Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở...

Tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện sơn động, tỉnh bắc giang

.PDF
125
1341
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN ĐỨC DỤNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Văn Quân HÀ NỘI – 2010 LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi hệ thống những tri thức quý báu về khoa học quản lý giáo dục, những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa sau đại học trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, Phòng GD&ĐT huyện Sơn Động, các trƣờng THCS có đội ngũ nữ CBQL huyện Sơn Động, đội ngũ nữ CBQL các trƣờng THCS huyện Sơn Động, các chuyên gia, CBQL, giáo viên giỏi… các trƣờng THCS huyện Sơn Động cùng bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Văn Quân đã tận tình dạy bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ là chủ tịch Hội đồng, phản biện và uỷ viên Hội đồng đã dành thời gian quí báu để đọc, nhận xét và tham gia Hội đồng chấm luận văn. Bản thân đã có nhiều cố gắng, nhƣng trong quá trình làm luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo chân tình, thẳng thắn của các quý thầy, cô, các bạn đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến đề tài. Xin trân trọng cảm ơn ! Sơn Động, tháng 11 năm 2010 Tác giả Nguyễn Đức Dụng NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BD Bồi dƣỡng CBQL Cán bộ quản lý CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CSVC Cơ sở vật chất ĐH Đại học GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTX Giáo dục thƣờng xuyên HS Học sinh KH-TC Kế hoạch tài chính KT-XH Kinh tế - Xã hội Nxb Nhà xuất bản QLGD Quản lý giáo dục SL Số lƣợng TB Trung bình TCCB Tổ chức cán bộ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú UBND Uỷ ban nhân dân GV Giáo viên XHCN Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu……………………………………..3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………3 5. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………...3 6. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………...3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………...3 8. Đóng góp mới của luận văn………………………………………….….4 9. Cấu trúc nội dung luận văn……………………………………………..4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Các khái niệm cơ bản…………………………………………………6 1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về công tác cán bộ nữ ……………………….7 1.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo với công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng THCS ……………………………17 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ nữ CBQL giáo dục trƣờng THCS ………………………………………………28 Tiểu kết chƣơng 1 ………………………………………………………..30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG 2.1. Khái quát về huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang …………………………31 2.2. Khái quát về giáo dục huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang …………...33 2.3. Thực trạng đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trƣờng THCS huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ……………………………………42 2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trƣờng THCS ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang …………………..64 Tiểu kết chƣơng 2 ………………………………………………………...71 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Các định hƣớng để đề xuất biện pháp ……………………………….72 3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trƣờng THCS ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang …………………..76 3.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL giáo dục ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang ……………..97 Tiểu kết chƣơng 3 ………………………………………………………..99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận ……………………………………………………………….101 2. Khuyến nghị ………………………………………………………….102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ TT Bảng, sơ đồ, hình vẽ Tên bảng, sơ đồ, hình vẽ 2.8 Vị trí của trƣờng trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân Học sinh đạt giải HS giỏi cấp huyện và tỉnh của huyện Sơn Động Quy mô phát triển trƣờng, lớp học sinh huyện Sơn Động Bảng xếp loại hạnh kiểm học sinh THCS năm học 20092010 Xếp loại học lực học sinh THCS huyện Sơn Động năm học 2009-2010 Độ tuổi giáo viên trƣờng THCS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang Trình độ chuyên môn giáo viên các trƣờng THCS huyện Sơn Động năm học 2009-2010 Đánh giá xếp loại chất lƣợng đội ngũ giáo viên trƣờng THCS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang năm học 20092010 Khái quát thực trạng cán bộ quản lý các trƣờng THCS huyện Sơn Động 2.9 Khái quát thực trạng cán bộ quản lý các trƣờng THCS huyện Sơn Động 1.1 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.10 2.11 2.12 Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý giáo dục của đội ngũ nữ cán bộ quản lý trƣờng THCS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang đến tháng 5/2010 Thâm niên quản lý của đội ngũ nữ CBQLGD trƣờng THCS huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang Trang 18 35 36 37 38 39 39 40 41 43 44 46 47 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 2.18 2.19 2.20 2.21 2.22 2.23 Tự đánh giá thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ phòng GD&ĐT về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Đánh giá của tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên giỏi, có uy tín của 10 trƣờng có CBQL là nữ về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Tổng hợp ý kiến đánh giá của ba nhóm khách thể về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ nữ CBQL các trƣờng THCS huyện Sơn Động Tự đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ phòng GD&ĐT về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Đánh giá của tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên giỏi, có uy tín của 10 trƣờng có CBQL là nữ về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Tổng hợp ý kiến đánh giá của cả ba nhóm khách thể điều tra về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm của đội ngũ nữ CBQL các trƣờng THCS Tự đánh giá thực trạng năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng của đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Đánh giá của lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ phòng GD&ĐT về năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng của đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS Đánh giá của tổ trƣởng chuyên môn, giáo viên giỏi, có uy tín của 10 trƣờng có CBQL là nữ về năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng của đội ngũ nữ CBQL giáo dục các trƣờng THCS 49 50 51 52 55 55 56 57 58 59 2.24 2.25 2.26 2.27 2.28 3.1 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cả ba nhóm khách thể điều tra về năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trƣờng của đội ngũ nữ CBQL các trƣờng THCS Tổng hợp ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ phòng GD&ĐT về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trong đó có sự quan tâm đến CBQL nữ Tổng hợp ý kiến của nữ CBQL các trƣờng THCS về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trong đó có sự quan tâm đến CBQL nữ Tổng hợp ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ phòng GD&ĐT và nữ CBQL trƣờng THCS trong việc sử dụng các biện pháp để phát triển đội ngũ nữ CBQL trƣờng THCS Tổng hợp ý kiến của CBQL phòng GD&ĐT về công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL các trƣờng THCS Khảo sát về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ 60 64 65 65 66 99 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh bước vào thiên niên kỷ mới, UNESCO (Tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Liên hiệp quốc) từng có khuyến cáo: “Không có một sự tiến bộ nào, sự thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết tiến hành sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệ hơn cả sự phá sản”. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, Đảng luôn xác định rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói chung và nữ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong đó có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý thông qua các chỉ thị, nghị quyết như: Nghị quyết số 153-NQ/TW về Công tác cán bộ nữ (1967), Chỉ thị số 44-CT/TW về Một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ (1984), Nghị quyết số 04-NQ/TW về Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới (1993), Chỉ thị số 37CT/TW về Một số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới (1993), Nghị quyết số 11-NQ/TW về Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2007)... Các quan điểm ấy cũng được cụ thể hoá vào các bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và ngày càng hoàn thiện, cụ thể hoá trong các văn bản khác. 1 Qua thực tế 12 năm công tác trong ngành giáo dục huyện Sơn Động, đặc biệt là 5 năm trực tiếp tham gia công tác tổ chức cán bộ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Động, tôi càng nhận thức sâu sắc được rằng, ở trường nào có đội ngũ cán bộ quản lý mà đứng đầu là người hiệu trưởng tâm huyết với nghề, có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng và đặc biệt là năng lực quản lý, tổ chức, điều hành công việc một cách khoa học và sáng tạo thì tập thể sư phạm nhà trường đó đoàn kết, thống nhất và gặt hái được nhiều thành công trong công tác quản lý, chỉ đạo và giáo dục toàn diện học sinh. Cũng tại huyện Sơn Động, công tác phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm sâu sắc. Tuy nhiên, do đặc điểm Sơn Động là huyện miền núi nằm trong diện 62 huyện nghèo nhất của cả nước với 70% là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ, nên để phát triển được đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là một vấn đề hết sức khó khăn. Vấn đề đó đặt ra yêu cầu cấp bách và cần thiết là cần phải có chiến lược cụ thể để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục vừa hồng, vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Từ lý luận và thực tiễn trên, có thể khẳng định: Để đảm bảo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo đi vào thực tiễn đời sống thì việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường học đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý nữ hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách đối với ngành giáo dục và đào tạo. Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc giang”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo để phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường THCS của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở 4.2. Nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. 4.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cở sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi mà Phòng Giáo dục và Đào tạo được phân cấp quản lý, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục các trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong 5 năm gần đây, trên cơ sở đó đề ra biện pháp phát triển cho những năm tiếp theo. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đề xuất được những biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở một cách phù hợp, khả thi thì chất lượng đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang sẽ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá cơ sở xây dựng lý luận của đề tài. 3 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý của đội ngũ nữ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường trung học sơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo QLGD. Dùng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của CBQL, chuyên viên, cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo, CBQL và giáo viên trường trung học cơ sở, trò chuyện với CBQL các trường trung học cơ sở và phòng GD&ĐT nhằm thu thập thông tin. - Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo, đàm thoại để huy động trí tuệ của đội ngũ chuyên gia giỏi, có trình độ và kinh nghiệm trong QLGD, trên cơ sở đó xem xét rút ra kết luận tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lý giáo dục THCS. 7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Dùng phương pháp toán thống kê để xử lý, tổng hợp số liệu thu được, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xét mang tính khái quát. 8. Đóng góp mới của luận văn Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở trong điều kiện thực tiễn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 9. Cấu trúc nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị. Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học sơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Nữ cán bộ quản lý giáo dục Đội ngũ là khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng hoặc cũng có thể hiểu đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực lượng. Ví dụ: Đội ngũ giáo viên, đội ngũ trí thức, đội ngũ thanh niên trẻ… Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS gồm: Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. - Trong Luật Giáo dục, tại điều 54 quy định: “1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận; 2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trường học” [21, tr.46]. - Theo Điều lệ trường trung học: „1. Trường trung học có một hiệu trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhiệm những chức vụ này là không quá hai nhiệm kỳ ở một trường trung học; 2. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải là giáo viên đạt trình độ chuẩn quy định, đã dạy ít nhất 5 năm ở cấp trung học hoặc ở cấp cao hơn. Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lý, được bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý giáo dục, có sức khỏe, được tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm” [1, tr.12]. Đội ngũ cán bộ quản lý trường học có vị trí rất quan trọng, quyết định sự thành bại của quá trình giáo dục, đào tạo. Đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS là hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng là nữ giới ở trường THCS được bổ nhiệm theo Luật Giáo dục, 5 Điều lệ trường trung học và các văn bản quy định khác về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý cán bộ quản lý trường học của Đảng và Nhà nước. 1.1.2. Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường THCS Phát triển là vận động, tiến triển theo hướng tăng lên từ nhỏ thành lớn, từ yếu thành mạnh. Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THCS làm cho đội ngũ này mạnh về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; có kế hoạch, quy hoạch, chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhằm phát huy năng lực, vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác quản lý trường học ở từng giai đoạn phát triển cụ thể của xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. 1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về công tác cán bộ nữ 1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Tháng 10/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được ban hành, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được công nhận. Hồ Chủ tịch nói: “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”. Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (19-10-1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến truyền thống yêu nước đầy tự hào của người phụ nữ Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, 6 cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”. [17] Nói chuyện tại đại hội liên hoan phụ nữ “Năm Tốt” vào ngày 30-4-1964, Bác Hồ đã giúp phụ nữ nhận thức rõ: “Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột, thì phụ nữ ta bị áp bức, bóc lột càng nặng nề hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ ta đã góp phần khá lớn làm cho cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Ngay từ lúc đầu, Đảng và Nhà nước ta đã thi hành chính sách đối với phụ nữ cũng được bình quyền, bình đẳng với đàn ông”. Tại buổi nói chuyện với lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện vào ngày 18-1-1967, Bác đã nghiêm khắc phê phán những thành kiến hẹp hòi ở một số cán bộ: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai... Bác mong rằng các đồng chí hãy thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ...”. [17] Bác đã chỉ ra cho chúng ta thấy, phụ nữ không thua kém nam giới khi được tạo mọi điều kiện thuận lợi: “Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham gia ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thế là dưới chế độ tốt đẹp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phụ nữ đã thật sự làm chủ Nhà nước”. [17] Bác đã biểu dương những đóng góp to lớn của phụ nữ trong công cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm: “Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải khiếp sợ và gọi họ là “đội quân tóc dài”. Phó Tổng Tư lệnh Quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”.[17] Phụ nữ nước ta còn 7 được Bác khen tặng bởi những thành tích trong học tập, rèn luyện và đóng góp trong mọi lĩnh vực... “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng vạn phụ nữ đã trở thành cán bộ chuyên môn các ngành và cán bộ lãnh đạo... Theo gương các bà, các mẹ và các chị anh hùng, nhiều cháu thiếu niên nhi đồng gái cũng rất ngoan... Như thế là từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam ta thật là anh hùng...”. [17] Bác khuyên giới nữ phải tự đấu tranh với bản thân mình, tự mình phải biết tôn trọng mình mới làm nên mọi việc. Bác đã nói: “Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập.[17] Bác đã nhắc nhở Đảng, Nhà nước phải quan tâm đến công tác phụ nữ. Di chúc thiêng liêng của Người ghi rõ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. [17] 1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Cùng với việc ghi nhận vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của phụ nữ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời khẳng định: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là giải phóng phụ nữ và giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã chỉ rõ: “Nam nữ bình quyền”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 10/1930 cũng ghi nhận: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được”. Đảng đặt ra yêu cầu vận động phụ nữ tham gia các đoàn thể cách mạng (Công hội, Nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. 8 Ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ giải phóng - tiền thân của Hội LHPN Việt Nam chính thức được thành lập và phát huy vai trò là nòng cốt của phong trào phụ nữ trong suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta xác định vai trò của tổ chức Hội LHPN Việt Nam: “Hội LHPN Việt Nam là tổ chức đại diện cho lợi ích hợp pháp của phụ nữ, là trung tâm tập hợp, đoàn kết phụ nữ Việt Nam, hướng dẫn và động viên chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ, vì sự phát triển và hạnh phúc của nam, nữ, vì sự nghiệp đổi mới, thực hiện dân giàu, nước mạnh [5]. Quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ và công tác cán bộ nữ được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng; điều này được ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, nhất là chỉ thị, nghị quyết: Nghị quyết số 152-NQ/TW về Một số vấn đề về tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận” (1967), Nghị quyết số 153-NQ/TW về Công tác cán bộ nữ (1967), Chỉ thị số 44-CT/TW về Một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ (1984), Nghị quyết số 04-NQ/TW về Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới (1993), Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (2007)… Quan điểm của Đảng đã được cụ thể hoá vào các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 và ngày càng được hoàn thiện. Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ và các ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bình Đẳng giới theo tinh thần Chỉ thị só 10/2007/CT-TTg ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới. Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới là: Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 về Quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; 9 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới. Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4 tháng 2 năm 2009 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bạo lực gia đình. Ngày 01 tháng 12 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW (kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-CP). Chương trình hành động đã quy định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan ở Trung ương và địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết trên. Nhằm từng bước kiện toàn về hoạt động, tổ chức của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc về tổ chức bộ máy vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2009 về việc Thành lập, kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở UBND cấp tỉnh và cấp huyện; ngày 03 tháng 12 năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 4598/LĐTBXH-BĐG về việc Triển khai thực hiện Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm 2009, Chính phủ, nhiều Bộ ngành trung ương và các địa phương đã quan tâm xây dựng các văn bản thực hiện Kế hoạch triển khai Luật Bình đẳng giới và Nghị quyết số 11-NQ/TW. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế xã hội được quan tâm đúng mức. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Cán bộ, công chức. Theo quy định tại điều 5 của Luật, một trong năm nguyên tắc quản lý cán bộ công chức đó là thực hiện bình đẳng giới. Ngoài ra, Điều 18 của Luật quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm, liên 10 quan đến đạo đức công vụ, trong đó có việc không được phân biệt đối xử đối vì lý do dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã căn cứ vào Nghị định số 48/2009/NĐ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị để ban hành Quyết định số 299/QĐ-LĐTBXH, trong đó giao cho các đơn vị nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành các văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ, hỗ trợ dạy nghề….. 1.2.3. Vai trò của phụ nữ trong thế giới hiện đại và trong QLGD - Vai trò của phụ nữ trong thế giới hiện đại Từ thời đại các vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh, qua những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ truyền thống thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Trải qua bốn nghìn năm, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được xây dựng và lưu truyền trong nền văn học dân gian: bà Âu Cơ đưa các con đi mở nước và dạy dân dựng làng, bà mẹ Gióng kiên trì nuôi đứa con “Chậm lớn, chậm đi” và giúp con lên đường đánh giặc, nàng Quế Hoa, cô gái dùng đá làm vũ khí, tung hoành giữa đám giặc Ân... Nguồn tư liệu khảo cổ học cũng bảo tồn những hình tượng thật của người phụ nữ “uy nghi chống nẹ trên chuôi kiếm” hoặc “nhịp nhàng giã cối, uyển chuyển đánh trống đồng”, Hai Bà Trưng, bà Triệu và những phụ nữ tài giỏi, dũng cảm khác của thời đại Ngô, Đinh, Lê, Trần, Lý, Lê, Tây Sơn như Thái hậu Dương Vân Nga, Ỷ Lan nguyên phi, đô đốc Bùi Thị Xuân... đã được ghi vào lịch sử thành văn của dân tộc. Cùng với sự phản ánh về lịch sử đất nước, lịch sử dân tộc, mọi nguồn tư liệu đã cho thấy, vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phụ nữ là những người đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng. 11 Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồng tại gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những lợi ích của bản thân với ước nguyện cho con cái trưởng thành và thành công trong cuộc sống. trong cuộc sống thường nhật đầy khó khăn, chúng ta tìm thấy ở những người phụ nữ, những người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lí năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc, giáo dục, khoa học công nghệ...Đôi khi chính những người phụ nữ đã khiến cho nam giới phải “ghen tị” về những thành công mà họ đạt được. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất