Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng tranh chấp về phí bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản...

Tài liệu Thực trạng tranh chấp về phí bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

.PDF
79
1
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRỌNG ĐẠT THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG TRANH CHẤP VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG BẢO HIỂM TÀI SẢN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy Học viên: Nguyễn Trọng Đạt Lớp: Luật Kinh Tế, khóa 30 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Trọng Đạt, là học viên lớp Cao học Luật Khóa 30, chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số học viên: 18300710085. Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào, được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thủy. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng …năm 2022 Học viên thực hiện Nguyễn Trọng Đạt DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SST Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BLDS Bộ luật dân sự 1 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm 2 HĐBH Hợp đồng bảo hiểm 3 KDBH Kinh doanh bảo hiểm 4 TAND Tòa án nhân dân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN ......................15 1.1. Khái quát về phí bảo hiểm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ......15 1.1.1. Khái niệm về phí bảo hiểm và phí bảo hiểm tài sản .....................................15 1.1.2. Đặc điểm của phí bảo hiểm tài sản ..............................................................17 1.1.3. Cơ sở hình thành nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ...........................................................................................................................21 1.1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh của pháp luật đối với phí bảo hiểm tài sản ....24 1.2. Quy định của pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng tài sản ................27 1.2.1. Khái quát chung pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản .....................................................................................................................27 1.2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm tài sản ..............................31 Kết luận Chương 1 ......................................................................................................37 CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ PHÍ BẢO HIỂM TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ...38 2.1. Thực tiễn tranh chấp về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hiểm tài sản ..............................................................................................................................38 2.1.1. Khái niệm tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp về phí trong hợp đồng bảo hiểm tài sản .............................................................................................38 2.1.2. Tranh chấp về tránh nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm nộp phí sau thời hạn nộp phí nhưng trước thời điểm sự kiện bảo hiểm xảy ra..............................................................................................................41 2.1.3. Tranh chấp về trách nhiệm bảo hiêm của doanh nghiệp bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm nộp phí sau thời hạn thỏa thuận nộp phí và khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra ......................................................................................................................45 2.1.4. Tranh chấp về việc bên mua bảo hiểm có thỏa thuận nợ phí bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm chưa chấm dứt ........................................................................49 2.1.5. Thanh toán phí bảo hiểm thông qua ủy nhiệm chi tại ngân hàng và lãi suất do quá thời hạn trả tiền bồi thường và nộp phí bảo hiểm ......................................52 2.2. Thực trạng quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm .....................56 2.3. Một số giải pháp và kiến nghị về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ..............................................................................................................................58 2.3.1. Sự cần thiết của các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản ...................................................................................58 2.3.2. Giải pháp định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản ............................................................................59 2.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về phí bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản .............................................................................................................63 Kết luận Chương 2 ......................................................................................................66 KẾT LUẬN ..................................................................................................................67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................1 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) đã hình thành và phát triển tại cách đây hàng trăm năm và đã trở thành một cơ chế quan trọng trong việc hạn chế tác hại của rủi ro. Một điều có tính quy luật là kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng nâng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng lớn 1. Ngày nay hoạt động bảo hiểm không ngừng phát triển, trở thành ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiều loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú ăn sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành một nhu cầu không thể thiếu của hoạt động thương mại và đời sống thường nhật của con người. Nếu phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện có tính chất quyết định mở và phát triển bảo hiểm thì bảo hiểm cũng có tác dụng kích thích kinh tế - xã hội phát triển2. Lợi ích này của dịch vụ bảo hiểm do phương thức hoạt động kinh doanh của DNBH tạo ra. Ngoài ra, dịch vụ bảo hiểm đóng vai trò là công cụ tập trung vốn cho nền kinh tế. Điều này thể hiện ở chỗ, do sự chênh lệch giữa thời gian thu phí và chi trả tiền bảo hiểm của DNBH nên tạo ra sự tạm thời nhàn rỗi của vốn, nguồn vốn này có thể khai thác để đầu tư. Như vậy, khi nhắc đến KDBH là nhắc đến rủi ro và lợi nhuận; KDBH cũng là kinh doanh rủi ro và mang tính rủi ro; Rủi ro không chỉ xảy ra với DNBH mà còn với người mua BH. Bên cạnh đó BH giúp nâng cao khả năng ngăn ngừa rủi ro và hạn chế rủi ro đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Pháp luật là công cụ thiết yếu để nhà nước thực hiện việc quản lý, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi pháp luật cũng luôn phải vận động phát triển và dự liệu đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra. Bảo hiểm ở Việt Nam là một trong những lĩnh vực mới so mới thế giới có thể nói là lĩnh vực còn ra đời khá muộn. Năm 1964 Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định 179/CP của Chính phủ ngày 17/12/1964 chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965 từ năm 1965 đến năm 1992 chỉ có duy nhất công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt Bảo Việt). Đánh dấu cho sự hình thành khung pháp lý cho sự phát triển hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam bằng việc ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành Nghị 100/CP về KDBH, Các DNBH ra đời với hình thức tổ chức và sở hữu khác nhau. Trải qua trình hình thành và phát triển, bảo hiểm tài sản đã và đang thể hiện những vai trò quan trọn của mình đối với nền kinh tế thể hiển qua số liệu thống kê hoạt 1 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb. Thống kê, tr.26. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), tlđd (1), Nxb. Thống kê, tr.27. 2 động bảo hiểm trên thị trường3. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ so sánh với bề dày phát triển của hệ thống pháp luật trên thế giới thì pháp luật về bảo hiểm tài sản ở Việt Nam vẫn còn khá mới. Vì vậy, quan hệ xã hội trong lĩnh vực này còn phát sinh nhiều quan hệ mới mà quy định của pháp luật về lĩnh vực này vẫn còn chưa kịp thời để điều chỉnh. Mặt khác, khi mở cửa thị trường chúng ta thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đòi hỏi các quy định của pháp luật cần phải phù hợp với cam kết đó. Bảo hiểm tài sản được hình thành dựa trên nhu cầu bảo vệ quyền lợi tài chính của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản khi có rủi ro xảy ra4. Các bên xác lập quan hệ pháp luật bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm (HĐBH). HĐBH được các bên thỏa thuận vừa là công cụ thực hiện pháp luật vừa là sản phẩm của thị trường bảo hiểm5. Trong mối quan hệ này, phí bảo hiểm tài sản là “sợi dây” kết nối giữa DNBH và bên mua bảo hiểm, “Phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm”6. Ngoài ra, phí bảo hiểm tài sản còn là nguồn vốn chủ yếu của DNBH lợi ích của DNBH trong kinh doanh dịch vụ này gắn liền với nghĩa vụ với bên mua bảo hiểm, nhưng không phải lúc nào các bên cũng đặt vai trò của mình và “đối phương” ngang bằng nhau và không phải lúc nào các bên cũng hiểu đúng tinh thần của pháp luật về phí trong bảo hiểm tài sản. Trên thực tế tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản ngày càng đa dạng không phải trong trường hợp nào pháp luật cũng quy định cụ thể từng tình huống phát sinh trên thực tế. Có thể nói trong lĩnh vực “luật tư” ngoài quy định “định hướng” của pháp luật thì vai trò thiện chí của các chủ thể là vấn đề quan trọng để “giao dịch” có hiệu quả như mong đợi. Nhưng lợi ích của các chủ thể hướng tới là khác nhau nên các tranh chấp vẫn diễn ra nhiều và kéo dài làm ảnh hướng tới các lợi ích Nhà nước, bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiêm, nền kinh tế và các chủ thể khác. Mặt khác, quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản vẫn còn tồn tại những hạn chế có những quy phạm có nhiều cách hiểu khác nhau như quy định về thời hạn phát sinh trách nhiệm bảo hiểm, thời hạn đóng phí, gia hạn phí, quy định của pháp luật về phí bảo hiểm nếu đóng phí theo kỳ, mức phí, các chế tài bảo đảm thực hiện, thỏa thuận gia hạn phí… do đó dẫn đến các tranh chấp kéo dài làm ảnh hưởng đến các lợi ích cần được bảo vệ. Vì các lý do trên, tác giả xin chọn đề tài “Thực trạng tranh chấp về phí bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlgsbh/pages_r/l/chi-tiet-tin-cuc-quan-ly-giam-sat-baohiem?dDocName=MOFUCM205010; https://mof.gov.vn/webcenter/portal/cqlgsbh/pages_r/l/chi-tiet-tin-cucquan-ly-giam-sat-bao-hiem?dDocName=MOFUCM205009. 4 Nguyễn Thị Thủy (2017), Pháp luật về bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, tr13. 5 Trần vũ Hải (2006), “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”, Tạp chí Luật học, Số 7,tr.8-13. 6 Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Thủy (2007), “Về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 5(42) tr.28-32. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học pháp lý, phí bảo hiểm tài sản là vấn đề tương đối mới, nhất là việc nghiên cứu từ góc độ thực trạng tranh chấp. Trong thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến đề tài này. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Sách chuyên khảo “Pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam” do Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2017 của TS. Nguyễn Thị Thủy. Đây là công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện từng vấn đề pháp lý về về bảo hiểm tài tài sản. Nghiên cứu đã đề cập đến những thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản trong đó có một phần về phí bảo hiểm trong HĐBH tài sản. Dựa trên việc đánh giá các mặt tích cực và hạn chế của thực trạng thông qua việc phân tích các bản án cũng như các số liệu thực tế, nghiên cứu đã đưa ra được các định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam” của tác giả Trần Phước Thu thực hiện năm 2014 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về HĐBH tài sản, như khái niệm, đặc điểm của HĐBH tài sản, phân biệt HĐBH tài sản với các loại HĐBH khác, khái quát lịch sử của HĐBH tài sản, vai trò, ý nghĩa của HĐBH tài sản. Luận văn cũng làm rõ những vấn đề pháp lý chủ yếu của HĐBH tài sản, như chủ thể, điều kiện của hiệu lực của HĐBH tài sản, hình thức của HĐBH tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐBH tài sản, pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐBH tài sản. Luận văn cũng làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về HĐBH tài sản với những chế định cơ bản như giao kết HĐBH tài sản, chuyển nhượng HĐBH tài sản, giải quyết bồi thường thiệt hại trong HĐBH tài sản, HĐBH trùng và giải quyết tranh chấp từ HĐBH tài sản. Từ những nghiên cứu này, luận văn đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về HĐBH tài sản. Nội dung về phí trong bảo hiểm tài sản chỉ được lồng ghép trong một số nội dung mà chưa có một nội dung độc lập trong công trình nghiên cứu này. - Luận văn thạc sĩ, “Pháp luật bảo hiểm tài sản - Thực trạng áp dụng và hướng hoàn thiện”, thực hiện năm 2006 tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Lý Minh Triết. Công trình này nghiên cứu chung về bảo hiểm tài sản trong một số phần có đề cập đến vấn đề vể phí bảo hiểm tài sản tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong quy định về phí bảo hiểm tài sản nhưng chưa đề cập sâu đến các tranh chấp Luận văn này được thực hiện vào năm 2006. Tuy nhiên, trên thực tế giai đoạn 2006 đến 2015 rất nhiều tranh chấp về phí bảo hiểm diễn ra trên thực tế, đến năm 2010, 2019 khi 4 sửa đổi bổ sung Luật KDBH 2000 và Luật KDBH năm 2022 thì một số hạn chế vẫn còn tồn tại. - Bài viết “Về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm” của tác giả Nguyễn Thị Thủy, đăng tải trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 5(42) năm 2007. Bài viết nghiên cứu cở sở lý luận của quy định về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Tác giả đánh giá sâu vai trò của hai phương diện kinh tế và pháp lý là cơ sở để hình thành nên quy định về trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. cùng với đó, nghiên cứu giữa đơn bảo hiểm, thời điểm giao kết HĐBH, giấy chứng nhận bảo hiểm trong mối quan hệ làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở Luật KDBH năm 2000 và đề xuất kiến nghị hoàn thiện. Luận án tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam” của tác giả Trần Hùng Dũng thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009. Sách tham khảo “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm”, tác giả Bùi Thị Hằng Nga, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2015. Thông qua các nội dung được trình bày cụ thể, rõ ràng và hợp lý, sách đã khái quát được các nội dung của pháp luật hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động KDBH; quy định về chủ thể KDBH, HĐBH, quản lý nhà nước đối với hoạt động KDBH. - Sách tham khảo “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam” của các tác giả Bùi Thị Hằng Nga và Bạch Thị Nhã Nam, Xuẩt bản Đại học Quốc gia TP. HCM, 2020. Cuốn sách giới thiệu tổng quan về bảo hiểm và hoạt động KDBH, trình bày và phân tích các nguyên tắc pháp lý và quy định pháp luật điều chỉnh, quản lý hoạt động KDBH và chế độ pháp lý đối với HĐBH cũng như một số HĐBH thông dụng. - Bài viết “Chế định chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn trong pháp luật bảo hiểm tài sản” của các tác giả Nguyễn Thị Thủy, Đỗ Lệnh Quân” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 (439), tháng 8/2021, tr.14-20. Bài viết phân tích làm rõ cơ sở hình thành chế định chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản; phân tích làm rõ các yếu tố làm phát sinh việc chuyển yêu cầu đòi người thứ ba bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản, như: có HĐBH, có sự kiện bảo hiểm xảy ra, nguyên nhân dẫn đến tổn thất là do hành vi có lỗi của người thứ ba gây ra đối với tài sản được bảo hiểm và phải nằm trong phạm vi bảo hiểm, có thiệt hại thực tế xảy ra và có lỗi, doanh nghiệp KDBH phải hoàn thành trách nhiệm bồi thường trước cho bên được bảo hiểm khi có thiệt hại do bên thứ ba gây ra đối với tài sản được bảo hiểm. Bài viết cũng phân tích làm rõ các quy định 5 của pháp luật về chuyển yêu cầu đòi bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. - Bài viết “Mối quan hệ pháp lí giữa quyền lợi được bảo hiểm và hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sản” của tác giả Nguyễn Thị Thủy đăng trên Tạp chí Luật học, số 10/2016, tr. 52 - 61. Bài viết làm rõ quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, thời điểm cần có quyền lợi đối với tài sản bảo hiểm, hiệu lực pháp lí của HĐBH tài sản khi bên mua bảo hiểm không có hoặc không còn quyền lợi được bảo hiểm, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này, gồm kiến nghí Luật KDBH cần đưa ra khái niệm về “quyền lợi được bảo hiểm” đối với bảo hiểm tài sản, pháp luật cần quy định rõ quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người, Luật KDBH không nên quy định quyền tài sản là quyền lợi được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản, phần HĐBH tài sản của Luật KDBH nên có điều khoản quy định về việc bắt buộc bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm đối với tài sản khi tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản, pháp luật KDBH cần có điều luật quy định cụ thể bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi được bảo hiểm từ thời điểm nào. - Khóa luận tốt nghiệp “Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tài sản – Thực trạng và giải pháp” thực hiện tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2013 của tác giả Trần Tôn Châu Giang. Tác giả đã nghiên cứu khái quát các quy định của pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm tài sản và đi sâu nghiên cứu vấn đề này về mặt thực trạng công trình này đề cập dưới góc độ cạnh tranh giữa các DNBH trên thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích luật để đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật nên kết luận mang tính khả thi chưa cao. Ngoài ra, còn một số công trình trong nghiên có đề cập đến phí bảo hiểm tài sản như: - Khóa luận tốt nghiệp “Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm”, tác giả Ngô Thị Hiền, thực hiện tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2010; - Khoa luận tốt nghiệp “Sự kiện bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản”, tác giả Vũ Thị Thu Huệ, thực hiện tại Trường Đại học Luật , Thành phố Hồ Chí Minh, 2015. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài - Sách chuyên khảo “Handbook of Insurance" (tạm dịch: Cẩm nang về bảo hiểm), xuất bản lần thứ 2 do tác giả Georges Dionne biên tập, Nxb. Springer 2013. 6 Cuốn sách hơn 1000 trang với 37 chuyên để của các tác giả có liên quan đến bảo hiểm, trong đó có những nội dung rất thiết thực như Học thuyết về nhu cầu bảo hiểm (The Theory of Insurance Demand) của Harris Schlesinger từ trang 167 đến trang 184; Học thuyết về rủi ro (The Theory of Risk Classification) của Keith J. Crocker và Arthur Snow, từ trang 281 đến trang 313; Phân tích kinh tế về gian lận bảo hiểm (Economic Analysis of Insurance Fraud) của Pierre Picard, từ trang 349 đến trang 395; Thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm (Asymmetric Information in Insurance Markets: Predictions and Tests) của Pierre-André Chiappori và Bernard Salanié, từ trang 397 đến trang 422; Yêu cầu đối với bảo hiểm doanh nghiệp: Sáng tạo giá trị (On the Demand for Corporate Insurance: Creating Value) của Richard MacMinn và James Garven, từ trang 487 đến trang 516. Cuốn sách trở thành cẩm nang, là nguồn tham khảo rất có giá trị cho các giáo sư, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, nhà quản lý, nhà tư vấn và người thực hành liên quan đến các vấn đề về bảo hiểm. Cuốn sách được thiết kế bắt đầu với lịch sử và cơ sở của lý thuyết rủi ro và bảo hiểm, tiếp theo là tổng quan về phòng ngừa, thông tin bất cân xứng, quản lý rủi ro, định giá bảo hiểm, đổi mới tài chính, tái bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp, phân bổ vốn, chứng khoán hóa, rủi ro hệ thống, quy định bảo hiểm, tổ chức công nghiệp của thị trường bảo hiểm và các ứng dụng thị trường bảo hiểm khác và kết thúc là kiến thức về bảo hiểm sức khỏe, rủi ro tuổi thọ, bảo hiểm chăm sóc dài hạn, các sản phẩm tài chính bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm xã hội. - Bài viết “Price, information and product quality: Explaining index insurance demand in Burkina Faso” (tạm dịch: Giải thích nhu cầu bảo hiểm theo các chỉ số : Giá cả, thông tin và chất lượng sản phẩm ở Burkina Faso) của các tác giả Quentin Stoeffler và Gülce Opuz, đăng trên Tạp chí Food Policy số 108 (2022) 102213, tr.1-21. Công trình nghiên cứu về nhu cầu bảo hiểm dựa trên các chỉ số để xác định yếu tố quyết định đến nhu cầu mua bảo hiểm của những người nông dân ở khu vực Burkina Faso. Các nhà nghiên cứu đã cung cấp HĐBH đến 40 nhóm nông dân trồng bông trong giai đoạn thí điểm năm 2014-2015, sau đó nhân rộng ra toàn quốc khoảng 7.000 nhóm vào năm 2018. Nhóm nghiên cứu đã khai thác các mô hình để đo lường và so sánh ảnh hưởng của giá cả, thông tin và chất lượng sản phẩm đối với nhu cầu bảo hiểm của những người nông dân trồng bông ở Burkina Faso, một loại cây trồng có giá trị thương mại cao, nhưng lại có nhiều rủi ro hơn các loại cây lương thực truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cả có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu, trong khi thông tin cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sự khác biệt về chất lượng sản phẩm giữa các nhóm nông dân không ảnh hưởng đến nhu cầu mua bảo hiểm. Quá 7 trình mở rộng quy mô nghiên cứu chỉ ra nhu cầu mua bảo hiểm thấp hơn nhiều so với giai đoạn thí điểm. Điều này cho thấy nỗ lực thực hiện trong quá trình thí điểm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy người nông dân tham gia bảo hiểm. Những phát hiện này cho thấy rằng các sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số chất lượng cao có thể hấp dẫn đối với nông dân, nhưng giá cả cùng với các yếu tố khác, vẫn là những rào cản lớn đối với việc thúc đẩy họ tham gia các HĐBH. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng nông dân quy mô nhỏ không hiểu đầy đủ về các công cụ tài chính phức tạp được cung cấp cho họ về mặt thương mại, với những chính sách để thúc đẩy khả năng phục hồi sản xuất. - Bài viết “The evolution of cyber-insurance industry and market: An institutional analysis The cyber-insurance (CI) market is at a nascent stage” của Nir Kshetri (Tạm dịch: Sự phát triển của thị trường và ngành công nghiệp bảo hiểm điện tử: Phân tích thể chế thị trường bảo hiểm điện tử (CI) ở giai đoạn sơ khai) của Nir Kshetri, đăng trên Tạp chí Telecommunications Policy, số 44 (2020) 102007, trang 114. Bài viết nghiên cứu làm rõ bản chất, nguồn gốc và tác động của các thể chế liên quan đến thị trường bảo hiểm điện tử; giải thích về mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các trụ cột thể chế có liên quan đến thị trường bảo hiểm điện tử; chỉ rõ các yếu tố có ảnh hưởng đến cung cầu thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của thị trường này. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong năm 2017, chỉ có hơn 75% doanh nghiệp lớn có sản phẩm bảo hiểm điện tử ở một số danh mục bảo hiểm, ít hơn 5% so với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một khảo sát các doanh nghiệp ở Vương quốc Anh đầu năm 2020 cho thấy chỉ có 32% số doanh nghiệp có sản phẩm bảo hiểm điện tử. Tương tự như vậy, ở Hoa Kỳ năm 2020 chỉ có khoảng gần 20% doanh nghiệp nhỏ có sản phẩm bảo hiểm điện tử. Mấu chốt của vấn đề này là sự thiếu quy định của pháp luật và rủi ro trong bảo hiểm điện tử là rất lớn. Ví dụ, vào tháng 6 năm 2017, công ty thực phẩm quốc tế Mondelez International đã trở thành nạn nhân của cuộc tấn công mạng NotPetya, một loại ransomware mã hóa lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 2016. Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến 1700 máy chủ và 24.000 máy tính xách tay của Mondelez, làm các máy tính này bị hỏng và không khôi phục được. Mondelez cho rằng mất mát do tài sản bị thiệt hại, do gián đoạn trong việc cung cấp và phân phối thương mại và không có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng, từ đó giảm tỷ suất lợi nhuận và các tổn thất khác đã vượt quá 100 triệu đô la Mỹ. Mondelez đã đệ đơn khiếu nại với công ty bảo hiểm của mình là Zurich American Insurance yêu 8 cầu bồi thường những thiệt hại này. Kể từ tháng 3 năm 2020, vụ kiện vẫn đang tiếp tiếp tục được giải quyết. - Bài viết “Pricing and return strategy of online retailers based on return insurance” (Tạm dịch: Chiến lược định giá và hoàn trả đối với các nhà bán lẻ trực tuyến dựa trên bảo hiểm hoàn trả), đăng trên Tạp chí Journal of Retailing and Consumer Services số Volume 59, March 2021, 102350 của các tác giả Minglun Rena, Jiqiong Liuabc, Shuai Fengabc và Aifeng Yanga. Nội dung bài viết đề cập đến sự phát triển của thương mại điện tử, dẫn đến việc mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến và trong bối cảnh đó, người tiêu dùng không thể tránh khỏi vấn đề đổi, trả lại hàng hóa. Theo các danh mục sản phẩm khác nhau, tỷ lệ hoàn trả trung bình khi mua hàng trực tuyến là khoảng 15–40%, cao gấp 34 lần tỷ lệ hoàn trả 5–10% của các cửa hàng thực. Tỷ lệ hoàn trả đối với quần áo và giày dép mua trực tuyến thường là 30–40%. Chính sách hoàn trả ngày càng phổ biến với người tiêu dùng vì họ có thể trả lại các sản phẩm không đạt yêu cầu và được hoàn lại toàn bộ tiền. Tuy nhiên, việc xử lý trả lại của khách hàng là rất tốn kém đối với các nhà bán lẻ trực tuyến. Tổn thất từ doanh thu trực tuyến ở Hoa Kỳ vào năm 2019 ước tính chiếm 9,6% tổng doanh số bán lẻ trực tuyến, khiến các nhà bán lẻ trực tuyến mất 41 tỷ đô la doanh thu. Tuy nhiên, chiến lược dịch vụ hoàn trả lại mang đến sự hài lòng của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh số bán hàng, một số nhà bán lẻ trực tuyến không muốn áp dụng chiến lược này, do các vấn đề ngày càng tăng với việc trả hàng của khách hàng. Tobin Moore, Giám đốc điều hành của Optoro chỉ ra rằng trong vài năm tới, với sự phát triển của thương mại điện tử toàn cầu, số tiền thu về sẽ hơn một nghìn tỷ đô la mỗi năm. Chi phí trả lại sản phẩm cũng liên quan đến chi phí ẩn của quá trình trả hàng, không chỉ bao gồm chi phí đóng gói lại, xử lý tân trang và giải phóng hàng tồn kho mà còn cả chi phí hậu cần ngược lại. Để giải quyết mâu thuẫn này, vào ngày 9 tháng 11 năm 2010, Tập đoàn Bảo hiểm Huatai của Trung Quốc, kết hợp với nền tảng Taobao, đã tung ra sản phẩm bảo hiểm Internet thực sự đầu tiên ở Trung Quốc là “Bảo hiểm tổn thất hàng hóa hoàn trả trong mua sắm trực tuyến” (gọi tắt là “bảo hiểm hoàn trả”). Bảo hiểm hoàn trả là một loại bảo hiểm trực tuyến được kết hợp hoàn toàn với mua sắm trực tuyến, có thể giúp các nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp các chính sách hoàn trả thoải mái hơn và giúp người tiêu dùng giảm tổn thất khi trả lại hàng. Bảo hiểm hoàn trả do Tập đoàn Bảo hiểm Huatai và nền tảng Taobao đồng khởi chạy bao gồm phiên bản của người bán và phiên bản của người mua. Theo bảo hiểm hoàn trả của người bán, nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp dịch vụ trả hàng với bảo hiểm hoàn trả miễn phí cho người tiêu dùng 9 và người tiêu dùng được bồi thường cho khoản phí vận chuyển ngược lại do công ty bảo hiểm thanh toán sau khi trả hàng, điều này có thể làm tăng khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng có thể mua bảo hiểm hoàn trả của người mua khi nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp dịch vụ hoàn trả nhưng không cung cấp bảo hiểm trả lại miễn phí. Trong trường hợp này, chỉ có thể nhận được khoản bồi thường vận chuyển ngược lại do công ty bảo hiểm chi trả sau khi người tiêu dùng mua bảo hiểm hoàn trả của người mua. Bài viết tập trung làm rõ bốn nội dung sau: + Khi nào các nhà bán lẻ trực tuyến nên chọn cung cấp dịch vụ hoàn trả hàng và loại chiến lược hoàn trả hàng nào có thể làm tăng thị phần và lợi nhuận của các nhà bán lẻ trực tuyến? + Lợi nhuận của người tiêu dùng, phí bảo hiểm hoàn trả và bồi thường vận chuyển hàng hóa hoàn trả ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các nhà bán lẻ trực tuyến và thặng dư của người tiêu dung? + Các nhà bán lẻ trực tuyến có nên cung cấp cho người tiêu dùng bảo hiểm hoàn trả hàng miễn phí không? Nếu không, người tiêu dùng có nên tự mua bảo hiểm hoàn trả không? Có sự khác biệt đối với người mua bảo hiểm hoàn trả với người không mua? + Hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp bảo hiểm có liên quan đến chủ hợp đồng là ai không? Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi giá trị còn lại của một sản phẩm bị trả lại là dương, nhà bán lẻ trực tuyến nên cung cấp chính sách hoàn trả và nhà bán lẻ trực tuyến nên cố gắng cải thiện giá trị còn lại của sản phẩm bị hoàn trả trong kênh trực tuyến bằng cách giảm lỗ từ việc xử lý hàng trả lại của người tiêu dùng, vì việc cải thiện giá trị còn lại của sản phẩm bị trả lại và làm cho giá trị đó trở nên tích cực có thể giúp các nhà bán lẻ trực tuyến hưởng lợi từ việc thực hiện chiến lược hoàn trả hàng hóa. - Bài viết “Connected automated vehicles and insurance: Analysing future market-structure from a business ecosystem perspective” (Tạm dịch: Phương tiện giao thông kết nối tự động với bảo hiểm), đăng trên Tạp chí Technology in Society, Volume 59, November 2019, 101182 của các tác giả Fabian Pützab, Finbarr Murphya, Martin Mullinsa và Lisa O'Malley. 10 Việc đẩy mạnh tự động hóa và kết nối phương tiện giao thông sẽ vừa tăng cường an toàn giao thông vừa tạo ra các lợi ích xã hội và cá nhân khác như cải thiện dịch vụ di chuyển cho người khuyết tật hoặc tăng sự thoải mái cho mọi người khi đi lại. Sự kết nối tự động của các phương tiện giao thông giúp chúng có thể giao tiếp với nhau và với cơ sở hạ tầng để cung cấp thông tin về vị trí, tốc độ, v.v. Điều này đã tác động sâu sắc đến các mô hình kinh doanh hiện tại và dòng doanh thu trong lĩnh vực ô tô và vận tải. Vì thứ nhất, điều này là do sự thay đổi xã hội về việc đi lại, chuyển từ mô hình di chuyển dựa trên sở hữu sang sử dụng dịch vụ dựa trên các ưu đãi di chuyển chung. Thứ hai, cơ hội tạo ra các nền tảng hệ sinh thái kinh doanh kỹ thuật số xung quanh sản phẩm cốt lõi vật lý là phương tiện ô tô nảy sinh từ sự kết nối với nhau của các phương tiện hiện đại. Những thay đổi này có ý nghĩa sâu rộng đối với lĩnh vực ô tô và vận tải nhưng các thị trường mạnh mẽ. Trên thực tế, lĩnh vực bảo hiểm là một trong những bên liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của việc kết nối tự động của các phương tiện giao thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến lý luận và thực tiễn về việc kết nối tự động của các phương tiện giao thông và bảo hiểm chủ yếu tập trung vào tác động tiềm tàng của công nghệ kết nối tự động của các phương tiện giao thông đối và trách nhiệm pháp lý do tai nạn cũng như tác động của rủi ro tai nạn vốn có của việc kết nối tự động của các phương tiện giao thông đối với doanh số phí bảo hiểm chung của thị trường bảo hiểm phương tiện giao thông. Việc nghiên cứu các tác động đến mô hình KDBH hiện tại và tương lai chưa được chú trọng. Các phân tích về các khía cạnh liên quan đến bảo hiểm của hệ sinh thái kết nối tự động của các phương tiện giao thông mới chỉ được giải quyết một phần liên quan đến thực tiễn. Bài nghiên cứu tập trung làm rõ chiến lược quan trọng đối với các công ty bảo hiểm xe máy, liên quan đến các nền tảng hệ sinh thái kinh doanh cũng như phân tích làm rõ tác động của việc kết nối tự động của các phương tiện giao thông đến môi trường cạnh tranh trong tương lai của thị trường bảo hiểm xe máy. 2.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu Từ tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài mới chỉ đi sâu nghiên cứu về lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm tài sản nói chung và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tài sản và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hiểm tài sản. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được tác giả luận văn kế thừa có chọn lọc trong công trình nghiên cứu của mình. 11 Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản. Vì vậy hướng nghiên cứu của luận văn về thực trạng tranh chấp về phí trong bảo hiểm tài sản là một vấn đề hoàn toàn mới và không trùng lắp với bất kỳ công trình nào trong nước và nước ngoài. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các nội dung chính sau đây: - Một là, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến phí bảo hiểm tài sản; - Hai là, phân tích làm rõ thực trạng quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản và pháp luật giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản; - Ba là, làm rõ thực trạng tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản và thực tiễn giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản tại tòa án trong giai đoạn 2005-2022, chỉ ra những hạn chế trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về phí trong bảo hiểm tài sản. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc làm rõ những vấn đề lý luận về phí BH trong BHTS, phân tích làm rõ các hạn chế trong các quy định pháp luật về phí BH trong BHTS và hạn chế trong giải quyết tranh chấp về phí BH trong BHTS, luận văn có mục đích đưa ra một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản. 3.2 Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết ba nhiệm vụ chính sau đây: - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về phí và pháp luật về phí bảo hiểm trong HĐBH tài sản; - Phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm trong HĐBH tài sản; - Đưa ra giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm tài sản và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản. 12 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về phí bảo hiểm tài sản; các quy định của pháp luật về phí bảo hiểm trong HĐBH tài sản trên cơ sở Luật KDBH số 24/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001; Luật số 61/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KDBH, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KDBH, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019. Luật KDBH số 08/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2022; Bô Luật dân sự Luật số 91/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2017; Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật KDBH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KDBH, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 11 năm 2018. Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật KDBH và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KDBH; Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019; cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến phí bảo hiểm trong HĐBH tài sản; Đối tượng nghiên cứu của luận văn cũng bao gồm thực tiễn giải quyết các tranh chấp về HĐBH tài sản tại các Tòa án Nhân dân (TAND) các cấp tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về phí bảo hiểm trong HĐBH tài sản. - Phạm vi về thời gian: Tác giả nghiên cứu thực trạng pháp luật kể từ thời điểm Luật KDBH năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010, 2019) và Luật KDBH năm 2022 và các văn bản pháp luật có liên quan được ban hành cho đến nay; về thực tiễn 13 tác giả nghiên cứu các tranh chấp về phí trong HĐBH tài sản được TAND các cấp giải quyết từ năm 2005 đến năm 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Để thực hiện đề tài và đạt được mục đích như mong muốn tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử để giải quyết các vấn đề khách quan. Đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh… và các phương pháp khác. 5.1. Phương pháp luận - Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong quy định về phí bảo hiểm tài sản và trong giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản, trong đó tôn trọng tối đa nguyên tắc pháp chế XHCH, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cá nhân, tổ chức đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu - Để đạt được mục đích đã đề ra, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, bình luận, quy nạp, diễn dịch, so sánh, suy luận logic, phân tích quy phạm pháp luật, nghiên cứu điển hình… - Các phương pháp nghiên cứu như phân tích, bình luận, quy nạp, diễn dịch, so sánh, suy luận logic, phân tích quy phạm pháp luật được sử dụng trong chương 1 để làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng quy định của pháp luật về phí trong HĐBH tài sản, từ đó chỉ ra những hạn chế trong quy định về phí bảo hiểm tài sản. - Các phương pháp phân tích, bình luận, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, nghiên cứu điển hình được sử dụng trong chương 2 để phân tích làm rõ thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về phí bảo hiểm tài sản và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về phí bảo hiểm tài sản. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài - Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về phí trong HĐBH tài sản, qua đó góp phần nghiên cứu và thống nhất áp dụng quy định của pháp luật về phí trong HĐBH tài sản. 14 - Giá trị ứng dụng Những giải pháp, kiến nghị của đề tài có thể tham khảo trong thực tiễn giải quyết tranh chấp và góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật; Đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập đối với những độc giả quan tâm đến phí bảo hiểm tài sản cũng như làm tài liệu tham khảo trong giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm tài sản. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn bao gồm: Mục lục, Lời mở đầu, Phần nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, Phần nội dung được chia làm hai chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản. Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản và giải pháp hoàn thiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan