Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ cử nhân thực hành ...

Tài liệu Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ cử nhân thực hành của trường đại học thương mại

.PDF
88
1345
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KIM HOÀNG GIANG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HỆ CỬ NHÂN THỰC HÀNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Chính HÀ NỘI – 2011 1 MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4 7. Câu hỏi nghiên cứu 5 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 9. Cấu trúc luận văn 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO LIÊN KẾT QUỐC TẾ BẬC CỬ NHÂN 6 1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản lý 6 1.1.1 Khái niệm quản lý 6 1.1.2 Chức năng của quản lý 7 1.1.3 Quản lý giáo dục 8 1.2 Một số khái niệm cơ bản về đào tạo đại học và đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học 8 1.2.1 Khái niệm đào tạo đại học 8 1.2.2 Đào tạo đại học liên kết quốc tế 9 1.2.3 Khái niệm chất lượng đào tạo đại học 11 1.2.4 Khái niệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học 12 1.3 Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo của một trƣờng đại học 13 1.3.1 Chương trình đào tạo 14 3 1.3.2 Nguồn học liệu 15 1.3.3 Công tác tuyển sinh 15 1.3.4 Đội ngũ giảng dạy và cán bộ phục vụ 16 1.3.5 Tổ chức hoạt động dạy và học 16 1.3.6 Tổ chức quá trình kiểm tra, đánh giá 17 1.3.7 Hồ sơ học tập và công tác người học 17 1.3.8 Cơ sở vật chất 18 1.4 Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo liên kết quốc tế bậc cử nhân 1.4.1 Chương trình đào tạo liên kết quốc tế 19 19 1.4.2 Nguồn học liệu của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế 20 1.4.3 Công tác tuyển sinh chương trình liên kết đào tạo quốc tế 21 1.4.4 Đội ngũ giảng dạy và cán bộ phục vụ các chương trình liên kết đào tạo quốc tế 22 1.4.5 Tổ chức hoạt động dạy và học 23 1.4.6 Tổ chức quá trình kiểm tra, đánh giá của chương trình liên kết đào tạo quốc tế 24 1.4.7 Hồ sơ học tập và công tác người học của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế 25 1.4.8 Cơ sở vật chất của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HỆ CỬ NHÂN THỰC HÀNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI 27 2.1 Giới thiệu tổng quan về trƣờng Đại học Thƣơng mại và hoạt động liên kết đào tạo quốc tế bậc cử nhân 27 2.1.1 Tổng quan về trường Đại học Thương mại 27 2.1.2 Khái quát các chương trình đào tạo quốc tế bậc cử nhân ở trường Đại học Thương mại 28 2.2 Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo hệ Cử nhân thực hành của trƣờng đại học Thƣơng mại 30 2.2.1 Thực trạng chương trình đào tạo hệ Cử nhân thực hành 31 2.2.2 Thực trạng học liệu của hệ Cử nhân thực hành 35 4 2.2.3 Thực trạng công tác tuyển sinh của hệ Cử nhân thực hành 39 2.2.4 Thực trạng đội ngũ giảng dạy và cán bộ phục vụ 41 2.2.5 Thực trạng hoạt động dạy và học hệ Cử nhân thực hành 44 2.2.6 Thực trạng quá trình kiểm tra, đánh giá hệ Cử nhân thực hành 46 2.3.7 Thực trạng hồ sơ học tập và công tác người học hệ Cử nhân thực hành 48 2.3.8 Thực trạng cơ sở vật chất 52 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HỆ CỬ NHÂN THỰC HÀNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI 54 3.1 Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp 54 3.1.1 Cơ sở đề xuất 54 3.1.2 Nguyên tắc đề xuất 55 3.2 Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo hệ Cử nhân thực hành của trƣờng đại học Thƣơng mại 56 3.2.1 Quản lý chương trình đào tạo hệ CNTH 60 3.2.2 Quản lý học liệu hệ Cử nhân thực hành 63 3.2.3 Quản lý công tác tuyển sinh hệ Cử nhân thực hành 65 3.2.4 Quản lý đội ngũ giảng dạy và cán bộ phục vụ hệ CNTH 67 3.2.5 Quản lý hoạt động dạy và học của hệ CNTH 69 3.2.6 Quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá hệ CNTH 72 3.2.7 Quản lý hồ sơ học tập và công tác sinh viên CNTH 74 3.2.8 Quản lý cơ sở vật chất 76 3.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 77 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trường Đại học Thương mại được thành lập từ năm 1960. Trải qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học Thương mại hiện nay đã trở thành trường đại học đạt chuẩn quốc gia và có uy tín với xã hội và quốc tế trong đào tạo khối ngành Kinh tế - Quản lý – Kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại hiện đại. Uy tín về đào tạo của trường Đại học Thương mại đang ngày càng được khẳng định mạnh mẽ. Không chỉ số lượng các hiệp định ký mới với các đối tác tăng nhanh, mà số lượng các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, tổ chức tại trường Đại học Thương mại cũng tăng lên, có tới 7 chương trình liên kết đào tạo bậc cử nhân và 5 chương trình đào tạo thạc sĩ đã và đang được thực hiện tại trường Đại học Thương mại. Tuy nhiên, nhìn nhận lại quá trình phát triển và trưởng thành, chương trình liên kết đào tạo quốc tế hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại còn 1 số nét đặc điểm sau: - Sau giai đoạn thu hút và phát triển nhanh chóng số lượng sinh viên các khóa đầu tiên, những năm gần đây, số thí sinh đăng ký bậc đại học theo các chương trình liên kết đào tạo quốc tế của trường đại học Thương mại đang có xu hướng chững lại. Năm học 2009-2010, số sinh viên đăng ký học là 258, năm học 2010-2011 là 235 sinh viên, năm học 2011-2012 là 206. Điều này phản ánh sức thu hút của các chương trình đào tạo này đã đến một ngưỡng nhất định trong hoàn cảnh công tác quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng chưa có gì thay đổi. - Áp lực và trách nhiệm xã hội ngày càng tăng và trực tiếp về chất lượng sản phẩm đào tạo đầu ra. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh về đào tạo đại học các trường cùng khối ngành Kinh tế - Quản lý – Kinh doanh cùng sự tác động của mở cửa thị trường dịch vụ đào tạo đại học và sau đại học xuất hiện trường đại học quốc tế ở các vùng miền tác động rất lớn đến các điều kiện đảm bảo 6 chất lượng đào tạo nói chung và bậc cử nhân liên kết quốc tế nói riêng của trường đại học Thương mại. - Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ Cử nhân thực hành như: Chương trình đào tạo, nguồn học liệu, công tác tuyển sinh, đội ngũ giảng dạy và cán bộ phục vụ,tổ chức hoạt động dạy và học, tổ chức quá trình kiểm tra, đánh giá, hồ sơ học tập và công tác người học, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo có hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo người học và xã hội. Nghiên cứu đề tài: "Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại” nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo bậc cử nhân liên kết quốc tế trước những sức ép của thách thức bên ngoài và hạn chế nội tại của trường đại học Thương mại như đã đã phân tích ở trên. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong những năm qua, giáo dục đại học nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về quy mô lẫn loại hình đào tạo. Một số ý kiến đang cho rằng, trong khi quy mô tăng nhanh mà các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn hạn chế thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Trong bối cảnh đó, bộ tiêu chí kiểm định chất lượng trong các trường đại học Việt Nam được nghiên cứu trong cuốn sách "Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học” do tác giả Nguyễn Đức Chính làm chủ biên. Bộ tiêu chí đã chính thức được hội đồng khoa học nhà nước thông qua và được Bộ Giáo dục và Đào tạo làm sử dụng công cụ kiểm định chất lượng trong các trường đại học Việt Nam thông qua quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02/12/2004 và quyết định số 27/2006/QĐ-BGDĐT ngày 27/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng trường đại học . Đa dạng hóa và chuẩn hóa từng loại hình đào tạo về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng là phương châm hành động để đảm bảo phát triển giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng. Theo quan điểm này, chất lượng đào tạo liên kết quốc tế được bàn luận trên tạp chí khoa học, đặc biệt có thể kể 7 đến các bài viết "Nghiên cứu cơ sở lý luận và các giải pháp đổi mới về quản lý nhà nước về giáo dục không chính quy” của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Liên quan đến các dự án đào tạo quốc tế bậc cử nhân, có nhiều công trình nghiên cứu đóng góp việc nâng cao chất lượng đào tạo như "Biện pháp quản lý các dự án hợp tác quốc tế về đào tạo”(2008) của tác giả Bùi Thị Giang, "Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội”(2004) của tác giả An Thùy Linh... Các công trình nghiên cứu đã thể hiện sự đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo về công tác đào tạo liên kết quốc tế bậc cử nhân. Tuy nhiên, có thể khảng định cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo quốc tế bậc cử nhân tại trường đại học Thương mại. Vận dụng phương pháp kế thừa và phát triển, đề tài "Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên kết quốc tế bậc cử nhân của trường đại học Thương mại” sẽ kế thừa các nội dung, số liệu khoa học phù hợp mà các công trình nghiên cứu kể trên. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ đưa ra các giải pháp, biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ cử nhân thực hành mới hoặc hoàn thiện theo hướng tích cực hơn các biện pháp cũ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cần phải thực hiện như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo quốc tế bậc cử nhân. - Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại - Đề xuất biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại. 8 5. Phạm vi nghiên cứu Trong nội dung, luận văn sẽ không nghiên cứu điều kiện tài chính với tư cách là một điều kiện đảm bảo chất lượng hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại. Vì trong thực tế hoạt động đào tạo hệ Cử nhân thực hành, hoạt động tài chính đã được quy định cụ thể và chi tiết trong nội dung hiệp định triển khai liên kết đào tạo giữa trường đại học Thương mại và các trường đối tác dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục cộng hòa Pháp. Phạm vi về thời gian: Từ năm 2004 đến nay (năm 2004 là thời điểm trường đại học Thương mại chính thức tuyển sinh khóa 1 hệ Cử nhân thực hành liên kết cấp bằng cử nhân với các trường của cộng hòa Pháp). 6. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đào tạo liên kết quốc tế hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại Đối tượng nghiên cứu: Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo liên kết quốc tế hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại. Mẫu khảo sát: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện và các biện pháp quản lý điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ cử nhân thực hành trường đại học Thương mại và trường đại học đối tác trong một số dự án điển hình, cụ thể: - Dự án: Ngân hàng – Bảo hiểm (Liên kết với trường đại học Sud Toulon Var – cộng hòa Pháp) - Dự án: Quản trị dự án và nhân sự (Liên kết với trường đại học Nam Toulon Var – cộng hòa Pháp) - Dự án: Quản trị xuất nhập khẩu (Liên kết với trường đại học Paul Cezanne Aix Marselle III) - Dự án: Quản trị Marketing và bán hàng (Liên kết với trường đại học Jean Moulin Lyon III) 9 7. Câu hỏi nghiên cứu: - Đào tạo liên kết quốc tế bậc cử nhân có những đặc trưng cơ bản gì so với các hệ đào tạo khác? - Những điều kiện đảm bảo chất lượng hệ đào tạo liên kết quốc tế bậc cử nhân là gì? - Có thể quản lý được các điều kiện đảm bảo chất lượng hệ liên kết quốc tế bậc cử nhân được không? Và bằng cách nào? 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng; Kế thừa - Phát triển; Phân tích – Tổng hợp; Diễn dịch – Quy nạp..... - Nhóm phương pháp quan sát, điều tra: Quan sát sư phạm; Ðiều tra giáo dục; Tổng kết kinh nghiệm; Thực nghiệm sư phạm.... 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo quốc tế bậc cử nhân. Chương 2: Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại Chương 3: Biện pháp quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo hệ Cử nhân thực hành của trường đại học Thương mại 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO LIÊN KẾT QUỐC TẾ BẬC CỬ NHÂN 1.1 Một số khái niệm cơ bản về quản lý 1.1.1 Khái niệm Quản lý C. M¸c ®· viÕt: “BÊt cø lao ®éng chung nµo ®­îc tiÕn hµnh trªn mét quy m« lín ®Òu yªu cÇu ph¶i cã mét sù chØ ®¹o ®Ó ®iÒu hoµ nh÷ng ho¹t ®éng c¸ nh©n... Mét nh¹c sü ®éc tÊu th× ®iÒu khiÓn lÊy m×nh, nh-ng mét dµn nh¹c th× ph¶i cã nh¹c tr­ëng”. Nãi mét c¸ch cô thÓ, bÊt cø ho¹t ®éng nµo cña con ng­êi cÇn cã sù phèi hîp ho¹t ®éng nhiÒu ng-êi ®Òu ph¶i cã sù qu¶n lý. Theo H. Fayol, qu¶n lý lµ thùc hiÖn c¸c chøc n¨ng lËp kÕ ho¹ch, tæ chøc, chØ huy, phèi hîp vµ kiÓm tra. Cho ®Õn nay c¸c chøc n¨ng nµy cña qu¶n lý vÉn ®-îc thõa nhËn réng r·i. Theo Phan V¨n Kha: “Qu¶n lý lµ qu¸ tr×nh lËp kÕ ho¹ch, tæ chøc, l·nh ®¹o vµ kiÓm tra c«ng viÖc cña c¸c thµnh viªn thuéc mét hÖ thèng ®¬n vÞ vµ viÖc sö dông c¸c nguån lùc phï hîp ®Ó ®¹t ®­îc c¸c môc ®Ých ®· ®Þnh”. Mai H÷u Khuª, trong t¸c phÈm "Lý luËn qu¶n lý nhµ n­íc” ®· ®­a ra ®Þnh nghÜa vÒ qu¶n lý nh­ sau: “Qu¶n lý lµ mét ph¹m trï cã liªn quan mËt thiÕt víi hiÖp t¸c vµ ph©n c«ng lao ®éng, nã lµ mét thuéc tÝnh tù nhiªn cña mäi lao ®éng hiÖp t¸c”. Theo những định nghĩa thông thường, hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn, theo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. 11 1.1.2 Chức năng của quản lý: Các chức năng quản lý gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch: (a)Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức, (b) xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này, (b) quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phân trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và kết quả. Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành thì cần phải có ai đó đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ người khác và động viên họ hoành thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia. Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một các nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra có tính chu kỳ. 12 1.1.3 Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành được nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Cách phổ biến trong sự phát triển lý thuyết là áp dụng các mô hình quản lý công nghiệp vào bối cảnh giáo dục. Vào giữa những năm 1990, quản lý giáo dục từ chỗ là một lãnh vực nghiên cứu mới mẻ đã trở thành một lãnh vực có lý luận riêng và có dữ liệu thực nghiệm với độ tin cậy được kiểm tra. Quản lý giáo dục có thể khái quát là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội thúc đẩy công tác giáo dục theo yêu cầu của xã hội. Ngày nay, theo quan điểm học tập thường xuyên, học tập suốt đời, giáo dục không còn giới hạn cho thế hệ trẻ mà là giáo dục cho mọi người. Với ý nghĩa đó, quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Theo lý luận giáo dục hiện đại, quản lý giáo dục được hiểu như là việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra đối với toàn bộ các hoạt động giáo dục. Trong thực tế, cũng giống như các hoạt động quản lý khác, quá trình quản lý giáo dục cần phải có những quyết định đúng đắn, điều chỉnh linh hoạt và xử lý thông tin về các hoạt động giáo dục một cách kịp thời. 1.2 Một số khái niệm cơ bản về đào tạo đại học và đảm bảo chất lƣợng giáo dục đại học 1.2.1 Khái niệm đào tạo đại học Giáo dục đại học là một phần của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục đại học đa dạng về chuyên môn, có tính khoa học cao và tính tự chủ đặc thù. Sứ mạng cốt lõi của giáo dục đại học là đào tạo người học có kiến thức và năng lực nghiên cứu, kỹ năng thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình 13 độ đào tạo; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có ý thức phục vụ nhân dân; có tinh thần đổi mới và trách nhiệm nghề nghiệp; thích nghi với môi trường công tác; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.2 Đào tạo đại học liên kết quốc tế. 1.2.2.1 Định nghĩa Đào tạo đại học liên kết quốc tế hay hợp tác quốc tế về giáo dục đại học là hình thức liên kết đào tạo giữa nhiều nước và vùng lãnh thổ. Đào tạo hợp tác quốc tế phối hợp hoạt động giáo dục đào tạo để thúc đẩy sự phát triển về chất và lượng của giáo dục đại học.. 1.2.2.2. Mục tiêu phát triển hợp tác quốc tế Tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học tiên tiến của thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới. Hợp tác quốc tế góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao, ngang tầm khu vực, từng bước đạt trình độ quốc tế. Hợp tác quốc tế bình đẳng trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất có hiệu quả nhằm nâng cao nội lực và đem lại nguồn thu cho nhà trường. 1.2.2.3. Phương hướng liên kết đào tạo quốc tế. - Đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế. Chú trọng đẩy mạnh hợp tác với các cường quốc trên thế giới về giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học (các nước Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu, các nước Đông Bắc Á, Đông Âu). - Tăng cường, mở rộng và chính thức hóa các hoạt động hợp tác trao đổi giảng viên và sinh viên với các trường đại học trên thế giới, có thể cùng 14 liên kết với các trường đại học và các cơ sở giáo dục liên quan trong nước để triển khai mô hình hợp tác này. - Phát triển hoạt động liên doanh, liên kết với các trường đại học trên thế giới trong việc tuyển sinh, đào tạo đại học cho sinh viên Việt Nam tại Việt Nam và tại các nước khác như mô hình nhiều trường Đại học của Việt Nam đã áp dụng. - Phát triển các dự án nghiên cứu liên quốc gia nhằm tăng cường học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. - Từng bước triển khai các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu cho nhà trường thông qua hợp tác quốc tế. mở rộng quyền tự chủ, có cơ chế chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác quốc tế trong khuôn khổ luật pháp. - Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các trường đại học để tìm kiếm các nguồn học bổng tài trợ cho cán bộ - giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, tài trợ học bổng cho sinh viên xuất sắc hoặc hoàn cảnh khó khăn. Tìm kiếm các nguồn kinh phí để tài trợ cho nghiên cứu khoa học, cử cán bộ- giảng viên đi giao lưu khoa học với nước ngoài. - Khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học làm công tác hợp tác quốc tế nhằm tạo ra mạng lưới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế với chính sách động viên, khen thưởng kịp thời; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách. 1.2.2.4 Các hình thức liên kết đào tạo quốc tế bậc đại học Để thực hiện phương hướng và mục tiêu hợp tác quốc tế nêu trên, các trường đại học đều có phòng Quan hệ Quốc tế nhằm thực thi và vận hành các chương trình hợp tác quốc tế - Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế theo hình thức 1+3 (+4): Đây là chương trình liên kết đào tạo trong đó có 1 năm học dự bị tại một trường sở tại và 3 năm hoặc 4 năm học đại học tại nước ngoài. Sau khi kết thúc khóa 15 học dự bị ngôn ngữ, sinh viên có thể chuyển học đại học tại các trường đối tác. - Chương trình hợp tác đào tạo quốc tế theo hình thức 2+2: Đây là chương trình liên kết đào tạo cho phép sinh viên học theo chương trình đào tạo được thống nhất giữa hai trường đại học. Sau khi học hết 2 năm tại trường sở tại, sinh viên được chuyển tiếp vào năm thứ 3 của trường đối tác. Kết thúc khóa học, sinh viên được trường đối tác cấp bằng đại học. - Chương trình liên kết đào tạo 3+1: Đây là chương trình liên kết đào tạo 3 năm tại Việt Nam và 1 năm tại nước ngoài hoặc ngược lại. Chương trình đào tạo 3 năm tại Việt Nam được đối tác nước ngoài công nhận trong đó tập trung vào những kiến thức chuyên ngành chủ yếu và học ngôn ngữ. - Chương trình liên kết đào tạo tại chỗ: Đây là chương trình liên kết đào tạo 3 năm hoặc 4 năm hoàn toàn tại Việt Nam, đào tạo theo chương trình thống nhất giữa trường đại học của Việt Nam và trường đại học đối tác dưới sự cho phép của Bộ giáo dục 2 nước. Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên sẽ được trường đối tác cấp bằng đại học. - Chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng (song bằng): Đây là chương trình liên kết đào tạo 4 năm hoàn toàn tại Việt Nam, đào tạo theo chương trình thống nhất giữa trường đại học của Việt Nam và trường đại học đối tác dưới sự cho phép của Bộ giáo dục 2 nước. Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên sẽ được cả hai trường cùng cấp bằng đại học (song bằng) 1.2.3 Khái niệm chất lượng đào tạo đại học Khá nhiều các học giả, nhà quản lý giáo dục hiện nay tạm chấp nhận: “Chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu”. Mục tiêu của khóa học, môn học... được xây dựng trên cơ sở xác định chất lượng bên trong là sự phù hợp với mục tiêu đào tạo và chất lượng bên ngoài là sự thỏa mãn nhu cầu xã hội hoặc người thụ hưởng dịch vụ giáo dục. Nói cách khác, chất lượng giáo dục đại học với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường đại học vừa 16 là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, một trường đại học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất đồng thời sứ mạng, mục đích đó đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng dịch vụ giáo dục của trường đó. Trường đại học chất lượng cao là trường giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu của người thụ hưởng dịch vụ giáo dục và một bên là khả năng đáp ứng được nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất với nguồn lực nội tại của mình. Chất lượng giáo dục trường đại học mà cụ thể là chất lượng đào tạo đại học là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. 1.2.4 Khái niệm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học. Trong đào tạo đại học, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng. Theo Warren Piper (1193), đảm bảo chất lượng trong đào tạo đại học được xem là “tổng số các cơ chế và quy trình được áp dụng nhằm đảm bảo chất lương đã được định trước hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục – bao gồm việc hoạch định, việc xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm soát chất lượng”. Trong bối cảnh về sứ mạng và tầm nhìn của các trường đại học, đảm bảo chất lượng nghĩa là quy trình đảm bảo rằng các hoạt động thực tiễn, các nguyên tắc hay hành động đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đặc biệt chú trọng đến các lãnh vực chính như giảng dạy, học tập, nghiên cứu và các dịch vụ cộng đồng. Mục tiêu tổng quát là liên tục đẩy mạnh và cải tiến chất lượng chương trinh, cách phân phối chương trình và trang thiết bị hỗ trợ.... 17 Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế định nghĩa “Đảm bảo chất lượng có thể liên quan đến một chương trình, một cơ sở hay một hệ thống giáo dục đại học tổng quát. Trong mỗi trường hợp, đảm bảo chất lượng là tất cả các quan điểm, đối tượng, hoạt động và quy trình mà đảm bảo rằng các tiêu chuẩn thích hợp về mặt giáo dục đang được duy trì và nâng cao trong suốt sự tồn tại và sử dụng; cùn với các hoạt động kiểm soát chất lượng trong và ngoài mỗi chương trình. Đảm bảo chất lượng còn là việc làm cho các tiêu chuẩn và quá trình đều được cộng đồng giáo dục và công chúng biết đến rộng rãi”. Tóm lại, đảm bảo chất lượng đào tạo đại học được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục, quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng giáo dục ở mức chuẩn cho phép nhất định và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; đảm bảo để trường đại học hoàn thành sứ mạng. 1.3 Các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo của một trƣờng đại học Chất lượng đào tạo đại học không thể tách rời hiệu quả xã hội. Việc đòi hỏi chất lượng và chính sách nhằm đảm bảo chất lượng có nghĩa là tìm cách hoàn thiện hơn những thành tố của cơ sở đào tạo. “Tất cả đường lối, hệ thông tiến trình đều được lãnh đạo để nhằm đảm bảo sự duy trì và việc tăng chất lượng sản phẩm giáo dục của trường đại học. hệ thống đảm bảo chất lượng là một phương tiện mà các trường đại học sử dụng để tự khẳng định mình trong đó có các điều kiện được đưa ra để sinh viên có thể đạt được những tiêu chuẩn mà trường đặt ra”. Như vậy, khái niệm đảm bảo chất lượng có thể được hiểu như là một sự điều chỉnh trong quá trình đào tạo cho ăn khớp, đáp ứng với những điều kiện cụ thể, những dự báo và có nghĩa là mục đích được đặt ra đạt được một cách nghiêm túc với những tiêu chí về chất lượng đã được xác định đáp ứng yêu 18 cầu và phù hợp của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Để đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường đại học thì cần thiết phải nghiên cứu các yếu tố hay điều kiện cấu thành chất lượng đào tạo. Các điều kiện này gồm: (a): Chương trình đào tạo (b): Nguồn học liệu (c): Công tác tuyển sinh (d): Đội ngũ giảng dạy và cán bộ phục vụ (e): Tổ chức hoạt động dạy và học (f): Tổ chức quá trình kiểm tra, đánh giá (g): Hồ sơ học tập và công tác người học (h): Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. 1.3.1 Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Chương trình đào tạo chính quy và giáo dục thường xuyên được thiết kế theo quy định, đảm bảo chất lượng đào tạo. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với 19 các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác. Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá. 1.3.2 Nguồn học liệu Thư viện của trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Trường đại học có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả. 1.3.3 Công tác tuyển sinh Hằng năm, các trường được Nhà nước giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy tổ chức tuyển sinh một lần. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường Đại học sử dụng đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức sao in, đóng gói đề thi, bảo quản, phân phối, sử dụng đề thi; tổ chức kỳ thi; chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Đối với các ngành năng khiếu của các trường và một số trường tổ chức thi tuyển sinh theo đề thi riêng của trường mình, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức kỳ thi, chấm thi và phúc khảo; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Những trường không tổ chức thi tuyển sinh được lấy kết quả thi tuyển sinh Đại học theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng các trường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các trường được phép tổ chức thi tuyển sinh theo đề thi riêng và các trường chỉ xét tuyển không tổ chức thi. 20 1.3.4 Đội ngũ giảng dạy và cán bộ phục vụ Có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên; quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường đại học; có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học. Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình giáo dục và nghiên cứu khoa học; đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nhằm giảm tỷ lệ trung bình sinh viên / giảng viên. Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên được đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hoá của đội ngũ giảng viên theo quy định. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn và được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. 1.3.5 Tổ chức hoạt động dạy và học Áp dụng tổ chức dạy và học theo học chế tín chỉ. Có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lý các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học, 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất