Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các t...

Tài liệu Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh yên bái

.PDF
142
1366
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HỮU DƢƠNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CỦA TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC (yêu cầu bìa 1: bìa màu, trình bày nhƣ my, chú ý cân đối giữa các phần trong trang bìa, chỉ dùng chữ Ti HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HỮU DƢƠNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CỦA TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 (Yêu cầu bìa 2 (bìa lót) : giấy trắng, trình bày nhƣ mẫu này, chú ý cân đối giữa các phần trong trang bìa, chỉ dùng chữ T Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Quang Sơn HÀ NỘI - 2011 NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông CSDL Cơ sở dữ liệu CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HNDN Hƣớng nghiệp dạy nghề HS Học sinh ICT Information and Communication TechnologyCông nghệ thông tin và truyền thông KH-CN Khoa học công nghệ KTTH Kỹ thuật tổng hợp PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú QLGD Quản lý giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3 3.1. Khách thể nghiên cứu 3 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận 4 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 5 7.3. Những phƣơng pháp hỗ trợ khác 5 8. Những đóng góp mới của đề tài 5 9. Cấu trúc luận văn 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Ngoài nƣớc 7 1.1.2. Trong nƣớc 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản 15 1.2.1. Quản lý 15 1.2.2. Quản lý giáo dục 21 1.2.3. Quản lý nhà trƣờng 23 1.2.4. Biện pháp 26 1.2.5. Phát triển 27 1.2.6. Biện pháp phát triển 28 1.2.7. Công nghệ thông tin 28 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trƣờng phổ thông 32 1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 32 1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục 34 1.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở 34 1.4. Nội dung quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở 35 1.4.1. Nâng cao nhận thức đối với cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý 35 1.4.2. Xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trƣờng 36 1.4.3. Quản lý đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng hợp lý cán bộ và giáo viên, học sinh về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý 37 1.4.4. Quản lý đầu tƣ cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin 37 1.4.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng về ứng dụng công nghệ thông tin 38 1.4.6. Quản lý công tác xã hội hóa việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trƣờng 39 Tiểu kết chƣơng 1 39 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA TỈNH YÊN BÁI 41 2.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Yên Bái 41 2.1.1. Điều kiện địa lý 41 2.1.2. Điều kiện kinh tế 42 2.1.3. Điều kiện văn hóa, xã hội 43 2.2. Một số nét về giáo dục của tỉnh Yên Bái 44 2.2.1. Quy mô giáo dục 44 2.2.2. Chất lƣợng giáo dục 48 2.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục 50 2.3. Khái quát về các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 53 2.3.1. Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trong hệ thống giáo dục quốc dân 53 2.3.2. Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở 55 2.3.3. Đặc điểm tình hình các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 56 2.3.4. Quy mô cơ cấu tổ chức nhà trƣờng 61 2.3.5. Học sinh trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở 65 2.3.6. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 67 2.3.7. Cơ sở vật chất sƣ phạm 69 2.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 70 2.4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 70 2.4.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý 70 2.5. Đánh giá chung thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 80 2.5.1. Những mặt mạnh 80 2.5.2. Những điểm còn yếu 80 2.5.3. Thuận lợi 82 2.5.4. Khó khăn 83 Tiểu kết chƣơng 2 84 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA TỈNH YÊN BÁI 85 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp 85 3.1.1. Cơ sở pháp lý 85 3.1.2. Cơ sở thực tiễn 86 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 87 3.2.1. Tính mục tiêu 87 3.2.2. Tính kế thừa 87 3.2.3. Tính thực tiễn 88 3.2.4. Tính đồng bộ 89 3.2.5. Tính khả thi 89 3.3. Biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 90 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trƣờng 90 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trƣờng 94 3.3.3. Biện pháp 3: Đẩy mạnh bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 101 3.3.4. Biện pháp 4: Nâng cấp cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin 103 3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trƣờng 105 3.3.6. Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trƣờng 108 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 109 3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 111 3.5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết 111 3.5.2. Khảo nghiệm tính khả thi 114 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 120 1. Kết luận 120 2. Khuyến nghị 121 2.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo 121 2.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái 121 2.3. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái 122 2.4. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái 122 2.5. Với các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC 129 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Sơ đồ bản chất quá trình quản lý 17 Hình 1.2. Vai trò của thông tin trong công tác quản lý 17 Hình 1.3. Mô hình quản lý 1 20 Hình 1.4. Mô hình quản lý 2 21 Bảng 1.1. Các nội dung quản lý nhà trƣờng 25 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái 41 Bảng 2.1. Mạng lƣới trƣờng, lớp, quy mô học sinh 45 Bảng 2.2. Thống kê phòng học 46 Bảng 2.3. Thống kê phòng bộ môn, phòng máy tính, phòng thƣ viện 47 Bảng 2.4. Thống kê cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 48 Bảng 2.5. Thống kê xếp loại học lực học sinh 49 Bảng 2.6. Thống kê xếp loại hạnh kiểm học sinh 50 Bảng 2.7. Sự phát triển về quy mô trƣờng lớp, số lƣợng học sinh 61 Bảng 2.8. Thống kê điểm tuyển sinh vào lớp 6 của các trƣờng 62 Bảng 2.9. Thống kê xếp loại về học lực của học sinh DTNT THCS 62 Bảng 2.10. Thống kê xếp loại về hạnh kiểm của học sinh DTNT THCS 63 Bảng 2.11. Thống kê tỉ lệ % học sinh đỗ tốt nghiệp THPT 64 Bảng 2.12. Cơ cấu tổ chức của các trƣờng 67 Bảng 2.13. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 68 Bảng 2.14. Thống kê cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 69 Bảng 2.15. Trình độ tin học của cán bộ quản lý, giáo viên 71 Bảng 2.16. Thống kê ứng dụng CNTT trong công tác quản lý 76 Bảng 2.17. Thống kê mức độ sử dụng các phần mềm trong công tác quản lý 77 Hình 3.1. Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái trong tƣơng lai 95 Hình 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dạy và học ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái trong tƣơng lai Hình 3.3. Quy trình kiểm tra đánh giá 98 106 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 112 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 115 Bảng 3.3. Tổng hợp mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái 117 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang đƣợc ứng dụng rất mạnh mẽ và thực sự đã chứng tỏ vai trò to lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý là một xu hƣớng tất yếu của tất cảc các ngành, các lĩnh vực. Thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ thông tin, của nền văn hoá tri thức trong xu thế toàn cầu hoá, đã đƣa giáo dục Việt Nam đến những thời cơ và thách thức mới. Trong nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt, là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trƣờng nói riêng, công nghệ thông tin là công cụ quản lý và điều hành rất hiệu quả, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác giúp ngƣời quản lý đƣa ra đƣợc những quyết định đúng đắn, kịp thời. Để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong đó đổi mới quản lý giáo dục là khâu then chốt thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trƣờng là một trong những giải pháp hết sức quan trọng và cấp bách. Cùng với việc đổi mới công tác quản lý giáo dục, cải cách thủ tục hành chính, việc tận dụng những ƣu thế vƣợt trội của công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các nhà trƣờng nói chung, trong đó có các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú là một trong những giải pháp đổi mới thiết thực, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, chất lƣợng giáo dục. Qua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy trong những năm gần đây, các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) đã sử dụng công nghệ thông tin nhƣ một phƣơng tiện quản lý và đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. 1 Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng giúp cán bộ lãnh đạo các trƣờng có tầm nhìn bao quát trong công tác quản lý, phát triển các nguồn lực của nhà trƣờng; giúp giáo viên làm việc có tính kỷ luật, khoa học; góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc ứng dụng công nghệ thông tin tại một số trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, nhất là các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở (PTDTNT THCS) ở các huyện vùng núi của tỉnh Yên Bái vẫn còn nhiều hạn chế. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chƣa hiệu quả, chƣa khai thác hết tiềm năng, nguồn lực sẵn có của nhà trƣờng. Những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là: - Cán bộ quản lý các trƣờng chƣa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. - Kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin của cán bộ quản lý và giáo viên còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. - Có nhiều phần mềm quản lý đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng nhƣng phần lớn trong số đó là phần mềm phức tạp, khó sử dụng, chƣa đáp ứng thiết thực cho công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. Với mong muốn khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái”. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú. - Khảo sát, đánh giá đƣợc thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái. Chỉ ra đƣợc những bất cập để điều chỉnh, những thế mạnh để phát huy nhằm tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng đƣợc nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và phù hợp với điều kiện hiện có của các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Yên Bái. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nói chung và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở nói riêng. 3 - Khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. - Đề xuất một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái hiện nay đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế. Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng đƣợc một số biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lƣợng giáo dục tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Tỉnh Yên Bái có 7 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và 01 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông. Do điều kiện về thời gian, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại 3 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu Luật giáo dục, các văn kiện, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc về định hƣớng phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các nhà trƣờng. 4 - Nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. - Tham khảo các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra: Thông qua phỏng vấn trực tiếp, phiếu trƣng cầu ý kiến, tìm hiểu nhận thức, nguyện vọng của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để thu thập thông tin về hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại 3 trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. - Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. 7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học trong việc xử lý các số liệu. 8. Những đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản ở trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở. Khảo sát, đánh giá đƣợc thực trạng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. Đề xuất đƣợc 6 biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trƣờng phổ thông 5 dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. Các biện pháp có tính cần thiết và khả thi cao đã đƣợc khảo nghiệm qua đánh giá của các cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, các cán bộ quản lý, giáo viên của các trƣờng các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. Chƣơng 3: Một số biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở của tỉnh Yên Bái. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ngoài nước Có thể nói, công nghệ thông tin là một ngành khoa học còn non trẻ. Tuy vậy, với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, nó đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống, cách làm việc và cách tƣ duy của toàn thế giới. Công nghệ thông tin đã và đang chi phối tới tất cả các mặt của cuộc sống và góp phần quan trọng thúc đẩy cho tất cảc các ngành phát triển vƣợt bậc trong đó có ngành giáo dục và đào tạo. Trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nói chung và quản lý các nhà trƣờng đƣợc tiến hành từ rất sớm đặc biệt là ở những nƣớc có trình độ công nghệ thông tin tiên tiến nhƣ Mỹ và các nƣớc Bắc Âu. Ở các nƣớc này, việc sử dụng công nghệ thông tin nhƣ một công cụ quản lý nhà trƣờng gần nhƣ là một điều tất yếu. Ở đó, ngay từ cuối những thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, quản lý nhà trƣờng bằng công nghệ thông tin đã nhận đƣợc sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ. Có những trƣờng đã xây dựng và vận hành thành công mô hình trƣờng học điện tử. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. Trong khi ở khu vực Bắc Âu và Mỹ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phát triển rất mạnh, thì ở châu Á và châu Phi còn chậm. Tại châu Á, ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục chƣa có nhiều thành công vì một số lý do nhƣ: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ 7 quan liêu, sự ƣa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia. Tuy vậy, các quốc gia châu Á đang dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh tế phát triển tại châu Á cũng đang có những biện pháp nỗ lực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đã đạt đƣợc những kết quả ấn tƣợng nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc... 1.1.2. Trong nước 1.1.2.1. Chính sách phát triển công nghệ thông tin Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến phát triển giáo dục, coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu. Cùng với việc chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nƣớc cũng có những chính sách ƣu tiên phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ:“Các cấp uỷ, tổ chức Đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Sớm hoàn thiện, thường xuyên nâng cấp và sử dụng có hiệu quả mạng thông tin diện rộng của Đảng và Chính phủ. Đảm bảo đến năm 2005, về cơ bản xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ”. [3] Việt Nam đã có Ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin do Thủ tƣớng Chính phủ trực tiếp làm Trƣởng ban. Việt Nam cũng đã có Luật Công nghệ thông tin đƣợc Quốc hội thông qua ngày 22/6/2006 và có hiệu lực từ 01/01/2007. 8 Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90 cũng nêu rõ: “Cần nhanh chóng đào tạo chính quy một đội ngũ chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục phổ cập về công nghệ thông tin trong trường trung học, phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin trong xã hội, đồng thời tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong bản thân ngành Giáo dục và Đào tạo”. [15]. Tin học hóa quản lý giáo dục vừa là nhiệm vụ phải thực hiện đồng thời cũng là biện pháp để thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất công tác quản lý giáo dục. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng luôn quan tâm đến việc phát triển giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trƣờng, cơ sở giáo dục. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có những văn bản chỉ đạo nhằm thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý: - Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục nêu rõ: “Tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối Internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục, hình thành một mạng giáo dục (EduNet)” [6] nhằm tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giai đoạn 20012005; - Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 đã nêu: “Điều tra, khảo sát hiện trạng, xác định nhu cầu và nhiệm vụ về công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục trên toàn 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan