường làng và khóa lại không cho gia đình nhà ông có đường đi sang ao nhà mình. Sau khi nhận được đơn của ông An, chính quyền xã đã cử cán bộ xuống xác minh hiện trường và xác nhận sự việc nêu trong đơn của ông An là đúng so với thực tế. Tiếp đó chính quyền mời hai gia đình lên trụ sở UBND xã làm việc, tổ giải quyết đơn thư thụ lý, cán bộ văn phòng tham mưu cho chủ tịch phân công cán bộ chuyên trách xử lý. Chủ tịch ủy ban nhân dân xã giao cán bộ địa chính tiến hành đối chiếu bản đồ địa chính xã với hai sổ đỏ của hai gia đình và hiện trường thì thấy: Hộ gia đình ông An có giấy chứ ng nhân quyền sử dun g đất s ố bìa B953064 cấp ngày 15 tháng 5 năm 1995 là đất ao có diện tích 550 m2 nằm trên thửa đất số 456 tờ bản đồ số 9; Hộ gia đình bà Mai có giấy chứ ng nhân quyền sử dun g đất s ố bìa B95305 cấp ngày 26 tháng 4 năm 1995 bao gồm đất thổ cư và đất ao vườn rộng 2500 m2 nằm trên thửa số 454 và 455 tờ bản đồ số 9. Con đường đang xảy ra tranh chấp trong đơn kiện có chiều dài 20m; rộng 3m; được đổ bê tông dày 5 cm không được thể hiện trong bản đồ mà ở vị trí đó là thửa đất số 45 thuộc quỹ đất công của xã do xã quản lý, con đường được thể hiện trên bản đồ được xã xác nhận cho hai gia đình để đi vào hai mảnh đất trên cách con đường đang tranh chấp 10 mét về phía Nam và đã được cắt cho gia đình nhà ông Lê Văn Hưng vào năm 1985 giấy chứ ng nhân quyền sử dung đất số bìa B953089 cấp ngày 28 tháng 6 năm 1995. Qua xác minh từ sổ đăng ký đất đai tại UBND xã và lấy ý kiến của khu dân cư cho thấy: Trước năm 1982 thì trước cổng nhà bà Mai là một cái ao làng, gia đình bà Mai, ông An sử dụng con đường chung của cả làng được hình hình thành từ xưa đi vòng trên phía bờ ao cách nhà bà Mai 10m về phía nam, khi đó con đường chỉ là đường nhỏ trong làng để đi sang các xóm và các ao làng phía bên trong. Đến năm 1982 xã có cho máy xúc vào mở rộng và kè một số đầm ao phía trong để cho đấu thầu thì cũng lấp một phần ao phía trước nhà bà Mai và thu hẹp lại thành 1 con mương rộng 2m sát với con đường làng đó (Thể hiện trên bản đồ là thửa đất số 45 , diện tích 112 m2 trên đó có 1 con mương rộng 2m dài 30m, con đường không ghi rõ diện tích). Vào thời điểm các đầm ao phía trong sau ao nhà ông An và đất nhà bà Mai được đấu thầu và xã mở thêm trục đường chính thuận lợi hơn sang các xóm trong làng (cuối năm 1982) thì dân làng cũng không sử dụng con đường này nữa mà chỉ có gia đình nhà bà Mai và ông An sử dụng để đi vào đất và ao nhà mình. Cùng trong năm 1982 khi xã lấp một phần ao làng phía trước nhà mình thì bố bà Mai là ông Hải có tự san lấp kiến tạo mở 1 con đường trên phần đất công đó, con đường này mở thẳng vào cổng của gia đình nhà bà từ trục đường chính của làng thuận tiện cho việc đi lại của gia đình hơn. Khi đó nhà ông An vẫn đi trên con đường làng trước đó để sang ao nhà mình. Đến năm 1983 khi con đường mới mở được hình thành và thuận tiện cho việc đi lại hơn so với con đường cũ thì ông An thỏa thuận với ông Hưng cùng đi chung con đường này, con đường cũ bị bỏ hoang không đi lại nữa. Đến năm 1985 UBND xã cắt đất cho gia đình ông Hải bao gồm cả con đường cũ mà hai gia đình đã đi trước đây (bị bỏ hoang từ năm 1983). Hai gia đình ông An, bà Mai vẫn đi chung con đường mới không xảy ra mâu thuẫn gì từ khi có thỏa thuận đi chung (năm 1983). Năm 2010 thực hiện chương trình Nông thôn mới thì gia đình bà Mai có đơn xin đổ bê tông con đường này (hiện trạng dài 20m rộng 3m dày 5cm). Đến năm 2013 bố bà Mai là ông Hải mất không nói lại cụ thể thỏa thuận giữa hai gia đình đi chung con đường như thế nào (Thời điểm bố bà Mai mở đưởng mới thì bà Mai đã đi lấy chồng ở địa phương khác), bà chỉ biết gia đình nhà bà có công san lấp kiến tạo con đường khang trang như bây giờ mà không có sự hỗ trợ của gia đình nhà ông An, và bản thân bà cũng không sinh sống trên mảnh đất được thừa kế này nên bà xây dựng cổng để bảo vệ phần tài sản của mình khi mình không ở đây. Vấn đề đặt ra là giải quyết sự khác nhau vị trí con đường so với trên bản đồ và thực địa, và giải quyết sự tranh chấp đường đi chung giữa hai gia đình ông An và bà Mai. 2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống Phân tích việc từ chối đơn thư của bộ phận tiếp dân là đúng hay sai ? Ban hành quyết định giải quyết khiếu kiện của ông Nguyễn Văn An đảm bảo theo quy định của pháp luật, không trái với Hiến pháp; Văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản cấp trên. Giải quyết tranh chấp phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của công dân, của tập thể, đảm bảo sự hợp lý hợp tình được cán bộ, nhân dân đồng tình ủng hộ, không gây căng thẳng và phù hợp với tình hình địa phương. Giải quyết tranh chấp phải giải quyết được vấn đề có đường đi cho hộ gia đình ông Sơn theo quy định của Luật đất đai và Luật dân sự Giải quyết tình huống phải góp phần tăng cường pháp chế, giữ vững kỷ cương, an ninh trên địa bàn xã. Giải quyết tình huống không gây ra những căng thẳng, bức xúc trong xã mà phải góp phần phát triển kinh tế, xã hội của xã, tránh tình trạng mất đoàn kết giữa các hộ dân và giữa người dân với cán bộ. 3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả Trong quá trình tự ý mở và sử dụng con đường mới thì con đường cũ đã bị bỏ hoang. Năm 1985 gia đình ông Hưng có đơn xin đất thổ cư, xã đã căn cứ vào quỹ đất còn lại và hiện trạng con đường khi đó để làm hồ sơ đề nghị lên UBND xã giao đất bao gồm cả phần đất có con đường cũ cho gia đình ông Hưng và được UBND xã cấp sổ đỏ năm 1995. Sau khi UBND xã cắt phần đường đi của hai gia đình (thực tế là đường đi chung của làng cũ đã bị bỏ hoang từ năm 1983) để cấp đất cho hộ ông Lê Văn Hưng đã không thông báo cho nhân dân được biết và cũng không cắt đất làm con đường mới. Mặc dù tại thời điểm đó hai gia đình đã có con đường đang tranh chấp để đi nhưng con đường đó là đường được mở tự phát trên đất công quỹ của xã, chưa được chính quyền xã xác nhận, trên bản đồ địa chính và pháp luật thì hai gia đình này không có đường đi vào nhà và ao của mình. Trong quá trình nhà ông Hải mở đường mới chính quyền xã cũng không nắm được tình hình và có sợ lơ là trong quản lý đất công của mình, trong các bản đồ địa chính các năm sau này cũng không thể hiện con đường mới (đang xảy ra tranh chấp) đã hình thành từ năm 1982, để đến khi xảy ra khiếu kiện tranh chấp thì xã mới biết là đường được vẽ trên bản đồ để hai gia đình sử dụng đi lại thì đã đi giao vào phần đất cho hộ gia đình khác, còn con đường đang tranh chấp thì lại là đường mở trái phép trên đất công. Gia đình bà Mai (cụ thể là bố bà Mai là ông Hải) đã tự ý mở đường trên đất công của xã mà không xin phép và không có sự đồng ý của chính quyền xã. Sau đó dù đã có công san lấp xây dựng đường và có thỏa thuận của hai nhà đi chung nhưng đến năm 2013 ông Hải mất thì người con thừa kế mảnh đất của ông là bà Mai đã xây dựng cổng và khóa lại không cho nhà ông An đi chung đường để xuống ao nhà ông An cũng là trái pháp luật vì con đường này không nằm trong diện tích đất thuộc quyền sở hữu được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà bà 3.1 Nguyên nhân khách quan Do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nhân nhân của cán bộ cơ sở còn hạn chế. Năng lực, nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ xã, thôn còn yếu kém dẫn tới cách làm chủ quan, thiếu kinh nghiệm và năng lực chuyên môn nên khó khăn trong cách làm và tiến độ công việc. Thiết sót trong tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước ở các cấp có thẩm quyền Sự thiếu trách nhiệm sa sút phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức liên quan đến vụ việc 3.2 Nguyên nhân chủ quan Chất lượng cán bộ làm công tác tiếp công dân ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu; một số còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí có nơi bố trí cán bộ không làm được việc về làm công tác tiếp công dân, một số ít cán bộ tiếp công dân còn có biểu hiện quan liêu, hách dịch, thiếu tinh thần trách nhiệm. Cán bộ, công chức phụ trách xã kiêm nhiệm công tác tiếp công dân tại nhiều xã, phường, thị trấn chưa được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ nên việc xử lý tình huống trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn hạn chế. Về trách nhiệm của Bộ phận một cửa đó là việc phải biết nhã nhặn, tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Do sự kém hiểu biết pháp luật của nhân dân 3.3 Phân tích hậu quả - Hậu quả kinh tế: Tình huống tranh chấp đất gây mất thời gian, công sức của cán bộ và các hộ liên quan trong việc giải quyết, người dân vất vả ảnh hưởng sức khở, lao động sản xuất và tốn kém tiền bạc trong quá trình theo đơn xử lý - Hậu quả xã hội: + Gây bức xúc, căng thẳng, ảnh hưởng tới tình làng xóm giữa hai hộ. + Gây mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền vì không phát huy được quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. 4. Xây dựng phân tích, lựa chọn phương án giải quyết tình huống Mặc dù ông An không có thư khiếu nại, tố cáo về việc anh Lê Ngọc Nam không tiếp nhận đơn thư của ông nhưng căn cứ theo quy định tại Điều 8, Luật Khiếu nại tố cáo thì: Người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1- Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân; 2- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày; 3- Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; 4- Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung; 5- Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.” Như vậy, ông An phải xuất trình giấy tờ tùy thân khi gặp cán bộ tiếp dân và làm theo hướng dẫn của họ. Việc ông An không có giấy tờ tùy thân nên ông Nam không nhận đơn là có cơ sở pháp luật. Tuy nhiên ông Nam cũng bị khiển trách về hành vi và rút kinh nghiệm trong tiếp dân lần sau. Về giải quyết đơn thư của ông An, sau khi thụ lý đơn của ông, cán bộ Văn phòng trình lên chủ tịch xã, tham mưu cho chủ tịch sau đó chuyển cho cán bộ địa chính đã tếến hành xác minh và hoàn thiện hồồ sơ, thủ tục giải quyếết. 12 Phương án 1: Điều 2 3 Bộ luật Dân sự 2005: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”. Đồng thời, Khoản 1 Điều 2 5 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề quy định: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng một cách thuận tiện và hợp lý nhất…”. Căn cứ vào tình hình thực tế thì hiện nay hai hộ gia đình ông An và bà Mai chỉ còn con đường đang xảy ra tranh chấp là con đường duy nhất để đi ra đường công cộng, con đường này lại nằm trên quỹ đất công lâu nay xã không có kế hoạch sử dụng vào mục đích gì vì nó có diện tích nhỏ vì vậy Chính quyền xã cần họp hai gia đình thống nhất làm biên bản đổi đường (đổi con đường cũ đã bị hai gia đình bỏ hoang và đã cắt đất cho hộ gia đình ông Hưng để xác nhận sử dụng con đường mới này). UBND xã cũng phải có văn bản chuyển lên UBND cấp trên có thẩm quyền để điều chỉnh bản đồ địa chính làm căn cứ pháp lý sau này. Ưu điểm: - Giải quyết được vấn đề lối đi vào ao của hộ gia đình ông An - Xử lý được một phần vi phạm hành chính (phá bỏ cổng xây chăn lối đi) Nhược điểm: - Đã phải thừa nhận con đường được xây dựng trái phép trên đất công của Nhà nước, và cũng không thực hiện được xử lý vi phạm hành chính (xây dựng đường trái phép trên đất công) 13 - Không tính đến công lao san lấp xây dựng con đường khang trang sạch đẹp của gia đình bà Mai và cũng không thể hiện được trách nhiệm của ông An đối với con đường đi chung giữa hai gia đình - Có thể xảy ra khiếu kiện của gia đình bà Mai lên cấp trên Phương án 2: UBND xã cùng mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư thực hiện hòa giải cho hai gia đình, căn cứ vào tình hình thực tế và các quy định của Luật đất đai và Bộ Luật dân sự làm biên bản thống nhất đổi đường cho hai gia đình, có văn bản xác nhận con đường này là con đường đi chung và có văn bản gửi lên cấp trên điều chỉnh bản đồ địa chính vẽ con đường vào bản đồ để làm căn cứ pháp lý sau này. Theo đó gia đình bà Mai phải chuyển cổng về đúng ranh giới đất trong sổ đỏ của gia đình mình, trả lại đường đi chung, đồng thời gia đình ông An phải hỗ trợ gia đình bà Mai chuyển cổng về đúng ranh giới đất nhà mình vì trong quá trình kiến thiết xây dựng con đường gia đình ông An đã không có hỗ trợ nhưng lại có quyền lợi trực tiếp từ con đường này (đây cũng chính là 1 trong những lý do bà Mai xây cổng khóa lại không cho gia đình ông An đi chung). Ưu điểm: - Không gây xáo trộn lớn về tình hình khiếu kiện và hiện trạng con đường - Giải quyết dứt điểm tranh chấp - Vụ việc được giải quyết hợp tình hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm ngân sách nhà nước vì không phải đầu tư xây dựng con đường mới, đảm bảo hài hòa lợi ích của cả cá nhân và nhà nước. Nhược điểm: - Đã phải thừa nhận con đường được xây dựng trái phép trên đất công của Nhà nước - Không thực hiện được triệt để pháp luật về đất đai, không xử lý được vi phạm hành chính (mở đường trái phép trên đất công). Phương án 3 : Gia đình bà Mai chuyển cổng về đúng ranh giới đất trong sổ đỏ của gia đình mình, trả lại đường đi chung, đồng thời gia đình ông An phải hỗ trợ gia đình bà Mai chuyển cổng về đúng ranh giới đất nhà mình. Đồng thời yêu cầu gia đình bà Mai phải phá bỏ cổng chặn lối đi chung, nếu gia đình bà Mai không chấp hành thì kiến nghị UBND cấp trên ra quyết định cưỡng chế dỡ bỏ cổng xây dựng chặn đường đi chung của gia đình bà Mai. Vì dù gia đình bà Mai có công san lấp xây dựng kiến tạo con đường nhưng con đường này là đường được xây dựng trên đất công không nằm trong sổ đỏ của gia đình bà. Ưu điểm : Vụ việc được giải quyết hợp tình hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, tiết kiệm ngân sách nhà nước vì không phải đầu tư xây dựng con đường mới, đảm bảo hài hòa lợi ích của cả cá nhân và nhà nước. Nhược điểm: - Có thể xảy ra khiếu kiện của gia đình bà Mai lên cấp trên Không thực hiện được triệt để pháp luật về đất đai, không xử lý được vi phạm hành chính (mở đường trái phép trên đất công). Nhận xét: Các phương án trên cũng thấy được tình huống đặt ra buộc Chính quyền phải thừa nhận sai trái của việc lấn chiếm đất công. Từ việc gia đình ông Hải (bố bà Mai) tự ý mở đường trên phần đất công của xã mà không có sự xin phép và được cho phép từ chính quyền đến việc chính quyền đã tắc trách không có sự quản lý chặt chẽ quỹ đất công của mình, không có sự ra soát bản đồ địa chính so với thực tế việc hình thành con đường mới từ năm 1982 mà không được thể hiện trên bản đồ, để rồi khi xảy ra kiện cáo tranh chấp thì chính quyền buộc phải thừa nhận con đường được xây dựng trái phép trên đất công. Dẫu sao đây cũng là phương án khả dĩ nhất còn hơn là hủy bỏ thừa nhận con đường bê tông được xây dựng khang trang sạch đẹp cho đúng pháp luật, rồi lấy lại con đường cũ được thể hiện trên bản đồ và đã cắt cho hộ gia đình khác để rồi lại đổ bê tông và trên thực tế là nó cũng không thuận tiện gì cho hai hộ gia đình phải đi chung trên con đường ấy (chính vì vậy họ mới mở con đường mới và con đường cũ bị bỏ hoang), chưa tính việc phải bồi thường tài sản trên phần đất có con đường cũ mà đã cắt cho nhà ông Hưng. 5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn 5.1 Nội dung công việc cần giải quyết UBND xã tổ chức hòa giải cho hai gia đình thành công Có văn bản chuyển lên cấp trên có thẩm quyền, điều chỉnh lại bản đồ địa chính cũng như diện tích quỹ đất công tại khu vực này Giám sát hai gia đình thực hiện công tác hòa giải như đã cam kết: di dời cổng, trả lại lối đi chung Cán bộ địa chính điều chỉnh lại bản đồ địa chính . 5.2 Các bước giải quyết trong từng thời gian Bước 1: Tổ chức họp hòa giải giữa hai gia đình, thống nhất đổi đường xác nhận con đường là lối đi chung Bước 2: Thực hiện di dời cổng của gia đình bà Mai về đúng phần đất trên sổ đỏ Bước 3: Gia đình ông An hỗ trợ gia đình bà xây dựng cổng Bước 4: Kiểm tra việc di dời cổng đã thực hiện ở các bước trên Bước 5: Thực hiện bàn giao lối đi chung có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, khu dân cư và hai gia đình Bước 6: Hai gia đình kí kết văn bản cam đoan không tranh chấp kiện tục sau này Bước : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định và điều chỉnh bản đồ địa giới, cắm mốc ranh giới con đường 5.3 Dự kiến phân công thực hiện kế hoạch - UBND xã: Đại diện UBND, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp, Trưởng thôn và công an viên khu vực xảy ra tranh chấp - Đại diện mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể 5.4 Dự kiến kinh phí, tài chính, cơ sở vật chất thực hiện kế hoạch Thực hiên di dời và xây dựng lại cổng cho gia đình bà Mai trên đúng phần đất thuộc sổ đỏ với kinh phí hỗ trợ của gia đình ông An theo biên bản hòa giải Không thay đổi hiện trạng con đường: đổ bê tông dày 5 phân, rộng 3m, dài 20m 5.5 Thời gian hoàn thành kế hoạch, tổng kết rút kinh nghiệm Ngày 08/4 Họp thỏa thuận hòa giải hai gia đình Ngày 10/4 thực hiện di dời cổng về đúng ranh giới đất nhà bà Mai Sau đó gia đình ông An hỗ trợ gia đình bà Mai xây dựng lại cổng dự kiến trong ngày Tổ chức bàn giao đường chung cho hai gia đình Làm báo cáo chuyển lên UBND xã điều chỉnh bản đồ địa chính Họp tổng kết rút kinh nghiệm Dự kiến hoàn thành kế hoạch trước ngày 30/4 Phần III. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Làm tốt công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành. Do đó, để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ quan nhà nước phải chú trọng đúng mức công tác tiếp dân cũng như xử lý đơn thư và phải coi đó là một nhiệm vụ quan trọng của đơn vị. Qua quá trình nghiên cứu học tập và làm việc trong bộ phận tiếp công dân, bản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều nội dung mới về nghiệp vụ, đặc biệt là công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo Tuy nhiên với đặc điểm cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương công tác tiếp dân và xử lý đơn thư trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục, chấn chỉnh, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của cấp Ủy Đảng, có như vậy công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo mới đạt hiệu quả trong thời gian tới. 2. Kiến nghị Cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 53/2005/NĐ- CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo đến các tầng lớp nhân dân. Cơ quan quản lý nhà nước cần sắp xếp các công chức có năng lực, trình độ đại học, có phẩm chất đạo đức, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội; đồng thời đã quan tâm thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP của Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài chính ngày 16/3/2012 quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cán bộ phụ trách công tiếp công dân thường làm cán bộ kiêm nhiệm, công tác tiếp công dân tại nhiều xã, phường, thị trấn chưa được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ nên việc xử lý tình huống trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn hạn chế. Cần phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác tiếp dân. Sổ sách theo dõi việc tiếp công dân ở một số nơi chưa được cập nhật, ghi chép đầy đủ các thông tin công dân đến trình bày, phản ánh tại nơi tiếp công dân của cơ quan, đơn vị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan