Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở việt nam...

Tài liệu Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở việt nam

.PDF
82
211
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM LÊ BẢO NGỌC YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ MỸ THUẬT Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2015– 2017) Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Trang Thanh Hiền Hà Nội, năm 2017 MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TS Tiến sĩ Tr Trang MỤC LỤC Trang phụ bìa Danh mục chữ cái viết tắt Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........ 7 1.1. Một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài .............................................. 7 1.1.1. Khái niệm “yếu tố thời đại” .................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm về nghệ thuật sắp đặt ............................................................. 9 1.2. Sơ lược lịch sử nghệ thuật sắp đặt ........................................................... 12 1.2.1. Khái quát về lịch sử nghệ thuật sắp đặt trên thế giới ............................ 12 1.2.2. Nghệ thuật sắp đặt tại Việt Nam ........................................................... 15 1.2.3. Đặc điểm của nghệ thuật sắp đặt ........................................................... 18 CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM ................................................................................ 21 2.1. Yếu tố được biểu hiện qua mảng đề tài về giới ....................................... 21 2.2. Yếu tố được biểu hiện qua mảng đề tài về môi trường và đời sống xã hội.... 29 2.3. Yếu tố được biểu hiện trong chủ đề về bản thể con người ...................... 37 CHƯƠNG 3. BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU YẾU TỐ THỜI ĐẠI TRONG NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM ...................................... 43 3.1. Giá trị thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam ............................... 43 3.2. Bài học rút ra từ nghiên cứu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ..... 46 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 58 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sắp đặt là một loại hình nghệ thuật trong nghệ thuật Đương đại. Nghệ thuật sắp đặt là loại tác phẩm đặc biệt, không có giới hạn về chất liệu, nó sử dụng không gian, môi trường, ánh sáng, âm thanh, vị trí… biến tất cả thành tác phẩm nhằm biểu đạt nội dung ý tưởng của nghệ sỹ. Mỗi giai đoạn nghệ thuật luôn có những đặc thù do sự quy định của lịch sử, đời sống tinh thần, ý thức nghệ thuật và khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Sự biến đổi của yếu tố thời đại đã làm thay đổi một số quan niệm sáng tác và mang lại nhiều sắc thái cho nghệ thuật Đương đại. Nếu như ở vào thời kỳ chiến tranh, hình tượng những người lính, người nông dân, người phụ nữ… hừng hực tinh thần chiến đấu, thường là nguồn cảm hứng sáng tác chủ yếu của thế hệ các họa sĩ thời kỳ đó. Thì kể từ sau 1990 trở lại đây, khi nước ta thực sự bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa. Thì sự đổi mới mang tính căn bản của thời đại mới này cũng tác động mạnh mẽ quyết liệt tới tư tưởng, quan niệm, mỹ cảm của nhiều họa sĩ. Điều đó cũng thôi thúc nhiều họa sĩ tìm tòi cái mới trong nghệ thuật như Vũ Dân Tân, Trương Tân, Nguyễn Minh Thành, Trần Lương… Họ tách mình ra khỏi những cách thức biểu hiện đầy tính ước lệ truyền thống và đi tìm hướng thể nghiệm nghệ thuật mới như làm sắp đặt, trình diễn… Trong khi đó, người nghệ sỹ cần phải biết rõ hơn đời sống xã hội của thời đại, đem sự nhạy cảm tinh tế vốn có trong tâm hồn cuả người làm nghệ thuật để cảm nhận, để sống, để thấu hiểu những bi- hỉ của con người trong thời đại, và những thăng trầm lịch sử… để đồng cảm và biến nó thành nguồn cảm hứng cho những đứa con tinh thần của chính mình. Mỗi thời đại qua đi đều mang trong mình những đặc thù nghệ thuật phản ánh đặc tính thời đại của nơi sản sinh ra nền nghệ thuật đó. Hồ Chí Minh từng nói: “Xã hội thế nào văn nghệ thế ấy”. Thật vậy, thời đại không chỉ có tác động to lớn đến văn hóa nghệ thuật mà còn tác động trực tiếp đến tư tưởng, phong 2 cách nghệ thuật của người nghệ sỹ. Nếu có những trường phái nghệ thuật ra đời phủ nhận sự không hợp lý của một thể chế xã hội thì tác phẩm của họ vẫn phản ánh xã hội đó. Do đó, nghệ thuật dù ở trạng thái nào cũng sẽ không khước từ tính thực tế xã hội, và những nét đặc thù văn hóa của dân tộc ấy mang đậm hơi thở đặc trưng của thời đại đó. Nghệ thuật đương đại có thể hiểu như là “tác phẩm nghệ thuật đã, đang và tiếp tục được tạo nên trong suốt cuộc đời chúng ta…” với rất nhiều loại hình nằm trong nó. Vì thế, khi xét đến yếu tố thời đại trong nghệ thuật, người viết tập trung tìm hiểu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt và giới hạn ở Việt Nam. Thế nhưng, xét về mặt lý luận thì ở Việt Nam hiện nay chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập rõ hơn đến vấn đề thời đại ảnh hưởng trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam, nên việc lý giải yếu tố thời đại ảnh hưởng đến các nghệ sĩ làm sắp đặt lại càng phức tạp, khó khăn hơn. Người viết chọn đề tài này xuất phát từ các nguyên nhân sau: Thứ nhất, hiện nay xu hướng các nghệ sĩ trẻ tập thực hành làm nghệ thuật sắp đặt nói riêng, làm các loại hình nghệ thuật đương đại nói chung ngày càng nhiều. Dựa vào công nghệ, các trang mạng, truyền thông… các nghệ sĩ có thể dễ dàng học hỏi, tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật trên thế giới. Chính vì sự tiếp nhận dễ dàng nhanh chóng và nhiều luồng văn hóa thông tin thông qua các trang mạng xã hội nên nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ khó lí giải, nắm bắt sâu sắc toàn diện về bản chất thực của nhiều tác phẩm nghệ thuật cũng như ý đồ của tác giả. Mà chỉ là sự học hỏi cảm tính, bắt trước. Nên việc nghiên cứu đề tài này cũng nhằm để hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quan hơn khía cạnh xã hội tác động tới quan niệm sáng tác, thái độ của các nghệ sĩ làm sắp đặt ở Việt Nam. Từ đó tạo điều kiện để hiểu rõ hơn xu thế phát triển của hình thức nghệ thuật này ở Việt Nam trong tương lai. Thứ hai, xuất phát từ sở thích và tò mò của người viết. Được tìm hiểu các nghệ sĩ, biết được phong cách độc đáo và lí giải được yếu tố thời đại ảnh hưởng 3 đến nghệ thuật của các nghệ sỹ là công việc vô cùng thú vị. Qua đó người viết có thể học được nhiều điều và suy ngẫm về con đường tiếp theo mình nên đi với tư cách của một người học nghệ thuật. Cuối cùng, việc tìm hiểu nghiên cứu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam sẽ đưa ra những bài học giúp người học nghệ thuật, đặc biệt các nghệ sỹ trẻ tập thực hành nghệ thuật tìm được phong cách, tiếng nói riêng mang hơi thở thời đại. Đồng thời tạo được hình ảnh riêng biệt của nghệ thuật đương đại Việt Nam không lẫn với quốc gia nào. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài tập trung vào các mảng chính: Yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam. Trong khi, trên thế giới có số lượng lớn các công trình nghiên cứu, sách, catalog triển lãm, phim ảnh… giới thiệu về những hoạt động của nghệ thuật sắp đặt, thì ngược lại ở Việt Nam những công trình nghiên cứu, bài viết về nghệ thuật sắp đặt không nhiều, có chăng thì chỉ dừng lại ở những bài viết chung chung, hay vài cuốn sách dịch, hoặc được tổng hợp lại. Cũng có nhiều bài viết đơn lẻ thay vì thực hiện vai trò thúc đẩy, gợi mở hướng phát triển tốt nhất cho sáng tác, thì chỉ là những quanh quẩn khen chê tác giả này, tác phẩm kia một cách chung chung. Các công trình nghiên cứu và các bài viết về nghệ thuật sắp đặt Việt Nam - Bùi Như Hương - Trần Hậu Tuấn “Hội họa mới Việt Nam thập kỷ 90” 2001, có đề cập sơ lược một số cá nhân, sự kiện nghệ thuật sắp đặt và trình diễn ở Việt Nam, nhưng không phân tích. - Cynthia Freeland, sách “Thế mà là nghệ thuật ư?” 2009, dịch giả: Như Huy, diễn giải các quan niệm nghệ thuật đương đại và có đề cập đến những cách thực hành khác nhau trong nghệ thuật đương đại. - Tác giả Đào Mai Trang chủ biên, sách “12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam” 2010, có đề cập đến chân dung một số nghệ sĩ làm sắp đặt nổi bật 4 như Trần Lương, Ly Hoàng Ly, Phạm Ngọc Dương, … - Sách “Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010” 2013 của Bùi Như Hương và Phạm Trung đã khái quát những xu hướng chính của nghệ thuật đương đại Việt Nam và đề cập riêng từng loại hình, trong đó cũng nêu đặc điểm của những nghệ sĩ làm sắp đặt được cho là nổi bật. - Tác giả Đinh Gia Lê trong cuốn “Tìm hiểu nghệ thuật đương đại Việt Nam” 2016, đề cập đến thuật ngữ Nghệ thuật đương đại, nêu ra một số đặc trưng của nghệ thuật đương đại, đồng thời nhấn mạnh vào phân tích những đặc trưng riêng của từng loại hình nghệ thuật: sắp đặt, trình diễn, video art… - Nội san Nghiên cứu mỹ thuật số 2 (14) tháng 7-2005 chuyên đề hình thức và chất liệu trong nghệ thuật đương đại có nhiều bài viết của nhiều tác giả Bùi Như Hương, Phạm Trung, Trần Lương,…đề cập đến hoạt động nghệ thuât sắp đặt trên thế giới và Việt Nam. - Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên báo, các trang mạng của các tác giả Như Huy, Phạm Long… viết về nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu và các bài viết về yếu tố thời đại. Để tạo nên một hệ thống lý thuyết cho việc nghiên cứu đề tài, người viết tham khảo thêm một số sách, tạp chí đề cập đến tính thời đại thì có một số sách trong lý luận văn học. - Vương Kim Tồn, Lý Trung Kiệt, Tiêu Phong “Nhận thức về thời đại và thế giới đương đại” do Nguyễn Vinh Quang dịch, Vũ Văn Hiền tuyển chọn. Nội dung chính là tìm hiểu về những quan điểm của các học giả ở các nước khác nhau có góc nhìn chính trị, nghiên cứu về các vấn đề thời đại ngày nay, cũng như cách tiếp cận mới về quan niệm, nội dung, tính chất của thời đại. - Bài trích của Mikhailov .A.V “Về khái niệm thời đại Văn học” La Khắc Hào dịch. Đề cập tới các khái niệm nghiên cứu văn học đưa người đọc vượt ra ngoài giới hạn của chính văn học và hướng họ đến thẳng với đời sống. Trong đó những khái niệm vẫn được lịch sử văn học sử dụng để chỉ các thời đại, khuynh 5 hướng, trào lưu… 3. Mục đích của luận văn Với đề tài này, người viết muốn hướng đến những mục đích cụ thể như sau: - Đề tài nghiên cứu yếu tố thời đại thể hiện ra trong nghệ thuật sắp đặt. - Chỉ ra những nội dung của yếu tố thời đại trong các tác phẩm sắp đặt. - Tìm hiểu những cách thức biểu hiện yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt. - Đánh giá những ảnh hưởng của yếu tố thời đại đến tư duy nghệ thuật của bất cứ người học và làm nghệ thuật nào. - Rút ra những bài học sâu sắc cho cá nhân trên con đường sáng tác nghệ thuật. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: yếu tố thời đại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu các tác phẩm sắp đặt trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2016, nhằm thấy rõ yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt tại Việt Nam. Đồng thời cũng đề cập tới một số các tác phẩm sắp đặt của một số nghệ sĩ tiêu biểu trên thế giới để phân tích, so sánh nhằm thấy được nét riêng biệt mang yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam từ 1995 đến 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này người viết sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: - Phương pháp văn bản học: tham khảo các công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả và lấy ý kiến của mọi người về yếu tố thời đại trong nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sắp đặt nói riêng. Sau đó, bằng hiểu biết và kinh nghiệm bản thân, suy luận để chỉ ra lý thuyết chung về yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam. - Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các tác phẩm sắp đặt tiêu biểu của các nghệ sĩ bằng cách nghiên cứu văn bản, tổng hợp, thu thập thông 6 tin, phân loại các thông tin nghệ thuật trên sách báo, tài liệu trong thư viện, internet. - Phương pháp liên ngành: tìm hiểu các vấn đề chính trị, lịch sử, xã hội học, nghệ thuật học… nhằm thấy được sự liên hệ và dấu ấn của các vấn đề này trong thời đại hiện nay và tác động của nó đối với nghệ thuật sắp đặt. 6. Những đóng góp khoa học của luận văn - Qua kết quả nghiên cứu đề tài, bước đầu góp phần bổ sung tư liệu nghiên cứu về nghệ thuật sắp đặt tại Việt Nam cho người đang học và tập thực hành làm nghệ thuật đương đại. - Đồng thời là nguồn tư liệu cung cấp những cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu khác về nghệ thuật đương đại Việt Nam. - Chỉ ra những giá trị nghệ thuật của yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt. - Góp phần cho việc sáng tác sau này của cá nhân người viết. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (3 trang) và Phụ lục (23 trang), nội dung chính được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (14 trang). Chương 2: Nghiên cứu yếu tố thời đại trong nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam (21 trang). Chương 3: Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thời đại đối với nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam (8 trang). 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Một số thuật ngữ được sử dụng trong đề tài 1.1.1. Khái niệm “yếu tố thời đại” Khi nhắc tới thời đại nghĩa là đang nhắc tới những điều kiện lịch sử, những hiện trạng chính trị xã hội, là nhắc tới nhịp sống thời đại, hơi thở thời đại, không khí thời đại, hay tinh thần chung của thời đại đó. Và yếu tố này trực tiếp tác động đến nền nghệ thuật đương đại nói chung để tạo ra bộ mặt tinh thần tiêu biểu cho nền nghệ thuật trong thời đại ấy. Trước khi đưa ra được khái niệm về “yếu tố thời đại” ta cần làm rõ khái niệm “yếu tố” và “thời đại”. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học đã định nghĩa: yếu tố là “1. Bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tượng. 2. Như một nhân tố”. Vậy, yếu tố ở đây có thể được hiểu là một thành phần trong một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó mà trong đó yếu tố còn được coi như là một nhân tố. Trong một sự vật sự việc hay hiện tượng có thể có nhiều yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng ấy. Chẳng hạn như nói đến phong cách của người nghệ sĩ, phong cách của một người nghệ sĩ được hình thành, hoàn thiện và ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời đại, dân tộc, quê hương, gia đình… Cũng trong Từ điển tiếng Việt, “thời đại” được định nghĩa như sau: “1. Danh từ: là khoảng thời gian lịch sử dài, được phân chia ra theo những sự kiện có đặc trưng giống nhau: thời đại đồ đá, thời đại văn minh, thời đại phong kiến. 2. Tính từ: sự kiện hiện tượng có tính chất tiêu biểu cho thời đại, có ý nghĩa cho thời đại, mang tầm vóc thời đại”. Trong Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học lại đưa ra định nghĩa rằng “Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang xã hội loài người. Các ngành khoa học khác nhau có cách phân chia thời đại lịch sử khác nhau”. Lịch sử phát triển xã hội của mỗi quốc gia, mỗi 8 dân tộc thường được đo bằng những biến chuyển, những thay đổi có tính bước ngoặt được bắt đầu bằng những sự kiện đặc biệt báo hiệu sự chuyển hóa về chất của đời sống xã hội xuất phát từ những tiêu chí, góc độ khác nhau mà có rất nhiều cách phân chia và cách hiểu về thời đại: dựa trên tiêu chí kỹ thuật (thời đại đồ đá, đồ đồng, thời đại khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin…); dựa theo những yếu tố đặc thù của xã hội (thời đại phong kiến, mông muội, thời đại văn minh…); hoặc phân chia theo nền văn hóa (văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập, đạo giáo, nho giáo, văn minh phương Tây, văn minh nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp…). Theo các nhà triết học kinh điển của chủ nghĩa Marx- Lenin đã xem xét vấn đề thời đại một cách khoa học và phân chia khái niệm thời đại theo hai phần, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “thời đại là một khái niệm chính trị- kinh tế- xã hội khái quát tiến trình phát triển của xã hội loài người, là thời gian rất dài để phân kỳ lịch sử xã hội và để phân biệt những nấc thang phát triển của hình thái kinh tế xã hội mà theo đó nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn sẽ phủ định nấc thang cũ, lạc hậu để mở đường cho sự phát triển một thời đại mới”. Theo nghĩa hẹp “Thời đại là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế và nội dung phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ…” Như vậy, ta có thể phát biểu rằng: Yếu tố thời đại nói chung là một bộ phận cấu thành những sự vật, hiện tượng, hoặc là nhân tố có tính chất tiêu biểu cho thời đại, có ý nghĩa cho thời đại, mang tầm vóc thời đại. Mỗi thời đại qua đi, dù dài ngắn có khác nhau, nhưng vẫn luôn để lại những cột mốc, những dấu ấn và những dấu ấn ấy đã tạo nên gương mặt của thời đại đó. Mỗi thời đại khác nhau lại mang những dấu ấn độc đáo riêng biệt mà các thời đại trước và sau đấy không thể có được. Điều đó được nhìn thấy rất rõ trong nghệ thuật. Thời đại có tác động rất lớn đối với nghệ thuật, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tinh thần của những người nghệ sĩ. Mỗi thời đại, nơi 9 chốn, cộng đồng, hoàn cảnh cụ thể nào đó thường nảy sinh ra những khái niệm nghệ thuật khác nhau, và chính sự khác nhau đó sẽ sản sinh ra những hình thức thực hành nghệ thuật khác nhau mang đúng tinh thần tính cách của từng thời đại. Vậy, yếu tố thời đại trong nghệ thuật là một cột mốc có thể tác động rất lớn đến người nghệ sĩ, đôi khi làm thay đổi phong cách, cách nhìn nhận, tư duy của người nghệ sĩ. Đồng thời chính sự vận động và phát triển của nghệ thuật đương đại là do sự ảnh hưởng và tác động của yếu tố thời đại đem lại. Plekhanov từng nói: “nếu không hiểu tâm lý xã hội thì không thể tiến thêm một bước nào trong lịch sử văn nghệ, nghệ thuật…” Có nghĩa rằng nếu đã làm công việc thượng tầng kiến trúc thì việc đầu tiên là phải hiểu thời đại mình đang sống. Trong đó đời sống nghệ thuật càng không thể tách rời khỏi những biến động của xã hội đó. 1.1.2. Khái niệm về nghệ thuật sắp đặt Nghệ thuật sắp đặt (installation art) trước hết là một trong những hình thái của nghệ thuật ý niệm (conceptual art- chữ nghệ thuật ý niệm được đưa ra bởi Henry Flynt, lần đầu đầu tiên trên bài viết Concepts art trong tập san Anthology, 1963). Nghệ thuật sắp đặt cùng với những loại hình nghệ thuật khác như trình diễn (performance art), video art, body art, happening…được coi là những trào lưu quan trọng nhất của nghệ thuật đương đại, với mục tiêu phi vật chất hóa. Nghệ thuật sắp đặt quan tâm chủ yếu tới tiến trình của tác phẩm và ý đồ của tác giả, tiếp cận trực tiếp đến khán giả, người xem có khả năng tương tác với tác phẩm, nó quay lưng lại với mọi quy tắc của nghệ thuật truyền thống. Bàn về khái niệm “nghệ thuật sắp đặt” trước hết ta cần tiếp cận cụm từ “sắp đặt” trong tiếng Việt. Theo như Từ điển tiếng Việt cuả nhà xuất bản Khoa học xã hội: “sắp đặt là đặt đâu ra đấy, có quy củ”. Chẳng hạn, trong cuộc sống hàng ngày con người có ý thức sắp đặt mọi lĩnh vực đời sống: ăn, ở, đi lại, học tập, lao động…sự sắp đặt đó là sắp xếp để cuộc sống trở nên tiện dụng hơn cũng như đáp ứng về mặt thẩm mĩ. Hay như trong những ngôi đền, đài, đình, 10 chùa…của ta, việc sắp đặt vị trí các tượng Phật, ông thần, bà chúa…trang trí bục bệ, cột kèo, bục bệ ở mỗi nơi như thế nào đều phải tuân theo luật lệ, ý nghĩa, công dụng của chúng nhằm mục đích sử dụng, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh và có thể đảm bảo vẻ uy thần tôn nghiêm của các chư vị thần phật. Vậy, sắp đặt là một cụm từ thường trực trong cuộc sống hàng ngày. Trên thế giới, mặc dù hình thức nghệ thuật sắp đặt đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, nhưng mãi cho đến năm 1967 Dan Flavin mới đưa ra một tên gọi cụ thể cho thể loại nghệ thuật này là Installation art và đến Việt Nam cụm từ này được Nguyễn Quân chuyển sang tiếng Việt là Nghệ thuật sắp đặt. Có thể hiểu, nghệ thuật sắp đặt là loại tác phẩm đặc biệt được sắp đặt tại một vị trí không phải chỉ trên tường mà trên cả sàn nhà, trong một không gian được lựa chọn, xâm chiếm và cải tạo không gian đó biến nó thành một phần quan trọng của tác phẩm. Cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể duy nhất nào về nghệ thuật sắp đặt (Installation art). Loại hình nghệ thuật này có thể được mô tả như là một không gian thực được tạo nên từ nhiều yếu tố. Mỗi tác phẩm của loại hình nghệ thuật này bao gồm một khối lượng vật thể tùy từng ý đồ mang tính tổng hợp và được nghệ sĩ sắp đặt trong một không gian cụ thể và đương nhiên tác phẩm sẽ bị thay đổi về mặt nội dung hay ý nghĩa nếu như không gian cũng bị thay đổi, vì vậy, không gian đối với một tác phẩm sắp đặt chiếm một vai trò quan trọng. Điều đặc biệt khác biệt của tác phẩm sắp đặt là chỗ người xem có thể len lỏi vào trong tác phẩm, được tương tác với tác phẩm, được cảm nhận hoàn toàn tác phẩm, thông qua các giác quan và kinh nghiệm sống của chính họ, họ được tự mình cảm nhận và thấu hiểu phần nào tác phẩm đó. Trên thế giới có một vài định nghĩa về nghệ thuật sắp được đưa ra như sau: Julie H. Reiss: “Đặc tính của nghệ thuật sắp đặt nằm ở điểm, người nghệ sĩ sẽ tạo ra một không gian mang tính cá nhân thông qua việc sắp xếp nhiều yếu tố được tạo ra đủ lớn để có thể có thể thử nghiệm với những trạng thái cơ thể của người tham dự” [11, tr31]. 11 Sotirios Bahtsetzis đã đưa ra định nghĩa trong luận văn tiến sĩ năm 2005: “Nghệ thuật sắp đặt như một thể loại tạo dựng trạng thái cảm nhận… sự tự do hóa hình thức không gian trưng bày trong khuôn khổ các thiết chế nghệ thuật đã dẫn tới việc phá vỡ ranh giới cấu trúc vật thể trong các tác phẩm nghệ thuật” [11, tr32]. Kaprow lại định nghĩa về nghệ thuật sắp đặt như sau: “Installation là Không gian, sự tham dự của người xem cũng như sự tương tác giữa tác phẩm và người thưởng thức. Nghệ thuật sắp đặt sẽ trở thành làn da thứ hai cho chủ thể xã hội đương đại, chủ thể này sẽ trao cho tác phẩm một ý nghĩa chỉ khi nó bước chân vào trong tác phẩm” [11, tr35]. Còn ở Việt Nam, tác giả Nghiêm Thị Thanh Nhã đưa ra định nghĩa trong bài viết “Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam” của mình: “Nghệ thuật sắp đặt là một sáng tạo không gian ba chiều và một đặc điểm của nó là đòi hỏi phải có tính tổng thể, phải co mối liên hệ với thế giới. Có lẽ được nhìn thấy rõ ràng nhất trong nghệ thuật sắp đặt là địa điểm đặc trưng… Địa điểm đặc trưng liên quan đến tỉ lệ, ánh sáng, hình…” [29]. Khi hỏi về nghệ thuật sắp đặt, trong bài phỏng vấn của Lê Mỹ Ý “Nghệ thuật sắp đặt và tương lai của nó tại Việt Nam” [37] các nhà phê bình mỹ thuật, các họa sĩ đã đưa ra một vài định nghĩa về nghệ thuật sắp đặt tuy vẫn còn chung chung nhưng ta cũng có thể nhìn vào đó để tham khảo và hiểu hơn về nghệ thuật sắp đặt theo cách hiểu và thực hành của người Việt là như thế nào. Nhà phê bình Mỹ thuật Nguyễn Quân: Nghệ thuật sắp đặt xuất hiện trên thế giới khoảng 50 năm nay và khởi nguồn từ việc bày các vật có sẵn với cả mớ ý tưởng cách tân khác của Pop art hay happening art, Installation art đã trở thành kẻ chiếm đoạt không gian đáng sợ nhất ở các triển lãm và hội chợ mỹ thuật trên thế giới. Nhạc sĩ Quốc Bảo: Được xem là nhánh tích cực nhất của xu hướng hậu 12 hiện đại, sắp đặt mang vác trên vai nó gần như toàn bộ hành trang mỹ học của xu hướng này. Có thể kể đó là việc chọn nguyên liệu là vật thể thay vì “tinh thể”, xem phó bản là nguyên bản, tinh thần phủ nhận các giá trị truyền thống, tính chất tạm thời. Họa sĩ Trần Lương: Thực ra những loại hình nghệ thuật đương đại này không phải là từ phương Tây và quá mới mẻ như cách hiểu nhầm của số đông hiện nay. Installation, Performance…, những loại hình nghệ thuật này không phải là sự vọng ngoại gì cả. Vườn đá, vườn Bonsai có từ thời cổ, xuất hiện ở các nước châu Á trước cả châu Âu. Đây chính là nghệ thuật sắp đặt và đã đi vào đời sống từ thời phong kiến, đã thành nếp văn hóa. Chính vì những loại hình nghệ thuật đó không phải là mới nên tôi nghĩ đó chỉ là phương tiện thôi. Nghệ thuật luôn nắm bắt lấy những phương tiện mới, để nói lên cái nhìn của mình, từ đó làm ra truyền thống mới. Vậy, người viết xin đưa ra khái niệm về nghệ thuật sắp đặt như sau: Nghệ thuật sắp đặt là loại hình sáng tạo mang tính tổng hợp và phù du, phụ thuộc vào một không gian thực và được tạo dựng bằng mọi loại chất liệu, có thể sử dụng nhiều hình thức, phương thức và kĩ thuật biểu hiện để tạo ra một tác phẩm sắp đặt như ý, tạo hiệu quả thị giác cao, khả năng tương tác giữa người xem và tác phẩm cao. Ý nghĩa của tác phẩm thay đổi khi không gian bị thay đổi. 1.2. Sơ lược lịch sử nghệ thuật sắp đặt 1.2.1. Khái quát về lịch sử nghệ thuật sắp đặt trên thế giới Lịch sử của nghệ thuật sắp đặt trong thế kỷ XX, theo nhà nghiên cứu Roselle Goldberg chính là lịch sử của thể loại chất liệu có khả năng mở ra vô số hình thức được thực hành bởi những nghệ sĩ đã hết kiên nhẫn với các giới hạn cũ kỹ và truyền thống luôn luôn bảo thủ không bắt kịp với đời sống đương đại. Ở Phương Tây, hình thức nghệ thuật này đã tồn tại và phát triển trên hơn nửa thế kỷ và có lẽ điểm khởi đầu của nghệ thuật này bắt nguồn từ tác phẩm 13 “Bicycle wheel” của Marcel Duchamp triển lãm tại Philadenphia Museum of art năm 1913, có thể nói đây chính là tác phẩm thực thể (ready mades) đầu tiên, khi đưa vật những vật dụng bình thường trong đời sống hàng ngày được tái tạo và đem vào nghệ thuật. Sau “Bicycle wheel” họa sĩ còn đưa ra nhiều tác phẩm thiết thực khác. Đặc biệt là tác phẩm gây tiếng vang lớn cho đến tận giờ là tác phẩm mang tên “Fountain” năm 1917, tác phẩm này họa sĩ sáng tác chung với họa sĩ người Mỹ tên là Joshep Stella (tại nhà triển lãm Society of Independent Artists, NewYork. Qua tác phẩm đó ông đã tạo ra một tư tưởng mới, cái nhìn mới về vật thể sắp đặt. Các tác phẩm dị hợm khó hiểu và kì lạ cùng với sự chối từ hoàn toàn của ông đối với nghệ thuật truyền thống thông thường, ông giống như một nghệ sĩ có cái nhìn mới mẻ cộng thêm tư tưởng khác lạ của mình đối với một thực thể quen thuộc, từng hiện hữu. Hàng loạt các tác phẩm Ready mades là sự tìm cách xác định lại nghệ thuật, sau này lại trở thành một trong những ý tưởng cơ bản của họa phái Dada. Quan điểm của Marcel Duchamp về nghệ thuật phải là một biểu hiện của tâm chứ không phải là vỏ bề ngoài. Đã mở đường cho một kỷ nguyên mới. Joseph Kosuth đã kết luận rằng “Tất cả nghệ thuật (sau Duchamp) đều mang tính khái niệm và nghệ thuật chỉ tồn tại theo khái niệm”. Việc đối xử một cách cực đoan của Marcel Duchamp về các thể chế nghệ thuật đã đẩy ông trở thành một hình tượng như kiểu anh hùng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ và họ cũng dần từ chối việc đi theo nghệ thuật truyền thống. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới các phong trào tiên phong ở thế kỷ XX, như Pop art, Fluxus, Arte povera… vào cuối thập niên 1950 đầu 1960. Khuynh hướng nghệ thuật sắp đặt thực sự bùng nổ tại Mỹ và châu Âu giai đoạn 1970. Thời kỳ này được coi là sự thúc đẩy sáng tạo sắp đặt một cách đa dạng. Các họa sĩ quan tâm đến dạng nghệ thuật này ngày càng nhiều. Nghệ thuật sắp đặt gắn liền với chủ nghĩa Hậu hiện đại (Post moderninsm). Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng bao chùm lên tư tưởng sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ đương đại. Nói qua về thuật ngữ “Hậu hiện đại”, nó 14 được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1870 của họa sĩ người Anh John Watkins Chapman “phong cách hậu hiện đại của một bức tranh mới như một cách để vượt qua trường phái ấn tượng Pháp”. Triết gia người Anh J.M. Thompson đã viết trên tạp trí Hibbert: “Lý do Hậu hiện đại tồn tại là để thoát khỏi tâm hồn vô tư của chủ nghĩa hiện đại bằng cách lựa chọn kỹ lưỡng trong sự chỉ trích của mình cho sự mở rộng nó để tôn giáo cũng như thần học, hay để cho cảm giác về công giáo hiện đại cũng như công giáo truyền thống”. Có thể hiểu sơ về chủ nghĩa hậu hiện đại là một thuật ngữ mô tả phong trào hậu hiện đại trong nghệ thuật, đề ra những xu hướng văn hóa và các phong trào văn hóa nói chung của sau thời hiện đại. Nó giải thích một cách bao quát về sự hoài nghi, sự mất lòng tin về các lý thuyết và các hệ tư tưởng có liên quan đến văn học, nghệ thuật, phản ứng chống lại các nguyên tắc truyền thống và hiện đại. Nghệ thuật sắp đặt là một trào lưu đầy tính cách mạng đối với nghệ thuật hậu hiện đại, và trở thành một trong những loại hình của nghệ thuật đương đại. Nghệ thuật đương đại không chỉ là được sử dụng để gọi tên về mặt thời gian của hiện tại mà còn để phân biệt về mặt hình thức với những loại hình nghệ thuật khác nhau đã và vẫn cùng đồng hành tiến triển ở giai đoạn hiện tại. Trong từ điển Dictionary.com còn có một số định nghĩa về nghệ thuật đương đại: “Nghệ thuật đương đại như công việc của các nghệ sĩ đang sống trong thế kỷ XXI”, “Nghệ thuật đương đại là của 20% vào cuối thế kỷ XX và 5% vào đầu thế kỷ XXI là kết quả tự nhiên và một sự từ chối nghệ thuật hiện đại”. Mặt khác, cũng giống như các loại hình nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật sắp đặt luôn bị sự tác động bởi chính sự vận động của cuộc sống đương đại, chỉ có điều nghệ thuật sắp đặt là dạng nghệ thuật thực hành coi trọng tiến trình và nó không biểu lộ bằng đặc điểm của quá trình thực hành kỹ thuật giống như các trường phái của hội họa giá vẽ. Nó mang tinh thần muốn xóa nhòa ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống, phủ nhận tính nguyên bản của tác phẩm nghệ thuật và vai trò chủ thể trong sáng tạo của người nghệ sĩ, cùng với thái độ giễu 15 nhại thậm trí phủ nhận những hiện thực xã hội. Đặc biệt đáng chú ý về mặt hình thức trong nghệ thuật sắp đặt ta thường thấy có hai dạng sắp đặt. Đó là nghệ thuật sắp đặt không gian, không gian ở đây được hiểu như là không gian tự thân (không gian này gần với nghệ thuật môi trường) và không gian mà tác phẩm phụ thuộc (không gian này gần với dạng nghệ thuật địa hình); thứ hai là nghệ thuật sắp đặt ý niệm. Trong cuốn “Kỷ nguyên nghệ thuật Hậu hiện đại” Irving Sumdller có viết thế này: “… sự loạn trí được cảm nhận bởi rất nhiều nghệ sĩ cùng với khối lượng lớn công chúng cùng thế hệ. Nhiều nghệ sĩ đã chối bỏ loại nghệ thuật theo xu hướng vật thể hóa để ủng hộ thể loại nghệ thuật chú trọng tới tiến trình (process) không kết thúc và không sản phẩm, sử dụng những chất liệu có sẵn hoặc không bền vững, và đa chất liệu. Khi từ chối làm nghệ thuật theo cách truyền thống thì họ săn tìm những trào lưu nghệ thuật mới. Những trào lưu đó sẽ được hình thành thông qua chính kinh nghiệm của họ, nghệ thuật của họ bắt nguồn từ tính không nguyên tắc, không có ranh giới và có căn cội chính trị…”. Cho đến thập kỷ 1990 cũng là thời kỳ phát triển đột khởi của nghệ thuật đương đại ở Trung Quốc, với trào lưu nghệ thuật đại chúng, xu hướng chính trị. Các nghệ sĩ tiên phong trong trong những trào lưu này đã tích cực vận dụng một trong những công cụ vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật đương đại là nghệ thuật sắp đặt để diễn tả cảm xúc hay thái độ chính trị của họ trước xã hội. Nghệ thuật sắp đặt xuất hiện và trở thành công cụ mạnh mẽ gắn kết các lý thuyết văn hóa mới cũng như những chủ đề liên quan đến toàn cầu hóa. 1.2.2. Nghệ thuật sắp đặt tại Việt Nam Sau khi đất nước thống nhất (1975) và nhất là từ khi chính sách mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế thì tình hình kinh tế văn hóa xã hội Việt Nam có phần khởi sắc tạo điều kiện cho nghệ thuật có cơ hội bùng nổ, ngày càng trở lên đa dạng, màu sắc hơn. Giữa những năm 90 cuối thế kỷ XX bên cạnh hội họa và điêu khắc vẫn phát triển đều đều thì sự xuất hiện của một số hình thái nghệ thuật 16 mới và lạ lẫm đối với đại đa số công chúng cũng như giới nghệ sĩ Việt Nam như Video art, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn…Thực tế là các loại hình nghệ thuật này quá mới mẻ bởi đặc tính và nhiều sự khác biệt so với nghệ thuật hàn lâm thời điểm ấy còn đang thịnh vượng ở Việt Nam. Nghệ thuật sắp đặt cùng với một số loại hình nghệ thuật được cho là đương đại khi xuất hiện tại Việt Nam đã mang đến những màu sắc không khí mới lạ đối với công chúng và ngay cả với bản thân các nghệ sĩ. Bằng loại hình nghệ thuật mới mẻ cùng khả năng biểu đạt vô hạn của nó, người nghệ sĩ có thể thỏa sức truyền tải thông điệp của mình vào tác phẩm qua tất cả các loại vật thể đã có sẵn và không gian quanh mình… để biểu đạt phản ứng cá nhân đối với môi trường, xã hội xung quanh đang ngày càng nảy sinh nhiều những bế tắc, đầy rẫy mâu thuẫn và ngày càng phức tạp. Có thể nói nghệ thuật sắp đặt bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên cuối cùng của thế kỷ XX và cho đến nay nghệ thuật này bắt đầu có chỗ đứng trong nền nghệ thuật đương đại Việt Nam. Những nghệ sĩ tiến thân vào làm thể nghiệm loại hình nghệ thuật này cũng nhiều lên. Đối với các sinh viên đang theo học tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp, các thế hệ nghệ sĩ trẻ ngày nay đã và đang luôn tìm tòi, học hỏi các thế hệ đi trước từ trong nước cũng như trên thế giới thông qua nhiều hình thức tiếp cận khác nhau, để có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mới mẻ hơn phù hợp với xu thế thời đại. Dù rằng các tác phẩm thực sự hay, tốt, có giá trị thì vẫn chưa hẳn là nhiều. Nếu so với thế giới, nghệ thuật sắp đặt trên thế giới đã tồn tại và phát triển trên hơn nửa thế kỷ, thì nghệ thuật sắp đặt của chúng ta cũng chỉ như một đứa trẻ đang chập chững, nên không thể phủ nhận sự non nớt bỡ ngỡ của chúng ta, ngược lại cũng không nên phủ nhận sự đang cố gắng từng bước hoàn thiện hơn nữa về mảng nghệ thuật sắp đặt của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam để tiến tới một ngày nền nghệ thuật đương đại Việt Nam có thể nằm trong quỹ đạo chung của nghệ thuật đương đại thế giới. 17 Nghệ thuật sắp đặt Việt Nam từ thế hệ các nghệ sĩ làm sắp đặt đầu tiên cho đến nay đã có nhiều thay đổi đáng kể dù rằng các tác phẩm, các nghệ sĩ luôn mang trong mình tinh thần thời đại, những tự sự cá nhân. Các nghệ sĩ thời kỳ đầu cách nay đến hai chục năm là những họa sĩ, nhà điêu khắc được đào tạo bài bản chuyên nghiệp theo tác phong trường quy, lối thực hành truyền thống và đầy kỹ thuật, luật lệ… bắt đầu tìm tòi một một lối thể nghiệm mới mang tính thử nghiệm nhằm mục đích diễn đạt những suy nghĩ của bản thân về xã hội, môi trường sống thông qua ý tứ trong chất liệu, vật liệu, không gian của tác phẩm, đồng thời cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu sáng tạo, chinh phục những thách thức của không gian tạo ra hiệu ứng thị giác hoàn toàn mới mẻ. Kể đến những nghệ sĩ làm sắp đặt đầu tiên ở Việt Nam có những gương mặt gây chú ý như Đặng Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Lương, Trương Tân, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Vũ, Lê Bá Đảng và còn một số những gương mặt khác. Nhắc tới Đặng Thị Khuê, được biết họa sĩ đã tìm đến với nghệ thuật sắp đặt ngay từ khi còn chưa biết tên gọi của nó, chỉ nhờ vào sở thích sử dụng cùng lúc nhiều chất liệu, nhiều hình thức và thể loại vào trong một tác phẩm. Nguyễn Bảo Toàn, vào năm 1994 đã tạo ra một cú sốc nghệ thuật cho giới Mỹ thuật Hà Nội khi họa sĩ đem trưng bày triển lãm gốm Đất và Lửa theo một hình thức hoàn toàn mới, các sản phẩm gốm được kết hợp với nhau tạo ra một mô hình không gian ba chiều như mái nhà, con rồng thiêng mang đầy vẻ tâm linh, và mầu sắc dân tộc. Triển lãm đó như một làn gió mới đã thay đổi cách tiếp cận tác phẩm cũng như cảm giác về tác phẩm của công chúng và ngay cả đối với các bạn đồng nghiệp. Cùng với sự manh nha đó, một số gương mặt kể trên được khuyến khích đi vào thử nghiệm với lòng đam mê mãnh liệt cùng tố chất manh mẽ đầy bản năng lần lượt xuất hiện và ghi những dấu ấn ban đầu cho lịch sử nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam. Đến khoảng sau những năm 2000, nghệ thuật sắp đặt mới bắt đầu phát triển rộng hơn ở Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm sắp đặt ban đầu giống như một không gian điêu khắc hay giống như trong một bức tranh và vẫn bám sát vào vẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan