Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông ...

Tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã sơn tây trong giai đoạn phát triển mới của thủ đô

.PDF
126
2472
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẶNG THỊ MAI HOA BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG ANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA THỦ ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lê HÀ NỘI – 2010 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐNGV Đội ngũ giáo viên ĐNNG Đội ngũ nhà giáo GV Giáo viên GVTH Giáo viên trung học GD-ĐT Giáo dục – Đào ta ̣o HSSV Học sinh sinh viên NNL Nguồn nhân lực QLNNL Quản lí nguồn nhân lực QLGD Quản lí giáo dục THPT Trung ho ̣c phổ thông THCS Trung ho ̣c cơ sở TTGD Trung tâm giáo dục VAC Vƣờn, ao, chuồng 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................ 01 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................... 04 3. Khách thể và dối tƣợng nghiên cứu ........................................….. 04 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................... 04 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 04 6. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu ................................................... 05 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 05 8. Cấu trúc luận văn ........................................................................... 06 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT VÀ NHỮNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ giáo viên tiếng Anh ................................. 07 Mô ̣t số khái niệm cơ bản của đề tài …...................................... 09 1.2.1. Quản lí ......................................................................................... 09 1.2.2. Phát triển ...................................................................................... 11 1.2.3. Khái niệm đội ngũ, đô ̣i ngũ giáo viên và đô ̣i ngũ giáo viên THPT 12 1.2.4. Phát triển đội ngũ ............................................………....…… 13 1.2.5. Biê ̣n pháp phát triển…………………………………………… .. 13 1.2. 1.3. Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung ho ̣c phổ thông và giáo viên tiếng Anh .................................................... 14 1.3.1. Lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT .............................. 14 1.3.2. Phát triển nguồn nhân l ực ở các trƣờng THPT………………… . 16 1.3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT……………………………... 16 4 Những yêu cầu đặt ra đối với công tác phát triển đội ngũ giáo 1.4. viên THPT môn tiế ng Anh trong giai đoa ̣n phát triể n mơ …… ́i 24 1.4.1. Vị trí môn tiế ng Anh trong chƣơng trình giáo du ̣c THPT hiê ̣n nay 24 1.4.2. Nhƣ̃ng yêu cầ u của môn ho ̣c trong chƣơng trình giáo du ̣c THPT mới hiê ̣n nay…………………………………………………… . 25 1.4.3. Nhƣ̃ng yêu cầ u đố i với đô ̣i ngũ giáo viên THPT môn tiế ng Anh trong giai đoa ̣n phá t triể n mới………………………………… ... 26 Tiể u kế t chƣơng 1....................................................................... 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục đào tạo của thị xã Sơn Tây có ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ 2.1.1 giáo viên THPT môn tiếng Anh ................................................ 29 Vị trí, địa hình, dân cƣ………………………………………… 29 2.1.2. Cơ cấu kinh tế .............................................................................. 30 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của địa phƣơng ............................... 30 2.1.4. Nhận thức về tầ m quan tro ̣ng của tiế ng Anh và phong trào học tiếng Anh ở thị xã Sơn Tây........................................................... 2.2. 33 Thực trạng đô ̣i ngũ giáo viên tiế ng Anh THPT và công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiế ng An h THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây ………………………………………………… 35 2.2.1. Về số lƣợng và cơ cấu .................................................................. 35 2.2.2. Về chất lƣợng ............................................................................... 39 2.2.3. Về công tác qui hoa ̣ch, tuyể n cho ̣n, tuyể n du ̣ng và thuyên chuyể n giáo viên……………………………………………… ………… 5 45 2.2.4. Về phân công, sƣ̉ du ̣ng, đánh giá giáo viên…………………… .. 48 2.2.5. Đào tạo và bồi dƣỡng ................................................................... 51 2.2.6. Viê ̣c ban hành và thƣ̣c hiê ̣n chiń h sách , chế đô ̣ đố i với giáo viên 55 2.2.7. Đánh giá chung về về thƣ̣c tra ̣ng phát triể n đô ̣i ngũ giáo viên THPT môn tiế ng Anh trên điạ bàn thi ̣xã Sơn Tây……………… 58 2.2.8. Nguyên nhân của nhƣ̃ng ha ̣n chế , yế u kém …………………… 60 Tiểu kết chƣơng 2 …………………………………………… 64 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT MÔN TIẾNG ANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA THỦ ĐÔ 3.1. Định hƣớng về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo THPT…………………………………………………………… 66 3.1.1. Định hƣớng chung ....................................................................... 66 3.1.2. Định hƣớng về công tác phát triển đội ngũ nhà giáo THPT.......... 68 3.2. Các nguyên tắc lựa chọn biện pháp .......................................... 71 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.................................................. 71 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn................................................ 71 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp ................................................ 71 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................. 71 3.2.5. Nguyên tắc tính hiệu quả .............................................................. 72 3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT môn tiếng Anh trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong giai đoạn phát triển mới của thủ đô............................................................................ 3.3.1 72 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT môn tiếng Anh................................................................................................ 72 3.3.2. Biện pháp thứ 2: Tổ chức khảo sát và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong các trƣờng trung học phổ thông ở thị xã Sơn Tây............................................................................... 6 74 3.3.3. Biện pháp thứ 3: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiếng anh THPT theo đặc thù của bộ môn............................ 75 3.3.4. Biện pháp thứ 4: Tuyển dụng chất lƣợng, bố trí, phân công công tác phù hợp với năng lực, sở trƣờng và hoàn cảnh của giáo viên THPT môn tiếng Anh ................................................................... 77 3.3.5. Biện pháp thứ 5: Kết hợp giám sát, đánh giá định kì với đổi mới hiệu quả công tác thanh kiểm tra................................................... 78 3.3.6. Biện pháp thứ 6: Chú trọng và đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng……………………………………………………………. 81 3.3.7. Biện pháp 7:Xây dựng môi trƣờng thuận lợi để phát huy tối đa năng lực cho đội ngũ giáo viên THPT môn tiếng Anh…………. 87 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................... 90 3.5. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất…………………………………………………………... 91 3.5.1. Mục đích và đối tƣợng khảo nghiệm............................................ 91 3.5.2. Quá trình khảo nghiệm.................................................................. 91 3.5.2. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét................................................. 92 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................ 99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 105 PHỤ LỤC 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ 21 là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ, xã hội thông tin và kinh tế tri thức, thế kỉ của hội nhập khu vực và quốc tế. Trong mối quan hệ toàn cầu hóa, đa phƣơng hóa thì lợi thế cũng nhƣ những hạn chế của một dân tộc, một đất nƣớc luôn ảnh hƣởng trực tiếp đến vị thế của dân tộc đó trên phạm vi toàn thế giới. Việt Nam cũng vậy, bƣớc vào thời kì phát triển mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phấn đấu đến năm 2020, cơ bản sẽ trở thành nƣớc công nghiệp nhƣ trong Đại hội Đảng lần thứ VIII đã vạch ra. Bên cạnh nhiều cơ hội, vận hội, chúng ta còn có khá nhiều khó khăn và thách thức, mà một trong những thách thức lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là làm sao để có đƣợc nguồn lực con ngƣời, có đƣợc “sức lao động” dồi dào, chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực tài chính của nƣớc ta còn hạn chế. Con ngƣời vốn từ lâu đã đƣợc khẳng định là vốn quí nhất. Làm sao để có đƣợc nguồn vốn này dồi dào, chất lƣợng, có đƣợc nguồn lao động “chất lƣợng cao”: có tri thức, có kĩ năng sống, làm chủ, sáng tạo, văn minh. Những phẩm chất tốt đẹp ấy chỉ đƣợc xây dựng và hình thành trong một nền Giáo dục tiên tiến, gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại. Chỉ có nền Giáo dục ấy mới đánh thức đƣợc khả năng tiềm ẩn trong mỗi mầm xanh của đất nƣớc. Tiềm năng còn ẩn náu trong mỗi con ngƣời cũng sẽ dễ dàng bị thui chột đi nếu Giáo dục không tạo đƣợc môi trƣờng đủ để nó nảy mầm. Vị trí, vai trò của Giáo dục trong thời kì đổi mới quan trọng là vậy, cho nên đầu tƣ cho Giáo dục là cách đầu tƣ thông minh nhất, đem lại lợi ích nhiều nhất. Để chất lƣợng giáo dục ngày một nâng cao thì chất lƣợng đội ngũ làm công tác giáo dục, đặc biệt là chất lƣợng đội ngũ giáo viên phải đƣợc coi trọng, nhƣ Nghị quyết trung ƣơng 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam 8 đã nêu rõ: “Chất lƣợng và hiệu quả Giáo dục - Đào tạo phụ thuộc chủ yếu vào việc xây dựng một đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, tinh thông nghề nghiệp, có năng lực và phẩm chất cách mạng vững vàng”. Chỉ có đầu tƣ cho giáo dục mới tạo đƣợc sự tác động mạnh mẽ đến các vấn đề xã hội nhƣ nâng cao dân trí, ổn định và đa dạng hóa cơ cấu nhân lực, biến gánh nặng gia tăng dân số thành lợi điểm về nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển. Hà Nội sau khi mở rộng, nỗi lo dân số, dôi dƣ nhân lực đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Làm sao để chuyển hóa nỗi lo này thành lợi thế phát triển. Điều quan tâm nhất là chất lƣợng dân số, đặc biệt là chất lƣợng giáo dục thanh thiếu niên đang ngày một gia tăng, du nhập khá nhanh vào thủ đô. Nếu lớp trẻ này đƣợc giáo dục và đào tạo chất lƣợng sẽ là nguồn cung vô cùng quí báu cho công cuộc phát triển của thủ đô. Ngƣợc lại thì hậu họa khôn lƣờng. Một trong những khâu then chốt để thực hiện chiến lƣợc đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho thủ đô là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, chuẩn hóa và bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên nhƣ Nghị quyết trung ƣơng khóa VIII hay chỉ thị số 40-CT/TƢ ngày 15 tháng 6 năm 2004 đã vạch ra: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đƣợc chuẩn hóa, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lƣơng tâm tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hƣớng và có hiệu quả giáo dục để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Có thể nói lúc này giáo dục đang đƣợc cả thế giới quan tâm. Đặc biệt ở Việt Nam, chất lƣợng giáo dục đang là vấn đề nóng bỏng. Thực tiễn cho thấy, chất lƣợng giáo dục-đào tạo nƣớc ta còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Giáo dục đại học yếu kém có nguyên nhân từ giáo dục phổ thông. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến hạn chế ấy nhƣ: đầu tƣ tài chính chƣa đủ hoặc chƣa hiệu quả; Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ dạyhọc; Tài liệu chƣa cập nhật, chƣa theo kịp sự phát triển mới; Phƣơng pháp 9 dạy-học chƣa hấp dẫn; Hệ thống kiểm tra, đánh giá chƣa phù hợp; Cơ chế quản lí còn nhiều bất cập; Lối tƣ duy truyền thống, lạc hậu...Tất cả đều chƣa đồng bộ. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nhiều mặt thì sự chuyển mình, tiên phong của đội ngũ giáo viên đƣợc xem là rất quan trọng. Họ là những lực lƣợng cơ bản biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, đúng nhƣ nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ 2 Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng khóa VIII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục và đƣợc xã hội tôn vinh”. Giáo viên tiếng Anh, nằm trong đội ngũ nhà giáo nhƣng có đặc thù riêng của bộ môn rất cần đƣợc quan tâm phát triển một cách toàn diện, để tạo nên những giá trị mang tính đột phá sau này. Bởi giảng dạy tiếng Anh là một lĩnh vực luôn chịu sự tác động từ những thay đổi gia tăng về mọi mặt nhƣ nhu cầu sử dụng ngoại ngữ trong nghề nghiệp, năng lực giao tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin... và hội nhập khiến thị trƣờng giáo dục mở rộng với đa dạng các hình thức dạy-học hấp dẫn du nhập vào Việt Nam, do vậy mà nội dung, chƣơng trình, khuynh hƣớng đánh giá cũng luôn thay đổi kéo theo sự tất yếu phải đổi mới tƣ duy, đổi mới về phƣơng pháp dạy và học. Đó cũng chính là yêu cầu thiết thực đặt ra cho các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, bởi sau khi sát nhập, thị xã Sơn Tây mang một nét mới của thủ đô – trái tim của đất nƣớc. Nhiều cơ hội mới đƣợc mở ra trƣớc mắt cho lớp trẻ Sơn Tây và cơ hội sử dụng tiếng Anh làm công cụ để giao lƣu, học hỏi khá đang và sẽ mở ra trƣớc mặt. Cơ hội là vậy mà hạn chế, thách thức không ít. Ngoài sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ dạy – học thì quan trọng hơn cả còn là sự bất cập về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng của đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong các trƣờng THPT ở đây. Nhất thiết cần sự quan tâm để khắc phục bất cập và phát triển cho đội ngũ giáo viên này cả về cơ cấu, chất lƣợng. Tranh thủ thời cơ, khắc phục hạn chế, dám đƣơng đầu với thách thức là một quyết định táo bạo nhƣng đầy ý nghĩa, việc phát triển đội ngũ giáo viên 10 môn tiếng Anh, tạo các cơ hội cho đội ngũ giáo viên này thƣờng xuyên tiếp cận cái mới, nghiên cứu khắc phục hạn chế xảy ra trong quá trình giảng dạy để tự phát triển nghề nghiệp của mình là việc làm hết sức quan trọng, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục – đào tạo tại các trƣờng THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng và ngành giáo dục - đào tạo nói chung, góp phần tạo nên bƣớc đột phá cho ngành giáo dục thủ đô, làm nền tảng vững chắc cho các trƣờng đại học, cao đẳng, trƣờng nghề đào tạo ra nguồn nhân lực, “sức lao động” chất lƣợng cao để góp phần xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại xứng tầm với các thủ đô khác trên thế giới. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ấy nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong giai đoạn phát triển mới của thủ đô” với hi vọng góp phần tạo nên sự chuyển biến về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của đội ngũ giáo viên tiếng Anh THPT ở thị xã Sơn Tây, đáp ứng yêu cầu đặt ra về giáo dục đào tạo của thủ đô trong giai đoạn phát triển mới. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây, đáp ứng yêu cầu về phát triển giáo dục - đào tạo của thủ đô trong giai đoạn phát triển mới 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể Công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây. 4. Giả thuyết khoa học của đề tài Đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển giáo dục đào tạo ở địa phƣơng. 11 Tuy nhiên trƣớc yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục đào tạo của thủ đô, đội ngũ này còn có những hạn chế về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Nếu đề xuất và triển khai các biện pháp giải quyết có hiệu quả những bất cập này thì đội ngũ giáo viên THPT sẽ có bƣớc phát triển mới, đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra về giáo dục đào tạo của thủ đô trong giai đoạn phát triển mới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây. - Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT thị xã Sơn Tây và tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ này trong điều kiện mới về giáo dục đào tạo của thủ đô. - Địa bàn khảo sát: Các trƣờng THPT Sơn Tây, Tùng Thiện, Xuân Khanh và một số trƣờng có học sinh THPT. - Thời gian: 5 năm (từ tháng 6/ 2005 đến 6/ 2009). 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: Bao gồm các phƣơng pháp phân tích, phân loại, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về lí luận, các công trình nghiên cứu có liên quan làm cơ sở lí luận để nghiên cứu đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Gồm có các phƣơng pháp: - Phƣơng pháp điều tra khảo sát: phát phiếu trƣng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp về những vấn đề liên quan đến đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây. 12 - Phƣơng pháp quan sát: quan sát thực tiễn công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh của hiệu trƣởng và tổ trƣởng chuyên môn trong trƣờng THPT Tùng Thiện. - Phƣơng pháp chuyên gia: thông qua kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến các chuyên gia về biện pháp xử lí kết quả đó và ý kiến đối với các đề xuất về biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT thị xã Sơn Tây để đáp ứng đƣợc yêu cầu mới về giáo dục - đào tạo của thủ đô. - Phƣơng pháp khảo nghiệm: nhằm chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: trao đổi, toạ đàm, tổ chức hội thảo. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lí các tài liệu, lƣợng hoá kết quả nghiên cứu đề tài 8. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn dự kiến thực hiện trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT và giáo viên tiếng Anh. Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT và công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Chƣơng 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây trong giai đoạn phát triển mới của thủ đô Hà Nội. 13 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT VÀ NHỮNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ giáo viên tiếng Anh Thế kỷ XXI là thế kỷ khoa học, công nghệ sẽ tiếp tục phát triển nhƣ vũ bão, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế tri thức, cũng là thế kỷ mà vai trò của giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định hơn bao giờ hết đối với sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra nhiều đƣờng lối, chính sách phát triển giáo dục, tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục, xem đây là mũi nhọn quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH: “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”[13,108-109]. Trong hệ thống các đƣờng lối, chính sách phát triển giáo dục, đầu tƣ xây dựng và quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng. Báo cáo trƣớc Quốc hội của bộ trƣởng Nguyễn Thiện Nhân ngày tháng 11 năm 2006 về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã nhấn mạnh: “Nhà giáo và cán bộ quản lí là những ngƣời trực tiếp thực hiện vì vậy giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lƣợng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân”. Tổ chức văn hoá giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ ngƣời giáo viên. Với vị trí, vai trò chủ đạo của mình, đội ngũ nhà giáo phải đƣợc thừa hƣởng tất cả những chính sách, ƣu tiên của Nhà nƣớc, phải đƣợc nghiên cứu đổi mới theo những thay đổi của nền giáo dục. 14 Trong những năm gần đây, nhiều đề án, giải pháp nhằm xây dựng, quản lý phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng rộng rãi: - Đề án xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 (QĐ số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ). - Bồi dƣỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới (Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX07-14, năm 1996)... Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục. Đào tạo giáo viên không những phải đủ về số lƣợng mà phải có cơ cấu loại hình thích hợp và chất lƣợng để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giảng dạy và giáo dục cả về mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp. Cùng với năng lực chuyên môn, đội ngũ giáo viên cần có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, tận tâm, nhiệt huyết với nghề nghiệp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THPT nhƣ: “Biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” của Phạm Hồng Dƣơng; Tác giả Nguyễn Đức Cƣờng với nghiên cứu “Các biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên THPT thành phố Yên Bái trong giai đoạn hiện nay”; Tác giả Trần Văn Thái với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học của qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Yên Bái đến năm 2015”; Tác giả Nguyễn Thị Lệ Chung với nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”. Với bộ môn tiếng Anh, các đề tài chủ yếu nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh nhƣ “Biện pháp quản lí dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng” của tác giả Trần Thị Lan Hƣơng; “Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho giảng viên Học viện quốc phòng” của tác giả Võ Minh Thúy. Đề cập đến đội ngũ giáo viên tiếng Anh có tác giả Vũ Thị Kim Tuyết với đề tài: “Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. 15 Các công trình nghiên cứu này thực sự là những tài sản kiến thức quý báu góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực nói chung và quản lý đội ngũ giảng viên, giáo viên nói riêng. Các tác giả đã tiếp cận nghiên cứu về các vấn đề nhƣ qui hoạch, xây dựng, quản lí, bồi dƣỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, từng bƣớc hoàn thiện dần cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ nhà giáo, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa phƣơng, của nhà trƣờng. Song cho đến nay, hầu nhƣ rất ít công trình nghiên cứu riêng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT môn tiếng Anh trong giai đoạn phát triển mới, đặc biệt ở Hà Nội. Còn riêng với địa bàn thành phố Sơn Tây mà nay là thị xã SơnTây (sau khi đƣợc sát nhập vào thủ đô Hà Nội) thì chƣa hề có một tác giả nào đề cập đến. Bởi vậy chúng tôi chọn đề tài luận văn này cơ bản mới để nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐVGV THPT môn tiếng Anh kết hợp với tìm hiểu thực trạng đội ngũ giáo viên THPT môn tiếng Anh và công tác phát triển đội ngũ này trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT môn tiếng Anh cho thị xã Sơn Tây nhằm nâng cao chất lƣợng ĐNGV nói chung và nâng cao chất lƣợng đào tạo của các trƣờng THPT trên địa bàn thị xã nói riêng, góp phần tạo nên sự đột phá cho ngành giáo dục thủ đô trong giai đoạn phát triển mới. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài. 1.2.1. Khái niệm quản lý Theo C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một ngƣời đọc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trƣởng”.[25, 180]. Nhƣ vậy, quản lý đƣợc xem nhƣ một quá trình liên kết thống nhất giữa chủ quan và khách quan để đạt đƣợc mục tiêu nào đó. 16 Theo các cách tiếp cận khác nhau ta có: Quản lý là: cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra - theo góc độ tổ chức; theo góc độ điều khiển thì quản lý là lái, là điều khiển, điều chỉnh; theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay là đối tƣợng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con ngƣời trong quá trình sản xuất, lao động để đạt đƣợc mục đích đề ra. Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đã có nhiều quan niệm đƣợc đƣa ra : “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể (ngƣời quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tƣợng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế,… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đối tƣợng”.[17, 7]. “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trƣờng” [33, 43]. “Quản lý” là từ Việt gốc Hán đã coi quản lý gồm hai quá trình tích hợp: quá trình “quản” là sự coi sóc, gìn giữ, duy trì ở trạng thái ổn định, quá trình ; “lý” là sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới nhằm phát triển [36,14]. Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, xuất phát từ các góc độ khác nhau cũng đã đƣa ra những khái niệm quản lý: Xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [5, tr.1]. * Bản chất của hoạt động quản lý: quản lý là sự tác động có mục đích đến tập thể ngƣời bị quản lí nhằm đạt mục tiêu quản lí. Trong giáo dục đó là sự tác động của nhà quản lí giáo dục đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lƣợng khác trong xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu giáo dục. Trong việc 17 phát triển đội ngũ giáo viên THPT đó là sự tác động của nhà quản lí giáo dục đến tập thể giáo viên và các lực lƣợng khác nhằm thực hiện mục tiêu tăng tiến cả về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Vậy bản chất của hoạt động quản lí là sự phối hợp các nỗ lực của con ngƣời thông qua các chức năng quản lí. * Chức năng quản lý: là biểu hiện cụ thể của hoạt động quản lý. Đó là hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Chức năng quản lý đƣợc quy định một cách khái quát bởi các hoạt động của khách thể quản lý. Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý. Có nhiều quan điểm để xác định chức năng quản lý: Theo quan điểm của các tác giả Liên Xô (cũ) cho rằng quản lý có 6 chức năng: soạn thảo mục tiêu; kế hoạch hoá; tổ chức; phối hợp; động viên; khuyến khích và kiểm tra.Theo Henry Fayol thì quản lý có 5 chức năng: kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ huy; phối hợp; kiểm tra. 1.2.2. Khái niệm phát triển Phát triển là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ. Theo từ điển tiếng Việt “phát triển có nghĩa là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”. Phát triển có nghĩa là “Làm cho ai, cái gì cũng tăng trƣởng dần dần; trở nên hoặc làm cho trƣởng thành hơn, tiến triển hoặc có tổ chức hơn” [44, 476]. Tác giả Đặng Bá Lãm cho rằng “Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời…Phát triển là một quá trình nội tại: bƣớc chuyển từ thấp đến cao, xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm tàng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển”[46, 142]. Theo quan điểm triết học thì phát triển đƣợc hiểu là khái niệm biểu hiện sự thay đổi tăng tiến cả về chất, cả về lƣợng, là sự tăng trƣởng, chuyển biến theo chiều hƣớng đi lên, tích cực. Nhƣ vậy tất cả mọi sự tăng tiến, sự thay đổi về lƣợng dẫn đến 18 sự thay đổi về chất hoặc do sự vận động nội tại trong chính bản thân sự vật, hoặc dƣới tác động của tác nhân bên ngoài làm cho sự vật, hiện tƣợng biến đổi tăng tiến về số lƣợng và chất lƣợng đều đƣợc coi là phát triển. Theo tác giả David Korten:”Phát triển là một tiến trình qua đó các thành viên của xã hội tăng đƣợc những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lí các nguồn lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững…nhằm cải thiện chất lƣợng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ”. Nói một cách khái quát, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật và hiện tƣợng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng. Mọi sự vật hiện tƣợng, con ngƣời, xã hội hoặc là biến đổi để tăng tiến về số lƣợng, thay đổi về chất lƣợng hoặc dƣới tác động bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều đƣợc coi là sự phát triển. 1.2.3. Khái niệm đội ngũ, đội ngũ giáo viên và đội ngũ giáo viên THPT a/ Đội ngũ : Ngƣời ta thƣờng dùng khái niệm đội ngũ để chỉ các tổ chức xã hội một cách rộng rãi nhƣ: đội ngũ công nhân viên ngành xây dựng, đội ngũ trí thức trẻ... đó là một tổ chức gồm nhiều ngƣời, tập hợp thành một lực lƣợng, cùng một nghề nghiệp. Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông ngƣời có cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp hợp thành lực lƣợng hoạt động trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định” (24) Theo tác giả Đặng Quốc Bảo:” Đội ngũ là một tập hợp gắn kết với nhau cùng chung lí tƣởng, mục đích, nhiệm vụ đó là “tạo ra sản phẩm giáo dục”, thực hiện mục tiêu mà nhà nƣớc, xã hội đề ra cho lực lƣợng, tổ chức mình. Họ phải làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ qui định của luật giáo dục và điều lệ nhà trƣờng. b/ Đội ngũ giáo viên: Theo một tác giả nƣớc ngoài, “Đội ngũ giáo viên là tập thể chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết sâu về nghề dạy học 19 cũng nhƣ các phƣơng pháp giáo dục. Họ có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực cho giáo dục” Ở Việt Nam, đội ngũ giáo viên là tập hợp những ngƣời lao động trí óc, có trình độ chuyên môn vững, có nghiệp vụ sƣ phạm, đƣợc xã hội phân công làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục thế hệ trẻ trong các nhà trƣờng. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng và hiệu quả giáo dục . c/ Đội ngũ giáo viên THPT: Đội ngũ giáo viên THPT là những ngƣời đã tốt nghiệp đại học hoặc có trình độ sau đại học, là những ngƣời lao động có nghiệp vụ sƣ phạm, đƣợc xã hội phân công làm nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ đang lớn lên. Họ là những ngƣời đang giảng dạy trong các truờng THPT, là nguồn nhân lực quan trọng của nhà trƣờng. Đội ngũ giáo viên THPT là đội ngũ trí thức, là tập hợp những ngƣời lao động trí óc, sáng tạo theo thiên hƣớng cá nhân. Họ là những ngƣời làm việc trong lĩnh vực sản xuất tinh thần mà sản xuất trí tuệ không phải lúc nào cũng có thể trở thành hàng hoá, không phải lúc nào cũng hạch toán kinh tế đƣợc. Họ là những ngƣời hiểu biết, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, có lòng yêu trẻ, có nhiệt huyết với nghề. Họ là những nhà nhân văn số 1 rất cần có niềm tin, uy tín và đƣợc xã hội tôn vinh, bởi họ đang thực thi một nghề cao quí và đầy sáng tạo đó là nghề “dạy học”. 1.2.4. Phát triển đội ngũ Phát triển đội ngũ chính là việc tạo ra các giá trị mới cho đội ngũ, để đội ngũ đó thay đổi, ngày càng hoàn thiện theo một chiều hƣớng tích cực. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT môn tiếng Anh tức là nhằm vào hoàn thiện kết quả lao động tổng thể của ngƣời thầy trong việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dạy - học môn tiếng Anh trong các nhà trƣờng THPT Phát triển đội ngũ giáo viên THPT là một bộ phận của hệ thống phát triển nhân lực. Là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nghề nghiệp nhằm tăng tiến cả về mặt số lƣợng, chất lƣợng và sử dụng hiệu quả đội ngũ này. 20 1.2.5. Biện pháp phát triển Theo từ điển của tiếng Việt của trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam thì biện pháp là “Cách làm, cách thức tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”. Trong khái niệm về quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng thì biện pháp phát triển là tổ hợp các cách thức, hành động của chủ thể quản lí tác động lên đối tƣợng quản lí để giải quyết những vấn đề cụ thể nhằm làm cho hệ vận hành, phát triển đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức tức mục tiêu của quản lí. Nhƣ vậy biện phát phát triển tức là các cách thức tác động vào đội ngũ để đội ngũ này không ngừng phát triển toàn diện cả về số lƣợng, chất lƣợng và luôn tạo ra những giá trị mới đáp ứng điều kiện hoàn cảnh mới của tổ chức. Đội ngũ đƣợc phát triển sẽ phát huy tối đa sự nhiệt tình, trách nhiệm và đầy sáng tạo. Mục tiêu cuối cùng là gia tăng hiệu quả lao động cho tổ chức Nhƣ vậy, biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên có thể hiểu là cách thức mà các nhà quản lí tác động vào đội ngũ giáo viên của tổ chức mình nhằm không ngừng phát triển về số lƣợng, chất lƣợng để tạo ra các giá trị mới giúp ngày càng hoàn thiện chất lƣợng lao động của đội ngũ, đáp ứng với điều kiện hoàn cảnh mới của tổ chức; phát huy tối đa sự nhiệt tình, sáng tạo, năng lực hoàn thành chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là chất lƣợng dạy – học bộ môn nói riêng và chất lƣợng giáo dục- đào tạo của mỗi nhà trƣờng nói chung. 1.3.Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông và giáo viên tiếng Anh 1.3.1. Lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT Phát triển giáo viên THPT chính là phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục – đào tạo. Nguồn nhân lực, theo lí thuyết phát triển (nghĩa rộng) đƣợc hiểu nhƣ nguồn lực con ngƣời của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, tổ chức, quản lí để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội nhƣ nguồn lực vật chất, 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan