Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối...

Tài liệu Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty tnhh năng lượng và nhiện liệu tái tạo thuận phát tại phường minh khai, quận hai bà trưng.

.DOCX
16
4488
129

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015 TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với công ty TNHH Năng lượng và nhiện liệu tái tạo Thuận Phát tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Họ và tên: TRẦN THỊ KIM DIÊN Chức vụ : Chuyên viên bộ phận Môi trường. Đơn vị công tác: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng. Hà Nội, Tháng 11 năm 2015 1 MỤC LỤC I. Lời nói đầu II. Nội dung 2.1. Mô tả tình huống 2.2. Xác định mục tiêu sử lý tình huống 2.3. Phân tích nguyên nhân- hậu quả 2.4. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án 2.5. Lập kế hoạch để hoạch để tổ chức phương án đã lựa chọn III. Kết luận – Kiến nghị 2 I. LỜI NÓI ĐẦU “Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta” – một câu khẩu hiệu khá quen thuộc mà chúng ta rất dễ bắt gặp trong đời sống xã hội hiện nay. Có thể nói, giữ cho môi trường trong lành luôn là mối quan tâm toàn cầu, bởi môi trường có trong lành thì mới đảm bảo được điều kiện sống của con người, đảm bảo sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, sự tác động ngày càng nhiều của con người đã gây ra những tác động ngày càng nhiều của con người đã gây ra những tác động xấu đến môi trường; những tác động theo chiểu hướng xấu ấy, một phần là do ý thức và nhận thức của con ngườiđã gây ra tác động xấu đến môi trường còn quá thấp kém. Những hạn chế về mặt khách quan cũng như chủ quan có thể kể đến như: nước ta phát triển đi lên từ một nền kinh tế lạc hậu, pháp luật điều chỉnh về bảo vệ môi trường còn non trẻ, sự yếu kém trong công tác ban hành pháp luật, quản lý, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, trình độ dân trí còn thấp, chưa đồng bộ trong công tác phổ biến pháp luật... và những biện pháp quản lý, xử lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đưa ra vẫn chưa được áp dụng vào thực tiễn tối ưu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đi theo chiều hướng xấu. Chính vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay và định hướng tốt cho vấn đề bảo vệ môi trường trong tương lai thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và việc vận dụng nó vào giải quyết điều chỉnh hành vi ứng xử củ a con người thông qua xử phạt vi phạm hành chính như thế nào là cần thiết. Vậy làm thế nào để giải quyết một cách hữu hiệu vấn đề này và bảo vệ môi tường trong giai đoạn hiện nay và tương lai? Đây chính là vấn đề nan giải, chính vì lẽ đó mà người nghiên cứu nhận thấy rằng cần phải đi sâu vào nghiên cứu các chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tìm ra các ưu nhược điểm trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử 3 của con người đối với môi trường. trên cơ sở đó vạch ra mội hướng đi cụ thể, đề xuất những giải pháp cho vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả hơn. Qua gần một năm tập sự tại phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng, bản thân tôi đã được trực tiếp giải quyết một số trường hợp về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tôi nhận thấy vẫn còn có những tình huống xử lý về môi trường chưa thật sự chặt chẽ, thấu đáo. Sau khóa học bồi dưỡng tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, tôi đã học tập và trau dồi được rất nhiều kiến thức bổ ích và thực sự quý giá, chính vì vậy tôi xin mạnh dạn nêu lên một tình huống đã xảy ra tại địa bàn nơi tôi công tác và đề xuất những tính huống để giải quyết vấn đề. Đề tài này sẽ được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, và được tiến hành giải quyết trong lĩnh vực môi trường theo đúng thẩm quyền của tôi được giải quyết, cũng như phù hợp với những gì đã được học trong khóa học bồi dưỡng ngạch chuyên viên vừa qua mà tôi theo học.Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, khiến cho tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót.Vậy rất mong được sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo và các bạn học viên. Tôi xin chân thành cảm ơn những sự đóng góp tận tình đó, để tôi có thể nhận thức được đầy đủ hơn và hoạn thành tốt luận văn này, cũng nhưng để hoàn thành tốt công tác môi trường của tôi sau nay. Tôi xin chân thành cảm ơn. 4 II. NỘI DUNG 2.1. Mô tả tình huống. Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát là đơn vị sản xuât hơi nước cho Nhà máy bia Đông Nam Á. Về quá trình hoạt động, nhà máy Bia Đông Nam Á hoạt động trên 2 khu đất riêng biệt, hiện tại khu đất thứ nhất nằm ở phía bắc ngõ Hòa Bình 7 (địa chỉ số 167 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng), khu đất thứ 2 tại phía nam ngõ Hòa Bình 7. Hai khu đất trên có vị trí độc lập, khu thứ nhất là hoạt động chính và là trụ sở của nhà máy bia Đông Nam Á. Khu đất thứ 2 là hoạt động sản xuất hơi nước dẫn sang khu đất thứ nhất để sản xuất bia. Nguyên nhân của việc gây ô nhiễm môi trường là do hoạt động của lò hơi cung cấp cho sản xuất bia do Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát thực hiện. Hoạt động sản xuất hơi nước phục vụ sản xuất bia của Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát trong khu đất do nhà máy bia Đông Nam Á được giao quản lý trên cơ sở hợp đồng cung cấp Syngas (quy hơi) số xx/2013/HĐ/TP-BĐNA giữa nhà máy bia Đông Nam Á - Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát ngày 10/10/2013, thời hạn hợp đồng là 5 năm. Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát đã không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi tường, do đó đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Ngày 04/04/2015 các hộ dân cư xung quanh lò hơi thuộc Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát đã có đơn kiến nghị gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, chủ tịch UBND phường Minh Khai về việc Nhà máy bia Đông Nam Á hoạt động gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư (do người dân xác định hoạt động của lò hơi là thuộc quản lý của Nhà máy Bia Đông Nam Á chứ không phải của Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát). Đơn kiến nghị nêu: - Nhà máy Bia Đông Nam Á hoạt động gây tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt tại các hộ gia đình xung quanh. 5 - Nước thải của cơ sở không được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Trong đơn, các hộ đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý đối với nhà máy bia Đông Nam Á, yêu cầu nhà máy thực hiện các biện pháp để chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình. Sau khi nhận được đơn kiến nghị, ngày 10/4/2015 Đoàn kiếm tra liên ngành về việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường quận Hai Bà Trưng đã tiến hành kiểm tra đối với Lò hơi của công ty TNHH nhiên liệu và năng lượng tái tạo Thuận Phát. Đoàn kiểm tra liên ngành gồm có: -Phó phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Hai Bà Trưng; -Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường; -Chuyên viên Thanh tra quận; -Cảnh sát môi trường quận; -Đại diện UBND phường Minh Khai; -Tổ trưởng tổ dân phố 10 (phường Minh Khai); - Đại diện Nhà máy bia Đông Nam Á, Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hoàng P - giám sát lò hơi miền Bắc của công ty - đại diện tiếp đoàn kiểm tra liên ngành, tuy nhiên ông P không xuất trình được giấy ủy quyền theo quy định của công ty, đồng thời chưa xuất trình được các giấy tờ pháp lý có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngày 15/4/2015, đoàn Kiểm tra liên ngành tiếp tục làm việc với công ty theo lịch hẹn tại biên bản kiểm tra ngày 10/4/2015, tuy nhiên công ty vẫn chưa có người đại diện theo pháp luật để làm việc với đoàn kiểm tra. Ông Nguyễn Hoàng P có ý kiến: Ông P chưa chuẩn bị được giấy tờ theo yêu cầu của đoàn Kiểm tra tại biên bản kiểm tra ngày 10/4/2015 (bao gồm cả giấy ủy quyền của lãnh đạo công tu ủy quyền cho ông P tiếp đoàn Kiểm tra liên ngành). Ông P đề nghị đoàn kiểm tra tiếp tục làm việc với công ty vào ngày 19/5/2015. 6 Ngày 15/5/2015, Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành quan trắc khí thải, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của lò hơi thuộc công ty TNHH năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát. Tại thời điểm lấy mẫu, lò hơi vẫn đang hoạt động, đoàn đã lấy mẫu phân tích khí thảo vè tiếng ồn. Ngày 19/5/2015, tại buổi làm việc, ông Trần Minh Nhân - phó giám đốc công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát đã đến làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành. Công ty đã cung cấp cho đoàn văn bản số 612/TCMT-TĐ ngày 08/4/2014 của tổng cục môi trường về việc cải tạo hệ thống lò hơi nhà máy bia Đông Nam Á, ngoài ra công ty không cung cấp thêm được hồ sơ pháp lý có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đoàn kiểm tra đã công bố kết quả phân tích khí thảo phát sinh từ ống khói của lò hơi và kết quả phân tích tiếng ồn cho đại diện khu dân cư và đại diện công ty được biết. Qua nhiều buổi làm việc và kiểm tra thực tế tại cơ sở, đoàn kiểm tra đã thống nhất kết luận như sau: a. Về nguồn gây ô nhiễm môi trường: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do hoạt động của lò hơi cho nhà máy bia Đông Nam Á. Tuy nhiên lò hơi trên là của Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát (địa chỉ trụ sở chính tại số 36/9 Bình Giã, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh), và trách nhiệm bảo vệ môi trường của lò sản xuất hơi thuộc về Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát. b. Quá trình và kết quả kiểm tra: - Ngày 10/4/2015, đoàn Kiểm tra liên ngành quận Hai Bà Trưng tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát , qua nhiều buổi làm việc thì công ty mới có người đại diện theo pháp luật làm việc với đoàn Kiểm tra liên ngành. - Ngày 15/ 5/2015, đoàn Kiểm tra liên ngành tiến hành lấy mẫu quan trắc khí thải, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của lò hơi thuộc công ty. - Ngày 19/5/2015, đoàn Kiểm tra liên ngành tiếp tục làm việc với công ty, đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH 7 Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát. Ngày 25/5/2015 UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 27/QĐXPVPHC đối với Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát về hành vi vi phạm tại địa chỉ số 48 ngõ Hòa Bình & như sau: + Hành vi thứ nhất: Không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định tại Điểm d, Khoản , Điều 12 Nghị định số 179/2 013 ngày 14/11/2013 cuả Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, mức xử phạt bình quân là 2.500.000 đồng. + Hành vi thứ 2 là: Gây tiến ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dB Quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Mức xử phạt bình quân là 50.000.000 đồng. + Tổng mức phạt tiền chính: 105.000.000 đồng (Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cùng hành vi vi phạm cá nhân). Đến nay, kết quả kiểm tra của UBND quận và UBND phường Minh Khai xác định Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát vẫn chưa nộp phạt theo quy định, UBND quận đang tiếp tục đôn đốc Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát nộp tiền phạt theo quy định. Liên quan đến việc khắc phục vi phạm của Công ty TNHH Năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát, UBND phường Minh Khai báo cáo kết quả xử lý vi phạm môi trường của công ty đến bí thư chi bộ, tổ dân phố và các hộ có đơn, đến nay nhân dân trong khu vực vẫn chưa đồng thuận với kết quả xử lý của UBND quận. Xung quanh việc giải quyết trường hợp đơn thư kiến nghị này, có nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết như vậy là chưa hợp lý. 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống. Điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 có nêu: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ 8 chức, hộ gia đình, cá nhân". Chúng ta biết rằng: Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch, đẹp, cải thiện môi trường, đẩm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước. Trong trường hợp nêu trên, trước hết chúng ta cần phân tích làm rõ tình huống: - Thẩm quyền quản lý và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường ty: + Xác định rõ những vi phạm và nguyên nhân vi phạm của công Xác định rõ các hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để từ đó xác định được thẩm quyền xử lý và tìm ra hướng giải quyết biện pháp xử lý đúng đắn, phù hợp với quy định của luật bảo vệ môi trường + - Chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Xác định nội dung kiến nghị của nhân dân để có hướng giải quyết thỏa đáng khiếu nại của người dân. Kết quả giải quyết cuối cùng không phải chỉ là những hình thức xử phạt vi phạm hành chính, mang tính răn đe mà còn phải để cơ sở có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời cũng cần có sự phối hợp của cơ quan quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực môi trường ở địa phương giúp nâng cao về chất lượng bảo vệ môi trường, 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả: Chúng ta cần phân tích, làm rõ những vấn đề sau: 1. Về việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát. 9 - Công ty TNHH năng lượng và nhiên liệu tái tạo Thuận Phát khi đi vào hoạt động mà không thực hiện việc đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường do UBND quận Hai Bà Trưng xác nhận là hoàn toàn sai quy định. - Tại các buổi làm việc với đoàn kiểm tra, công ty đã thể hiện thái độ không hợp tác khi liên tục không cử được người đại diện theo pháp luật để tiếp đoàn kiểm tra liên ngành. Nguyên nhân là do sự thiếu tôn trọng pháp luật dẫn đến hành vi vi phạm chứ không thể do sự kém hiểu biết về pháp luật, bởi đây là một tổ chức chứ không phải một cá nhân. Khi được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh là cơ sở đã có người đại diện theo pháp luật, là những người đã được đào tạo bài bản về pháp luật, có hiểu biết về pháp luật. 2) Về những kiến nghị của các hộ gia đình tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Việc kiến nghị của các hộ gia đình liền kề là hoàn toàn có căn cứ và đúng qui định. Trong đơn, các hộ đã nêu: “Đề nghị các cơ quan có biện pháp xử lý đối với cơ sở, yêu cầu cơ sở thực hiện các giải pháp để chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình”. Qua đơn kiến nghị, chúng ta có thể làm rõ các yêu cầu của các hộ gia đình như sau: - Công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn môi trường đối với các nguồn thải do hoạt động của cơ sở, các hộ đề nghị tập trung xử lý các nguồn thải chính gồm: Nước thải, khí thải, tiếng ồn. sở. - Các cơ quan có thẩm quyền phải xử lý nghiêm khắc đối với cơ Việc thực hiện các giải pháp nhằm không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh phải được thực hiện nhanh chóng; các giải pháp phải cụ thể, đem lại hiệu quả. 3) Về trách nhiệm của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường: UBND quận Hai Bà Trưng đã thiếu sót trong tổ chức và quản lý hoạt động bộ máy nhà nước từ cấp quận đến cấp phường. Cụ thể là, UBND phường Minh Khai đã quản lý địa bàn chưa tốt, vẫn để tình trạng cơ sở đi vào 10 hoạt động mà không đầy đủ giấy tờ pháp lý về môi trường dẫn đến tình trạng cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Để khi vụ việc xảy ra, người dân có kiến nghị mới phát hiện ra lỗi. Khi ra quyết định xử phạt, UBND quận đã ủy quyền cho phòng Tài Nguyên và Môi trường quận để đôn đốc công ty trong việc thực hiện việc nộp phạt, nhưng đến nay công ty vẫn chưa thực hiện. Nguyên nhân một phần do sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật, cụ thể là trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính không nêu rõ trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi ra quyết định xử phạt, công ty phải nộp phạt nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành. 2.4. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án. Qua phân tích tình huống có thể đưa ra và đánh giá các phương án xử lý như sau: Phương án 1: UBND quận Hai Bà Trưng thu hồi giấy phép kinh doanh của cơ sở, đình chỉ hoạt động 6 tháng để khắc phục hậu quả. Mặt tích cực của phương án là chấm dứt được hành vi gây ô nhiễm môi trường. Mặt hạn chế của phương án là chưa có tác dụng uốn nắn, giáo dục đối với cơ sở trong thực hiện pháp luật; chưa thuyết phục được nhân dân, khi giải quyết, chưa thấy rõ được những nguyên nhân dẫn đến vi phạm của cơ sở để có cách giải quyết thỏa đáng, đem lại hiệu quả; Khi giải quyết vẫn tiếp tục đưa ra quyết định quản lý kém hiệu quả, kết quả cơ sở thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhưng vẫn không đem lại hiệu quả. Việc giải quyết để kéo dài, nhân dân tiếp tục kiến nghị lên các cơ quan quản lý làm ảnh hưởng đến công việc chung.của các cơ quan. Phương án 2: Đình chỉ vô thời hạn hoạt động của công ty. 11 Mặt tích cực của phương án là chấm dứt ngay được hành vi gây ô nhiễm của cơ sở. Mặt hạn chế của phương án là quyền kinh doanh của công dân chưa được đảm bảo. Việc ngừng hoạt động của cơ sở là khó thực hiện vì công ty TNHH Năng lượng và tái tạo Thuận Phát là đơn vị cung cấp hơi cho hoạt động sản xuất bia của Nhà máy Bia Đông Nam Á nên hoạt động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nhà máy bia; ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, kinh tế của các hộ gia đình công nhân, đặc biệt nếu thu nhập của các hộ công nhân chỉ trông chờ từu kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy sẽ dẫn đến tình hình kinh tế của các hộ rất khó khăn, điều này cũng phần nào ảnh hưởng và phức tạp tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Phương án 3: Đình chỉ hoạt động trong vòng 6 tháng để khắc phục hậu quả, phải hoàn thành đề án bảo vệ môi trường mới được tiếp tục được hoạt động, đồng thời, yêu cầu cơ sở phải kiểm soát, phân tích ngay các chỉ tiêu môi trường (chỉ tiêu về khí thải, nước thải, độ ồn…) đối chiếu kết quả kiểm soát với các Quy chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành – đây là căn cứ pháp lý để đánh giá mức độ ô nhiễm của cơ sở để từ đó cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương có cơ sở xử phạt vi phạm hành chính và cùng với cơ sở đề ra các biện pháp giảm thiểu thiết thực. Nếu cần thiết có thể xin ý kiến tư vấn và yêu cầu cơ sở áp dụng ngay các biện pháp bổ sung, trong thời gian nhất định phải xây dựng xong các công trình xử lý khí thải. Đồng thời áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính về lình vực bảo vệ môi trường đối với các chỉ tiêu vượt so với tiêu chuẩn cho phép theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (biện pháp này đã được thực hiện theo quyết định xử phạt của UBND quận). Trong quá trình giải quyết đơn kiến nghị phải có sự phối hợp, tham gia kiểm tra, giám sát của UBND quận Hai Bà Trưng, UBND phường Minh Khai và các hộ gia đình có đơn kiến nghị. Gia hạn cụ thể ngày 12 nộp phạt theo quy định của pháp luật,lên kế hoạch cưỡng chế nếu công ty không chịu nộp phạt. Yêu cầu cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường: QCVN 05:2009/BTNTM - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về tiếng ồn. Ngoài ra, yêu cầu công ty phải áp dụng các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm khí thải Mặt tích cực của phương án này là: Pháp luật của nhà nước và quyền sản xuất kinh doanh của người dân được đảm bảo; Cách giải quyết này có tính chất giáo dục đối với cơ sở, dễ được nhân dân đồng tình ủng hộ, đồng thời khắc phục được tồn tại của quyết định quản lý đã ban hành và đảm bảo kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường. Mặt hạn chế của phương án là thời gian giải quyết kéo dài. Song đánh giá tổng thể về phương án này chúng ta thấy mặt tích cực vẫn là cơ bản. Qua 3 phương án xử lý tình huống trên theo tôi chỉ có phương án 3 là hợp lý và tối ưu nhất, giải quyết hợp tình, hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy tôi chọn phương án số 3 để giải quyết tình huống trên. 2.5. Lập kế hoạch để tổ chức phương án đã lựa chọn. - Yêu cầu cơ sở tiến hành ngay việc kiểm soát, phân tích thực tế các chỉ tiêu về không khí, độ ồn để đối chiếu với các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành. Từ kết quả đó, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phối hợp với cơ sở để tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Yêu cầu cơ sở phải hoàn thiện các thủ tục môi trường còn thiếu và có hệ thống xử lý phù hợp với quy mô hiện tại của lò hơi. Thời gian hoàn thành theo sự ấn định của cơ quan quản lý. - Phòng Tài nguyên và Môi trường có văn bản đôn đốc công ty TNHH Năng lượng và tái tạo nhiên liệu Thuận Phát, ra hạn cụ thể ngày giờ nộp phạt. 13 Nếu đơn vị nhất quyết không chịu nộp phạt sẽ lấp kế hoạch cưỡng chế theo đúng trình tự thủ tục pháp luật đối với đơn vị. - Yêu cầu cơ sở phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể như sau: +Không bố trí ống khói lò hơi ở các vị trí bất lợi như ở phía trên gió đối với cửa sổ của các nhà cao. +Không nhóm lò trong những giờ cao điểm có nhiều người tập trung; mồi lò bằng những nhiên liệu sạch dễ cháy như dầu lửa, dầu D.O, không dùng cao su, nhựa,… +Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu để người vận hành lò có thể nhìn thấy đỉnh ống khói. +Đưa chỉ tiêu vận hành lò không có khói đen vào tiêu chuẩn khen thưởng. + lò. Giảm việc tái nhóm lò nhiều lần bằng cách xả hơi dư thay vì tắt +Không sơn ống khói bằng những màu gây kích thích thị giác như màu đen, đỏ. + Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu xấu làm phát sinh nhiều bụi và hơi khí thải như các loại gỗ có vỏ lụa, gỗ có ngâm tẩm hóa chất, cao su, dầu F.O trôi nổi,… + Yêu cầu cơ sở trong quá trình hoạt động phải luôn luôn nghiêm chỉnh tuân thủ áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Tiếp tục phân công cán bộ phối hợp với chính quyền UBND phường và nhân dân thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, nếu phát hiện có hành vi vi phạm phải kịp thời báo cáo và xử lý theo quy định của pháp luật. 14 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường không chỉ mang nội dung hành chính mà còn mang nội dung chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội... Nhiệm vụ bảo vệ môi trường phải là nhiệm vụ của toàn dân, Nhà nước là người tổ chức thực hiện có hiệu quả. Một trong những điều kiện quan trọng để bảo vệ môi trường có hiệu quả thì Nhà nước cần phải có một hệ thống pháp luật thống nhất, đầy đủ, hoàn chỉnh và hợp lý, phải có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước về môi rường từ Trung ương đến địa phương để có thể phát huy hết khả năng và vai trò của cơ quan, đơn vị mình trong việc bảo vệ môi trường. Các quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phải rõ ràng, mạch lạc. chế độ thưởng phạt phải hết sức nghiêm chỉnh. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước do vậy công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần phải được chú trọng hơn nữa. Qua việc xử lý tình huống nêu trên, những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn hiện nay, tôi mạnh dạn có một số kiến nghị như sau: Đề nghị Bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường: nghiên cứu, ban hành các tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với từng loại cơ sở sản xuất để vận dụng thống nhất trong cả nước; Kịp thời rà soát các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đề xuất chỉnh sửa những nội dung không còn phù hợp 15 Đề nghị UBND các cấp sớm ban hành quy chế bảo vệ môi trường tại địa phương; chỉ đạo việc bố trí cán bộ theo dõi hoạt động bảo vệ môi trường tại các cấp. Đề nghị lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội tiếp tục có những kế hoạch tăng cường cơ sở vật chấ, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường; triển khai các chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong học sinh và nhân dân./ 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan