Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng ...

Tài liệu ảnh hưởng của công ước viên năm 1980 của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đến các doanh nghiệp việt nam

.DOC
115
1020
110

Mô tả:

i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ......87 1.1 Lịch sử hình thành Công ước Viên năm 1980...............................................87 1.1.1 Ý tưởng của “Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư” (UNIDROIT) và hai Công ước La Haye năm 1964.........................................................................87 1.1.2 Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) và việc hiện thực hóa ý tưởng về một công ước về mua bán hàng hóa quốc tế.........98 1.2 Nội dung của Công ước Viên năm 1980.....................................................1110 1.2.1 Phạm vi áp dụng và các quy định chung.................................................1110 1.2.2 Các quy định về giao kết hợp đồng.........................................................1312 1.2.3 Các quy định về thực hiện hợp đồng.......................................................1413 1.2.4 Các quy định cuối cùng...........................................................................1615 1.3 Tính chất pháp lý của Công ước Viên năm 1980.......................................1615 1.4 Vai trò của Công ước Viên năm 1980 trong việc điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (co Hang bo sung).........................................................1918 CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ RỦI RO PHÁP LÝ MÀ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GẶP PHẢI KHI VIỆT NAM CHƯA GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980.........................................................2322 2.1 Vấn đề luật áp dụng và những khó khăn và rủi ro đối với các doanh nghiệp khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.....................2322 2.1.1 Vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế................2322 2.1.1.1 Tầm quan trọng của luật áp dụng......................................................2322 2.1.1.2 Cách xác định luật áp dụng cho hợp đồng.........................................2322 2.1.2 Những khó khăn và rủi ro liên quan đến vấn đề luật áp dụng..................2524 2.1.2.1 Khi hợp đồng không quy định luật áp dụng......................................2524 2.1.2.2 Khi hợp đồng có quy định về luật áp dụng........................................2726 2.2 Những khó khăn và rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam chưa gia nhập CISG.................................................................................2827 ii 2.2.1 Khó khăn trong lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...................................................................................................................... 2928 2.2.1.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát.................................................2928 2.2.1.2 Kết luận từ nghiên cứu và phân tích hợp đồng..................................3231 2.2.1.3 Nhận xét và bình luận.......................................................................3433 2.2.2 Khó khăn và bị động khi các bên trong hợp đồng không lựa chọn luật áp dụng.................................................................................................................3534 2.2.2.1 Kết luận từ nghiên cứu và phân tích hợp đồng..................................3534 2.2.2.2 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát.................................................4241 2.2.2.3 Kết luận từ phân tích tình huống.......................................................4342 2.2.2.4 Nhận xét và bình luận.......................................................................4645 2.2.3 Bị động khi CISG được áp dụng bởi đối tác của doanh nghiệp hay bởi tòa án, trọng tài......................................................................................................4746 2.2.3.1 Kết luận từ nghiên cứu và phân tích hợp đồng..................................4746 2.2.3.2 Kết luận từ phân tích tình huống.......................................................4847 2.2.3.3 Nhận xét và bình luận.......................................................................5251 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG VÀ LỢI ÍCH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC.....................................................................................5453 3.1. Những căn cứ để đánh giá ảnh hưởng và dự báo lợi ích của Công ước Viên năm 1980 - Những ảnh hưởng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với doanh nghiệp của các quốc gia thành viên - Nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên năm 1980 3.1 Những ảnh hưởng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với doanh nghiệp của các quốc gia thành viên..................................................................5453 3.1.1 Những ảnh hưởng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với các doanh nghiệp nói chung...................................................................................5453 3.1.2 Lợi ích đối với doanh nghiệp Trung Quốc sau khi Trung Quốc gia nhập Công ước Viên năm 1980 gộp vào phần 3.1.1.................................................5655 3.2 Những ảnh hưởng và lợi ích đối với doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980...................................................................5857 3.2.1 Tiết kiệm chi phí, thời gian và tránh được các khó khăn, tranh chấp trong lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng.................................................................6059 3.2.1.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát.................................................6059 3.2.1.2 Kết luận từ phân tích tình huống.......................................................6160 iii 3.2.1.3 Nhận xét và bình luận.......................................................................6362 3.2.2 Có khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và căn cứ pháp lýđể chủ động giải quyết tranh chấp nếu phát sinh....................................................................................................6362 3.2.2.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát.................................................6362 3.2.2.2 Kết luận từ phân tích tình huống.......................................................6463 3.2.2.3 Nhận xét và bình luận.......................................................................7271 3.2.3 Tạo được lòng tin của đối tác khi sử dụng nguồn luật quốc tế thống nhất và tránh được tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế...............................7372 3.2.3.1 Kết luận từ kết quả điều tra khảo sát.................................................7372 3.2.3.2 Phân tích tình huống.........................................................................7675 3.2.3.3 Nhận xét và bình luận.......................................................................8079 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TẬN DỤNG CƠ HỘI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980. .....................................................................................................................8180 4.1 Nhận thức chung của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên năm 1980 chuyển lên chương 3.................................................................................8180 4.1.1 Những hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về Công ước Viên năm 1980.................................................................................................................8180 4.1.2 Quan điểm của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của Công ước Viên năm 1980 trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ......................................................................................................................... 8483 4.1.3 Ý kiến của các doanh nghiệp Việt Nam về việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980..........................................................................................8685 4.2 Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trước khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viên năm 1980........................8786 4.2.1 Xây dựng thói quen phòng ngừa rủi ro và nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.................8786 4.2.2 Hình thành thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế........................................................................................9089 4.2.3 Chủ động tìm hiểu đồng thời lựa chọn Công ước Viên năm 1980 làm luật áp dụng cho hợp đồng...........................................................................................9291 4.2.4 Tích cực tham gia việc vận động Chính phủ Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980.................................................................................................9392 iv 4.3 Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 nhằm tận dụng những lợi ích mà Công ước này mang lại ............................................................................................................................. 9695 4.3.1 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của Công ước Viên năm 1980 trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế............9695 4.3.2 Chủ động tìm hiểu và nắm chắc nội dung về Công ước Viên năm 1980. 9796 4.3.3 Tìm hiểu thêm một số văn bản pháp luật Quốc tế có liên quan tới lĩnh vực mua bán hàng hóa (PICC, các tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia).....9998 4.3.4 Một số điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi áp dụng CISG ..................................................................................................................... 102101 KẾT LUẬN..............................................................................................104103 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong hai thập kỷ trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn đạt được sự tăng trưởng đáng kể cả về lượng và về chất. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 155.633 tỷ USD (1).Cùng với sự tăng trưởng đó, số lượng các hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết cũng như tính chất phức tạp và những tranh chấp phát sinh có liên quan cũng ngày một gia tăng. Qua việc thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng:, trong việc giao kết hợp đồng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không quan tâm đến việc lựa chọn luật áp dụng; vì vậy khi xảy ra tranh chấp, hầu hết các doanh nghiệp đều bị động, lúng túng và thường phải chịu phần thua thiệt. Việc các bên thống nhất thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng cũng là một bài toán khó vì đa số các bạn hàng đều không chấp nhận áp dụng luật Việt Nam; còn nếu áp dụng luật của nước bạn thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều chi phí để tìm hiểu và khó tránh khỏi những rủi ro không lường trước được. Chính bởi vậy, nhu cầu tìm kiếm được một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề nguồn luật áp dụng cho hợp đồng là thực sự cấp thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Những khó khăn trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng xuất nhập khẩu và tính chất phổ biến của xung đột pháp luật mà các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt không phải vấn đề chỉ của riêng doanh nghiệp Việt Nam mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp của nhiều quốc gia khác. Để giảm bớt các khó khăn, rủi ro về pháp lý cho doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, và từ đó thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển, Ủy ban của Liên hợp quốc về pháp luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đã tập hợp những đại diện của nhiều quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế khác nhau để cùng xây dựng nên một văn bản thống nhất luật mang tính quốc tế đó là Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gọi tắt là 1() Số liệu năm 2011 của Tổng cục thống kê. Nguồn: truy cập ngày 21/03/2011 2 Công ước Viên năm 1980 hoặc CISG theo tên tiếng Anh: Convention on Contracts for the International Sale of Goods). Tuy không phải công ước quốc tế đa phương duy nhất nhưng Công ước Viên năm 1980 là công ước quốc tế về mua bán hàng hóa được phê chuẩn, áp dụng rộng rãi nhất hiện nay với 76 quốc gia thành viên (tính đến ngày 30/06/2011) và điều chỉnh khoảng ¾ giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế 2 giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế. Những thành công to lớn mà Công ước Viên năm 1980 đạt được có thể được lý giải bởi rất nhiều lý do. Một vài lý do có thể kể đến như Công ước Viên năm 1980 được giới chuyên môn, học giả và doanh nghiệp các nước đánh giá là hiện đại, linh hoạt và dễ áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế;. Công ước Viên năm 1980 đơn giản, dễ hiểu với ngôn từ luật trung tính còn thể hiện được sự thống nhất, hài hòa của pháp luật các quốc gia, từ đó hạn chế, loại bỏ các xung đột pháp luật trong mua bán hàng hóa quốc tế. Hiện nay, tại Việt Nam cũng đang có những hành động tích cực nhằm vận động Chính phủ Việt Nam chủ động tham gia vào CISG. Đáng kể nhất là các hoạt động vận động chính sách của Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế VCCI cho nỗ lực thúc đẩy Việt Nam sớm gia nhập Công ước này. Việc Việt Nam tham gia CISG theo nhóm nghiên cứu chỉ còn là vấn đề thời gian. Trong nỗ lực vận động doanh nghiệp ủng hộ việc Việt Nam tham gia CISG và vận động Chính phủ Việt Nam có những hành động tích cực để tham gia CISG, một số câu hỏi được đặt ra: Việc Việt Nam gia nhập CISG sẽ đem lại những lợi ích/bất lợi như thế nào đối với doanh nghiệp Việt Nam? Nếu Việt Nam không tham gia CISG thì doanh nghiệp Việt Nam “mất” gì? Khi Việt Nam tham gia CISG thì ảnh hưởng của Công ước này đến các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? Chỉ khi đã trả lời được những câu hỏi này, các doanh nghiệp Việt Nam mới thấy được rõ những lợi ích mà mình có được, từ đó tích cực tham gia vận động Việt Nam gia nhập CISG. Hơn nữa, đó cũng là căn cứ thực tiễn để Chính phủ Việt Nam quyết định việc Việt Nam gia nhập CISG. 2 Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu “Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, 2010, tr.5 Xem tại < http://trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/Bao cao nghien cuu 2- Cong uoc Vien.pdf> truy cập ngày 30/06/2011 3 Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa biết đến CISG hoặc còn chưa quan tâm đến việc Việt Nam tham gia Công ước này mà không biết rằng CISG có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho mình. Trước những ưu điểm to lớn của Công ước Viên năm 1980, trong nỗ lực vận động doanh nghiệp ủng hộ việc Việt Nam tham gia CISG và vận động Chính phủ Việt Nam có những hành động tích cực để tham gia CISGĐể trả lời các câu hỏi nói trên, nhóm đề tài đã lựa chọn nghiên cứu, phân tích về Công ước như một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bằng việc đánh giá những trở ngại, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong bối cảnh hiện tại và dự báo những thuận lợi, lợi ích mà Công ước Viên năm 1980 mang lại trong trường hợp Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của Công ước, nhóm nghiên cứu muốn chỉ ra rằng gia nhập Công ước viên năm 1980 là một giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp nhằm hạn chế các khó khăn, rủi ro pháp lý trong ký giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ các nghiên cứu của mình, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất cho các doanh nghiệp có những động thái tích cực, cụ thể nhằm thúc đẩy việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 và đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp tránh được những rủi ro, thiệt hại về cả kinh tế và pháp lý như hiện nay. Với những lý do đã trình bày, chúng tôinhóm nghiên cứu lựaxin chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đến các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã giành được nhiều sự quan tâm của các luật gia, các nhà nghiên cứu cũng như của cộng đồng các doanh nghiệp từ nhiều góc độtại nhiều quốc gia khác nhau. Ở nước ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng, tác động của Công ước Viên năm 1980 đến các quốc gia thành viên như: - Franco Ferrari (Ed.), “The CISG and its Impact on National Legal Systems”, Sellier. European, Munich 2008 4 - Gilles Cuniberti, University of Luxembourg, “Is the CISG benefiting anybody?”, Vanderbilt Journal of Transnational law, 2006 - MOULY Christian, “Que change la Convention de Vienne sur la vente internationale par rapport au droit français interne “?, dans Recueil Dalloz Sirey, 1991, 11è cahier, Chroniques - Yongping, Xiao and Weidi, Long, "Selected Topics on the Application of the CISG in China", Pace International Law Review, 2008, Paper 280 - Claude Witz, L’essor de la Convention de Vienne en Asie, Recueil Dalloz, 2009, tr.280 Các công trình, bài viết này đã phân tích, đánh giá lợi ích mà Công ước Viên đem lại cho một số quốc gia Châu Âu và Châu Á. Các nghiên cứu này đều khẳng định vai trò của Công ước Viên trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia. Theo các nghiên cứu này, Công ước Viên cũng có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương của các quốc gia thành viên. Tại Việt Nam, từ góc độ các đơn vị nghiên cứu, nhiều chuyên gia đã có những phân tích thấu đáo và đánh giá tích cực về tầm quan trọng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam. Trong số đó có các công trình nghiên cứu như sau:  - “Báo cáo Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980” do Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện vào tháng 6/2010. Báo cáo đã phân tích một cách khá đầy đủ Công ước Viên năm 1980 và đánh giá những lợi ích, cũng như những /bất lợi khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên với sự tham gia đóng góp ý kiến của đại diện của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Điểm chính được rút ra từ bản phân tích này cho thấy, việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 sẽ đem lại lợi ích về kinh tế và pháp lý cho cả nền kinh tế Việt Nam và cho doanh nghiệp Việt Nam.(3) 3() Xem báo cáo này tại : 5  - “Việt Nam tham gia Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) – Lợi ích và Hạn chế” do nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Trung Nam (nhóm trưởng); Nguyễn Mai Phương; Trần Hà Giang; Trần Quốc Huy đã đưa ra những đánh giá bao quát về những lợi ích và hạn chế cho doanh nghiệp cũng như chính phủ khi Việt Nam tham gia Công ước Viên năm 1980.(4)  - Trang web “Công ước Viên năm 1980 cho người Việt Nam” của TS. Nguyễn Minh Hằng và ThS. LS. Nguyễn Trung Nam tại địa chỉ http://cisgvn.wordpress.com/ tổng hợp rất nhiều thông tin xung quanh Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các án lệ và bình luận liên quan. Tuy nhiên, những công trình nói trên mới chỉ đánh giá ảnh hưởng của CISG đến các doanh nghiệp Việt Nam theo các nghiên cứu tại bànsố liệu thứ cấp, chưa có những số liệu sơ cấp vì vậy, dường như các kết quả nghiên cứu chưa thực sự thuyết phục. VCCI cũng đãcó tiến hành một điều tra doanh nghiệp, song điều tra này chỉ được tiến hành trong khuôn khổ một hội thảo được tổ chức tại Hà Nội và vì vậy, tính khoa học là chưa cao. Việc nghiên cứu và đánh giá vì thế cũng chưa được toàn diện. Có thể nói đề tài chúng tôinhóm nghiênene cứu chọn là đề tài đầu tiên phân tích và đánh giá một cách toàn diện những khó khăn và rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt về vấn đề luật áp dụng, đồng thời phân tích và đưa ra dự báo về những ảnh hưởng, đặc biệt là những lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối đến với các doanh nghiệp Việt Nam. sau khi Việt Nam gia nhập Công ước này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá những khó khăn và rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi Việt Nam chưa tham gia Công ước Viên năm 1980, và những lợi ích đối với doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia Công ước Viên năm 1980này. 4() Xem tại : 6 Khi thấy được lợi ích thiết thân gắn liền với việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980, chính các doanh nghiệp sẽ là tiếng nói hiệu quả nhất thuyết phục Chính phủ quyết định việc Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ● Đối tượng nghiên cứu: Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng xuất nhập khẩu) mà doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết; các khó khăn, rủi ro pháp lý, các tranh chấp đã phát sinh trong kinh doanh quốc tế mà doanh nghiệp =Việt Nam đã gặp phải. Khi nghiên cứu về các rủi ro pháp lý, đề tài giới hạn ở rủi ro về vấn đề luật áp dụng, một rủi ro có liên quan trực tiếp đến việc áp dụng Công ước Viên năm 1980. Ngoài ra, một số án lệ có áp dụng CISG đối với các doanh nghiệp tại các quốc gia thành viên cũng sẽ được phân tích nhằm làm nổi bật các ưu điểm của CISG trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa ● Phạm vi nghiên cứu: ○ Về mặt không gian: Việt Nam và một số quốc gia thành viên Công ước Viên năm 1980. Phạm vi tiến hành điều tra khảo sát là các doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ○ Về mặt thời gian: từ những năm 90 của thế kỷ trước cho đến nay (vì năm 1988 CISG mới bắt đầu có hiệu lực). Dự báo được đưa ra trong đề tài là dự báo cho thời kỳ khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dưới đây đã được áp dụng: ● Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, thống kê, … từ các số liệu số liệu thứ cấp, thông tin thứ cấp như từ các báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), các kỷ yếu hội thảo, sách chuyên khảo, các bài viết, tạp chí. 7 ● Phương pháp so sánh luật học nhằm làm rõ những khác biệt, đặc biệt là những ưu điểm của CISG so với pháp luật của Việt nam về hợp đồng mua bán hàng hóa. ● Phương pháp nghiên cứu tình huống: nhóm đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu một số tình huống tranh chấp điển hình để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Các án lệ được lựa chọn từ cá tuyển tập án lệ trọng tài của VCCI và VIAC và từ tuyển tập án lệ CISG được tập hợp tại các website www.unilex.info và www.cisg.law.pace.edu. ● Phương pháp nghiên cứu và khảo sát tại bàn các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: nhóm đề tài đã tiến hành tập hợp, thống kê, khảo sát tại bàn và tổng hợp, phân tích số liệu sơ cấp thu được để làm cơ sở cho các lập luận và đề xuất của mình. ● Phương pháp điều tra khảo sát: nhóm đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam (tại Hà Nội, TP.HCM) về các vấn đề nghiên cứu để có số liệu thực tiễn, cung cấp cho nhóm đề tài các cơ sở thực tiễn để đưa ra các giải pháp thuyết phục và có tính khả thi. 6. Kết quả nghiên cứu  - Phân tích, đánh giá những khó khăn và rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viên năm 1980.  - Phân tích và đánh giá những ảnh hưởng và lợi ích đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980.  - Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong mua bán hàng hóa quốc tế và tận dụng cơ hội khi Việt Nam tham gia Công ước Viên năm 1980. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của đề tài bao gồm 4 chương 8 Chương 1: Giới thiệu chung về Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chương 2: Những khó khăn và rủi ro pháp lý mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước Viên năm 1980 Chương 3: Ảnh hưởng và lợi ích của Công ước Viên năm 1980 đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam gia nhập Công ước Chương 4: Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý trong kinh doanh quốc tế và tận dụng cơ hội khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 9 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1 Lịch sử hình thành Công ước Viên năm 1980 1.1.1 Ý tưởng của “Viện quốc tế về nhất thể hoá pháp luật tư” (UNIDROIT) và hai Công ước La Haye năm 1964 Nhắc đến sự hình thành các công ước về thống nhất luật mua bán hàng hóa quốc tế, chúng ta không thể không nhắc tới học giả người Áo Ernst Rabel (18741955). Rabel không chỉ đặt nền móng cho các nghiên cứu về luật mua bán hiện đại trong cuốn sách kinh điển của ông: “Quyền mua bán hàng hóa” 5, mà còn là người đi tiên phong trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Năm 1928, Ernst Rabel đã đề nghị Viện quốc tế về nhất thể hoá luật tư (UNIDROIT - Institut International Pour L'Unification du Droit Privé) thông qua việc thống nhất về luật mua bán hàng hóa quốc tế; đây cũng là hoạt động đầu tiên của Viện này. Một năm sau đó, Rabel đệ trình bản báo cáo sơ bộ lên UNIDROIT. Ngay sau đó, vào năm 1930, UNIDROIT đã thành lập ngay một ủy ban chịu trách nhiệm trong việc soạn thảo ra một bộ luật thống nhất về mua bán quốc tế. Từ năm 1930, Ủy ban này đã họp mặt 11 lần và vào năm 1934 đã đưa ra xem xét bản phác thảo sơ bộ được xem là có ảnh hưởng đáng kể từ những nghiên cứu về luật mua bán hàng hóa do Rabel và đồng nghiệp của ông tại Học viện về dân luật Berlin đảm trách. Ủy ban về mua bán hàng hóa quốc tế đã đưa ra hai bản phác thảo và đã nhận được nhiều sự hưởng ứng tích cực từ giới chuyên môn. Năm 1964, hội nghị quốc tế được tổ chức tại La Haye đã thông qua hai Công ước: Công ước thứ nhất có tên là Luật thống nhất về thành lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình và 5 Cuốn sách này gồm 2 phần: Phần 1 xuất bản năm 1936; phần 2 xuất bản năm 1957; cả hai đều thể hiện rõ các tư tưởng của Ernst Rabel, người đã đệ trình “Luật mua bán hàng hóa quốc tế sơ bộ” lên UNIDROIT năm 1929 10 Công ước thứ hai là Luật thống nhất cho mua bán quốc tế các động sản hữu hình (viết tắt theo tiếng Anh là ULF và ULIS)6. Năm 1972, cả hai Công ước trên bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên hai Công ước này chưa thực sự thành công khi mới chỉ có một số quốc gia (hầu hết là quốc gia châu Âu) thông qua7 và chưa được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Theo các nhà nghiên cứu, có bốn4 lý do chính khiến các nước bài trừ ULIS và ULF, đó là: i) Hội nghị La Haye chỉ có sự tham gia của 28 thành viên, trong đó hầu hết là các đại diện đến từ các nước tư bản phát triển, rất ít đại diện từ các nước đang phát triển, nên người ta tin rằng Công ước này có lợi hơn cho người bán các nước tư bản; ii) Khái niệm sử dụng trong các Công ước rất trừu tượng, phức tạp, dễ gây hiểu nhầm; iii) Các Công ước này có thiên hướng quy định thương mại giữa các quốc gia chung biên giới hơn là thương mại quốc tế thông qua vận tải biển; iv) Quy mô áp dụng của chúng quá rộng, áp dụng bất kể khi có xung đột hay không. 1.1.2 Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) và việc hiện thực hóa ý tưởng về một công ước về mua bán hàng hóa quốc tế Trong khi việc phê chuẩn hai Công ước ULIS và ULF chưa được giải quyết, Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế thành lập năm 1966 cũng đã tham gia vào việc tạo lập một công ước khác về mua bán hàng hóa quốc tế. Năm 1968, sau khi tham vấn các thành viên của Liên Hợp Quốc dựa trên các đánh giá của họ về hai Công ước ULIS và ULF tại La Haye năm 1964, UNICITRAL đã 6 Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại quốc tế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu “Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, 2010, tr.10 Xem tại < http://trungtamwto.vn/sites/default/files/publications/Bao cao nghien cuu 2- Cong uoc Vien.pdf> truy cập ngày 30/06/2011 7 Hai công ước này đã được 7 quốc gia phê chuẩn: Đức, Bỉ, Gambie, Ý, Hà Lan, Vương Quốc Anh, Saint Martin và Ixraien. Hiện nay, các quốc gia Đức, Bỉ, Ý, Hà Lan, Ixraen khi gia nhập Công ước Viên năm 1980 đều đã tuyên bố từ bỏ hai Công ước nói trên. 11 quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu 8 chịu trách nhiệm sửa đổi những công ước trên hoặc đưa ra một văn bản luật mới được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Nhóm nghiên cứu này đã họp 9 lần và hoàn thiện bản sửa đổi của ULIS (đây chính là bản dự thảo cho Công ước mới về mua bán hàng hóa quốc tế vào năm 1976), sau đó vào năm 1977 lại chuyển thể một phần của ULF vào trong bản dự thảo. Sau lần họp thứ 11, cũng là lần họp cuối cùng, nhóm đã hoàn thành bản dự thảo mang tên “Bbản dự thảo New York”, trong đó kết hợp những nguyên tắc cụ thể về mua bán hàng hóa và những quy tắc về thành lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để đệ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo nghị quyết số 33/93 ngày 16/12/1978, Liên Hợp Quốc quyết định họp đàm phán về bản dự thảo này. Từ ngày 10 đến 11/03/1980, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế đã được tổ chức tại Viên, thủ đô của Áo. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 62 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế. Có hai ủy ban chính 9 làm việc: một ủy ban chịu trách nhiệm chuẩn bị cho các điều khoản chính của Công ước (Điều 1 Điều 88); ủy ban còn lại chịu trách nhiệm chuẩn bị cho các điều khoản cuối cùng (Điều 89 - Điều 101). Vào cuối hội nghị, các văn bản có liên quan do hai ủy ban này lập ra đã được bỏ phiếu từng điều một bởi toàn thể các đại diện; sau đó Công ước đã được bỏ phiếu đích danh, kết quả 100% ủng hộ. Hội nghị Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc đã đánh dấu sự ra đời của một Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vì vậy Công ước này thường được gọi là Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là CISG hay Công ước Viên năm 1980). 8 Nhóm nghiên cứu gồm 14 chuyên gia đến từ các Quốc gia thành viên của UNICITRAL gồm Brazil, Pháp, Ghana, Hungary, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Kenya, Mexico, Nauy, Tunisia, Liên Bang Nga, Vương Quốc Anh và Mỹ Xem tại truy cập ngày 30/06/2011 9 Michael Joachim Bonell, "Introduction to the Convention", Pace Law School Institute of International Commercial Law Xem tại truy cập ngày 30/06/2011 12 Công ước Viên năm 1980 có hiệu lực từ 01/01/1980 sau khi 11 quốc gia đầu tiên phê chuẩn, sau đó số lượng quốc gia tham gia đã tăng nhanh chóng và hiện tại đã có 76 quốc gia tham gia Công ước này.10 1.2 Nội dung của Công ước Viên năm 1980 CISG gồm 101 điều, được chia làm 4 phần:  Phần 1: phạm vi áp dụng và các quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 13)  Phần 2: thành lập hợp đồng (từ Điều 14 đến Điều 24)  Phần 3: mua bán hàng hóa (từ Điều 25 đến Điều 88)  Phần 4: các quy định cuối cùng (từ Điều 89 đến Điều 101) Nội dung chi tiết của các phần như sau: 1.2.1 Phạm vi áp dụng và các quy định chung Phần một được chia làm 2 chương: chương đầu quy định về trường hợp áp dụng CISG (từ Điều 1 đến Điều 6) và chương sau (từ Điều 7 đến Điều 13) nêu rõ các nguyên tắc chung của Công ước, bao gồm nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, trung thực… Chương 1 quy định về phạm vi áp dụng Công ước, đó là cho các hợp đồng mua bán hàng hóa nằm trong phạm vi điều chỉnh của Công ước Viên năm 1980 11 giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau là thành viên của Công ước hoặc khi các quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của một quốc gia thành viên12. Trường hợp đầu tiên đã rất rõ ràng (quy định tại Điều 10 Tính đến ngày 30/06/2011. Trong các quốc gia này, Thổ Nhĩ Kỳ tuy đã kí kết nhưng tới tháng 8 năm nay CISG mới có hiệu lực tại quốc gia này. Ngoài ra, còn có 2 quốc gia khác (Ghana và Venezuela) đã tham gia ký kết, nhưng Công ước chưa được phê chuẩn và vì thế chưa có hiệu lực tại hai quốc gia nay. Xem chi tiết tại danh sách các quốc gia thành viên CISG tại Phụ lục 2 của Đề tài. Ngoài ra, có thể tham khảo tại 11 Điều 2, Điều 3, CISG 12 Khoản 1, Điều 1, CISG 13 1.1.a) khi cả hai Quốc gia là thành viên của Công ước; khi đó các chủ thể hợp đồng có trụ sở tại hai Quốc gia thành viên và hợp đồng sẽ nằm trong phạm vi áp dụng của Công ước. Trường hợp cần lưu ý đó là trường hợp áp dụng CISG “khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này” (quy định tại Điều 1.1.b). Đây là một quy định làm mở rộng phạm vi áp dụng của CISG. Thật vậy, nếu một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (đặc biệt là bên bán) có trụ sở tại một quốc gia thành viên CISG, còn bên kia có trụ sở tại một quốc gia chưa phải là thành viên, thì theo quy định tại Điều 1.1.a ở trên, CISG không được áp dụng. Tuy vậy, nếu theo điểm b của Điều này thì CISG hoàn toàn có khả năng được áp dụng nếu theo quy phạm luật xung đột thì luật được lựa chọn là luật của quốc gia thành viên. Ví dụ, một hợp đồng được ký giữa người xuất khẩu Việt Nam và nhà nhập khẩu Pháp (một quốc gia thành viên không quy định bảo lưu Điều 1.1.b CISG) có thể được điều chỉnh bởi CISG nếu quy phạm xung đột của Pháp dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của Pháp. Trong trường hợp này, vì Pháp đã là thành viên CISG nên pháp luật của Pháp điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là CISG chứ không phải là các văn bản pháp luật trong nước của Pháp. Trên thực tế, nghiên cứu án lệ CISG cho thấy nhiều trường hợp CISG đã được áp dụng trong tình huống tương tự (96 trường hợp) 13. Ví dụ, tòa án Đức đã áp dụng CISG cho hợp đồng mua bán giữa một người bán Anh và người mua Đức vì quy phạm xung đột của Đức dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của Đức- luật của một quốc gia thành viên CISG (mặc dù Anh chưa phê chuẩn Công ước này). Về vấn đề này, nhóm nghiên cứuchúng tôi sẽ phân tích cụ thể hơn tại các chương sau của đề tài. Trong chương 2, ta cần lưu ý tới nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng; đây là , một nguyên tắc rất phổ biến tại các nước phát triển, song các quốc gia đang phát triển lại dè dặt khi áp dụng nguyên tắc này. Vì vậy, cùng với việc khẳng định nguyên tắc tự do hình thức của hợp đồng, điều 12 cũng có lưu ý đến việc bảo 13 Xem cụ thể các trường hợp này tại truy cập ngày 30/06/2011 14 lưu vấn đề này theo Điều 96 (của phần IV). Theo đó, nếu như một nước có quy định bắt buộc về hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - như Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam chỉ công nhận hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương14 - thì nước đó vẫn được quyền quy định như vậy khi tham gia CISG, với điều kiện thực hiện bảo lưu theo Điều 96 15. Với quy định này, có thể thấy, Công ước đã cố gắng hài hòa hóa pháp luật thương mại của các quốc gia trên toàn thế giới; từ đó mở rộng khả năng Công ước được chấp nhận và áp dụng rộng rãi hơn. 1.2.2 Các quy định về giao kết hợp đồng Phần 2 bao gồm 11 điều khoản từ điều 14 đến 24 đưa ra các quy định khá chi tiết, đầy đủ về các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; từ việc phân biệt chào hàng với lời mời chào hàng, cho tới các vấn đề hiệu lực của chào hàng và nội dung của chấp nhận chào hàng. Điều 14 quy định chào hàng phải nêu rõ ý chí người chào hàng muốn ràng buộc mình và nêu rõ hàng hóa, ấn định rõ ràng hoặc ngụ ý số lượng, giá cả hoặc đưa ra các yếu tố để xác định chúng. Khi quy định về tính hiệu lực của chào hàng (Điều 15, 16, 17), Công ước có chỉ rõ các trường hợp có thể thu hồi chào hàng, đồng thời cũng quy định rõ các trường hợp chào hàng là không thể hủy bỏ được. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng, sẽ có thể được thu hồi kể cả khi nó là chào hàng cố định nếu như thông báo thu hồi chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng. Về hủy chào hàng, Điều 16 quy định rằng vẫn có thể hủy chào hàng nếu như thông báo về việc hủy đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng (trừ khi trong chào hàng có thể hiện rằng nó không thể bị hủy). Chào hàng dù là cố định sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng. 14 15 Khoản 2, Điều 27, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 Điều 12, CISG 15 Đặc biệt các Điều 18, 19, 20 và 21 của Công ước quy định rất rõ ràng, cụ thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn chấp nhận, hay các sửa đổi được coi và không được coi là “làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng”. Về cơ bản, Công ước đã quy định rất linh hoạt về quyền và nghĩa vụ của cả hai phía: bên chào hàng và bên được chào hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hai bên có thể thống nhất và hoàn thành việc giao kết hợp đồng mà không phát sinh tranh cãi. 1.2.3 Các quy định về thực hiện hợp đồng Phần 3 tập trung vào các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng. Có thể nói đây là phần lớn nhất trong toàn Công ước, được xây dựng nên bởi những quy định chặt chẽ, cụ thể mà không mất đi tính quốc tế, hiện đại. Phần 3 bao gồm các điều khoản từ 25 đến 88 và được phân chia thành năm chương như sau: ● Chương I: Những quy định chung. ● Chương II: Nghĩa vụ của người bán. ● Chương III: Nghĩa vụ của người mua. ● Chương IV: Chuyển rủi ro. ● Chương V: Các điều khoản chung cho nghĩa vụ của người bán và người mua. Điểm đặc biệt trong kết cấu của phần 3 là vấn đề về chế tài xử lý khi vi phạm hợp đồng không được đặt riêng ra thành một chương mà lại được lồng ghép hài hòa vào hai chương “Nghĩa vụ của người bán” và “Nghĩa vụ của người mua”. Đây cũng là hai chương cần được quan tâm nhất trong phần này. Chúng song hành, bổ trợ lẫn nhau và cho ta thấy tinh thần đề cao vị trí pháp lý ngang bằng giữa người bán và người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa của các nhà soạn thảo Công ước. Chương II (từ Điều 30 đến Điều 52) quy định về những nghĩa vụ cơ bản của người bán: nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa, đồng thời chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa như đã thỏa thuận trong hợp đồng. 16 Cùng với đó, nghĩa vụ cơ bản của người mua được đề cập trong chương III (từ Điều 53 đến Điều 65) là “thực hiện các thủ tục cần thiết” để thực hiện hai nghĩa vụ cơ bản của mình là nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Bên cạnh đó, chất lượng của hàng hóa trong giao thương quốc tế cũng được nhấn mạnh qua các điều luật trên. Hàng hóa phải đúng với số lượng và chất lượng như đã thống nhất trong hợp đồng, được đóng gói đúng quy cách và có thể dùng với mục đích đã định. Người bán có nghĩa vụ giao hàng hóa không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay quyền sở hữu công nghiệp tại Quốc gia hàng hóa được bán. Người mua có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa ngay lập tức, và thông báo với người bán về các vấn đề chất lượng của hàng hóa trong một khoảng thời gian “hợp lý” không quá 2 năm. Công ước Viên năm 1980 khi đưa ra các biện pháp bảo hộ cho người mua và người bán có những nét khác biệt so với hệ thống Thông luật. Hệ thống Thông luật quy định rằng không thể đòi lại số hàng đã cung cấp mà chỉ có quyền đòi lại giá trị của hàng hóa, trừ khi quyền sở hữu vẫn còn nguyên vẹn hoặc sự bồi thường là không thỏa đáng. Trong khi đó, CISG lại cho rằng các biện pháp bảo hộ phải phụ thuộc vào tính chất vi phạm hợp đồng. Nếu vi phạm là cơ bản và chứng minh được rằng sự vi phạm này là không thể tính trước được, thì hợp đồng sẽ bị huỷ và bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường. Khi một phần của hợp đồng đã được thực hiện thì bên đã thực hiện phần hợp đồng đó có thể được hoàn lại phần tiền đã thanh toán hay phần hàng hóa đã cung cấp. Nếu như vi phạm là vi phạm không cơ bản thì hợp đồng sẽ không mất hiệu lực và các biện pháp bảo hộ có thể kể đến đó là đòi bồi thường, yêu cầu bên kia phải thi hành một nghĩa vụ nào đó hay điều chỉnh lại giá. CISG cho phép miễn trách khỏi nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu như việc vi phạm hợp đồng là do một nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của một bên, hoặc do vi phạm của một bên thứ ba hoặc những “trường hợp bất khả kháng” làm cho hợp đồng không thể được thực hiện. Khi người bán phải bồi hoàn phần tiền đã thanh toán thì người bán cũng phải trả phần lãi suất cho người mua tính trên số tiền đó kể
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan