Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội...

Tài liệu Pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội

.PDF
88
1
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH ĐỔNG NỮ HOÀNG HƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: Ts. Phan Phương Nam Học viên: Đổng Nữ Hoàng Hương Lớp: Cao học Luật Kinh tế – Khóa 34 Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2022 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI” là kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ts. Phan Phương Nam. Mọi thông tin tham khảo được sử dụng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, tuân thủ quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Nếu có sự gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Tác giả luận văn ĐỔNG NỮ HOÀNG HƯƠNG LỜI CẢM ƠN Trong suốt những ngày đầu khi còn là sinh viên năm nhất cho đến khi tác giả theo học khoá Cao học tại Trường. Điều làm cho tác giả tự hào và tâm đắt nhất là sự nhiệt huyết, nhiệt tình, thân thiện trong từng bài giảng, bên cạnh kiến thức chuyên môn Thầy, Cô giảng dạy cho học viên. Đặc biệt, trong 02 (hai) năm mùa dịch Covid19 rất căng thẳng, khi Trường quyết định cho học viên học trực tuyến. Tưởng chừng sẽ có khó khăn trong việc dạy, học và thi, nhưng không, với sự nhiệt huyết của cả Thầy và Trò mọi thứ diễn ra thật tốt đẹp. Chắc chắn trong suốt những chặng đường sau này, tác giả luôn nhớ về khoá học ấn tượng này. Học viên Cao học Luật Kinh tế K34, Đổng Nữ Hoàng Hương, MSHV: 20340710077 luôn biết ơn Nhà Trường, các Thầy Cô Khoa Thương mại, các bạn bè và đặc biệt là Thầy Phan Phương Nam đã giúp tác giả hoàn thành khoá học và luận văn này đúng thời hạn. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ được viết tắt Chữ được viết thường NHTM Ngân hàng Thương mại NSNN Ngân sách nhà nước GTGT Giá trị gia tăng TNCN Thu nhập cá nhân TMĐT Thương mại điện tử MXH Mạng xã hội VECOM Hiệp hội thương mại điện tử OECD Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Luật Doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 2020 17/6/2020 Luật Quản lý thuế Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 2019 Luật Thuế giá trị gia tăng Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 được sửa đổi bổ sung bởi các Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/9/ 2013, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 Luật Thuế thu nhập cá nhân Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 được sửa đổi, bổ sung bởi các Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018 Nghị định số Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 39/2007/NĐ-CP năm 2007 về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Nghị định số Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 52/2013/NĐ-CP 16/5/ 2013 về thương mại điện tử Nghị định Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ 72/2013/NĐ-CP Interner và thông tin trên mạng Nghị định Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 27/2018/NĐ-CP năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internernet và thông tin trên mạng Nghị định 125/2020/NĐ-CP Nghị định 126/2020/NĐ-CP Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 về chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định 85/2021/NĐ-CP Thông tư 09/2014/TTBTTTT Thông tư 47/2014/TTBTC Thông tư 92/2015/TTBTC Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp Nghị định số 85/2021/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/2013/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 8 năm 2014 về chi tiết hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội Thông tư số 47/2014/TT- BTC ngày 05 tháng 12 năm 2014 về quản lý website thương mại điện tử Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh, hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân Thông tư 105/2020/TT-BTC Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 3 tháng 12 năm 2020 về hướng dẫn đăng ký thuế Thông tư 40/2021/TT- Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 BTC năm 2021 về hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh Thông tư 80/2021/TT- Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 20 tháng 9 BTC năm 2021 về hướng dẫn thi hành một số điều luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế Thông tư 01/2022/TT- Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 01 năm 2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của BTC thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động Đề án 2146/QĐ-BTC Quyết định số 2146/QĐ-BTC về việc ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại đề án “quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam” ngày 12 tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI.............................................................................................................................................. 8 1.1. Tổng quan về kinh doanh trên mạng xã hội .............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm về kinh doanh trên mạng xã hội ............................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm về kinh doanh trên mạng xã hội .............................................................. 10 1.1.3. Xu hướng phát triển kinh doanh trên mạng xã hội .................................................. 17 1.2. Sự cần thiết của việc quản lý thuế hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội .......... 19 1.2.1. Đảm bảo nguồn thu vào ngân sách nhà nước ......................................................... 20 1.2.2. Đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các chủ thể trong kinh doanh ..................... 21 1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả kinh doanh trên mạng xã hội .............................................. 23 1.3. Pháp luật về quản lý thuế kinh doanh trên mạng xã hội......................................... 26 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật quản lý thuế hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội .............................................................................................................................. 26 1.3.2. Nguyên tắc xây dựng của pháp luật quản lý thuế hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội .............................................................................................................................. 32 1.3.3. Nội dung pháp luật quản lý thuế hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ............... 38 Kết luận Chương 1................................................................................................................ 43 CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................. 45 2.1. Thực trạng pháp luật quản lý thuế hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội......... 45 2.1.1. Thực trạng đăng ký thuế hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ........................... 45 2.1.2. Thực trạng pháp luật kê khai, nộp thuế................................................................... 47 2.1.3. Thực trạng pháp luật giám sát, tuân thủ nghĩa vụ thuế trong hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội................................................................................................................. 53 2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật quản lý thuế kinh doanh trên mạng xã hội .......... 64 2.3.1. Kiến nghị về pháp lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ................................. 65 2.3.2. Kiến nghị về thực hiện hiệu quả quản lý thuế kinh doanh trên mạng xã hội............. 70 Kết luận Chương 2................................................................................................................ 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn bùng nổ với tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức rất cao. Ngoài các website và sàn giao dịch thương mại điện tử thì hoạt động giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ thông qua phương tiện mạng xã hội cũng đang thu hút số lượng rất lớn các cá nhân, doanh nghiệp. Xu hướng sử dụng mạng xã hội để làm kênh tiếp thị, phân phối và mua bán đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. Về mặt pháp lý, các khuôn khổ quy định cho hoạt động thương mại điện tử, hoạt động của mạng xã hội đã được xây dựng chủ yếu từ năm 2013 và được sửa đổi, bổ sung qua các năm liên tục sau đó. Tuy nhiên, do đang được xây dựng trong giai đoạn đầu cũng như sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, nên pháp luật Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng còn rất chung chung, chỉ mang tính nguyên tắc nên gây khó khăn trong quá trình áp dụng vào thực tế. Hơn nữa, hành vi kinh doanh có yếu tố thương mại điện tử trên mạng xã hội khá đặc thù và không hoàn toàn giống với bất kỳ một hình thức thương mại điện tử nào trước đây, bao gồm cả sàn giao dịch thương mại. Do đó, pháp luật hiện hành quy định còn nhiều bất cập chưa được giải quyết triệt để. Một trong những bất cập đó, phải nhắc đến chính sách pháp luật về thuế và quản lý thuế đối với hành vi kinh doanh trên mạng xã hội. Những năm qua, ngành thuế đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách thuế tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, pháp luật thuế vẫn chưa có một cơ chế hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ nào để thu thuế đối với hành vi cung ứng hàng hoá qua mạng xã hội. Việc này dẫn đến các cơ quan nhà nước không thể thực hiện hiệu quả việc thu thuế và một lượng lớn ngân sách nhà nước đã và đang bị thất thu. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có một cơ chế rõ ràng hơn để thu thuế nhưng vẫn đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hoá, dịch vụ đều phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo sự công bằng. Kinh doanh trên mạng xã hội ngày càng phổ biến nhưng pháp luật quản lý thuế đối với hành vi này vẫn chưa bao quát toàn bộ, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về mặt quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện. Trên cơ sở đó, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội” để làm luận 2 văn tốt nghiệp cao học của mình để nghiên cứu sâu dưới góc độ pháp lý về quản lý thuế về hiện tượng này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Dưới góc độ pháp lý, đến nay, theo thông tin mà tác giả thu thập được, nước ta đã tồn tại một số công trình nghiên cứu khoa học được công bố, nghiên cứu các vấn đề pháp lý về thu thuế đối với kinh doanh trên mạng xã hội và đã có các nghiên cứu về pháp luật thuế kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, kinh tế số nói chung, đặc biệt là các ấn phẩm điện tử. Các bài nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Ngoài ra còn có các tài liệu nước ngoài. Dưới đây, tác giả xin nêu một số tài liệu có đề cập trực tiếp đến các vấn đề liên quan đến đề tài: Phạm Nữ Mai Anh (2019), “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Trong Luận án này, tác giả đã nghiên cứu: (1) Dựa trên số liệu thu nhập được từ các hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử từ năm 2012 – 2018, các số liệu khảo sát các cán bộ thuế công tác ở cơ quan thuế thu được với các hoạt động trên thương mại điện tử, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; (2) Đưa ra các giải pháp hoàn thiện, trong đó đề xuất hai giải pháp có tính mới nhất: xây dựng nguồn dữ liệu lớn trong quản lý thông tin người nộp thuế nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro gian lận trong quá trình hoạt động quản lý thuế và xây dựng một quy trình quản lý nội bộ ngành thuế đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử. Nguyễn Thị Huệ (2017), “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử - Kinh nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại Thương. Tác giả trên (1) Phân tích những chính sách quản lý thuế hiện nay, đánh giá những điểm tiến bộ và hạn chế; (2) Trình bày quản lý thuế của một số nước trên thế giới; (3) Kiến nghị áp dụng các biện pháp quản lý thuế của nước ngoài. Tuy nhiên, luận văn này vẫn chưa khái quát hết các vấn đề liên quan đến quản lý thuế về thương mại điện tử chung mà phần lớn tập trung vào việc phân tích mô hình quản lý thuế của nước ngoài mà chưa có nhiều nhận xét, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề đối với pháp luật Việt Nam. Lê Phan Hiếu, Lê Quốc Trình (2018), “Pháp luật về thu thuế đối với kinh doanh trên mạng xã hội”, Công trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường Đại học Luật Tp.HCM: Công trình nghiên cứu các vấn đề sau: (1) Các khái niệm, đặc 3 điểm, đặc trưng mạng xã hội; (2) Tìm hiểu quy định pháp luật trong nước và thế giới, cụ thể là Hoa Kỳ và EU về thuế giá trị gia tăng đối với thương mại điện tử; (3) Đánh giá các thực trạng về nghĩa vụ thuế trong nước đối với hành vi kinh doanh trên mạng xã hội. Đồng thời, bài viết còn đưa ra những đánh giá tác động khi Việt Nam áp dụng việc quản lý thuế như Hoa Kỳ và EU. Cuối cùng, nhóm tác giả trên chọn lọc, đề xuất những giải pháp mà Việt Nam có thể tham khảo. Nghiên cứu thể hiện những kiến thức lý luận chung nhất về quản lý thuế đối với thương mại điện tử, từ đó, liên hệ đến việc quản lý thuế đối với hành vi kinh doanh trên mạng xã hội. Trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh sự khác biệt đối với kinh doanh trên mạng xã hội là “tính ảo” và cách thức để xác định chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh này – Người nộp thuế… Với kết quả đạt được, nghiên cứu được xem là công trình nghiên cứu bước đầu khái quát về vấn đề quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội ở góc độ pháp lý. Phạm Kim Chi (2021), “Quản lý thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh qua mạng xã hội”, khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Nội dung đề tài hướng đến tìm hiểu khung lý luận chung về quy định pháp luật điều chỉnh quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, trình bày những thiếu sót về mặt pháp lý trong pháp luật thực định còn tồn đọng và kiến nghị một số giải pháp giải quyết. Do đó, khoá luận này đã tập trung nghiên cứu các vấn đề (1) Tổng quan chung về kinh doanh qua mạng xã hội, thể hiện góc nhìn kinh tế đối với việc quản lý thuế đối với hành vi này; (2) Quy định về pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân trong nước từ hoạt động kinh doanh này; (3) Đưa ra những hướng hoàn thiện pháp luật quản lý thuế. Tuy nhiên, do đặc thù về hoạt động kinh doanh này khó trong xác định doanh thu và hình thức kinh doanh tương đối khác biệt với hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử mà pháp luật về quản lý thuế hiện nay vẫn chưa quy định rõ ràng rõ ràng nên những hướng hoàn thiện pháp luật mà tác giả trên đề cập vẫn chưa có nhiều đột phá. Đỗ Thị Bích Phượng (2018), “Pháp luật về quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh online trên mạng xã hội Facebook”, khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia. Khoá luận này nhấn mạnh “quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh và để quản lý thuế đối với hành vi này thì bắt buộc các chủ thể kinh doanh theo hình thức này phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền”. Tuy nhiên, khoá luận nêu trên chỉ dừng lại ở quyền tự do kinh doanh mà chưa đi sâu vào việc phân tích những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thu thuế. 4 Vũ Ngọc Minh (2020), “Thách thức về thuế trong nền kinh tế số”, khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Luật TP.HCM: Khoá luận tập trung giải quyết các vấn đề (1) Tác giả trên đưa ra những mô hình kinh doanh mới xuất hiện dựa trên nền tảng số; (2) Phân tích sự ảnh hưởng của những mô hình kinh doanh này đối với hoạt động quản lý chung và thu thuế; (3) Phân tích quy định pháp luật về quản lý thuế để xem xét pháp luật Việt Nam đã có cơ sở pháp lý đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động phát sinh từ hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng số; (4) Đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý thuế. Nhìn chung, khoá luận tốt nghiệp chưa đưa biện pháp cụ thể nào để giải quyết về thách thức trong nền kinh tế số. Ngoài ra, một số bài viết về chủ đề này được đăng trên tạp chí, ấn phẩm địện tử, cụ thể: Nguyễn Quang Bình (2018), “Biện pháp quản lý hoạt động thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Kinh tế & Quản trị kinh doanh số 05/2018: Trong bài báo này, tác giả đã nêu những khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số biện pháp trong quản lý hoạt động thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội tại Việt Nam. Phạm Thị Thu Huyền (2021), “Ảnh hưởng của kinh doanh qua mạng đối với công tác quản lý thuế tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 1 - tháng 3/2021. Trong bài viết này, tác giả phân tích đặc điểm mô hình kinh doanh qua mạng và thực trạng công tác quản lý thuế đối với mô hình này. Phạm Văn Tuấn (2020), “Một số vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ trên mạng xã hội trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí Công thương, kỳ 2. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã có nhiều tiếp cận về vấn đề thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội ở các khía cạnh khác nhau, mức độ nghiên cứu chuyên sâu khác nhau và đạt được nhiều kết quả có giá trị. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, pháp luật quản lý thuế giải quyết vấn đề thu đủ và đúng đối với các chủ thể kinh doanh tại Việt Nam vẫn là một bài toán chưa có lời giải mang tính thống nhất và toàn diện. Trước tình hình đó, với mong muốn đóng góp một phần giá trị nhằm hình thành thêm một nghiên cứu chuyên sâu, tiếp nối và phát huy các nghiên cứu trước, trên nền tảng kiến thức từ những nghiên cứu đã có, luận văn đã kế thừa và phát triển thêm (1) Cơ cở lý luận khái quát về kinh doanh qua mạng xã hội; (2) Trình 5 bày thực trạng và kiến nghị, (3) Đề xuất hoàn thiện một số quy định pháp luật về quản lý thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng qua mạng xã hội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đề tài nhằm các mục đích và nhiệm vụ sau: Một là, hiểu rõ cơ sở lý luận và nắm bắt được quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý thuế mà Việt Nam hiện nay đang điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội. Từ đó, tác giả trình bày một số quy định chưa hoàn thiện hoặc còn vướng mắc của pháp luật quản lý thuế. Hai là, tác giả nhận xét, đánh giá các thực trạng các quy định pháp luật hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị mang tính thực tiễn, phù hợp với hoạt động quản lý thuế. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng đến nghiên cứu các quy định của pháp luật về quản lý thuế của Việt Nam đối với cá nhân hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội. Ở luận văn này, mạng xã hội mà tác giả nghiên cứu là dịch vụ mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Cụ thể, hoạt động quản lý thuế đối với 02 loại thuế: thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật trong nước liên quan đến hoạt động thu thuế đối với kinh doanh trên mạng xã hội, cụ thể tác giả nhấn mạnh vào mạng xã hội Facebook. Ngoài ra, tác giả có tham khảo kinh nghiệm quản lý thuế đối với thương mại điện tử của một số quốc gia. Về thời gian: các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đã và đang có hiệu lực, đồng thời liên hệ với các văn bản pháp luật khác có liên quan. Từ đó, tác giả rút ra được một số điểm tiến bộ, điểm hạn chế của pháp luật liên quan đến pháp luật thuế đối với hành vi kinh doanh trên mạng xã hội ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi tác giả nghiên cứu về đề tài này, nhiều phương pháp đã được tác giả vận dụng nhằm triển khai từng nội dung cụ thể của đề tài, trong đó, có thể kể đến các phương pháp chính sau: Phương pháp kinh tế học: Luận văn nghiên cứu pháp luật về quản lý thuế xem xét dưới góc độ từ các quan điểm kinh tế, đặc biệt là quan điểm Nhà nước về việc có 6 nên thu thuế đối với hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội hiện nay hay không. Qua đó, phương pháp này cho chúng ta có cách nhìn đa chiều về các khía cạnh lợi ích kinh tế, xã hội, góp phần kiến nghị giải pháp điều chỉnh phù hợp để đảm bảo dung hoà lợi ích tốt nhất giữa Nhà nước và người dân. Phương pháp duy vật lịch sử: Thuế là phạm trù gắn liền với lợi ích Nhà nước. Do đó, tiếp cận bất kỳ nội dung nào của thuế cũng đều cần đến phương pháp này. Phương pháp này sẽ khắc hoạ rõ mối liên kết, sự ảnh hưởng của những biến đổi trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội với các quy định pháp luật về thuế. Giống như kinh doanh truyền thống khác, kinh doanh trên mạng xã hội đều nhằm mục đích lợi nhuận, chỉ khác về hình thức một bên kinh doanh trực tiếp, một bên dựa vào nền tảng nền công nghệ số, các trang mạng xã hội. Từ năm 2013, pháp luật về thương mại điện tử đã bắt đầu điều chỉnh về các hoạt động thương mại điện tử nói chung, nhưng sau đó, pháp luật cũng đã nhận thấy những sự khác biệt giữa các hình thức trong thương mại điện tử và bắt đầu có sự thay đổi hàng loạt các văn bản điều chỉnh nội dung này trong những năm vừa qua và tiếp diễn liên tục tới thời điểm hiện nay. Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn, cụ thể, từng vấn đề mà tác giả đưa ra sẽ được trình bày bằng khái niệm, đặc trưng, cơ sở hình thành…đều được tác giả phân tích chi tiết ở từng khía cạnh khác nhau và tổng hợp nhằm cho ra một kết quả cụ thể và rõ ràng nhất để đưa ra giải quyết những vấn đề liên quan đến đề tài. Phương pháp so sánh luật học: Đây là phương pháp được tác giả dùng khi đối chiếu so sánh cách hiểu của pháp luật thuế với một số thuật ngữ liên quan khác khi quy định cùng một vấn đề, so sánh sự khác nhau giữa kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử với kinh doanh qua mạng xã hội…nhằm chỉ ra những khác biệt giữa những các vấn đề được so sánh. So sánh nội hàm giữa quy định pháp luật thuế về cùng một vấn đề mà pháp luật điều chỉnh để thấy được các chiều hướng vận động, thay đổi của các quy phạm pháp luật. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đề tài có đóng góp mới trong việc xây dựng cơ sở luận hình thành và hoàn thiện các quy định pháp luật về nghĩa vụ thuế của các chủ thể kinh doanh trên mạng xã hội tại Việt Nam. Thông qua luận văn, một số bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành được tác giả phân tích làm rõ, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật ở góc độ chi tiết, có giá trị tham khảo về mặt khoa học pháp lý. 7 Giá trị ứng dụng: Luận văn cung cấp một công trình nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật chuyên ngành hẹp – Một mảng thuế trong thương mại điện tử nói chung, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý thuế. Một số kiến nghị, đề xuất của tác giả có giá trị ứng dụng trong thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với kinh doanh trên mạng xã hội hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được chia làm 02 chương, bao gồm: - Chương 1: Lý luận chung về quản lý thuế kinh doanh trên mạng xã hội. - Chương 2: Pháp luật về quản lý thuế đối với kinh doanh trên mạng xã hội - Thực trạng và kiến nghị. 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về kinh doanh trên mạng xã hội 1.1.1. Khái niệm về kinh doanh trên mạng xã hội Mạng xã hội hay Mạng xã hội trực tuyến (Socical Network) là một hình thức của dịch vụ MXH (Social Networking Service - SNS) có nhiệm vụ kết nối các thành viên, các cá nhân, tổ chức có cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ MXH được gọi là cư dân mạng1. Một trong những cơ sở để MXH có thể tồn tại là mạng Internet hay rộng hơn nữa là mạng viễn thông. Theo Khoản 22 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng quy định “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat), chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”. Ở luận văn này, MXH mà tác giả nghiên cứu là dịch vụ MXH, cụ thể là Facebook. Facebook2 là một dịch vụ MXH truy cập do Mark Zuckerberg sáng lập, cho phép người dùng thiết lập tài khoản để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của chủ tài khoản. Ngoài ra, người dùng còn có thể kết nối với người thân, bạn bè trên toàn thế giới. Với đặc điểm đó, Facebook đã thu hút rất nhiều người tham gia. Phiên bản Tiếng Việt của Facebook cũng được ưu thích nằm trong top một những trang MXH có người dùng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Digital 2022 for Vietnam của We are social and Hootsuite, lượng người dùng mạng xã hội thường xuyên (Active social media user) có 76,95 triệu người dùng MXH tại Việt Nam cho đến 01/2022, tương đương với 78,1% dân số Việt Nam. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý, số liệu nêu trên chưa phản ánh hoàn toàn chính xác về mặt con số vì một người dùng MXH có thể có nhiều tài khoản khác nhau trên cùng một nền tảng. Đến tháng 8/2022, người dùng MXH ở Việt Nam đã tăng 5 triệu tài khoản so với năm 2021. Dữ liệu được công bố trong lần quảng cáo “Social Networking service (SNS): Characteristics and Risks https://www.investopedia.com/terms/s/social-networkingservice-sns.asp (truy cập ngày 21/7/2022) 2 “Giới thiệu Facebook” https://en.wikipedia.org/wiki/Facebook (truy cập ngày 21/7/2022) 1 9 của Meta chỉ ra rằng Facebook đã có 70,7 triệu người dùng tại Việt Nam vào năm 20223. Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình, gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, buôn bán…trên cơ sở vận dụng quy luật giá cả cùng với các quy luật kinh tế khác, nhằm đạt mục tiêu sinh lợi 4. Theo Khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận”. Theo đó, kinh doanh gồm các đặc trưng cơ bản (1) Hoạt động kinh doanh không nhất thiết phải gồm tất cả các hoạt động để đi đến kết quả cuối cùng mà chỉ cần thực hiện một hoặc một số hoạt động đầu tư, sản xuất, cung ứng những sản phẩm đó; (2) Hoạt động diễn ra trên thị trường mà thị trường đó phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể thông qua quan hệ mua bán, trao đổi, tiêu dùng; (3) Mục đích nhằm tìm kiếm lợi nhuận5. Với bối cảnh hội nhập ngày nay, việc kinh doanh không còn chỉ bó hẹp ở trong phương thức truyền thống mà đã xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh da dạng, phong phú và điển hình nhất là kinh doanh trên TMĐT6 (kinh doanh trực tuyến). Theo đó, kinh doanh trên TMĐT hiểu theo cách đơn giản nhất là đưa các hoạt động kinh doanh lên môi trường Internet. Kinh doanh trực tuyến trong luận văn đề cập đến kinh doanh trên Facebook, là việc cá nhân đưa sản phẩm mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh thông qua Internet. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là việc đưa sản phẩm lên mạng đó là hình thức kinh doanh qua MXH, mà hoạt động này còn bao gồm quan hệ tương tác mua bán giữa những người sử dụng Facebook với nhau. Kinh doanh trên MXH là một hình thức kinh doanh trực tuyến thông qua hoạt động đăng tải thông tin sản phẩm trên trang tài khoản cá nhân của mình, trang Fanpage thông qua các cách thức khác nhau, việc trao đổi, thương lượng giá cả, chất lượng sản phẩm, phương “Số liệu người Việt Nam sử dụng mạng xã hội” https://datareportal.com/reports/digital-2022-vietnam (truy cập ngày 21/7/2022) 4 Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý cơ bản, NXD Dân Trí, tr 35 5 Giáo trình trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh (2021, Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Bùi Xuân Hải (chủ biên) NXB Hồng Đức, tr 49 6 Zorayda Ruth Andam (2003), E-commerce business and e-business, pp 8 3 10 thức giao hàng và nhận thanh toán qua tin nhắn Facebook (messenger) hoặc tương tác trên Facebook thông qua các bình luận (comments). Như vậy, kinh doanh trên MXH là một hình thức của kinh doanh TMĐT thực hiện một hoặc một số trong các hoạt động từ đầu tư, cung ứng các sản phẩm hàng hoá cho một hoặc một số người sử dụng khác nhằm đạt mục tiêu về lợi nhuận. 1.1.2. Đặc điểm về kinh doanh trên mạng xã hội Nhìn nhận ở một góc độ nhất định, kinh doanh truyền thống và kinh doanh trên MXH đều thực hiện hoạt động kinh doanh và cùng chung mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Sự khác nhau cơ bản ở đây chính là môi trường hoạt động kinh doanh, cụ thể, một bên là kinh doanh trên môi trường xã hội thật, bên còn lại là kinh doanh trên môi trường Internet. Vì đặc trưng này, kinh doanh trên MXH có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, kinh doanh trên MXH là một hình thức kinh doanh TMĐT Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD 7 tiếp cận giao dịch TMĐT theo nghĩa hẹp: giao dịch TMĐT là việc mua, bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ được tiến hành thông qua Internet. Giao dịch theo cách tiếp cận này bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kỳ ứng dụng nào trên nền tảng Internet trong các giao dịch tự động, loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax và email. Theo cách hiểu này thì (1) Hoạt động TMĐT nói chung và kinh doanh trên MXH nói riêng đều là các hoạt động thương mại được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin có kết nối Internet, bằng cách áp dụng các phương tiện điện tử nhằm thực hiện việc trao đổi thông tin, giao dịch thương mại giữa các bên trong quan hệ mua bán; (2) Hoạt động kinh doanh TMĐT hay kinh doanh trên MXH đều không bao gồm hoạt động sản xuất trong quá trình đầu tư. Hay nói cách khác, các hoạt động sản xuất ra bất kỳ một sản phẩm hàng hoá nào đều thực hiện trong môi trường thật, MXH hay rộng hơn là TMĐT chỉ cung cấp các công cụ để kết nối, liên kết các chủ thể thật trong xã hội thật thông qua các môi trường ảo, tài khoản Facebook. MXH hay TMĐT không tạo ra bất 7 The Rise of the OECD as Informal World Tax Organization through National Responses to E-Commerce Tax Challenges, Yale J.L & Tech. 136 (2005-2006), pp 149 11 kỳ hàng hoá hay dịch vụ nào mà chúng chỉ được tạo ra bởi các chủ thể thực trong môi trường tự nhiên8. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về TMĐT, Điều 2 Thông tư số 47/2014/TT-BTC quy định về quản lý website TMĐT đều quy định gián tiếp rằng hoạt động kinh doanh trên website TMĐT chỉ bao gồm hoạt động thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ mà không bao gồm hoạt động sản xuất. Cũng như kinh doanh truyền thống, kinh doanh trên TMĐT rất đa dạng về mặt chủ thể, bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, hộ, cá nhân kinh doanh. Ngoài ra, TMĐT gồm các hình thức kinh doanh chủ yếu, như sau: B2C, C2C, C2B, B2B9. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung vào mô hình kinh doanh TMĐT giữa cá nhân với cá nhân C2C, hay nói cách khác đó là hành vi kinh doanh của các cư dân mạng Facebook với nhau. Thứ hai, kinh doanh trên MXH không cần đăng ký kinh doanh Theo Luật Doanh nghiệp hiện nay, một trong những nghĩa vụ mà chủ thể kinh doanh phải thực hiện trước khi hoạt động là đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngoại trừ một số chủ thể đặc biệt không bắt buộc10. Về mặt tính chất và đặc điểm, kinh doanh trên MXH là kinh doanh trực tuyến, không có địa điểm, trụ sở cố định để trưng bày, quảng cáo, buôn bán sản phẩm như kinh doanh truyền thống, nhưng trên thực tế vẫn có một không gian nhất định để sản xuất, lưu trữ, đảm bảo chất lượng, đóng gói hàng hoá. Căn cứ vào Nghị định 39/2007 NĐ-CP, chủ thể kinh doanh trên MXH không cần phải đăng ký kinh doanh. Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 47/2014/TT-BCT11, kinh doanh trên MXH là một trong các hình thức hoạt động Lê Phan Hiếu (nhóm trưởng), Lê Quốc Trình (2018), Pháp luật về thu thuế đối với kinh doanh trên mạng xã hội, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, tr 36 9 B2B: Mô hình kinh doanh TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, B2C: Mô hình kinh doanh TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng, C2C: Mô hình kinh doanh TMĐT giữa cá nhân với cá nhân, C2B: Mô hình kinh doanh TMĐT giữa cá nhân với doanh nghiệp 10 Điều 2 Nghị định 39/2007/NĐ -CP quy định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh 11 Điều 6. Quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội 1. Các mạng xã hội có một trong những hình thức hoạt động quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử. 8 2. Thương nhân, tổ chức thiết lập mạng xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện các trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật. 3. Người bán trên các mạng xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này phải tuân thủ những quy định tại Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP. Điều 35 Cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử 12 theo sàn TMĐT nên phải tiến hành đăng ký với Bộ Công thương dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT và có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về sàn giao dịch TMĐT12. Tuy nhiên, những chủ thể kinh doanh trên MXH hiện nay không thuộc các trường hợp quy định như hình thức về sàn TMĐT nên không thuộc các trường hợp phải đăng ký với Bộ Công thương. Theo chính sách dịch vụ của Facebook thì Facebook cung cấp các dịch vụ cho người dùng không nhằm cung cấp một trung gian để những người tham gia Facebook mua bán sản phẩm mà nhằm thực hiện quảng cáo nên Facebook không giống với sàn giao dịch TMĐT. Thứ ba, khó xác thực được thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh trên MXH Hoạt động kinh doanh trên MXH được thực hiện qua các phương tiện công nghệ thông tin như điện thoại di động, máy tính…có thể thực hiện tại mọi lúc, mọi nơi, không giống như kinh doanh truyền thống ít nhất có cơ sở cố định hay địa điểm kinh doanh để xác định được địa điểm kinh doanh. Thêm vào đó, thông tin về người mua và người bán thường chỉ là những nickname (biệt danh) không được chứng thực rõ ràng, các Facebooker (người dùng Facebook) có toàn quyền hoặc thường xuyên thay đổi tên, xoá tài khoản hoặc một người có thể sở hữu nhiều tài khoản khác nhau nên rất khó xác nhận được thông tin mua bán liên quan cũng như các thông tin liên quan đến đối tượng và giao dịch. Kinh doanh trên MXH rất đa dạng và phong phú về hình thức, hoạt động này có thể diễn ra trên mục rao vặt của các diễn đàn, trên trang 2. Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử: a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; b) Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; c) Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định. Điều 3 Thông tư 01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT, Thông tư số 59/2015/TT-BCT đã bãi bỏ quy định về Điều 6 quy định về hoạt động kinh doanh trên MXH, quy định cụ thể tại Khoản 15 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định về Thương mại điện tử. 15. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 35 như sau: 12 “2. Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử: a) Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; b) Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; c) Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; d) Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động quy định tại điểm a, b, c khoản này và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan